Đề Xuất 3/2023 # Cách Chăm Sóc Gà Tre Con # Top 12 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chăm Sóc Gà Tre Con # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Gà Tre Con mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi… 1. Công tác chọn gà con

– Gà con giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, được nuôi dưỡng đúng quy trình, được nhận kháng thể từ mẹ truyền sang để phòng một số bệnh như: Gumboro, Newcastle.

– Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng (tránh chọn những gà con nở quá sớm hoặc quá muộn (nở ở ngày 21), những gà quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân nhăn, chảy nước mũi…).

– Chọn gà con theo mục đích sản xuất:

+ Trứng thương phẩm: chọn những giống gà isa browm, brownnick, hyline, gold-line…

+ Trứng giống: dựa theo chương trình lựa chọn từ đàn ông bà, cha mẹ, lựa chọn theo dòng trống và mái.

– Chọn gà dựa vào chỉ tiêu trọng lượng của gà ở 1 ngày tuổi: gà hướng trứng có trọng lượng từ 38g, gà hướng thịt từ 40g trở lên.

www.chotot.vn/toàn_quốc/gà_tre-cần_bán 2. Chuồng trại và trang thiết bị

– Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.

– Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 – 40 cm.

3. Nước uống

– Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con. Trong 2 ngày đầu nước uống cho gà con phải hơi ấm (khoảng 18 – 21 o C).

– Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu cho gà con bằng cách pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.

– Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa 3,5 – 4 lít cho 50 – 100 gà con.

– Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất.

4. Thức ăn và cách cho ăn a. Chất lượng thức ăn

Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu sẽ khác nhau. Gà thịt nặng cân có tốc độ sinh trưởng cao ở giai đoạn đầu nên cần mức protein 22 – 23% và giảm dần ở giai đoạn sau. Những giống gà chuyên trứng nhẹ cân có tốc độ tăng trọng thấp hơn nên thức ăn khởi đầu chỉ cần mức protein 20 – 21%, sau 4 tuần mức protein trong thức ăn giảm dần.

Gà con mới nở thường bị thiếu vitamin A nên trong tuần đầu cần cung cấp lượng vitamin A khoảng 2000 IU.

b. Cách cho ăn.

– Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để bảo đảm đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt. Trong những ngày đầu tiên cần cho ăn nhiều lần trong ngày (tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày

– Gà con từ 1- 3 ngày tuổi có thể dùng giấy ximăng, giấy báo cũ trãi lên chất độn chuồng, sau đó rắc cám lên để gà con dể ăn và phòng nhiễm trùng rốn. Khi gà được 1 tuần tuổi trở lên có thể sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa với các kích cỡ thích hợp có bán sẵn trên thị trường. Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp.

– Nếu sử dụng máng treo, cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao sao cho ngang với vai gà để gà ăn thoải mái và thức ăn không bị rơi vãi.

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Con

Cách chọn gà chọi con

Bước đầu tiên của việc nuôi gà chính là việc chọn giống gà chọi tốt để nuôi, bạn hãy chọn những con gà không có bệnh, không bị dị tật, phần mỏ và chân chắc, màng da căng bóng, phản ứng nhanh nhạy. Nếu bạn muốn gà chọi để chiến thì phải chọn những con gà trống nhỏ từ bé mang về chăm sóc và huấn luyện cho chúng. Có một số cách để phân biệt gà trống và gà mái như sau:

Cách 1: gà mới nở thì bạn có thể xem hậu môn gà nếu có một nốt to như hạt gạo nổi lên thì đó là gà trống ngược lại không có một nốt gì mà ở hậu môn bạn thấy con bị lõm xuống thì đó là gà mái.

Cách 3: Bạn có thể phân biệt giới tính của gà chọi bằng cách kiểm tra phần lông cánh gà con, nếu gà mọc đều lông thì là gà trống mà mọc long không đồng đều thì đó là gà mái, ngoài ra gà trống sẽ có 2 lớp lông ở cánh còn gà má thì chỉ có một lớp lông mà thôi. Với những người nuôi gà chọi có kinh nghiệm lâu năm thì họ chỉ cần nhìn lưng gà chọi liếc mắt một cái là biết con nào là đực, con nào là mái.

Nước uống cho gà

Bạn cần giữ vệ sinh máng nước cho gà thật sạch sẽ, thường xuyên cung cấp nước uống cho gà, đồng thời thay nước khi thấy bẩn, bạn có thể dùng máng nước gallon để đựng nước cho gà, bạn có thể cho gà uống đường glucoza, vitamin C để gà tăng cường sức đề kháng. Khi đặt máng nước thì bạn nên để lên cao cách chuồng 4 đến 5 cm để gà không bới độn lót, không làm nước bị bẩn.

Thức ăn cho gà chọi con

Bạn có thể cho gà chọi ăn những thức ăn tự nhiên như thóc, ngũ cốc, cây cỏ, giun, côn trùng… riêng với gà con mới nở thì thức ăn của chúng cần nhất vẫn là cám công nghiệp, bạn có thể cho gà ăn thêm thóc khi gà được 1,5 tháng tuổi, khi gà lớn hơn thì gà có thể ăn được thóc, gạo, thịt, rau, lươn, giun, ếch, nhái… lúc này bạn sẽ giảm dần lượng cám công nghiệp đi. Khi gà con tách mẹ thì bạn sẽ dừng cho gà ăn cám, bạn cho gà ăn 2 bữa cố định là sáng sớm và chiều tối trong ngày. Lúc gà trên 6 tháng tuổi thì ngoài rau củ ra bạn có thể bổ sung thịt vào thức ăn của gà. Để tránh việc gà làm rơi vãi lãng phí thức ăn thì bạn sẽ cho gà ăn từng tí một thôi.

Nhiệt độ úm gà con

Bạn hãy giữ nhiệt độ trong chuồng thích hợp để gà con có thể ăn ngủ bình thường, phân bố đều trong chuồng, như vậy thì gà sẽ phát triển tốt và nhanh lớn. Bạn có thể kiểm tra xem nhiệt độ hiện tại có thích hợp cho gà con không bằng cách quan sát biểu hiện của gà, nếu bạn thấy chúng tập trung gần nhau thì có nghĩa là nhiệt độ vẫn thấp, còn nếu chúng cách xa nhau, chúng há miệng ra thở thì nghĩa là nhiệt độ cao quá, lúc này bạn sẽ tuy từng trường hợp để chỉnh nhiệt độ chuồng về nhiệt dộ thích hợp. Vào những ngày mùa đông thì bạn phải lấy bạt che chắn cẩn thận cho chuồng kẻo chuồng bị gió lùa vào khiến gà bị nhiễm lạnh.

Thời gian chiếu sáng

Gà con mới nở thì bạn sẽ phải chiếu sáng liên tục trong chuồng là 24/24. Từ những tuần tiếp theo thì bạn sẽ giảm thời gian chiếu sáng dần xuống còn 12 giờ/ ngày mà thôi.

Độ ẩm chuồng úm

Chuồng nên giữ độ ẩm là 60 đến 75% là thích hợp như vậy thì hơi nước trong chuồng cũng dễ thoát và phân gà nhanh khô, chống ẩm mốc sinh bệnh.

Chú ý mật độ chuồng úm

Ngoài những vấn đề trên thì bạn cũng cần phải chú ý đến mật độ gà con trong chuồng, ở tuần đầu tiên vì gà nhỏ nên bạn có thể để khoảng 50 con/ m2 được nhưng sang tuần 2 thì bạn phải giảm mật độ gà xuống còn 1 nửa để gà có không gian tự do đi lại, lúc gà được 10 ngày tuổi thì bạn phải cắt mỏ cho gà để tránh việc gà cạnh tranh trong bữa ăn, mổ nhau khiến gà bị thương hay làm thức ăn vung vãi khắp nơi.

Cách Chăm Sóc Gà Con Một Cách Tốt Nhất

Chăm sóc gà chọi con

Cách chăm sóc gà con có 2 cách cơ bản : Cách 1 : Dùng gà mẹ nuôi gà con Nguyên lý của phương pháp này dựa trên khả năng đòi ấp và sử dụng nguồn nhiệt từ chính cơ thể gà mẹ (thân nhiệt 41-42*C) ủ ấp gà con trong những tuần đầu sau khi nở, gà con chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt cho mình. Một gà mẹ có thể nuôi được 15-20 gà con trong 1 lần ấp. Trong tháng đầu, bạn nên nhốt gà mẹ vào lồng tre đan giống như cái nơm, các thanh tre cách nhau đủ để cho gà con tự chui ra, chui vào được. Lúc lạnh chui vào nơm để gà mẹ ấp, lúc đói chui ra để ăn và uống nước. Thức ăn cho gà con lúc này bạn cần phải chú ý đầy đủ chất dinh dưỡng, gồm có tấm, vừng, bột cá, khô dầu đậu tương, bột vỏ trứng, vỏ sò v.v… Thức ăn và nước uống của gà mẹ để trong nơm cho gà mẹ ăn và uống. Thức ăn chủ yếu là thóc, ngô và khô dầu. Sau 3 tuần, có thể để gà mẹ dẫn gà con đi ra ngoài và tìm kiếm thức ăn cho mình. Độ 1,5-2 tháng, gà con cứng cá rồi thì tách khỏi mẹ để nuôi riêng (giai đoạn gà dò, gà hậu bị). 2. Nuôi bộ gà con (cách úm gà con) Còn gọi là úm gà con. Nguyên lý của nuôi bộ gà con là tạo nguồn nhiêt ngay từ đầu đảm bảo đủ nhiệt độ như dùng gà mẹ ấp ủ gà con. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần và có thể dẫn đến chết. Đặc biệt lưu ý muốn tổ chức nuôi bộ gà con đạt tỷ lệ nuôi sống cao, ta phải chú ý thực hiện những khâu sau đây: a. Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm gà con. – Rửa thật sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol hoặc crêzin. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2-4m tuỳ theo số lượng gà định úm mà làm : nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu hoặc phoi bào dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi đầy đủ. – Nuôi quy mô nhỏ có thể dùng lồng úm gà con. Lồng úm có thể làm bằng nguyên liệu địa phương như tre nứa, đan thành phên bao che bốn phía, đáy bằng lưới mắt cáo hoặc bằng dát tre lát kín trên có nắp đậy. Để giữ nhiệt trong những tuần đầu có thể dán giấy báo hoặc bìa các tông xung quanh. Một lồng úm dài 2m, rộng 1m cao 0,4m có thể nuôi 100 con. Đáy lồng úm nên cách mặt đất 0,4-0,5m. Trong lồng úm vẫn có máng ăn, máng uống (cỡ nhỏ) và bóng đèn sưởi như ở quây cót. b. Mật độ lưu ý Số gà trên 1m2 chuồng nuôi. Sau khi gà con nở được 18-24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), tinh mắt chọn những gà con đạt tiêu chuẩn loại 1 chuyển nuôi ở quây cót hoặc lồng úm đã được chuẩn bị nhiệt độ thích hợp từ trước.

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Con Đúng Cách, Nhanh Lớn

1. Cách chọn gà chọi con

Trước tiên, chúng ta cần biết cách chọn gà chọi con để nuôi. Những con gà được chọn cần là những con gà khỏe mạnh, không có dị tất, phản ứng nhanh nhạy, chú ý phần mỏ và chân gà phải thật chắc, màng da căng bóng.

Điều cần chú ý nhất là phải chọn một chú gà chọi trống ngay từ bé bởi chỉ có gà chọi trống mới có thể chiến được. Tuy nhiên, việc chọn gà chọi trống ngay từ nhỏ không hề đơn giản bởi gà con bình thường khi vừa mới nỏ trông đều khá giống nhau. Khi đó, bạn có thể sử dụng một số cách sau để phân biệt gà trống và gà mái:

Cách 1. Đối với gà mới nở, bạn có thể lật hậu môn gà con lên xem. Nếu trong hậu môn có nốt nổi lên to như hạt gạo thì đó là gà trống còn nếu hậu môn không có nốt hoặc bị lõm xuống thì đó là gà chọi mái.

Cách 2. Nhiều sách cũ dạy cách phân biệt gà trống mái như sau: Nắm cổ gà con lên. Nếu gà con xuôi chân thì đó là gà trống còn nếu gà co chân lên gạt gạt thì đó gà mái. Đây là phản ứng theo giới tính ở gà.

Cách 3. Còn một cách nữa để phân biệt gà chọi con là trống hay mái đó là kiểm tra lông cánh khi gà mới được vài ngày tuổi.

Nếu chú gà có lông mọc đều thì đó là gà trống, ngược lại, nếu lông dài ngắn mọc xen kẽ nhau thì đó là gà mái. Bạn cũng có thể xòe cánh gà ra, nếu gà có hai lớp lông trên cánh thì đó là gà trống, còn nếu chỉ có một lớp lông thì đó là gà mái.

Cách 4. Đặt gà nằm ngửa trong lòng bàn tay, nếu gà quẫy đạp rồi ngừng sau một lúc thì đó là gà mái, nếu gà quẫy đạp liên tục thì đó là gà trống.

Cách 5. Treo ngược gà con bằng tay. Nếu gà quẫy mình và cố giữ thăng bằng thì đó là gà mái còn nếu gà năm im thì đó là gà trống.

Ngoài các cách trên thì với một số người nuôi gà chọi có kinh nghiệm, họ chỉ cần quan sát lưng, xem chân gà, xem đầu, mồng… là có thể biết được đó là gà trống hay mái.

2. Nước uống cho gà

Nước uống là nhu cầu thiết yếu của gà chọi con. Bạn cần dùng máng uống gallon để cung cấp đủ nước uống cho gà và cần thay nước uống (4 lần/ngày) và vệ sinh máng đựng nước thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Để tăng thêm sức đề kháng cho gà, hãy pha thêm vào nước uống của gà 5g đường glucoza và 1 g vitamin C cho mỗi một lít nước uống.

Máng uống của gà cần được kê lên kệ cao hơn chuồng 4-5cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước.

3. Thức ăn cho gà chọi con

Gà chọi thường được nuôi dưỡng bằng các loại thức ăn tự nhiên như thóc, gạo, ngũ cốc, dễ, động vật thủy sinh, cây cỏ, giun, côn trùng…

Gà con khi mới nở được khoảng 2 giờ, người ta thường cho gà ăn cám công nghiệp vì cám đã có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để gà phát triển.

Sau khoảng 1,5 tháng tuổi, bạn có thể cho gà ăn thêm thóc, gạo, cơm, thịt, rau, giá, ếch, nhái, lươn, giun và giảm dần lượng cám công nghiệp. Cho tới khi gà đã tách mẹ, bạn có thể cho gà ăn hoàn toàn bằng lúa. Giờ cho ăn vào khoảng 9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều.

Khi gà lớn trên 6 tháng, bạn cho gà ăn thêm rau, giá, xà lách, cà chua. Ngoài ra, mỗi tuần hãy cho gà ăn khoảng 1-2 bữa thịt bò hoặc lươn, ếch, nhái.

Để tránh việc thức ăn bị rơi vãi, lãng phí, bạn chỉ nên đổ từng lượng nhỏ thức ăn vào máng và chờ cho tới khi gà ăn hết mới đổ tiếp vào.

4. Cách chăm sóc gà chọi con

Nhiệt độ úm gà con

Nếu nhiệt độ vừa phải, gà con sẽ phân bố đều khắp chuồng và vận động, ăn ngủ bình thường, phát triển tốt. Nếu bạn thấy gà tập trung gần bóng đèn, và kêu nhiều, ăn uống ít thì có nghĩa là gà bị lạnh, hãy thay bóng đèn công suất lớn hơn hoặc bổ sung thêm bóng đèn khác. Nếu gà tản mác ra xa đèn sưởi, biểu hiện nháo nhác, há mỏ ra thở, ăn ít, uống nhiều thì có thể là do nhiệt độ trong chuồng quá cao, bạn cần phải giảm nhiệt độ. Nếu gà tụm lại một phía thì là do bị gió lùa quá mạnh, hãy che chắn lại chuồng cẩn thận.

Thời gian chiếu sáng

Trong tuần đầu tiên, bạn cần úm gà liên tục trong 24 giờ/ngày. Và từ tuần thứ 2, thứ 3 trở đi, bạn giảm dần giờ chiếu sáng xuống còn 23 giờ, 22 giờ… và duy trì ở khoảng 12 giờ/ngày trong suốt thời kỳ sinh trưởng của gà.

Độ ẩm chuồng úm

Bạn nên duy trì độ ẩm trong chuồng ở mức 60-75% nhằm đảm bảo rằng hơi nước trong phân dễ thoát ra, như vậy phân sẽ khô, tránh ẩm mốc chuồng gà.

Chú ý mật độ chuồng úm

Trong tuần đầu, bạn có thể úm gà với mật độ khoảng 50 con/m2. Sang tuần thứ 2, bạn có thể mở rộng vùng quây lên để mật độ khoảng 20-25 con/m2 để gà có không gian thoải mái và dễ dàng di chuyển đến khu vực máng ăn, máng uống.

Bên cạnh đó, khi gà được khoảng 10 đến 21 ngày tuổi, bạn nên cắt 1/2 mỏ trên của gà và hơ nóng mỏ dưới của gà để hạn chế sự phát triển và đảm bảo rằng gà không cắn mổ nhau hay dùng mỏ bới thức ăn làm rơi vãi.

Phòng bệnh cho gà chọi con

Như đã đề cập ở trên, trước khi úm gà hoặc thả gà vào chuồng, bạn cần tiêu trùng, tiêu độc chuồng úm bằng cách sử dụng thuốc hoặc vôi bột.

Trong 3 ngày đầu tiên, bạn cho gà chọi con uống kháng sinh phòng các bệnh CRD, E.coli, viêm rốn hay thương hàn. Bạn có thể dùng xi lanh để cho gà uống thuốc hoặc hòa thuốc vào nước uống của gà. Ngoài ra, hãy bổ sung vitamin A, D, E vào nước uống của gà, giúp gà đề kháng tốt hơn.

Gà con khi sinh ra nếu bị hở rốn thì bạn hãy sát trùng cho gà bằng cồn iot 0,5% hoặc thuốc xanh methylen 1% bôi lên.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Gà Tre Con trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!