Đề Xuất 3/2023 # Cách Chọn Gà Chọi Đá Hay, Gà Chọi Đẹp Nhất? # Top 12 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chọn Gà Chọi Đá Hay, Gà Chọi Đẹp Nhất? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Gà Chọi Đá Hay, Gà Chọi Đẹp Nhất? mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gà chọi là gì mà sao có nhiều người lại mê đến như vậy?​

Gà chọi là gì mà sao có nhiều người lại mê đến như vậy?​

Gà chọi là gì? Gà là loài ăn tạp. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống.

Gà chọi có hai loại chính là gà đòn và gà cựa. Gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8 kg – 4,0 kg. dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng. Gà cựa thường thấy chủ yếu nuôi ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn. thường là dưới 3,0 kg. Cách nuôi gà chọi ở khu vực Miền Bắc Bộ (gà đòn): có nhiều cách nuôi gà chọi do chủ gà áp dụng nhằm mục đích chung là rèn cho gà có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chọn gà chọi đá hay?

1. Chọn gà – Giống gà: được lựa chọn con bố và con mẹ là gà nòi, có nhiều tố chất tốt của một con gà chọi,đây là yếu tố ban đầu nhưng quan trọng nhất nếu muốn có một con gà chọi tốt(gọi là thần kê) con gà mẹ và con gà bố thường có lịch sử chiến đấu tốt, tướng dữ. gà bố mẹ tốt thì thường là gà từ 2- 5 năm tuổi, gà mái có thể 6 năm tuổi, trứng được ấp theo cách truyền thống. chừng 19- 20 ngày là nở cho gà con. Gà chọi con được nuôi thả theo mẹ chừng 1 tháng sau đó có thể tách mẹ nuôi theo đàn, khi được 3 tháng tuổi thì gà mái được lựa riêng ra có thể thịt hoặc chọn để giống(lưu ý tránh tuyệt đối việc để gà bố mẹ cùng tông, nghĩa là cùng họ hàng, như thế làm gà có nhiều nhược điểm, bệnh tật và suy nhược dần) gà đực con được nuôi tự do chừng 7 tháng thì có thể khảo đòn để lựa sơ bộ ra những con có đòn, lối đánh hay, độ lỳ cao. sau đó tách ra từng chuồng riêng (nuôi trong bu là tốt nhất).

– Xem tướng gà chọi hay: ông cha ta có câu nói “nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ tức” tức là khi chọn gà chọi chúng ta cần xem 4 thứ đó là đầu, lông, hình dáng, chân vảy.

+ Xem đầu bao gồm như sau

Mặt gà chọi: nhật linh hoạt, mặt ó gan lì, mặt tam giác giữ dằn, da mặt đỏ bóng, má phình, sọ thắt ( nhìn từ trên đầu gà xuống, xương sọ nhỏ hơn xương gò má). Tảng lồi gà đánh đầu trên, gáy dài gà chui luồn đầu dưới.

Mào gà chọi: Mào vua, mào công thường gà đi trên, mào hộp gà chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên

Mắt gà chọi: hốc mắt cao để bảo vệ mắt, màu mắt lựa chọn là mắt trắng dã, mắt ếch ( trắng dã điểm đen), mắt vàng thau, mắt rắn hổ, con ngươi càng nhỏ càng tốt. Hình dáng hốc mắt lựa chọn là: mắt xếch hung dữ, mắt chữ nhật gan lì, mắt hạt cau nhanh nhẹn hoạt bát, phải có đuôi mắt và ánh mắt càng trong càng tốt.

Mỏ gà chọi: mỏ to khỏe càng tốt, không dùng mỏ ngắn và mỏ thẳng, hàm rộng ( hàm tối thiểu sâu tới mắt).

Hầu gà chọi: gà hầu bò thường phải nhanh đầu và không để đối phương cắn hầu nó. Gà vét hầu thì đòn thế thao lược.

Tai gà chọi: trong giao đấu hay gặp phải đối thủ săn đầu mặt, nên chọn gà lỗ tai nhỏ và được phủ kín lông, giảm thiểu khả năng ù tai.

Cần cổ gà chọi: Xương cổ liền lạc, tức là dùng tay nắn vào xương cổ không có đốt xương. Xương cổ càng to càng tốt, độ dài trung bình trở lên, nếu cần cổ to dài thì không có chằng cần sẽ tạo thế linh hoạt hơn. Nếu xương cổ trung bình nhất thiết phải có chằng cần, gà có 2 chằng cần càng quý. Thế của cần cổ thường chọn là thế nghiêng 45 độ.

+ Xem lông thì ta sẽ xem lông mã càng dài, phủ rộng xuống hông và đuôi thì càng tốt. Lông cánh rộng bản, dài tối thiểu chớm phao câu, nếu bao trùm phao câu thì tốt. Lông đuôi nhiều, dài giữ thăng bằng cho gà. Màu sắc của lông thì tốt nhất là gà màu điều, thứ nhì là gà màu xám nhưng lông không bóng, cuối cùng là lông gà màu đen bóng nhoáng.

+ Xem hình dáng gà được xem là yếu tố quan trọng nhất vì một chú gà chọi hay thì trước tiên phải có thân hình vững chắc khỏe mạnh. Khi cầm gà lên thân hình phải vững chắc liền lạc, không thể lỏng lẻo được. Lườn gà sâu như lườn tàu gà trường sức khỏe mạnh, không chọn gà vẹo lườn, phao câu to dính liền vào thân gà, ghim gà khít tối đa chỉ cho phép vừa một ngón tay, nếu ghim hở gà sẽ bở hơi và đánh kém tin đòn. Đùi gà to khỏe nặng đòn, nếu đùi gà hướng về trước ngực gà sẽ đi trên, đùi gà so với thân có hướng gần với phía đuôi hơn gà sẽ chui luồn chạy dưới, thế đứng của gà cũng rất quan trọng, gà đứng trùng kheo đá sâu chân nặng đòn, nếu đứng chạm gối đá tin chân, đứng thiết lĩnh tướng quý… không chọn đầu gối gà có hình dáng như củ lạc.

+ Xem chân vảy sẽ bao gồm như sau:

Nếu chân tròn vảy phải mỏng đánh điện giật nhanh thần tốc, chân vuông sắc cạnh vảy có thể dày hơn nhưng không được dày quá đánh đau nhưng lâu giải quyết trận đấu, chân vảy phải khô như chân gà chết. khoản rút ngắn, hình thắt cổ chày.

Bàn ngón rộng, chân đế mỏng giúp gà linh hoạt. cựa đóng sát cụm bàn ngón, không nên chọn cựa lục đinh sẽ làm mất đi một đòn đâm cựa hiểm độc của gà.

Về vi vảy, nên chọn gà có vảy mặt tiền sạch sẽ, tốt nhất là 2 hàng trơn, no hậu, hàng biên hàng kẽm đầy đủ sáng sủa thẳng hàng, nếu độc biên càng tốt, độ nổi thẳng hàng, vảy khô như gà chết.

2. Chế độ ăn Tiêu chuẩn ăn và luyện tập gà chọi gắt gao hơn với gà thường, thức ăn hàng ngày chủ yếu là lúa khô (thóc) đem luộc cho nứt vỏ chấu, để nguội. lúa ngâm cho nảy mầm rồi cho gà ăn. làm như vậy để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ và vitamin, gà cũng dễ tiêu hoá, thức ăn, ngoài lúa ra thì hàng ngày còn có lượng chất tươi cho gà như rau cỏ xanh,Lươn, gân Bò, bảo đảm 200g/ 2 ngày. trong tháng thì cho ăn thêm 1-2 con Thạch Sùng để lông gà mượt và dẻo,mỗi ngày cho gà ăn 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để tránh gà phải luyện tập khi no, lúc đá thì có thể thay đổi lịch cho ăn theo giờ trận đấu để đảm bảo gà khoẻ.

3. Luyện tập Hàng ngày buổi sáng trước lúc mặt trời mọc thì cho gà khởi động 20 phút bằng cách cầm tay dưới ức gà, tung gà lên cao chừng 150 nhịp, độ cao khoảng 30 – 60 cm, từ mặt đất, mặt đất có trải một lớp rơm dày chừng 10 cm để tránh làm ảnh hưởng xấu đến gân và xương của gà,ban đầu tung nhẹ nhàng rồi lên cao dần,những ngày đầu chỉ tung 20 – 30 cái rồi tăng dần cường độ lên, sau khi khởi động sáng thì cho gà nghỉ ngơi 30p, cho uống nước và cho ăn, nước cho gà uống nên lấy nước mưa,(nước đun sôi để nguội dễ thiu) và thay nước mới hàng ngày, riêng thức ăn thì cho gà ăn chừng 30 là bỏ ra sử dụng việc khác phần dư, tránh không để lại thức ăn dễ gây bệnh cho gà, đồ đựng thức ăn cần vệ sinh hàng ngày.

Trong 1 tuần cho gà chạy bu một lần. dùng hai con gà cùng độ tuổi (tránh dùng gà già và gà non làm gà non sợ, dễ bạt đòn) nhốt gà mồi ở bu nhỏ phía trong, đặt thêm một bu lớn phía ngoài sao cho 2 bu cách nhau chừng 20– 30 cm là được rồi thả gà cần cho chạy bu ra ngoài, gà thấy mặt nhau sẽ cùng chạy vòng tròn vờn nhau nhưng không đá vào nhau được, tránh làm tổn thương đến mỏ, cánh và lông gà, rèn luyện cho gà sức khoẻ cơ chân, hơi thở đều ổn định, khi nào cho gà chạy bu thì buổi sáng cho khởi động nhẹ để dành sức chạy bu, trong tháng thì cho gà đá buông với nhau 1 trận.

Khi đá buông thì bịt mỏ gà bằng bao da, quấn băng bông ướt quanh chân gà, thả gà vào xới cho đá chừng 5 hồ rồi rửa sạch sẽ vệ sinh các vết xước cho gà bằng cồn, bông, sau khi cho đá buông thì nghỉ 5 ngày rồi mới cho gà tập khởi động lại, cứ sau mỗi tháng thì tăng dần số hồ đá buông cho gà dai sức và lỳ đòn, chú ý là sau mỗi trận đánh cần vệ sinh bằng cồn thật sạch và nuôi gà nơi thoáng mát thì gà không bị nấm da và mốc.

4. Chăm sóc Hàng ngày thì phơi nắng buổi sáng cho gà chừng 2h lúc trời nắng nhẹ sau đó cho gà vào nơi thoáng mát, hàng tuần nên bóp da và tỉa lông một số nơi như cổ, đầu và ức rồi bóp thuốc, thuốc là rượu ngâm giềng và nước tiểu trẻ con làm cho da gà đỏ và dày lên, khi bóp da thì dùng bàn chải cước thấm thuốc rồi chà lên da gà để da ngày càng cồ dày và mọng đỏ, khi nhốt gà trong bu cần chú ý dùng rơm khô làm chỗ lót chân cho gà đứng và thay rơm hàng ngày, không để gà dẫm lên phân mình, cứ 4 ngày thì vào buổi tối cần ngâm chân gà trong nước muối ấm (40 độ) pha loãng (35/1000 gần mặn như nước biển) 10p rồi dùng bàn chải đánh răng mềm cũ đánh sạch từng kẽ chân gà, làm chân gà săn chắc và không bao giờ bị hà chân, khớp chân.nuôi gà chừng 12 tháng là bắt đầu cho gà ra xới được.

Trước khi cho gà đi đá 1 tuần nên đặt gà ở cạnh xới 2- 3 lần để làm quen với tiếng động và môi trường xới, sau đó mới mang gà đi đá. khi đó gà khoẻ nhất và hăng, không sợ hãi. hôm đi đá chỉ cho gà khởi động sáng nhẹ 10p cho ăn ít, trước khi đá 2h cho gà ăn nhẹ bằng 1/3 bữa chính. trong giờ nghỉ giữa các hồ là 5p thì nên cho gà uống 1 hớp nước mát nhỏ để sạch đờm, xoa bóp chân, cánh,cổ bằng khăn lạnh.

Kết thúc trận đánh nên vệ sinh cổ gà cho sạch đờm, lau sạch vết máu vết thương bằng cồn, khâu lại các vết rách lớn và nuôi nơi cao ráo thoáng mát sạch sẽ, cho gà nghỉ tập luyện ít nhất 2 tuần sau trận tuỳ theo thời gian và thương tích sau đó tập nhẹ lại dần dần,nếu gà mau liền thì 6 tuần sau có thể cho đá tếp trận sau, nếu nặng hơn thì để hơn 2 tháng, tuyệt đối không cho gà mới đá xới về chưa nghỉ ngơi khoẻ mạnh lại đã bị con khác đá,khi đó gà rất yếu và trấn thương nhiều bên trong, bị đòn dễ làm gà bạt đòn hoặc kệt sức và ốm chết.

Gà thi đấu giai đoạn đỉnh cao nhất là từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 3. sau đó có thể để lại làm giống tuỳ theo mức độ hay của gà,thời gian gà còn thi đấu thì không thả cùng gà mái, 1 tháng có thể cho gà đạp mái 1 đến 2 lần nhưng cách ngày thi đấu ít nhất 1 tuần để bảo đảm gà xung nhất khi ra trận. Gà đá thường hay bị bệnh phân xanh, mốc da, kén dưới da. tuỳ vào mức độ để chữa trị bằng các loại lá thuốc thông thường như lá ổi tàu chữa bệnh đường ruột, nửa quả cau chữa sán, om Nghệ cho gà giữ cân và đẹp da, mổ kén gà lấy cặn ra khỏi kén và khâu lại,rửa sạch bằng cồn và để gà nghỉ một thời gian.

Những hình ảnh về gà chọi đẹp nhất?

Cách Lựa Gà Chọi Đẹp, Đá Hay Nhất Bí Truyền

Gà chân xanh chân vàng

Các chủ trại gà đá cho biết giống gà này đặc điểm ngoại hình rất dễ nhận biết. Đây là giống gà linh kê, còn được gọi là nhật nguyệt cước kê. Gà này có tánh tình thông minh, biến thế rất hay, biết lựa đòn của đối thủ mà trả cước. Cặp chân đặc biệt một có hai màu khác nhau, thường là trắng – đen hoặc xanh – vàng. Đôi khi, gà chiến có hai cặp cựa khác màu cũng được xếp vào mục này.

Gà chân xanh chân vàng

Các chủ trại gà đá cho biết giống gà này đặc điểm ngoại hình rất dễ nhận biết. Đây là giống gà linh kê, còn được gọi là nhật nguyệt cước kê. Gà này có tánh tình thông minh, biến thế rất hay, biết lựa đòn của đối thủ mà trả cước. Cặp chân đặc biệt một có hai màu khác nhau, thường là trắng – đen hoặc xanh – vàng. Đôi khi, gà chiến có hai cặp cựa khác màu cũng được xếp vào mục này.

Xếp chúng vào tướng gà chọi đẹp quả thật khập khiễng, nhưng nhất định là đá hay. Hơn thế gà này xấu cũng chỉ ở tướng ngủ không lấy làm đẹp mắt, còn về đặc điểm ngoại hình cũng không có điểm nào bị chê cả. Giống gà này cũng rất thường gặp, nếu bạn chịu khó quan sát khi đêm về. Tưỡng ngủ quạt quẹo như đã chết nhưng lại được xếp vào hạng kì tài, biết đánh lạc hướng và chớp cơ hội ra đòn.

Đặc điểm rất dễ nhận thấy nhất là khi đi loại gà này thường rất chậm so với những con gà bình thường. Và nói về chạy thì càng không thể nhanh được, vì mỗi bước nó phải nhấc chân thật cao. Đây dường như và khuyết điểm khiến chúng dễ chịu đòn nếu đói phương động thủ nhanh nhẹn. Nhưng chúng lại có biệt tài đá sỏ, khiến đối phương trở tay không kịp.

Một tên gọi khác của giống này là mặt nguyệt bởi dáng mặt tròn bột. Thường thì đầu gà tròn, mặt thuôn hơi nhọn trông sẽ lanh lợi hơn, ví như gà tre Tân Châu. Nhưng gà lắc mặt này vì dáng hình hơi khác nhưng không thể đánh giá kém cỏi. Bởi chúng đá mé rất hay và hay đá mặt dọc. Ưu điểm lớn khi ra trận của chúng là đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng những đòn đã bợ và đá hầu thì chúng khó đỡ và dễ chào hàng nếu đối phương ra đòn này.

Tướng gà lúc nào cũng như đang dè chừng, khi nhốt trong lồng sắt thì đi kiểu như say rượu, vắt vẻo. Nhìn trông có tướng bất tào vô dụng nhưng kì thực dị tướng tạo dũng kê, gà né lồng có biệt tài sỏ ngang ít ai bì được. Chúng tự do xoay trở được cả hai bên, đây là ưu điểm lớn bởi đa phần gà đá trẻ thuận một bên mà thôi. Thành ra thế đá này dường như không đối thủ. Nhiều chủ trại gà Mỹ có cho biết, ngay cả giống gà ngoại cũng hiếm khi có được loại gà này.

Đây được xem là giống gà văn võ toàn tài, ngoại hình đẹp mà đá cũng hay. Gà tre Mỹ có rất nhiều giống có bộ lông quý thế này. Màu lông đá sắc, bóng mượt và rất dày. Khi giao nạp phần lông cổ dựng tạo khí thế ngút trời, đánh đòn phủ đầu khiến đối phương phải kiêng dè. Giống gà này không chỉ tốt mã mà còn biết xoay trở biến thế một cách linh hoạt, nhưng thế thường dùng nhất và hay nhất vẫn là đòn sỏ ngang

Loại này rất hiếm gặp kể cả giống nội hay ngoại, nếu gà có lông voi thì không kể dòng giống đều được xếp đầu. Lông voi thường gặp ở phần cánh, có độ dài khoảng 3 – 4 cm trông như sợ lò xo xoăn tít vậy. Nhưng có người nói rằng, lông voi ở gà mái còn quý hơn nhiều so với gà đực. Thế hệ sau của giống mái này nhất định sẽ vô địch trên xới đấu. Vậy nên nếu có bắt gặp trường hợp này cũng đừng vội thất vọng, hãy giữ lại để đúc mái.

Gà chọi đẹp có ở nhiều giống khác nhau, chung quy tướng nhìn phải xem cả từ ngoại hình đến dáng đi đứng hay ngủ nghỉ. Chịu khó quan sát sẽ mau chóng tìm được những giống chọi bất khả chiến bại.

Gà Chọi Giá Bao Nhiêu? Cách Chọn, Nuôi Gà Nòi Đẹp, Đá Hay

Hiện nay ở nước ta gà chọi được chia làm 2 loại phổ biến là gà đòn và gà cựa.

Tùy theo sở thích và phong cách của mỗi người mà họ sẽ nuôi gà đòn hoặc gà cựa. Hiếm có người nào nuôi cả gà đòn lẫn cựa.

Gà đòn

Đây là giống gà có thân hình tương đối to lớn, xương to và có khá nhiều thị. Không có quá nhiều lông phần cổ và đùi mang một màu đỏ thẫm trông rất cứng rắn và khí thế.

Giống nhà này thường được người dân ở Miền Bắc và Miền Trung rất ưa chuộng.

Tuy nhiên, giống gà này cựa lại không được dài. Khi vào trận chúng thường tấn công bằng đòn chứ không sử dụng cựa.

Nên mỗi trận quyết chiến của chúng thường kéo dài khoảng 7 tiếng mà vẫn chưa biết kẻ thắng người thua.

Là giống gà tương đẹp mã, bởi chúng khoác trên mình một bộ lông vô cùng sặc sỡ. Có lẽ do thân hình chúng không có quá nhiều thịt.

Nhiều người muốn chúng trở nên bay bướm và hiểm độc hơn nữa nên thường phối giống với gà Thái Lan và gà rừng.

Nếu gà đòn mất khoảng 7 tiếng để phân thắng bại thì gà cựa chỉ cần 1 tiếng.

Có lẽ do sự máu chiến và những cú ra đòn hiểm ác như dùng cựa ghim vào bầu diều, hang cua đã khiến đối phương tử vong ngay trên sàn đấu.

Đá gà cũng có luật lệ riêng và việc gắn cựa sắt vào chân gà chọi là hợp lệ

✅✅✅ XÁC ĐỊNH: Đặc điểm nhận biết Gà Ri

Khi nuôi bất kỳ con vật nào chúng ta đều muốn gán cho nó một cái tên. Một phần là để dễ gọi, phần khác là để phân biệt chúng với những con gà khác.

Tên cũng có rất nhiều loại, có tên hoa mỹ có tên dân giã, tùy vào người đặt mà cái tên sẽ có những hàm ý khác nhau.

Một trăm chú gà thì sẽ có 100 thần thái và dị tật không giống nhau. Nhiều con từ khi sinh ra đã mang vóc dáng gù, lác, cựa bên đen, bên trắng…

Anh em cũng có thể sử dụng chính đặc điểm này để tạo ra tên cho chúng như: Gà Lác, Rù hay Nhật Nguyệt, Gà mắt ếch.

Nếu là gà chuyên đã được 1 cái rồi bỏ chạy rồi lại quay lại lấy mạng đối phương thì thường được anh em chọn cái tên Hồi Mã Thương.

Con nào thường đặt cửa trên thì được gán cho cái tên Kèo trên.

Những còn gà này thường là gà linh, gà tương đối dữ . Một số tên thường được sử dụng hư: Gà Tài chó điên, Gà Linh hâm, gà Năm dồ, gà Ba phải…

⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM VỀ: Giống Gà Đông Tảo

Nuôi gà nòi tương đối mệt cũng như hao tốn nhiều tiền của nếu như không chăm nuôi đúng cách. Tuy nhiên cái thú của việc nuôi gà chọi chỉ những người trực tiếp nuôi mới có thể hiểu được.

Gà vốn là loài tương đối dễ ăn uống chúng chỉ ăn lúa và uống nước để tồn tại. Tuy nhiên có một số lưu ý bạn nên biết để tuổi thọ của chúng được dài lâu

Vấn đề chuồng trại đặc biệt quan trọng khi nuôi gà chọi, cần phải nhốt riêng biệt tránh trường hợp chúng gây tổn thương lẫn nhau.

Chuồng cần được thiết kế rộng rãi, cao thoáng mát để chúng có thể tự do đi lại và bay nhảy.

Nền chuống cần thiết kế bằng phẳng nền đất cứng để thuận tiện cho việc vệ sinh cọ rửa. Xung quanh chuồng cần được che đậy cẩn thận để tránh nắng, mưa.

Còn đồ tươi sống thì bạn cho ăn thêm một vài chú giun, thằn lằn, rau…

Khi cho ăn lúa bạn nên loại bỏ phần vỏ ngoài, chọn những hột gạo ngon nhất để cho chúng ăn.

Nếu có thời gian bạn có thể kết hợp rang gạo với nghệ đã giã nát , đem phơi nắng cho chúng ăn dần.

Bên cạnh đó bạn cũng nên cho gà chọi ăn tỏi để gà minh mẫn, tập trung và sung mãn trước mỗi trận chiến.

Đừng quên để nước trong chuồng để chúng tự uống, có rất nhiều trường hợp gà chết khát cho chủ quên để nước.

Nước cho gà chọi nên là nước sạch đã đun sôi là tốt nhất, tuyệt đối không sử dụng nước trong ao, hồ hay các loại nước không đảm bảo vệ sinh.

Để tránh gà bị ốm, ăn không tiêu phần ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra muốn nắm chắc phần thắng trong mỗi trận thì bạn cũng nên bổ sung canxi để chân chúng được cứng cáp , đứng lâu không bị run.

Có thể bạn không tin nhưng loài gà không thể tự mình tắm rửa như vịt, ngan, ngỗng được.

Hay nói cách khác gà tắm bằng cách vùi mình vào trong đất, cát sau đó rũ thật sạch không là hoàn thành.

Có lẽ chính vì hiểu được đặc tính này của gà nòi mà khi thiết kế chuồng trại người ta thường dải một lớp cát mỏng. Giúp cho gà dễ dàng vùi mình.

Mục đích để chân cẳng được cứng cáp, gân cốt, bắp thịt được giãn ra.

Mỗi nghệ nhân chơi gà nòi lại mang trong mình một bí kíp pha thuốc dầm cẳng riêng.

Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn pha sử dụng một chút rươu, cùng nước tiểu đồng tử, nghệ già giã nhỏ cùng muối và phèn chua trộn đều lại.

Để trong một cái lọ khi nào cần thì đem ra bôi lên chú gà.

Để buổi đá gà chọi được diễn ra tốt đẹp và giành thắng lợi mỹ mãn thì việc tập luyện cho gà nòi là vô cùng cần thiết.

Mỗi người nuôi gà lại có những cách huấn luyện không giống nhau. Tuy nhiên trong khuôn khô bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng tóm gọn lại những phương thức phổ biến nhất

Để đảm bảo an toàn cho buổi tập luyện nhiều anh em đã sử dụng chuối khô hoặc giẻ lau cũ để buộc chặt lại phần cựa gà.

Có như vậy mới hạn chế sát thương trong quá trình luyện tập. Quá trình sổ cũng phải tuân theo quy định thời gian như khi lên chiến trường thật.

Đây cũng là khoảng thời gian để người nuôi nhìn lại xem chú gà của mình có ưu, nhược điểm gì để tìm cách khấc phục.

Có một phương thức xổ gà khác được khá nhiều anh em lựa chọn đó là cho gà chọi chạy lồng để cải thiện thể lực.

Với những người nuôi gà chọi lâu năm chắc ít ai xa lạ với thuật ngữ vỗ hen. Thoạt đầu mới nhìn qua tưởng dễ, tuy nhiên chỉ những người khéo tay, có kinh nghiệm mới có thể làm được.

Nghệ nhân thường ngồi xổm, rồi dùng 2 đùi mình ôm chặt lấy chú gà. Tai trái nắm chặt đầu gà, tay phải banh mỏ chúng ra và dùng khăn sạch nhúng nước nhỏ vào miệng chúng.

Nếu là người có kinh nghiệm thì sẽ dễ dàng nhận thấy chú gà trở nên tươi tỉnh, nhanh nhẹn hơn sau mỗi lần vỗ hen.

Trong quá trình đá gà thì tình trạng bị thương là không thể tránh khỏi. Đầu tiên cần rửa sạch vết thương, nếu vết thương quá nặng thì cần hút sạch máu độc ra.

Rồi cầm máu lại rồi sử dụng một số loại thuốc đặc biệt từ rượu, nghệ, phèn… để thoa cho gà chọi.

Nếu chọn mua gà có mí mắt dày, sâu thì sẽ rất khó có thể chớp nhanh được. Nếu muốn khắc phục tình trạng mí mắt dày thì cần phải phối giống qua 3 đời gà.

Lý giải điều này các nghệ nhân đá gà lâu năm cho hay, chỉ những con loại lông này mới có thể dễ dàng bay qua đầu để đá đối thủ. Nếu số lượng tơ quá ít thì sẽ không thể bay

Mỏ nên chọn mỏ càng ngắn sẽ càng có lợi, Nếu mỏ quặp hướng xuống dưới sẽ không để cắn được đối phương. Vậy nên mỏ ngắn đối phương sẽ rất khó đá trúng.

Gà chọi có lông càng nhiều càng dài thì càng tốt đây là cách nhận biết đơn giản nhất. Tuy nhiên nếu cong quá thì sẽ khiến những chú kê bị yếu đi.

Đuôi gà nòi có nhiều loại như gà đuôi tôm, đuôi tôm, phản vỹ, lông voi….

Đặc biệt những chú kê nào có chân nhô cao chỉ nhìn thấy phần xương, vuông vắn, vảy không có thịt. Đây được gọi là móng rồng vô cùng quý hiếm.

Tiếng gáy có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chú kê. Tiếng gáy lớn có thể uy hiếp đối thủ, khiến đối thủ e sợ.

Nếu chú gà nào tiếng gáy yếu ớt, không rõ ràng thì thì khả năng giành phần thắng trong các cuộc chiến là rất thấp.

Có thể nói thú chơi đá gà chọi đã tồn tại ở Việt Nam từ hàng trăm nay này. Đặc biệt phát triển và được rất được yêu thích tại các tỉnh phía Nam.

Ban đầu chỉ là hình thức đem 2 chú gà lên võ đài để đọ sức vui với nhau. Lâu dần hình thức đá gà đã bị biến tướng thành cá cược ăn thua bằng tiền.

Theo ghi nhận có trận đá gà chọi lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng/ trận.

Trên môi trường ảo bạn có thể đá độ, ăn thua với rất nhiều người trên thế giới. Xin khẳng định đây là một hình thức cá cược đỏ đen bị nhà nước CẤM.

Để chọn được những chú gà chọi tốt bạn nên trực tiếp tới các trang trại kinh doanh gà nòi ở Khu vực phía nam như: Phú Yên, Bến Tre, Bình Định, Gia Lai, Cao Lãnh, Ninh Hòa, Quảng Ngãi…

Ở miền Bắc Hà Nội anh em có thể tới Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Huế, Nha Trang, Sơn Tây để chọn mua theo các tiêu chí mà chúng tôi nêu trên.

Các khu vực kể trên được xem là nơi sản sinh ra nhiều chú chiến kê hay nhất Việt Nam. Gà chọi sẽ có rất nhiều loại như gà chọi lai sọc tía, đa sắc, lông xám, gà chọi lông điều…

Đối với những chú gà chọi con

Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp mà tuổi của gà (1 tháng tuổi, 4 tháng tuổi) giá bán sẽ không giống nhau.

Các món ăn từ gà chọi luộn được dân nhậu ưa chuộng. Có lẽ do chất thịt từ những chú gà nòi luôn dai, ngọt, thơm.

Gà Nòi để chế biến món ăn luôn là những chú gà thua trận, có lẽ được nuôi theo kiểu công nghiệp nên thịt của chúng vô cùng rắn chấc.

Cách làm món ăn nầy cũng không có gì phức tạp. Chị em có thể dễ dàng chế biến tại nhà. Vị thơm cay của sả kết hợp cùng vị cay của ớt và vị thơm ngọt của thịt gà.

Nguyên liệu cần có: Thịt gà nòi khoảng 1 con đủ cho 4 người ăn, ớt đỏ, xanh, vàng, sả, muối, gia vị, hạt nêm, cùng các loại rau củ ăn kèm…

Bước 1: Rửa sạch toàn bộ các loại rau củ quả, ớt thái nhỏ thành từng miếng.

Bước 2: Gà chọi thái mỏng, nhỏ thành từng miếng cho vừa miệng. Nhớ rút hết xương và xào qua với hạt nêm và hạt tiêu.

Bước 3: Đun sôi dầu ăn thì bạn phi đều sả và gà sào đều cho tới khi thịt gà săn lại cũng như cháy cạnh thì cho thêm ớt và nêm nết gia vị sao cho vừa miệng.

Khi món ăn đã chín bạn tắt bếp và rắc thêm hạt tiêu vào cho món ăn dạy mùi.

Đây được xem là một trong những món ăn lạ miệng được những người đầu bếp lâu năm chế ra. Trên thực tế chắc hẳn quý vị không còn quá xa lạ với món giả cày thịt lợn hay chân giò.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con gà chọi, nghệ, riềng mẻ, hạt nêm, chanh, muối ớt cùng các loại rau sống ăn kèm…

Bước 1: Giã nhỏ gừng, giềng để lấy nước

Bước 2: Chặt gà chọi thành từng miếng nhỏ không cần rút xương.

Bước 3: Ướp gà với gia vị, riềng mẻ, mắp tôm, hạt nêm trong khoảng 20 phút

Bước 4: Phi thơm thành tỏi trên chảo dầu đun sôi rồi đun gà với một bát nước cho ngấm đều trong khoảng 20 phút để thịt gà chọi chín sôi là hoàn thành

Được xem là món ăn cách điệu từ gà hấp thông thường, tuy nhiên, gà chọi hấp bia lại đem tới hương vị hấp dẫn hơn rất nhiều.

Với vị chắc thịt, béo ngậy của gà chọi, kết hợp với mùi hương thoang thoảng từ các nguyên liệu như: Bia, sả,…

Chắc chắn, món ăn này sẽ khiến bữa tối ngày cuối tuần trở nên thơm ngon hơn, giúp các thành viên trong gia đình ngày càng gắn kết với nhau hơn.

Với món ăn này, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm: Gà chọi, bia, lá chanh, sả, ớt, tỏi, gia vị cần thiết.

Quy trình chế biến món ăn:

+ Trước tiên, bạn rửa sạch gà, mổ bụng và lọc bỏ phần nội tạng.

+ Tiếp theo, bạn sử dụng 1 chiếc nồi hấp, đổ khoảng 3 lon bia cùng sả đập dập để món ăn dậy mùi.

+ Cuối cùng, bạn cho gà vào nồi, đun khoảng 30 phút đến 1 tiếng, tới khi thịt chín mềm thì bỏ ra đĩa và thưởng thức.

Lưu ý: Để món ăn trở nên thơm ngon hơn, trong quá trình đun, bạn có thể mở nồi, lật gà khoảng 20 phút 1 lần.

Lẩu gà nòi hầm sả được biết đến là món ăn vô cùng thích hợp cho những buổi liên hoan, picnic, dã ngoại,…

Hương vị vô cùng hấp dẫn của mình, món ăn này sẽ khiến bạn nhớ mãi ngay từ lần thử đầu tiên.

Với lẩu gà nòi hầm sả, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm: Thịt gà, sả, củ cải trắng, cà rốt, hành tây, hành lá, nấm, rau nhúng, dừa tươi, gia vị cần thiết.

+ Sau đó, bạn cắt khúc gà thành từng miếng vừa ăn, chần qua với nước sôi rồi ướp cùng các gia vị như: Đường, muối, mì chính, hạt nêm,…

+ Sả đem bóc vỏ, đập giập, cắt thành khúc nhỏ, tỏi băm nhuyễn, hành lá đem cắt khúc, hành củ cắt thành miếng vừa ăn.

+ Các loại rau nhúng đem nhặt bỏ phần gốc, lá già, sau đó rửa sạch và để vào 1 chiếc rổ riêng. Miến đem rửa sạch, chần qua với nước sôi rồi vớt ra đĩa.

+ Đun nóng nồi, cho 1 chút dầu ăn, tỏi, phi vàng đều rồi cho sả và thịt gà vào xào. Đổ 1 chút cốt dừa tươi, nước lọc đến khi đủ dùng cho cả nhà thì bắt đầu giảm nhỏ lửa.

+ Cuối cùng, khi nước bắt đầu sôi, bạn cho thêm củ cải, cà rốt, nêm nếm gia vị, đun thêm 10 đến 15 phút nữa thì tắt bếp, đặt nồi lẩu lên bếp từ và thưởng thức cùng gia đình.

Cách Chọn Mặt Gà Chọi Hay, Hướng Dẫn Chọn Gà Chọi Hay

Gà Chọi-Gà Đòn-Gà Nòi-GaNoi VietNam-ไก่ชน- GaNoi Rooster

Hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi/gà đòn; Hướng dẫn cách chữa bệnh cho gà chọi/gà đòn; Hướng dẫn cách chọn gà chọi/gà đòn hay, xuất sắc; Hướng dẫn cách xem vảy gà chọi/gà đòn; Hướng dẫn cách xem tướng gà chọi/gà đòn; GàChọi-GàĐòn-GaNoi VietNam – Cockfighting in VietNam – ไก่ชน – ไก่ต่อสู้

Anh em mua gà có thể gửi tiền nhà xe vào Bến xe Miền Đông (Mình nhận tiền và giao gà cho nhà xe) hoặc trực tiếp chuyển khoản cho mình nha! Gà Đòn Bảo Long gà chọi 2019 #Gadon #GaChoi #GaNoi #chamsocgachoi, #gachoi, #choiga, #gachoi2019, #gàchọi, #gàđòn, #gachoi, #phukiengachoi, #thuocgachoi, #chuabenhgachoi, #gachoidep, #thuocomgachoi, #traigachoi, #trạigàchọi, #gànòi, #gadon, #GadonBaoLong, #GachoiBaoLong, #GàđònBảoLong, #GàChọi, #GàC1, #gàchọihay, #gàchọikết, #daga, #0912184679

Fighting-cock; gamecock; cockfighting; Chọi gà; Gà chọi; Gà Đòn; Gà Nòi; ไก่ไก่; ไก่ชน; ไก่ต่อสู้; ไก่ร็อก; choi ga; ga choi; ga don; ga choi tong dong chuan

Danh sách các danh thử trong giới gà chọi: Xám Thần; Xám Messi; Ô Nguyên Xá, Tía ép Cọc; linh kê; thần kê; thư hùng kê; Mái tổ; Vua hầu; Tía Nhất dương chỉ; Tía Kingkong; Tía Điên; Ô Đại Soái; Tía Rô Bốt; Ô Lùn Bắc Giang; Chuối maybach; Tía Lục Đinh; Ô Taxi; Ô cựa máy Hải Phòng; Tía Hưng Yên; Xám Bất Trị; Tía Lý Tiểu Long; Ô Lĩnh Nam; Bịp Vân Trường; Tía Thiên Lôi; Xám Hà Nội; Chuối Lục Đinh; Tía Điên Hà Tây; Bịp Võ Tòng; Khét điên; Tía Z; Nhạn X6; Tía Nam; Xám chíp; Tía quyền vương; Tía Quỳnh Phụ; Ô cựa sắt; ô sầu CR7; Gà Đòn Đất Việt; Hội Gà Đòn Quê Lúa; Ô cựa máy

Các lối gà đá hay: Ôm Đấm; cưa đè; thông vỉa; mu lưng; đầu mặt; vai mé; cắn gối; Sinh thế; Gà Phá cốt! Bán gà đòn con; Bán gà đòn giống; Bán Gà đòn tơ; Bán gà nòi; Bán gà đá; Bán gà trực chiến; trại gà đòn; trại gà nòi; trại gà chọi; Gà C1; Gà Kết; Chiến Kê; Gà ăn độ; quyền kê Chữa xưng củ bàn; Đòn cáo chết gà;

Các trại gà đòn có kênh Youtube Chiến Kê Khánh Hòa; Quyền kê Khánh Hòa; quyền kê khánh hòa thảo ;Gà Nòi – Ty – Ninh Hòa; Gà Đòn Khánh Hòa; Hội yêu thích gà chọi Việt Nam; Hội Gà Đòn Quê Lúa; Gà Đòn Vạn Giã; Nhật Ký Trại Gà; Asil; Aseel; Shamo; Chump pon; Gà Đòn Đất Việt; Gà Đòn Phú Yên; Gà Đòn Bình Định; Dòng gà Vạn Giã; Trại Cafe gà; Hội gà chọi quê lúa; Gà chọi Tuấn Cận; Gà chọi Tam Mao; Tuấn Cận; Tam Mao TV; Gà đòn Cao Lãnh; Gà đòn Đài Loan; gà đòn Đất Bắc; gà đòn tông dòng chuẩn; gà chọi tông dòng chuẩn; siêu thị gà đòn;

GaNoi Rooster

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Gà Chọi Đá Hay, Gà Chọi Đẹp Nhất? trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!