Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Crd (Hen Gà) Trên Gà Chọi mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
13/04/2020
An Nga
BỆNH CRD (HEN GÀ) TRÊN GÀ CHỌI
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ở gà chọi hay còn gọi là bệnh “hen” gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi mẫn cảm hơn các nhóm gà khác.
1. Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng cũng gây ra bệnh viêm đường hố hấp trên của gà.
Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gà và gây bệnh. Khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhày, trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.
Những thuốc sát trùng như:
BIOXIDE, HANKON WS; HANLUSEP BGF; UV-GLUTACID; FORMADES…
đều có khả năng diệt được Mycoplasma và các mầm bệnh khác như virus, vi khuẩn, bào tử và nấm ở xung quanh môi trường.
2. Đường truyền lây:
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh.
Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD.
Bệnh thường xảy ra mạnh khi có các yếu tố stress: thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, vận chuyển, chuyển chuồng, nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí độc CO2, NH3, H2S quá cao, chuồng không thông thoáng …
Đối với bệnh do Mycoplasma, khi gà khỏi bệnh chúng có thể mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.
3. Biểu hiện bệnh
– Nếu gà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 -6 tuần tuổi.
– Gà ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn, chậm lớn. Có thể ỉa chảy phân xanh, phân trắng.
– Bệnh nặng gây viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
– Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè). Gà luôn luôn há mồm thở, nhưng ko há to, chỉ bán mở ( khác bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gà hen ngạt từng cơn, rướn cao cổ, há to mồm hít khí và thải đờm). Triệu chứng này rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.
– Trường hợp nặng gà luôn vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm nghiền, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, có dịch chảy ra từ mỏ.
– Bệnh CRD thường ghép với các bệnh khác như Ecoli, tụ huyết trùng, viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), gumboro … làm tăng tỉ lệ chết.
– Ghép với chúng tôi rất thường xảy ra, nếu gà bị CRD ghép với chúng tôi (C.CRD) thì gà thường sốt cao, tiêu chảy kéo dài, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.
4. Bệnh tích
– Các bệnh tích khi mổ khám gà mắc CRD tập trung chủ yếu ở đường hô hấp.
– Đường hô hấp trên có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi tích dịch nhầy, đặc.
– Thanh quản xuất huyết; khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí; trường hợp bệnh nặng sẽ thấy các cục casein màu vàng nhạt trong lòng ống khí quản, phế quản. Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy trong phế nang có chứa dịch.
– Túi khí dầy lên, mờ đục, có bọt khí.
– Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E.coli: màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
5. Phòng bệnh
Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:
– Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ không bị bệnh CRD.
– Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sát trùng định kỳ, tiêu diệt trung gian truyền lây như chuột, ruồi , muỗi.
– Bổ sung đầy đủ các loại vitamin sử dụng
EFFERVITA-AMINO
; men tiêu hóa
HAN – LACVET
hoặc
NEOLIFE;
sử dụng thuốc bổ, tăng lực:
CATOVET INJ
và chất điện giải
NOPSTRESS
nhằm nâng cao sức đề kháng.
6. Điều trị
– Cần phân biệt rõ triệu chứng hen do MG hay do các nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
– Tuy nhiên khi ta xác định chính xác nguyên nhân là do MG gây ra ta cũng nên xem xét việc MG ghép với vi khuẩn hay virut để có phương án sử lý sao cho hiệu quả. Xử lý các triệu trứng cấp thiết :
* Bước 1: Hạ sốt, dùng một trong các thuốc sau:
HAN-PARA C; BIO ANAGIN-C …
*
Bước 2:
Giảm ho, long đờm, giãn phế quản, sử dụng một trong các thuốc:
BIO-BROMHEXINE W.S.P; BROMHEXINE 0,3%; MENTOFIN; ECO BROM C…
*
Bước 3:
Sử dụng các Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng lực, sức đề kháng cho gà sau:
EFFERVITA-AMINO + CATOVET INJ +
NEOLIFE
…
*
Bước 4:
Giải độc gan thận sử dụng một trong các thuốc:
HAN-SOBITOL; BIO-SORBITOL +B12 …
*
Bước 5:
Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh phổ rộng điều trị cũng như phòng kế phát như:
FLOSAL D; TILMICOSIN-UV, DOLOSIN-200 W.S.P, TYLODOX PRO (HÀN QUỐC); ANTI.CRD.LA;
hoặc
S
UPER DOXY 50% + TIMICIN WS …
– Phun khử trùng tiêu độc chuồng nuôi bằng:
BIOXIDE, HAN-IODIN 10%…
– Chuồng trại phải luôn thông thoáng, cung cấp đầy đủ nước sạch, cho ăn thức ăn tốt và cân đối các chất dinh dưỡng…
Bệnh Crd Ở Gà ( Gà Bị Hen )
Bệnh CRD ở Gà là bệnh hô hấp mãn tính, tên gọi thông dụng là bệnh Hen. ( Hen ở người cũng là bệnh mãn tính mà AE)
Bệnh CRD là bệnh do virut gây ra ( tên virut khá dài nên AE cũng ko cần quá quan tâm)
1. Cách nhận biết gà bị bệnh CRD
* Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt: đây là điểm khác biệt bên ngoài của bệnh CRD so với các bệnh về hô hấp khác
* Viêm khớp chân, gà hay nằm khuỷu
* Mặt sưng phù , ủ rũ, bỏ ăn
* Thở khò khè – có tiếng hen: AE có thể nghe rõ nhất vào buổi đêm và sáng sớm
♦ Biểu hiện bên trong khi mổ gà ra khám ( bệnh tích):
– Khí quản có dịch nhầy do bị viêm
– Túi khí đục có nhiều bọt trắng
2. Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh CRD
* Bệnh CRD là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra, tên thì khá dài và khó nhớ nên AE trong nghề thì cứ hay gọi tắt là bọn MG
* Vi khuẩn MG tồn tại được trong môi trường rất lâu và có thể tồn tại trong không khí, phân, dụng cụ chăn nuôi, những động vật trung gian như ruồi muỗi chuột bọ.
* Vi khuẩn MG có thể lây từ bố mẹ sang con – tức là sẽ có con mang mầm bệnh từ lúc mới nở, nên AE chọn mua giống nơi ngon lành chút. Hoặc lúc mới úm mà thấy con nào còi cọc là cần cách ly loại bỏ luôn
* Khi gặp những yếu tố Stress, bệnh sẽ lây lan và bùng nổ mạnh ra toàn đàn, nên AE cần để ý những lúc như này:
– Thời tiết thay đổi đột ngột
Bước 1: Hạ sốt, long đờm và tăng đề kháng cho gà trước
– Vận chuyển, ghép đàn,…
– Mật độ nuôi quá dày
– Nền chuồng ẩm ướt
– Chuồng nuôi quá bí, không thông gió.
* Thông thường bệnh CRD sẽ hay bị ghép với các bệnh khác như E.Coli, Tụ huyết trùng,… nên khi xảy ra bệnh AE cần mổ gà ra khám cụ thể để phân biệt và nhận diện rõ ràng bệnh và có ghép với bệnh gì không. Hội sẽ cố gắng biện soạn và đăng những hình ảnh trực quan nhất cho AE.
Bước 2: sau khi cho gà uống bước 1 xong khoảng 4-6 tiếng, AE bắt đầu dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh
* Cách điều trị CRD với 2 bước làm liên tục trong 3-5 ngày:
– Hạ sốt bằng Paracetamol (Nếu gà bị sốt)
– Long đờm bằng Bromhexin
– Giải độc gan thận
– Tăng cường sức khỏe, đề kháng cho gà, và ổn định lại đường ruột với men tiêu hóa cao tỏi TPs
– Đối với gà đẻ AE dùng Flodoxy (florfenicol kết hợp doxycycline)
– Còn với gà thịt AE nên dùng Doxycylin kết hợp với Tylosin
Florfenicol là một loại thuốc kháng sinh điều trị các vi khuẩn ở đường hô hấp, làm vi khuẩn không tổng hợp được protein, khiến chúng ngừng sinh trưởng, nói vậy chắc AE hiểu, kiểu như làm cho bọn vi khuẩn không thể ăn uống được nữa.
Doxycycline sẽ tấn công qua lớp lipid của vi khuẩn và tiêu diệt hệ thống tổ hợp protein.
Tylosin là kháng sinh gây ức chế khả năng sinh trưởng của vi khuẩn MG rất tốt
* Vì vi khuẩn MG tồn tại trong môi trường bên ngoài rất lâu, nên từ khi phát hiện bệnh đến lúc xử lý hoàn toàn AE cần phun khử trùng mỗi ngày cả trong lẫn ngoài chuồng trại để tiêu diệt cả mầm bệnh bên ngoài.
Khi đàn gà mắc bệnh CRD thì thiệt hại cho AE là khá cao với tỉ lệ chết 10%, giảm tăng trọng 20%, giảm đẻ 20%, còn chưa tính đến chi phí thuốc thang, chi phí thức ăn trong mấy ngày điều trị. Nên AE luôn phải làm thật tốt khâu phòng bệnh thì năng suất nuôi gà mới cao được.
* Để phòng bệnh CRD thì đầu tiên AE cần tiêm phòng cho gà ở ngày thứ 28. Nếu là gà đẻ thì AE tiêm nhắc lại vào lúc 44 ngày và 127 ngày tuổi.
* Luôn giữ môi trường nuôi sạch sẽ, thông thoáng
* Phòng ngừa, tiêu diệt những con vật mang mầm bệnh trung gian như ruồi muỗi, chuột, gián, bọ ( muỗi dùng đèn, rồi chuột gián dùng bẫy )
* Cách ly hoặc loại bỏ luôn nhưng con gà còi cọc ốm yếu, vì đây là nhưng con mang mầm bệnh mãn tính, như quả bom hẹn giờ chỉ chờ cơ hội để bùng phát bệnh mà thôi. nên AE cần dứt khoát loại bỏ hoặc cách ly ( trước khi loại bỏ AE có thể mổ khám thử để biết mà phòng ngừa trước cho toàn đàn)
* Kiểm soát nền chuồng – không để nền chuồng ẩm ướt, vì ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Có một số AE trong hội hiện đang làm nền chuồng theo cách này khá hiệu quả. AE có thể áp dụng vào những ngày mưa, ẩm ướt hoặc khu nào chăn nuôi nhiều dễ mắc bệnh.
Thay vì trải 10 → 15cm trấu + men vi sinh làm nền gà trong 2 tháng thì AE trải 1 → 2cm và sử dụng trong 1 tuần. như vậy những mầm bệnh trong phân sẽ bị loại bỏ liên tục. Và không khí trong chuồng gà cũng tốt hơn rất nhiều. Phương pháp này sẽ tốn trấu hơn 1 chút, tốn nhân công hơn 1 chút nhưng rất hiệu quả trong việc phòng bệnh, nhất là những mùa mưa gió, ẩm thấp, bão bùng.
Chúc AE sớm chữa được bệnh cho đàn gà nhà mình!
Nuôi Gà ngày càng năng suất.
AE nhớ tham gia vào hội nhóm trên Facebook
Facebook:
Phòng Và Chữa Bệnh Crd Ở Gà Đông Tảo
Bệnh CRD ở giong ga dong tao có biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều hoặc quá nóng. Bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi, đặc biệt gà đông tảo 1-2 tháng tuổi, gà mái và gà trống sắp trưởng thành cũng dễ mắc bệnh, gà nuôi nhốt nhiều không vệ sinh sách sẽ cũng dễ mắc bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu cách phòng và chữa bệnh CRD ở gà Đông Tảo:
Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà Đông Tảo:
Bệnh CRD ở gà Đông Tảo là do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây ra. Mycoplasma ở trong cơ thể gà và gây bệnh khi có tác nhân gây stress như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, tiêm ngừa… Mycoplasma chỉ sống được 1-3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4-5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày. Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate, chế phẩm sát trùng chuồng trại BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPTcủa Công ty BIO rất hiệu quả. Các loại kháng sinh có tác dụng điều trị thuộc nhóm Tetracycline, Macrolides và Quinolones từ thế hệ thứ 2.
Đường lây truyền. + Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, gà bệnh chỉ truyền cho gà khỏe khi ở chung đàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh. + Một đường lan truyền bệnh nguy hiểm nữa là mầm bệnh có thể truyền qua cho thế hệ sau do trứng đã bị nhiễm trùng. + Gà khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng, nếu chủng vaccin Mycoplasma, hoặc nhiễm trùng kế phát, bệnh sẽ trở lại rất nặng. Bệnh rất dễ lây lan ra cả đàn ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao. Khi đàn gà mắc các bệnh khác, sức đề kháng suy giảm vì nhiều nguyên nhân khác nhau cũng khiến đàn gà mắc bệnh. Biểu hiện mắc bệnh CRD: Khi giống gà Đông tảo mắc bệnh CRD sẽ có biểu hiện hay vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, ủ rũ, mắt chảy nước sùi bọt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè. Gà giảm ăn, chậm lớn, giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở thấp, gà con nở ra yếu và khó phát triển.
Cách phòng và chữa bệnh CRD ở gà Đông Tảo:
Với kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo lâu năm chúng tôi có cách phòng bệnh cho gà Đông Tảo: Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gia cầm bị suy giảm sức đề kháng, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước như sau: – Chuồng trại phải thông thoáng, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp thật tốt. – Bổ sung thường xuyên đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng. + Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD. + Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà. + Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD. + Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…
Điều trị bệnh CRD ở gà Đông Tảo.
+ Sử dụng ngay khánh sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli. Các chế phẩm BIO-SPIRACOL, BIO-TYLANFORT rất được ưa chuộng đễ điều trị thể kết hợp này. Dùng chất điện giải: BIO VITA-ELECTROLYTES, BIO-VITASOL hoặc BIO-C.ELECTROLYTES và các loại vitamin nhằm tăng sức khánh bệnh cho đàn gà. + Đối với các vùng mầm bệnh đã đề kháng với các loại kháng sinh trên, nên chuyển qua sử dụng BIO-TOBCINE,BIO-MARCOSONE, BIO-GENTA-TYLOSIN để điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn. Trích 1 trong 3 khánh sinh trên đồng thời pha nước cho uống BIO-BROMHEXINE.
Trang trại chúng tôi còn cung cấp huou giong tot nhất
bởi
Cách Chữa Bệnh Hen Cho Gà Chọi, Cách Chữa Gà Bị Hen Khẹc Khò Khè Lên Đờm Hiệu Quả
Bệnh hen gà hay còn được gọi là bệnh CRD, loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Cách duy nhất để trị bệnh hen gà là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp cùng một số loại vitamin để tăng sức đề kháng cho gà bệnh. Bệnh hen gà nếu để lâu có thể dẫn đến một số loại khác như viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh ORT trên gà. Vậy đâu là cách trị bệnh hen gà tốt nhất.
Đang xem: Cách chữa bệnh hen cho gà chọi
Triệu chứng bệnh hen gà
Gà rướn cổ há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.Gà bị kéo màng mắt quan sát rất khó khănGà kém ăn, chậm lớn, hay vẩy mỏNếu bệnh hen ở gà kết hợp với bệnh chúng tôi thì gây ra triệu chứng tiêu chảy kéo dài
Bệnh tích của bệnh hen gà
Niêm mạc khí quản bị phù nề, xuất huyết, phủ một lớp dịch nhầyTúi khí bị viêm phủ một lớp màng. Một số chỗ có các chất như bã đậuGà bị viêm mắt, mặt sưng phù, thậm chí là mù do tuyến lệ bị viêm loétGà bị sưng khớp chân chứa nhiều dịch vàng loãng, nội chất đóng cục như bã đậuGà bị sưng mép mỏ nhìn rõ rệt bằng mắt thường
Bài nên đọc: Cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở gà
Cách phòng bệnh hen gà CRD
Gà chọi bị hen chủ yếu do tác động từ môi trường gây nên. Do vậy việc xử lý môi trường đóng vai trò rất quan trọng cũng là một cách phòng bệnh tốt nhất. Phòng bệnh hen gà cần phải xử lý theo 2 bước sau:
Bước 1: Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống
Dọn dẹp thường xuyên khu vực nuôi gà, đảm bảo chuồng trại, máng ăn uống luôn được sạch sẽ, thông thoáng. Bên cạnh đó sử dụng thuốc IOGUARD hoặc BESTAQUAM phun trực tiếp vào khu vực chuồng trại 1-2 lần / tuần. Ngoài ra, cũng phải phun thuốc sát trùng định kỳ Ultraxide 2-3 lần/ tháng.
Bước 2: Tăng sức đề kháng cho gà
Sử dụng các loại vitamin, điện giải để tăng cường sức đề kháng, giải độc và cải thiện tiêu hóa cho gà. Các loại thuốc được dùng như:
Amilyte hoặc unisol hoặc vitrolyte có tác dụng tăng lực, bổ sung vitamin, điện giảiSoramin hoặc Livercin giúp giải độc, tăng cường chức năng gan thậnZymepro bổ sung men sống giúp tiêu hóa tốt
Phương pháp điều trị bệnh hen gà
Gà bị hen cho uống thuốc gì?
Cách chữa hen cho gà chọi hiệu quả nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Kết hợp với công tác vệ sinh môi trường chuồng nuôi để đem lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó thì việc sử dụng các loại vitamin, men tiêu hóa và điện giải ở giai đoạn trị bệnh hen gà cũng phải được kết hợp với nhau. Các loại thuốc tăng sức đề kháng cho gà sẽ giống trong giai đoạn phòng bệnh. Ở giai đoạn điều trị bệnh thì dùng các loại kháng sinh chữa hen gà chọi bao gồm:
Dùng Tyloguard (1g/10kg) kết hợp với Doxycline (10mg/kg) lượng thuốc sẽ tương đương phải thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Hoặc thay thế Doxycline bằng Moxcolis 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngàyHoặc Amoxy 1g/25kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngàyHoặc Nexymix 1g/10kg thể trong gà. Dùng liên tục trong 5 ngày
Với 3 bước: nhận biết triệu chứng – phương pháp điều trị – cách phòng bệnh theo đúng một phác đồ khoa học được chia sẻ từ các chuyên gia. Thì gà sẽ hạn chế được tối đa bệnh hẹn gà hoặc bệnh sẽ bị đẩy lùi trong thời gian sớm nhất. Không làm ảnh hưởng quá lớn để sức khỏe, thể trạng của gà bệnh.
Cách chữa gà chọi bị hen không quá khó, các loại thuốc trị hen cho gà cũng tìm kiếm rất dễ. Thế nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì nếu gà bị hen mà không được chữa trị kịp thời thì dẫn đến tình trạng gà bị khò khè khó thở, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Gây ra những thiệt hại kinh tế không đáng có cho người chăn nuôi.
Một số bệnh thường gặp ở gà
Ngoài công tác chữa gà bị hen thì người chăn nuôi cũng cần quan tâm đến một số bệnh tương ứng là các loại thuốc trị bệnh cho gà đá khi thời tiết, môi trường thay đổi. Ví dụ như:
Bệnh NewcastleBệnh mổ cắnBệnh bạch lỵBệnh tụ huyết trùngBệnh cúm gia câm H5N1
Đây là 5 loại bệnh thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi của gà và có khả năng lây lan cũng rất nhanh. Vì vậy ngoài các kiến thức về các loại thuốc hen gà chọi thì cũng nên tìm hiểu về các loại thuốc trị bệnh gà. Quy trình điều trị theo kỹ thuật để hạn chế được mức tối đa nguy cơ gà mắc bệnh.
Bệnh hen gà chủ yếu là do môi trường xung quanh gây ra. Do vậy, các biện pháp phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại phải được diễn ra thường xuyên. Nếu phát hiện triệu chứng gà bị hen cần chữa trị ngay trước khi bệnh chuyến biến nặng. Hoặc biến chứng sang nhiều dạng bệnh khác nhau. Nội dung phía trên đã giới thiệu đến anh em chơi gà về vấn đề gà hen uống thuốc gì và cách chữa trị hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp cho mọi người
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Crd (Hen Gà) Trên Gà Chọi trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!