Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi Gà Chọi Con Qua Từng Giai Đoạn Phát Triển mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển khác với cách nuôi và chăm sóc cho gà trưởng thành. Do đặc thù về từng giai đoạn sinh trưởng mà chúng có những vấn đề về chất dinh dưỡng khác nhau. Nhận biết và đáp ứng được những chất cần thiết cho giai đoạn gà chọi con này giúp gà mau lớn, khoẻ mạnh. Khi đã có nền tảng vững chắc từ nhỏ khi lớn chắc chắn sẽ là chú gà chọi con sung mãn. Vậy cách nuôi gà chọi con như nào là đúng kỹ thuật?
Lựa chọn gà chọi con giống khoẻ mạnh
Trước khi tiến hành vào cách nuôi gà chọi con nhanh lớn khoẻ mạnh thì chúng ta cần phải chọn con giống tốt. Có con giống tốt thì mới phát huy được hết cách nuôi và chăm sóc cho gà. Ngược lại, nếu nuôi và chăm sóc tốt nhưng con giống chưa được chuẩn. Bố mẹ không có điểm gì nổi trội thì rất khó có thể sản sinh ra được những hậu duệ khoẻ mạnh và có năng lực.
Do vậy, hãy tiến hành chọn lọc những chú gà chọi con kỹ càng từ bố mẹ. Sao cho chúng được thừa hưởng những gen tốt từ bố mẹ ngay khi vừa mới nở. Ví dụ những gen tốt sẽ là vẻ ngoài đẹp, cứng cáp khoẻ mạnh từ lông mã cho tới vảy chân.
Như Minh Gà Chọi đã nói ở trên. Từng giai đoạn phát triển của gà sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Do vậy, hãy căn cứ vào từng giai đoạn mà bổ xung dưỡng chất hợp lý.
Gà chọi con mới nở
Giai đoạn đầu đời của gà chọi con nên cần hết sức cẩn thận. Trước hết cần đảm bảo nguồn nhiệt và nước uống cho gà mới nở. Đảm bảo rằng chúng giúp gà có thể khoẻ mạnh trong thời gian đầu.
Hướng dẫn cách nuôi gà con 1 tháng tuổi:
Hạn chế những nơi nào thoáng gió hoặc nhiệt độ quá thấp.
Bổ xung trấu và một bóng điện để sưởi ấm.
Chú ý tới các loại chuột hoặc chó mèo.
Bổ xung nước uống pha các chất úm gà hiệu quả. Ở đây có thêm vitamin và đường glucozo.
Đối với gà con có hệ tiêu hoá non nớt thì sử dụng các loại cám công nghiệp là phù hợp nhất.
Cách nuôi gà chọi con tháng đầu tiên
Sau khi đã nuôi nhốt trong khoảng vài ngày thì chúng ta chuyển giai đoạn. Cách nuôi gà chọi con mau lớn thì phân chia khoảng thời gian là cách hợp lý.
Tuần đầu tiên: Nên cho ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hoá và tránh xa các đồ ăn tanh, cứng như thóc, thịt…Lựa chọn cám công nghiệp trong khoảng thời gian đầu là việc nên làm. Trong cám cũng có những chất cần thiết cho gà con được nhà sản xuất pha sẵn.
Tuần thứ 2: có thể bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác. Bởi sau 1 tuần thì gà đã rất là nhanh lớn và hoạt bát. Những thức ăn thêm như rau xanh băm nhỏ, gạo thóc say đều được.
Tuần thứ 3: Là thời điểm gà bắt đầu ra lông nên cần bổ xung mạnh thức ăn và dinh dưỡng. Các loại mồi thịt cá nên bổ xung định kỳ khoảng 1-2 ngày/lần. Kết thúc quá trình ăn bằng cám công nghiệp.
Tuần thứ 4: Gà đã khá cứng cáp thì có thể thả trong các khu vực chất định để nâng cao bản năng săn và tìm mồi. Và cũng không quên bổ xung đồ ăn theo khung giờ đã định.
Cần chú ý bổ xung thêm các loại thuốc, vắc xin phòng các bệnh hay lây ở gà đối với gà con trong giai đoạn này.
Giai đoạn phát triển cực mạnh của gà và quyết định tới thể hình, thể chất của gà trưởng thành. Giai đoạn này gà trống bắt đầu trổ mã và học gáy. Gà mái thì phát triển buồng trứng. Do vậy cần bổ xung mạnh vitamin, thức ăn, canxi cho gà. Cách nuôi gà đá con và cách chăm sóc trong thời gian này là cực kỳ quan trọng. Chúng tạo thành khung form cho những con gà trưởng thành sau này.
Chuyển đồ ăn sang thóc hoàn toàn. Những loại thóc đã được lọc kỹ hạt lép. Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ xung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc các loại chất tanh như cá, lươn, trạch rắn rết.
Đừng quên bổ xung thêm các loại đồ ăn có chứa chất dầu như lạc hoặc đỗ để giúp lông mã của gà thêm mượt mà.
Nuôi gà chọi từ 6 tháng trở lên
Đối với các con gà chọi từ 6 tháng trở lên đã hình thành được form dáng cũng như đòn thế. Thời điểm này không chỉ chế độ dinh dưỡng là quan trọng mà còn chế độ tập luyện, om bóp. Làm sao để thể hình đã đẹp nhưng phải có lực để chinh chiến được.
Về chế độ ăn thì như trong giai đoạn trước. Tuy nhiên có thể bổ xung thêm nhiều mồi hơn để giúp cơ thể duy trì tập luyện ở cường độ cao.
Cách nuôi gà chọi con về cơ bản tới bước này là cũng gần hoàn thiện rồi đó.
Nuôi gà chọi con cần chú ý điều gì?
Thời gian cho ăn
Đây là một trong những bí kíp nuôi gà con mà nhiều người không để ý. Không chỉ quan trọng với gà chọi con mà còn cả với gà trưởng thành. Nó cũng giống như người vậy cần có mốc thời gian cho ăn hợp lý. Từ đó hình thành thói quen khoẻ mạnh cho gà.
Cách nuôi gà chọi con đúng cách là nên cho ăn trong 2 khung giờ sáng và tối. Buổi sáng sẽ là nguồn năng lượng để chúng có thể hoạt động và phát triển. Còn cho ăn buổi chiều là nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đông. Đối với gà con thì chúng có thể tự do đi kiếm mồi khi nuôi cùng với mẹ. Còn nếu nuôi riêng và tách thì bổ xung 2 bữa chính theo mốc thời gian bên trên.
Cách chọn thức ăn cho gà chọi con
Gà chọi con mới nở sẽ có khẩu phần thức ăn với gà chọi được 2-3 tháng. Do vậy, tách biệt từng loại thức ăn sẽ giúp cho bộ máy tiêu hoá của gà con được đảm bảo không bị quá tải. Dẫn tới không mắc các bệnh về đường ruột.
Với gà con mới nở nên chọn những thức ăn nhẹ nhàng như cám hoặc gạo. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn cứng khó tiêu như thóc hoặc các chất thịt cá khác.
Khi muốn cho ăn 1 loại thức ăn mới nên cho ăn từ từ và theo dõi sức khoẻ của gà. Gà con có bị đi ngoài khi ăn các thức ăn mới này hay không? Và từ đó quyết định tăng số lượng thức ăn theo thời gian.
Đừng quên bổ xung thêm các loại rau củ quả giúp cung cấp các chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn gà còn nhỏ thì đây là việc khá quan trọng.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ
Một điều quan trọng cực kỳ khi tìm cách nuôi gà chọi con mau lớn đó là các vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ở gà như hen, niu-cat-to, bại liệt, đậu… Các loại thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể gà sẽ sinh ra những kháng thể cần thiết bảo vệ gà chọi con.
Điều kiện nuôi nhốt môi trường
Gà chọi con đang trong giai đoạn lớn nên rất cần 1 chế độ nuôi nhốt hợp lý. Những khu chuồng nuôi rộng rãi, thoáng mát và sách sẽ là phù hợp nhất. Đừng quên bổ xung thêm rất nhiều nguồn sáng mặt trời tự nhiên để giúp gà chọi con có thể bổ xung canxi một cách dễ dàng nhất.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Con Theo Từng Giai Đoạn Phát Triển
Khi gà mới nở
Lúc này chăm sóc gà chọi con cần đảm bảo chuồng úm luôn có thức ăn và nước uống sạch sẽ. Đồng thời nước nên pha thêm 5g đường glucozo và 1g vitamin C/ trên 1 lít làm tăng sức đề kháng. Nên thay trấu trải nền mỗi ngày tránh vi khuẩn.
Gà mới nở có thể cho ăn cám công nghiệp
Chế độ ăn trong tháng đầu tiên sau khi nở cụ thể là:
Tuần 1: Cho ăn hoàn toàn cám công nghiệp, cũng có thể xen kẽ cám công nghiệp với gạo, tấm với rau xanh băm nhỏ.
Tuần 2: Cho ăn thêm thóc xay đã được loại bỏ trấu với cả thịt đã nấu chín. Rau xanh vẫn giữ nguyên khẩu phần.
Tuần 3: Ngừng cho ăn cám công nghiệp và thay bằng thóc xay, vẫn kèm thêm rau xanh và thịt được nấu chín.
Tuần 4: Gà cứng cáp thì thả ra cho đi với mẹ kiếm ăn và tự do bay nhảy song vẫn phải đảm bảo lượng thức ăn cho các bữa chính.
Lưu ý luôn theo dõi tình trạng phân gà và cho uống các loại thuốc phòng bệnh CRD, bệnh hô háp hay thương hà. Trời mà ấm áp thì cho gà tắm nắng sớm.
Khi còn nhỏ có thể cho theo gà mẹ đi kiếm ăn
Khi gà 2-5 tháng tuổi
Lúc này là lúc gà thay lông và phát triển giới tính rất rõ ràng. Gà trống trổ mã và tập gáy. Gà mái lông óng mượt và chuẩn bị sinh sản. Cần bổ sung lượng lớn chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của gà.
Chăm sóc gà chọi con giai đoạn này không được dùng cám công nghiệp để tăng trọng. Thức ăn chính vẫn là thóc lúa đã đãi sạch và loại bỏ tạp chất. Sau đó đem phơi khô rồi mới cho gà ăn.
Gà nào chọn đi đá phải nuôi tách riêng ra
Ngoài ra cần bổ sung mồi như thịt bò, dế và lươn trạch nhỏ, cá chép ăm nhỏ. Gà đá thì cần tách đàn chăm riêng. Cần tắm và tỉa lông định kỳ cho gà.
Khi gà 6 tháng tuổi trở lên
Chúng ta vẫn tiếp tục duy tri chế độ dinh dưỡng như những tháng trước đó. Song cần thực hiện thêm một chế độ luyện tập tăng dần từ thấp đến cao. Mục đích là rèn luyện cơ thể dẻo dai và rắn chắc cho gà. Bên cạnh đó vô nghệ thêm để da dẻ dày dặn.
Cách chăm sóc gà chọi con tùy giai đoạn mà có sự thay đổi. Song ở giai đoạn nào cũng phải chú trọng phòng bện định kỳ. Có như thế mới hạn chế tối đa bệnh dịch gây bất lợi.
Cách Nuôi Heo Con Mau Lớn. Thức Ăn Cho Heo Con Theo Từng Giai Đoạn
I. Dinh dưỡng cho heo con theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn phát triển của heo con bà con cần chú ý cung cấp nguồn thức ăn phù hợp. Dinh dưỡng sẽ quyết định chính đến giai đoạn tăng trưởng của heo, hình thành nạc thịt heo. Nguồn dinh dưỡng cần phù hợp giữa thành phần, tỉ lệ, giá trị dinh dưỡng và chất lượng thức ăn. Cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất đó là nguồn thức ăn phải luôn sạch sẽ, chất lượng không có nấm mốc, ôi thiu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của heo, đặc biệt là heo con.
Đặc điêm của heo con đó là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, nó cũng như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng vậy. Bên cạnh đó là khả năng tự điều hòa thân nhiệt rất kém, heo con không thể chịu được lạnh quá hoặc nóng quá. Heo con sau sinh cần nhất là nguồn sữa mẹ, khi thay đổi thức ăn phải từ từ, từ lượng đến thời gian ăn phải hợp lý. Khi đã tìm hiểu, nắm rõ về đặc điểm sinh lý của heo con sau sinh thì bà con sẽ có kế hoạch chăm sóc heo dễ dàng hơn.
1. Giai đoạn sau sinh:
Heo con sau sinh thì nguồn dinh dưỡng duy nhất và cần thiết nhất đó chính là sữa mẹ. Ngay sau khi heo sinh ra cần được bú mẹ càng sớm càng tốt. Heo con thường có đôi răng nạnh sắc nhọn sẽ làm ảnh hưởng đến vú mẹ và quá trình bú nên bà con cần bấm răng nanh khi sinh để heo tiếp cận nguồn sữa mẹ tốt hơn.
Sau sữa mẹ thì cần tập cho ăn dặm càng sớm càng tốt. Giai đoạn tập ăn từ ít đến nhiều, từ 1 cữ đến nhiều cữ trong ngày. Sau khi heo con đạt trọng lượng từ 15kg trở lên thì bắt đầu cai sữa.
Khi heo con cai sữa bà con bắt heo sang chuồng khác, tách biệt hẳn với heo mẹ. Chú ý tránh để heo stress kinh ăn, sợ ăn thì phải để chúng làm quen từ từ, không bắt nuôi chung cùng đàn heo khác dễ khiến chúng cắn nhau.
Giai đoạn này thì tăng lượng cám heo. Thức ăn sau cai sữa cần có dinh dưỡng cao (lượng protein thô cần đạt 17-18%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3100 kcal/kg thức ăn hỗn hợp). Bà con nên chế biến thức ăn thành dạng bột như bột ngô, đỗ tương, bột gạo, bột cá nhạt để heo tập ăn từ từ.
Sau cai sữa thì heo con cần được tẩy giun đồng loạt. Việc tẩy giun giúp heo ăn nhiều, mau lớn và tránh được nhiều bệnh tật khác.
3. Giai đoạn heo choai
Giai đoạn heo choai được tính từ 31 -60kg. Đây là thời điểm để bà con vỗ béo cho heo bằng các nguồn thức ăn khác nhau, đa dạng chất dinh dưỡng và tăng lượng thức ăn. Heo sẽ nhanh chóng phát triển kích thước cơ thể, phát triển về chiều dài, chiều cao, khung xương. Thức ăn cho heo choai ngoài cám thông thường thì cần bổ sung chất xơ từ rau xanh, chuối…đồng thời cho heo vận động, sưởi nắng để heo chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt, khung xương phát triển chắc chắn và khỏe.
4. Giai đoạn vỗ béo để xuất chuồng
Giai đoạn vỗ béo tăng cường thức ăn giàu năng lượng và tăng tỉ lệ nạc, giảm thời gian vận động của heo để heo tập trung năng lượng vào tăng kích thước, trọng lượng. Thức ăn giai đoạn này có thể gồm cám công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa để giúp heo tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bà con chú ý, mỗi giai đoạn chăm sóc heo con cần ghi lại lịch trình chăm sóc, thức ăn về nguồn dinh dưỡng, số lượng để có thể kiểm soát sự phát triển của heo, tiết kiệm chi phí tối đa.
Heo con mới sinh có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng không cao nên kỹ thuật chăm sóc cũng phải đặc biệt hơn. Đối với chuồng trại cần vệ sinh thường xuyên, khử trùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chất thải cần được xử lý ngay để giảm nguồn bệnh lây lan. Chú ý theo dõi từng biểu hiện của heo con vì chúng rất dễ nhiễm bệnh, không sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết.
Trường hợp heo còn cần đến thuốc thì mới khỏi bà con nên nhờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ thú y. Heo con dễ lây bệnh cho nhau, làm cho cả đàn có nguy cơ bị chết nên cần có bác sĩ thú y chuyên môn thì mới có hướng điều trị đúng cách, giúp bà con chữa khỏi bệnh cho đàn heo, tránh thiệt hại về kinh tế.
Nuôi heo con muốn mau lớn, sạch bệnh thì cần nắm vững các kiến thức thì khi heo sinh ra đến quá trình chăm sóc. Bà con nên có sổ theo dõi để đúc kết kinh nghiệm, tùy chỉnh cách chăm sóc để đảm bảo có được đàn heo con mau lớn, xuất chuồng với chất lượng như ý.
Cách Nuôi Gà Tre Đá Cựa Sắt Hay Qua Ba Giai Đoạn
Cách nuôi gà tre đá cựa sắt hiện nay được nhiều anh em rất quan tâm. So với đá gà chọi thì đá cựa được nhiều người thích hơn. Bởi thời gian phân định thắng thua nhanh, các trận đấu nảy lửa và máu chiến.
Cách nuôi gà tre đá cựa sắt thông qua luyện tập
Không có cách nào nuôi gà tre đá cựa sắt hay bằng việc luyện tập cả. Thông qua quá trình “mài giũa”, bạn sẽ sở hữu được những chiến kê tốt nhất với:
– Khả năng chiến đấu
– Tính cách hung hăng, máu chiến
– Bản tính gan lì, chịu đòn giỏi
– ….
Phương pháp nuôi gà tre đá cựa sắt qua ba giai đoạn
Thứ nhất: Giai đoạn huấn luyện sức bền
Trong giai đoạn huấn luyện sức bền thì bài tập quan trọng nhất đó là xổ gà. Cứ áp dụng 2 – 3 lần trong tuần và cho luyện tập liên tiếp trong vòng 3 tuần.
Bên cạnh xổ gà thì nên két hợp với gà trình vào nghệ. Cách này giúp gà sở hữu làn da săn chắc và day hơn. Trong quá trình chiến đấu nếu chẳng may trúng đòn sẽ giảm thiểu sự đau đớn.
Thứ hai: Giai đoạn huấn luyện thể lực
Do đó các sư kê nên áp dụng bài luyện tập chạy bội cho gà chiến. Cách thực hiện rất đơn giản. Cho 1 con ở ngoài, 1 con ở trong bội giao đấu với nhau.
Lưu ý: Nên quấn mỏ trước để hai chiến kê tránh bị thương trong lúc luyện tập. Ngoài ra chỉ áp dụng phương pháp này khoảng từ 7 – 8 giờ sáng.
Thứ ba: Giai đoạn trong khi phục hồi
Trong quá trình luyện tập hay chiến đấu, chiến kê của bạn sẽ không tránh được tình trạng bị thương. Đừng để những dấu vết ấy làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng của gà chiến. Cần chăm sóc thật kỹ, áp dụng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi thật tốt để phục hồi nhanh chóng.
Ở giai đoạn này các sư kê nắm giữa vai trò rất quan trọng. Hàng ngày sử dụng khăn ấm và thoa nghệ lên vết thương. Riêng với những vết thương nặng thì tìm sự trợ giúp của thuốc hoặc bác sĩ nếu cần.
Những điều cần lưu ý trong cách nuôi gà tre đá cựa sắt
Ngoài ba giai đoạn cần nhớ khi nuôi gà tre đá cựa sắt thì vấn còn rất nhiều những yếu tố quan trọng mà các sư kê cần lưu ý, cụ thể:
– Yếu tố dinh dưỡng cũng cực kỳ cần thiết. Ngoài lúa và thóc là hai thức ăn chính thì nên bổ sung thêm mồi, protein, khoáng chất và vitamin.
– Vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống thường xuyên để tránh bệnh tât.
– Nên phủ bạt che chắn chuồng vào mùa đông để giữ ấm cũng như hạn chế bệnh tật.
– Thả gà tự do di chuyển, đi lại trong vườn để kiếm ăn. Vừa tập luyện cho đôi chân, vừa giúp chúng quen dần với thời tiết ngoài trời.
– Khi áp dụng chế độ luyện tập cần kết hợp với vào nghệ, dầm cẳng, massage,.. để chiến kê có sức khỏe tốt nhất.
– Riêng đối với gà tre đá cựa sắt nên hạn chế cắt tỉa lông. Bởi với chúng, nó như một bộ áo giáp, cản trở những lực đòn tấn công từ đối phương và hạn chế những vết cắt từ cựa sắt.
– ….
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi Gà Chọi Con Qua Từng Giai Đoạn Phát Triển trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!