Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Gà Chín Cựa mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm gà nhiều cựa
Đặc điểm của loại gà này có màu hoa mơ pha với tím sẫm, hình dáng giống gà bình thường. Trọng lượng gà trưởng thành khoảng 1,5 – 1,8 kg. Cả gà trống và gà mái đều có cựa mềm, thường 6 – 8 cựa (hiếm gặp con có 9 cựa). Phương pháp nuôi gà nhiều cựa dễ dàng và giống với các giống gà địa phương khác:
Chuồng nuôi gà:
– Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như tre, nứa, luồng, lá cọ tranh, rạ… Nuôi 100 con cần diện tích khoảng 25 – 30m2. – Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40 – 50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân. – Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt. – Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và tránh gà mổ trứng.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:
– Nuôi trong lồng: Kích cỡ lồng: 1 m x 2 m x 0,9 m (kể cả chân đáy 0,4 m) để nuôi 100 gà con. Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1 cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao.
– Nuôi trên nền : Chất độn chuồng (trấu, dăm bào dày 7 – 10 cm và phun thuốc sát trùng (Formol 2%). Dùng cót cao 50 – 70 cm để quây (15 – 20 con/m2 và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà – Sưởi ấm cho gà : Dùng bóng điện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà: tuần 1 : 31 – 340C; Tuần 2 : 29 – 310C; Tuần 3 : 26 – 290C và tuần 4 : 22 – 260C.
– Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp + Nếu nhiệt độ vừa phải : gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại ăn uống bình thường. + Nếu nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau. + Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước. + Gió lùa: gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng. + Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2 – 3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.
– Thức ăn cho gà : Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn. Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dùng cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 – 21% và năng lượng 2800 – 2900 kcal. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn. Cho thức ăn vào mẹt , khay tôn, khay nhựa cao 3 – 5 cm hoặc máng bằng tre luồng để cho gà ăn.
– Nước uống: nước cho gà pha 50 gr đường glucoza với 1 g Vitamin C/ 3 lít nước để chống stress cho gà. Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước, nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-20 oC. Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương từ 3 – 5 lít nước cho 100 gà.
Nuôi gà mái đẻ:
Từ 1 – 6 tuần tuổi : Nuôi như gà thịt thương phẩm. Từ 7 – 20 tuần tuổi: Cho gà ăn hạn chế với lượng thức ăn ít hoặc thức ăn có năng lượng thấp dưới 2700 kcal để tránh gà quá béo, vì gà béo quá dễ đẻ muộn để thưa, năng suất trứng thấp. Đảm bảo thức ăn cho gà trong thời gian đẻ với tỷ lệ protein thô 16 – 18% và năng lượng 2.750 kcal. Cho gà ăn bổ sung thêm canxi bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền. Tỷ lệ đẻ của gà tăng thì cũng tăng lượng thức ăn cho gà. Mật độ nuôi gà đẻ: 4 – 5 con/m2 chuồng. Lượng thức ăn cho gà : tuần tuổi gr/con/ngày 1 – 6 tuần tuổi ăn tự do 7 – 10 tuần tuổi : 45 – 55 gr/con/ngày 11 – 16 tuần tuổi : 55 – 65 gr/con/ngày 17 – 20 tuần tuổi: 70 – 80 gr/con/ngày Gà đẻ 115 – 125 gr/con/ngày
Phòng bệnh cho gà :
– Gumboro lần 1 : 5 – 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt,mũi – Dịch tả lần 1 : 5 – 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi – Chủng đậu 1 : 7 ngày tuổi : Chủng dưới cánh – Gumboro lần 2 : 21 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi – Dịch tả lần 2 : 18 ngày tuổi: Nhỏ mắt mũi – Gumboro lần 3 : 33 – 35 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi.
Nguồn: sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
ky thuat nuoi ga chin cua
Về Vùng Đất Thiêng, Nơi Nuôi Gà Chín Cựa
Đền Hùng được coi là vùng đất thiêng của nước Việt. Nơi này có 99 dãy núi ở các nơi cùng chầu về núi Nghĩa Lĩnh. Xét về thuật phong thủy đó là địa thế đặt đô muôn đời, là đất đế vương. Trong số 99 dãy núi đó, có 1 dãy núi thiêng thuộc đất Xuân Sơn luôn cao nhất và mang nhiều sinh khí nhất. Thuở xưa, vị thần Sơn Tinh đã cất công đến tận đất Xuân Sơn tìm giống gà 9 cựa để dâng lên Vua Hùng. Lựa chọn của vị Thần đó tựa như đánh dấu cho vùng đất này mãi mãi nuôi được giống gà chín cựa quý hóa.
Gà quý
Rừng ở vùng đất Xuân Sơn vẫn còn bát ngát. Vườn quốc gia Xuân Sơn cũng nằm trọn trong vùng đất thiêng ấy. Giống gà chín cựa được phát hiện lần đầu tiên tại bản Cỏi – nơi sinh sống của hơn trăm hộ dân người Dao. Theo bà Hà Thị Hiền, cán bộ xã Xuân Sơn: Gà 9 cựa được nuôi ở cả 4 bản của xã. Mặc dù giá gà 9 cựa đắt gấp nhiều lần so với gà ta, nhưng bà con nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng số lượng đàn gà lên. Giống gà này rất khó tính, kén người nuôi, không phải gia đình nào cũng nuôi được. Đến giờ toàn xã cũng chỉ có 2.000 con, trong đó gà có 6-9 cựa rất hiếm. Gia đình nào may mắn lắm mới nuôi được 1 con gà 9 cựa.
Theo lời giới thiệu của bà Hiền, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Văn Phúc, từng nhiều năm liền làm Trưởng bản Cỏi. Tuy là Trưởng bản của cộng đồng người Dao, nhưng quê gốc của ông lại ở Nam Định. Trong những năm loạn lạc, các cụ nhà ông Phúc tha phương cầu thực, và rồi chọn ở lại nơi rừng sâu, núi thẳm Xuân Sơn. Dường như tấm lòng thành của ông Phúc đã được thần rừng ưu ái. Trong những ngày ở nương, đám gà nhà ông đã được một con gà rừng có tiếng gáy rất vang và xa truyền giống. Nhờ đó mà gia đình ông mới có được giống gà quý.
Mỗi khi nhắc đến giống gà chín cựa, ông Phúc tỏ ra hào hứng: Gà chín cựa là giống gà rừng chính thống. Các hộ người Dao, ai cũng nuôi gà thả. Chẳng mấy ai chăn nuôi theo quy mô lớn như ở dưới xuôi. Gà tự vào rừng kiếm ăn, chứ ít người cho gà ăn. Giống gà nhà được gà rừng phối giống nên tạo ra giống gà quý chín cựa.
Cách đây khoảng 30 năm, rất ít người trong bản để ý đến đặc điểm này của đàn gà. Chỉ đến khi, những người ở dưới xuôi lên thăm quan, mua bán, họ mới phát hiện ra giống gà quý này. Những chú gà trống ngũ sắc, đẹp mã và rất hung hăng đó, chân có 8-9 cựa bỗng trở thành hàng hóa đắt giá. Điều này hoàn toàn trùng khớp với truyền thuyết về vị thần núi Tản Viên năm nào. Từ đó, bà con bắt đầu bán được gà và chú trọng hơn trong việc chăm gà.
Gà 9 cựa là loài gà quý hiếm, số lượng giống thuần chủng hiện nay còn rất ít. Chính vì vậy mà rất ít người có thể nhìn tận mắt con gà nào có 9 cựa, thường chỉ có thể bắt gặp những con gà 7 hoặc 8 cựa là nhiều nhất. Bởi lẽ đó mà tên gọi “gà nhiều cựa” xuất phát từ đó. Thịt gà 9 cựa có mùi vị đặc biệt, rất thơm ngon và đậm đà như gà rừng. Gà 9 cựa trước đây là sản phẩm để tiến Vua không chỉ bởi thịt gà thơm ngon mà còn bởi vẻ oai nghiêm, hùng dũng của chúng.
“Vua” gà đất Xuân Sơn
Trong khi bà con gặp nhiều khó khăn trong việc nhân giống và chăm sóc gà chín cựa, anh Hà Văn Din ở bản Lạng, xã Xuân Sơn được bà con gọi là “vua” gà chín cựa vì anh Din có đàn gà chín cựa nhiều nhất xã. Anh Din còn nổi tiếng là “bà đỡ” mát tay khi anh liên tục thành công trong việc nhân giống đàn gà. Trang trại lại nằm sâu giữa rừng thuộc xóm Lạng. Anh đã phát triển trang trại được 20 năm.
Muốn đến trang trại của anh Din phải vượt qua con đường mòn xuyên rừng dài hơn cây cố. Xung quanh trang trại của anh Din là cả một miền rừng rậm rạp. Nom thấy bóng người lạ vào, đàn gà chạy toán loạn. Anh Din mới nhẹ nhàng đưa chiếc loa tay lên miệng hú vài tiếng, đàn gà như bị thôi miên. Chúng chạy lại quây lấy anh. Sẵn bao ngô trên vai, anh Din té ra đất vài nắm, đám gà trống lông ngũ sắc, nhanh như cắt kéo đến tranh giành thức ăn. Đám gà con mà sán lại gần là chúng dùng đôi chân khỏe, với những chiếc cựa tua tủa đánh cho thừa sống thiếu chết. Duy chỉ có những ả gà mái tơ, má đỏ, lông mượt mới được chúng dành cho thức ăn.
“Đám gà này ghê lắm. Anh hùng nhất khoảnh. Mỗi con tự vạch ra cho mình một khoảnh rừng. Con nào xâm phạm là bị đánh cho tơi bời ngay. Do vậy, mỗi “gia đình” gà, tôi phải để cho chúng một lãnh địa riêng”, anh Din chia sẻ.
Nhặt hết đám ngô vương vãi trên nền đất, đám gà trống lại được đà đòi ăn, nhưng anh Din bỏ mặc. Sau cả hồi đòi ăn, không được chủ đáp lại, chúng lại nối đuôi nhau vào rừng kiếm ăn. Đến lúc này, anh Din mới nở nụ cười đầy ấn ý: “Giống vật mà cho ăn no phè phỡn là nó quên chủ ngay. Giống gà này tinh ranh và rất khôn ngoan, mình cho nó ăn đói một tý, tối nó mới về. Hơn nữa, muốn chúng ra nhiều cựa, mình phải giảm trọng lượng của chúng xuống. Con nào béo trọng lượng sẽ đè nặng lên đôi chân khiến cựa của nó khó phát triển”. Hóa ra, sau nhiều năm sống trong rừng, anh Din đã viết ra được cả cuốn “binh pháp” nhân giống và chăm sóc gà chín cựa.
Theo anh Din, gà 9 cựa là giống có nguồn gốc hoang dã. Nó không ưa bị kìm kẹp hoặc nuôi nhốt chuồng. Chúng có thể tự kiếm ăn. Để bắt được một con gà như thế, anh Din phải quan sát từ chiều xem nó ngủ chỗ nào, đêm thì vào bắt. Làm như vậy sẽ rất tốn công. Một điều vô cùng quan trọng nữa là nếu để nó sống hoang dã, số lượng gà tăng rất chậm. “Muốn chúng ở gần người, quen người, mình cũng phải thường xuyên tiếp xúc với chúng. Đám gà mái đạt 8-9 tháng tuổi là bắt đầu sinh sản được. Khi chúng đẻ ngoài bụi cây, tôi đã lấy trứng của chúng về đề vào ổ gần nhà. Sáng, trưa, chiều tối, tôi đều cho chúng ăn ngô, ăn thóc. “Ăn ngon nhớ lâu”, vì thế mà đám gà mái cứ quẩn quanh trang trại, chứ không đi sâu vào rừng như trước”, anh Din chia sẻ.
Từ ổ trứng mà anh Din định sẵn, gà mái cứ theo nếp mà vào đó đẻ. Đến thời kì ấp trứng, giống gà mái này cũng hung dữ và hiếu chiến chẳng kém gì gà trống. Đó là bản tính sinh tồn của con cái bảo vệ đàn con của mình. Sau nhiều năm quan sát và rút kinh nghiệm, anh Din tìm ra “binh pháp”, muốn vật gần mình, mình phải gần chúng nhiều hơn. Khi con mái nhảy ổ vào ấp là anh Din đến sờ vào từng quả trứng một. Sau nhiều lần như thế, đám gà mái đã dần quen hơi người. Chúng không phản kháng dữ dội như trước nữa. Khi đàn gà nở ra, anh Din cất công vào rừng tìm các tổ mối, tổ kiến đào về cho gà ăn. Đám gà con ăn ngon, sướng miệng, cứ nhìn thấy ông chủ là chạy ùa lại. Lâu dần, đám gà này được cho ăn đã thành phản xạ. “Chúng thích thức ăn tươi, khi lớn lên chúng khắc vào rừng kiếm được nguồn thức ăn sẵn có. Mình chỉ cần cho ăn, thêm ngô, thêm thóc là chúng trở về nhà vào mỗi chiều”, anh Din chia sẻ bí quyết nuôi gà.
Khi đã khuất phục được đám gà trống, gà mái ở một địa điểm cố định, chúng sẽ thích ghi tốt hơn. Từ đó số trứng “đủ” trống đã tăng cao hơn hẳn. Một lứa gà cho ra đời hàng chục chú gà con. Giống gà chín cựa này cũng rất ít bệnh, sống trong môi trường hoang dã, nay được bổ sung thêm thức ăn, chúng đã phát triển nhanh hơn. Hơn nữa, anh Din cũng triệt để áp dụng các “chiêu” gần vật thì vật trả ơn. Do vậy, sau mỗi năm, số lượng gà trong đàn tăng lên nhanh chóng. Có những năm, anh Din bán được cả 50 chú gà trống 8-9 cựa.
Nhiều người cứ hỏi tôi bí quyết nào nuôi gà chín cựa thành công đến thế, tôi chỉ cười và bảo: “Bí quyết là mình nên lười chăm gà”. Quả như lời anh Din nói, mấy năm trước, nhiều đại gia ở dưới xuôi, cất công vượt rừng lên Xuân Sơn đưa gà chín cựa về trang trại nuôi. Họ hy vọng hốt bạc từ giống gà chín cựa. Tuy nhiên giống gà này được chăm sóc quá kĩ lưỡng, nên chúng phát triển kém. Điều kiện quan trọng nhất khi nuôi gà chín cựa là cần tạo ra môi trường hoang dã để phát triển.
Sản Phẩm Gà Chín Cựa Thịt
Mô tả
Không phải ngẫu nhiên mà nằm trong danh sách những giống gà tiến vua và được mệnh danh là Vua gà. Gà chí cựa nhiều thịt nâu. Thịt dai, giòn, thơm có vị ngọt thanh. Nếu so sánh chất lượng thịt gà chín cựa thơm thịt như gà rừng, nhưng ngọt thịt hơn gà Đông Tảo mà lại không dai như Gà chọi.
Sơ lược về cách chế biến thịt gà chín cựa
Thịt gà chín cựa chỉ cần chế biến theo cách thông thường thôi cũng đủ để cảm nhận được sự khác biệt đến ngỡ ngàng trong hương vị. Nhưng để có thể cảm nhận được chất lượng thịt gà chín cựa thuần khiết. Phải luộc kèm Gà với 1 vài thứ hạt rừng. Đặt trên mẹt lót lá chuối, chấm với muối chanh ớt và thưởng thức cùng rượu Quốc nội là điều lý tưởng nhất. Còn tuyệt vời hơn là khi cùng những người tri kỉ anh em bằng hữu quây quần vừa thưởng thức, vừa chia sẻ cho nhau những điều tốt đẹp hay những khó khăn trong cuộc sống. Lúc đó mới thấy được một không gian yên bình, tĩnh lặng mà đậm tình người.
Tác dụng của thịt gà chín cựa
Ý nghĩa là vậy nhưng thịt gà chín cựa còn mang lại nhiều tác dụng. Gà chín cựa tần lá rừng có khả năng chữa các bệnh gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.
Ý nghĩa tâm linh của thịt gà chín cựa
Vào những giờ khác quan trọng và thiêng liêng nhất đặc biệt là trong những dịp trọng đại người ta thường dùng t hịt gà chín cựa để bày tỏ lòng thành kính của mình.
Đêm giao thừa đặt một chú gà chín cựa lên bàn thờ thì thật là ý nghĩa biết bao, nó không chỉ thể hiện sự thành kính, hiếu thảo của người còn sống với người đã khuất mà còn là mong muốn về hoàn hảo là sợi dây kết nối giữa các thể hệ.
Hay những sự kiện trọng đại khác như ma chay, hiếu hỉ, mừng thọ trên mâm cỗ có sự góp mặt của thit gà chín cựa cũng góp phần làm nổi bật sự sang trọng ý nghĩa chắc chắn người được mời đến sẽ cảm thấy hấp dẫn và hài lòng lắm.
Sản phẩm gà chín cựa thịt là một trong những sản phẩm trọng tâm mà Trang trại gà chín cựa Xuân Sơn – Phú Thọ phát triển. Quý khách có nhu cầu mua gà chín cựa thịt làm quà tặng, quà biếu hãy liên lạc cho chúng tôi. Nếu số lượng đặt hàng lớn chúng tôi có giá cả hợp lý nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ: Trang trại gà chín cựa Xuân Sơn – Phú Thọ Địa Chỉ: Bản Cỏi – Xuân Sơn- Phú Thọ Hotline: 0968 628 572 Email: trangtraigachincua@gmail.com
Gà Chín Cựa Và Gà Đông Tảo
Giống gà 9 cựa từng được nêu trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh xuất hiện ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Gà có đầy đủ 9 cựa thì rất hiếm, phần nhiều gà chỉ có 7-8 cựa. Gà mái đẻ một lứa hơn chục trứng, ấp nở chi có sáu bảy con là gà 7 hoặc 8 cựa, còn lại là gà 1 cựa, con nặng nhất không quá 1,5 kg. Điểm đặc trưng của giống gà là chân to, chắc và mọc đều 3-4 cựa mỗi bên. Gà được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, chủ yếu thả lên đồi cho chúng tự đào bới tìm giun, dế, sâu bọ. Vì thế, tuy chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất ngon. Giống gà này đã được nuôi ở xã Xuân Sơn từ rất lâu, nhưng do cuộc sống quá biệt lập nên người dân không hề biết đó là gà quý. Mãi đến khoảng năm 2000, khi con đường được mở vào xã, thông tin phủ sóng thì mọi người mới biết. Trên một số trang mua bán online, giá gà 9 cựa đang được rao gần 300.000 đồng/kg bố mẹ, gà con khoảng 250.000 đồng một con. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số người có kinh nghiệm, gà 9 cựa thuần chủng giá không thấp như vậy. Tại hội chợ Xuân 2016, gà 7-8 cựa từ Tân Sơn đã được bán với giá 450.000 đồng/kg. Riêng gà có đủ 9 cựa giá lên tới 30 triệu đồng một con. Tân Sơn cũng là địa danh xuất hiện trong danh sách 62 huyện nghèo nhất nước.
Gà Đông Tảo, mang tên xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nơi sản sinh ra chúng. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân to và thô vững chãi, bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, thân hình bệ vệ, gà trống mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, da đỏ, có hai mãn lông cơ bản gồm mãn mận màu tím pha đen và màu của trái mận chín. Gà mái có ba mãn cơ bản gồm: mãn nõn chuối – vàng nhạt, mãn thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mãn ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. Lúc trưởng thành, con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai. Người dân trước đây thường dùng gà Đông Tảo để cúng tế-hội hè, hay tiến vua. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Gà Chín Cựa trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!