Đề Xuất 3/2023 # Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt # Top 5 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gà đá bị rót có biểu hiện gì?

Người nuôi gà chọi lâu năm hẳn sẽ biết “Gà rót” là từ lóng chỉ con gà đá nhát đòn, lỏn lẻn, không chịu cự, đánh nhau. Biểu hiện này thường xuất hiện khi gà đã thua 1 lần từ đó sợ đòn đau, cứ gặp đối thủ là bỏ chạy.

Một số biểu hiện của gà bị rót, lỏn lẻn, cự yếu qua mô tả của người nuôi:

• “Gà nhà em mới mua về cự xổ quá chừng nhưng qua 2, 3 ngày sau nó không chịu cự con nào nữa hết. Cứ xổ là chạy” – Nguyễn Văn Toàn.

Nhà Cái TOBET88 đá gà online cựa dao, cựa sắt mỗi ngày – Đăng ký tobet88 nhận ngay 100k vào tk Ngân Hàng!

• “Gà nuôi cả tháng trời vốn cực sung cự xổ ầm ầm ko ngán con nào. Bỗng dưng giờ lúc chuẩn bị nuôi đá thì lại sợ con gà thái. Gà không có dấu hiệu gì về bệnh tật hay thay lông, Bổn bang thuộc loại hay, chịu cựa tốt, nó cũng không còn tơ. Ko biết gà mình như vậy là nó bị gì ?” – Lê Mạnh.

• “Gà nhà mình mùa đầu không vấn đề gì, xổ thoải mái, không sợ gì, nhưng khi thay lông thì lại lỏn lẻn hẳn, nhốt chung với con nào thì chỉ một lúc từ sáng đến chiều là dựng tóc gáy hết lên. Nuôi lâu rồi mà không biết trị sao nữa.” – Việt Trần.

• “Xin thỉnh giáo các sư kê. Gà nhà mình có phải bị rót không? Trước sống ở chỗ quen thì nó đá như điên nhưng mới chuyển qua chỗ lạ thì nó không chịu đá gì hết, kêu tiếng gà mái và sừng lông cót lên” – Hảo Kê.

Nếu gà chiến nhà bạn cũng đang gặp một trong những biểu hiện miêu tả ở trên thì điều cần làm bây giờ là tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách nuôi gà bị rót hợp lý nhất.

Nguyên nhân gà bị rót, lỏn lẻn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gà bị rót là do đã từng thua trận.

Gà bị om đòn, đau trong người khi bị bắt chiến với con gà mạnh hơn nhiều.

Gà chưa đủ tuổi nhưng bị nhốt chung với gà già hoặc bị ép chiến với gà lớn.

Gà thả vườn, nhát người.

Ngoài ra, gà cũng có thể bị lỏn lẻn, không chịu cự sau khi thay lông.

Gà bị rót phải làm sao – cách trị gà bị lỏn lẻn

Biện pháp nuôi gà bị rót mau khoẻ, sung và cự tốt trở lại là úp bội cũng như chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho chúng.

Cách nuôi gà bị rót

Có hai cách để giúp gà sung hơn không bị lỏn lẻn, nhát đá nữa, đó là nuôi cách ly cũng như tạo cho chúng cơ hội làm thủ lĩnh.

Về cách ly thì cần làm ít nhất nửa tháng ở lồng tối. Song song với đó, bạn thả gà ra vườn cho chúng làm thủ lĩnh. Nếu bệnh không nặng, chắc chắn chỉ trong khoảng thời gian 2 – 3 tuần đầu là gà sẽ cải thiện rõ rệt rồi.

Bên cạnh, cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập gà đá để tăng sức chịu đựng, độ dẻo dai và chịu đòn tốt cho chúng.

Úp bội cho gà

Úp bội là biện pháp hữu ích nhất có thể sử dụng khi nuôi gà đá bị rót. Cách làm là tách gà ra riêng hoặc nhốt vào 1 ô chuồng.

Sáng sớm (khoảng 7 – 8 giờ) thực hiện úp gà ngoài sương bằng hai bội – bội lớn úp ngoài, bội nhỏ úp trong. Ngoài ra, nên để 1 con gà ở ngoài để chạy bội giúp tăng thể lực. Chú ý, không để 2 con có cơ hội đụng mỏ nhau. Cứ làm vậy cho đến khi gà không sợ và chạy thì cho xổ gà lông.

Chế độ dinh dưỡng cho gà bị rót

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi gà. Đối với gà bị rót cũng vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cho gà trở nên hưng phấn và sung mãn hơn kết hợp với chế độ luyện tập thì gà sẽ càng ngày càng gan lỳ hơn rất nhiều.

Thành phần trong chế độ nuôi gà đá với dinh dưỡng của gà bao gồm:

Thóc, lúa: Giúp gà chắc nịch hơn.

 –  Rau xanh: Bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho gà.

Sâu super worm hoặc dế: Giúp tăng độ hưng phấn cho gà.

 –  Thịt bò: Bổ máu, tăng độ sung mãn.

Lươn, trạch nhỏ hoặc cá chép: Giúp chắc xương, tăng sức bền cho gà đá.

 –  Các loại vitamin cần thiết: A, K, C, B1, B12.

Chế độ luyện tập

Bên cạnh chế đọ dinh dưỡng thì luyện tập là yếu tố không thể thiếu với gà bị rót. Chỉ có luyện tập thì mới đẩy được gà trở nên sung hơn. Khi tập luyện, chú ý nên áp dụng các bài tập cơ bản trước đẩy dần theo tần suất và mức độ. Một số bài tập có thể sử dụng cho gà bị rót là:

1. Vần đòn, vần hơi.

2. Chạy bội.

3. Quần sương.

4. Dầm cán.

Thời gian của các kỳ vần thay đổi theo kỳ vần 1 đến 4 đối với vần đòn và 1 – 3 đối với vần hơi. Các bài tập còn lại có tác dụng làm tăng sức bền, độ dẻo dai và làm chân trở lên cứng cáp hơn.

Cho gà chạy bội để rèn luyện thể lực và độ sung

Trong trường hợp gà chọi bị yếu chân thì cũng có thể cho gà dầm cán kết hợp với các bài tập chân như chạy lồng hoặc tung lên cao cho rơi tự do. Như vậy chân gà sẽ trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Cũng là cách làm cho gà sung mãn, bền bỉ hơn rất nhiều.

Một biện pháp khác giúp gà rót mau cự là om nghệ cho chúng.

Sau các bài tập, các kỳ vần sẽ là quá trình om bóp cho gà làm tăng khả năng chịu đòn. Và hạn chế được các vết thương sâu do đối thủ gây ra trong quá trình thi đấu. Công thức om bóp cho gà chủ yếu bằng rượu nghê và ra nghệ bằng nước chè tươi. Với cách nuôi gà đá bị rót thì chỉ thực hiện om bóp khi gà có đủ sức khỏe, trọng lượng.

Tuyệt đối không thực hiện khi gà đang bệnh, quá gầy hoặc quá yếu. Bởi như thế sẽ làm phản tác dụng của việc om bóp. Không những không làm cho da gà dày lên mà còn làm thể trạng gà ngày một yếu đi.

Om bóp nghệ cho gà

Thuốc trị gà bị rót

Thuốc trị gà bị rót cũng là một món không thể thiếu trong giao đoạn nuôi này. Một số loại thuốc trị rót, cự yếu, lỏn lẻn được đánh giá cao gồm có Lampam, Super Energy,… Có tác dụng làm gà trở nên hứng phấn, lỳ lợm và máu lửa hơn.

Cộng dụng của thuốc trị gà rót:

Bổ sung các vi chất cầ thiết với gà như vitamin, amino axit.

Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng cho gà.

Tăng cường phát triển, thúc đẩy gà mau cự.

Giúp gà thoải mái sau khi thi đấu, giảm stress khi thay đổi môi trường.

Chống rớt bo khi vận chuyển gà đi xa.

Nếu đã thực hiện tất cả các cách ở trên mà gà vẫn bị rót thì cần xem xét lại giống nòi của chúng. Có khả năng chúng bị rót bẩm sinh thì sẽ bị coi là hỏng, không có khả năng đá nữa, nên thay thế bằng con gà khác sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, mỗi ngày ĐáGà.Me sẽ trực tiếp các trận đá gà khác nhau tại Trực Tiếp Đá Gà.

Cách Nuôi Gà Chọi Chiến

KỸ THUẬT NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN CHI TIẾT, KHOA HỌC CHO GÀ SUNG, MÁU CHIẾN NHẤT

1. Chọn giống gà chọi chiến

Gà nòi được dùng để chỉ chung cho gà nòi đòn và gà nòi cựa (gà đòn và gà cựa) Ở mỗi vùng lại có một cách gọi khác nhau. Ở miền bắc thường gọi gà nòi là gà chọi, ở miền Trung lại gọi là gà đá, miền Nam hầu hết gọi là gà nòi.

Gà đòn: có đặc điểm chân vàng màu nghệ da non, ở nách cũng có màu vàng nhưng hơi nhạt, thân hình to lớn, vạm vỡ, mắt sâu hoắm. tình tình gan lì, cổ trụi, chân cao và có 2 loại là gà Mã lại (Mã mái) và gà Mã chỉ.

Gà cựa: có đặc điểm chân nhỏ, toàn gân xương, thịt bủng beo, cựa dài, nhọn hoắt, sắc bén. Mắt lanh lợi. Loại này không tham ăn. Gà nòi cựa ở miền Nam có bộ lông mượt nhiều, phủ giáp hai bên hông dài lòng thòng trông rất đẹp mã.

Đối với gà chọi chiến, khâu chọn giống là quan trọng hơn cả. Việc chọn giống gà chọi có những yêu cầu khắt khe.

Chọn lọc giống ông bà thông qua ngoại hình và trong lượng cơ thể. Con giống yêu cầu khỏe mạnh, không bị dị tật bẩm sinh, thân hình đẹp, cân đối.

Chọn gà chọi con 1 ngày tuổi:

Sau khi gà con nở cần tách riêng trống mái rồi cân 10% tổng số gà nở để xác định khối lượng trung bình của cả đàn. Tiếp theo chọn lọc những con có trọng lượng lấp xỉ bằng trọng lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.

Ngoại hình cần đạt tiêu chuẩn: lông tơi xốp, khô, thân hình cân đối, mỏ và chân cứng cáp, bụng thon nho, không bị hở rốn, không bị dị tật, dáng đi khỏe khoắn.

Loại bỏ những con: mắt kém, vỏ vẹo, cổ vẹo,lưng cong, không có phao câu, xương lưỡi hái bị vẹo, dị dạng, bàn chân bị sưng hoặc nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối, cơ ngực phát triển không bình thường.

2. Làm chuồng nuôi gà nòi đúng tiêu chuẩn

Xây chuồng nuôi đơn giản:

Để thực hiện được đúng cách chăm sóc gà đá cần làm chuồng rộng rãi, cao ráo, khi nhốt gà không bị tù túng, đảm bảo tính chất háu chiến. Ngoài ra cách làm chuồng trại nuôi gà chọi này còn đặc biệt quan trọng với mô hình nuôi gà chọi tập trung.

Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng Đông Nam, nên hạn chế hướng Đông, Tây Nam và hướng Bắc.

Mái chuồng lợp bằng tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng phù hợp để thoát nước tốt nhất, mái nhô ra ít nhất từ 20 – 30cm để che mưa, gió tốt nhất cho gà.

Nơi làm chuồng phải có ít nhất từ 30cm đảm bảo trong chuồng không bị ẩm ướt khi trời mưa.

Dãy chuồng xây bằng gạch, chia thành các ô nhỏ, mỗi ô rộng từ 2 – 4m2, chiều cao từ 1 – 1,5m, bề rộng 1 – 1,2m trở lên.

3. Thức ăn nuôi gà chọi

Nguồn thức ăn quyết định đến khả năng sung mãn, hình dáng mẫu mã.

Nuôi gà chọi đá không nên cho ăn cám công nghiệp. Thay vào đó, các hộ nuôi có thể tận dụng thức ăn có sẵn, thức ăn tự sản xuất gồm:

Thóc lúa: Đây là nguồn thức ăn chính của gà đòn giúp tăng thể thực, sức khỏe và khả năng chịu đòn.

Rau xanh: Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt vào những ngày nắng nóng. Một số loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ , thân cây chuối băm nhỏ bằng máy băm chuối (thân cây chuối chỉ cho ăn từ 2- 3 lần/tuần).

Các loại thảo dược, thức ăn bổ sung: Có thể sử dụng tỏi, gừng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh triệu chứng khó tiêu, đồng thời có tác dụng làm ấm cho gà khi đến mùa lạnh, gió rét. Bổ sung vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học…

Các loại mồi: Các loại mồi sẽ cung cấp protein, chất đạm, sự hưng phấn và sung mãn của gà từ đậu trận đá đến cuối trận. Các loại mồi chủ yếu như: sâu, lươn, trạch nhỏ, thịt bò, tôm tép nhỏ, cá chép nhỏ, dế, giun quế, giun đất.

Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh, người nuôi không nên dùng ếch nhái làm mồi vì loại mồi này có chứa rất nhiều đạm, có thẻ làm tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ, sức bền kém.

4. Nước uống cho gà

Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không có lẫn tạp chất. Nhiệt độ của nước không được quá lạnh, quá nóng, duy trì từ 7 – 28 độ C.

5. Chế độ chăm sóc gà khỏe mạnh

Mỗi ngày ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều. Vào trưa lúc 12 – 13 giờ cho ăn thêm bữa phụ là một ít mồi, rau củ quả tươi.

Chỉ cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, không được cho chúng ăn no căng diều vì ăn no sẽ lường, béo tốt, không chịu lùng sục tìm ăn, khả năng chiến đấu bị sụt giảm, mất đi bản năng sinh tồn tự nhiên. Thông thường chỉ nên cho ăn từ ½ – ⅔ diều gà.

Mỗi tuần vào lúc mát trời thì nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tật.

Gà chọi chiến đến 7 tháng tuổi thì thích hợp để cắt tai tích. Tiến hành cắt vào ngày trăng khuyết để gà bớt chảy máu, bớt đau. Tránh cắt vào những ngày nắng.

Trước khi cắt tai tích, nên cho gà uống 1 viên vitamin K.

Sáng cho gà ăn uống bình thường, đến trưa sau 11 giờ thì dừng không cho uống nước, đến chiều sau 6 giờ thì tiến hành cắt tai tích.

Dùng kéo hoặc dao lam để cắt tai tích. Tuy nhiên khi cắt bằng dao lam thì sẽ gọt được phần nhỏ li ti bị chìa ra.

Cắt tỉa lông có vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc gà chọi chiến. Nếu không cắt tỉa, bộ lông sẽ “phá” ngoại hình, khiến cho gà chiến đấu khó khăn hơn.

Phơi nắng cho gà chọi giúp chúng có một thân hình dẻo dai, khỏe mạnh, bền sức. Đồng thời, ánh nắng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp gà hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, có bộ da đỏ, đẹp, xương cứng cáp, để gà có tinh thần sảng khoái nhất.

6. Cách huấn luyện gà chọi máu chiến

Cho gà chọi đá thử từ 1 – 5 trận, con nào không có khả năng chiến đấu thì loại ra.

Quần sương gà nòi: Là cách cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ tươi giã nhỏ, đem hòa với rượu trắng + nước trà + nước tiểu trẻ em rồi đem xát lên vùng da đã cắt lông. Tiến hành đều đặn trong vòng 3 tháng thì da gà sẽ dày lên, tăng khả năng chịu đòn rất tốt.

Dầm cẳng: Tiến hành dầm cẳng trước 1 tháng khi thi đấu. Chuẩn bị hỗn hợp gồm nghệ giã nhỏ + muối ăn + nước tiểu ngâm chân gà.

Vần gà chọi:

Vần gà nòi là cách tập luyện để gà có sức khỏe dẻo dai, chuyển từ 1 con gà mộc sang gà chiến. Và có 3 hình thức vần gà như sau:

Vần gà với gà (vần hơi/ vần đòn): dùng 2 gà cuốn chân, sau đó bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau.

Vần gà với người (tập bộ): sử dụng hình thức tập quay thóc.

Cho 2 gà chạy lồng, bên ngoài có 2 người theo dõi đếm vòng

Cách Nuôi Gà Đông Tảo

Để nuôi được giống gà quý hiếm và cổ truyền này thành công, trước hết bạn cần nên tìm hiểu qua về các kỹ thuật và cách nuôi gà Đông Tảo cơ bản sau:

Kỹ Thuật làm chuồng nuôi gà đông tảo thuần chủng

Cách làm chuồng gà Đông Tảo

– Để làm chuồng nuôi được giống kê quý hiếm này đạt chất lượng cao, bạn có thể nuôi theo cách thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng tốt nhất nên nuôi thả vườn vì giống gà chân to này là loại gà rất hoạt bát. Chúng sẽ lớn nhất hơn khi thả vườn, hơn nữa nuôi thả vườn thì sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to hơn.

– Khi làm chuồng cần lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.

– Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bạn nên bố trí các máng ăn và máng uốn đều nhau; đảm bảo cả đàn gà đều phát triển đồng đều.

– Vệ sinh chuồng trại sạch sẻ để tránh bệnh dịch. Bạn có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun – xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.

Cách làm lồng úm cho gà đông tảo con mới nở:

Lồng úm cho gà đông tảo con mới nở

– Làm lồng úm cho gà mới nở chú ý giữ kín gió và không để gà bị lạnh.

– Lồng úm gà có kích thước cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Cần bao quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng hợp lí giúp chuồng gà luôn ấm, tránh gà bị nhiễm bệnh. Lồng úm cần phải tránh được gió lùa vào để gà không nhiễm lạnh. Gà mới nở cơ thể còn yếu và lông tơ ít, nên khả năng nhiễm bệnh và chết dần cao hơn với các giống gà khác. Nên cần chú ý trong khâu làm lồng úm.

– Trước khi cho gà mới nở vào lồng úm, lồng úm phải được xát khuẩn bằng thuốc xát khẩn và vệ sinh chuồng sạch sẽ hơn.

Cách làm chuồng khi gà đang phát triển

– Nơi làm chuồng nuôi gà đông tảo phải cao ráo, thoáng mát, tránh mưa gió tạt vào quá nhiều và tránh chim chuột vào ban đêm.

– Xây nền chuồng cao hơn nền mặt đất giúp tránh mưa ngập và khí lạnh từ đất, đồng thời phủ lớp trấu lên nền chuồng cho gà ngủ được ủ ấm.

– Xây vách chuồng nên xây cao lên khoảng 0,5m, dùng gạch xây cho chắc chắn. Để ngăn gà không bay qua lại giữa các ô chuồng nên dựng vải nilon trên trần ô chuồng. Dựng lưới nilong lên cao khoảng 3m trở lên là tốt nhất.

– Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm, mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.

– Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chạy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.

Cách chọn gà đông tảo giống thuần chủng

Gà đông tảo con thuần chủng

Trong chăn nuôi gà nào cũng vậy, việc chọn gà giống con là khâu quan trọng nhất. Gà giống con thuần chủng phải được mua ở những nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô và khép kín.

Trước khi bắt gà giống con thuần chủng về phải chuẩn bị kỹ chuồng úm, ở chuồng phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Chuồng úm phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu).

Khi gà con 01 ngày tuổi cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn lúc 1 – 2 ngay đầu cho sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Cách Nuôi Gà Chọi Tơ

Bài viết hướng dẫn các bạn cách nuôi một con gà tơ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi từ chế độ dinh dưỡng, cách cắt tai, tích, cách tỉa lông đến chế độ tập luyện, xoay xổ, vần vỗ… Chú ý đây là bài viết được sưu tầm từ tác giả BaNoi tại trang ganoi mà mình thấy rất chi tiết nên các bạn có thể đọc và tham khảo.

Phải nói là khi bước vào tháng thứ sáu trở đi, gà chọi ít nhiều mang cái nét của con gà tơ hơn là con gà giò choai choai chỉ biết chạy quanh sân để kiếm ăn. Gà chọi tơ bắt đầu học gáy từ tháng thứ 6 trở đi nhưng cũng có nhiều con học gáy sớm hơn. Thường những con gà chọi tơ học gáy vào 4 hay 5 tháng tuổi chỉ biết gáy vài tiếng “te… te…” mà thôi và hầu hết là gà “anh hoa phát tiết” trước tuổi nên thường bị “đẹt” và nhỏ chặng. Một khi học gáy, gà chọi tơ nhìn rất hùng dũng oai phong khác hẳn thời còn là gà con ngổ ngáo. Lông mã trên lưng nó bắt đầu lởm chởm mọc ra. Ở cái tuổi “trổ mã” này nếu không có con gà trống gốc đi lại trong sân thì con gà tơ bắt đầu trổ mòi hung hăng rượt mấy ả gà mái chạy “sút” lông đuôi. Tùy theo giòng gà có dữ hay không nhưng thường là gà tơ vào tuổi này bắt đầu “gây hấn” với anh em trong nhà. Nhất là những trang trại rộng gà thả đi ăn rong, nhiều khi chỉ sau một trận mưa làm uớt lông mặt hay bị xình lầy bôi bẩn là hai con gà tơ cùng bầy thấy lạ mặt nhau xông vào quần thảo liền. Người viết còn nhớ lúc nuôi gà chọi trong ruộng. Tối khi gà lên chuồng đi kiểm kê đám gà choai choai thấy mất 2 con bèn xách đèn pin ra mấy vồng khoai lang khoai mì tìm thì thấy 2 con gà con đang đá “lịch bịch” từ hồi nào không biết và nằm chèm nhẹp dưới bùn xình. Dân chơi gà gọi là đá “tách bầy” và phân chia thứ vị cao thấp trong bầy.

Nếu gà chọi tơ đá tách bầy mà chủ kê không biết để bắt ra thì nhiều khi gà bị dập dạp hư lông non và bị thương tích nặng. Đây là lúc chủ kê bắt đầu tách gà nuôi riêng một mình nó nếu có sân hay vườn rộng, còn không phải lấy lồng bội (bu) chụp và nuôi riêng ở một nơi. Mặc dù gà chọi rất dạn dĩ với người, rất dễ bắt và bồng lên vô tay nhưng chủ kê hay sư kê phải cận kề với con gà mình nuôi để con gà mến tay chủ. Trong hai đến 4 tuần lễ đầu sau khi được nuôi riêng con gà tơ sẽ rất sung lực và có nhiều bộ tịch rất ngộ nghĩnh. Chẳng hạn như nó “giựt le” với người chủ bằng cách đứng dáng điệu kên kên, mắt ngó nghiêng và sẵn sàng điệu “múa” với bên cánh thả xệ xuống và dè dè nếu chủ kê lấy tay búng “tróc tróc…” quanh mình nó. Đôi khi nó buông thấp hai cánh xuống ngang đùi, cúi xuống mổ đất và túc liên hồi mỗi lần thấy chủ kê lại gần hay rít lên trong họng khi được chủ kê bồng ra khỏi bội gà săn sóc và vuốt ve. Trông con gà chọi tơ đang học đòi cung cách lịch lãm và hào hoa của chàng gà tơ “háu đá” rất là vui mắt và là phần thưởng thích thú.

– Buổi sáng vào khỏang 8 – 9 giờ cho gà ăn lúa, ngũ cốc

– Buổi trưa vào khỏang 12 giờ cho gà ăn thực phẩm tươi có nhiều chất đạm và rau trái.

– Buổi chiều vào khỏang 4 giờ chiều cho gà ăn lúa, ngũ cốc

– Vào ban đêm vào khỏang 8 giờ tối cho gà ăn thêm lúa và ngũ cốc rồi cho gà uống nước (3 vắt từ khăn làm nước) trước khi cho gà đi ngủ. (Chú ý: Cái này có cũng thì càng tốt nhưng không có thời gian thì bỏ bước này đi cũng không sao)

Thức ăn đựng trong máng không nên cho nhiều quá để tránh tình trạng gà ăn dầm dề và nghịch tung vãi ra chuồng. Sau khi đã biết sức ăn của gà sau vài lần quan sát mức độ chủ kê sẽ cho gà ăn đúng liều lượng và đúng mức vừa no của nó. Đừng bao giờ cho gà ăn no “cành hông” và vác bầu diều đi đứng nặng nề gà sẽ làm biếng kiếm chỗ ngủ, kém đi lại và chậm chạp. Gà chỉ cần cho ăn vừa no tới – lấy tay thăm bầu diều vừa tròn và hơi căng là đủ, sẽ mau tiêu hóa và nhanh nhẹn đi lại trong chuồng. Nguồn nước uống luôn được giữ cho sạch trong ngày. Đây là thời kỳ gà đang phát triển về vóc dáng thể lực và bộ lông nên việc ăn và uống nước thêm cử ban đêm rất quan trọng. Nó giúp cho gà có nhiều dinh dưỡng để phát triển bộ lông và tăng trưởng thành con gà đúng niên kỷ. Sau bốn tuần nuôi như cách hướng dẫn trên con gà sẽ phát triển rất mau, tăng trọng lượng và bộ lông sẽ hòan tòan mọc đều ra trong 3 đến 4 tuần. Nếu gà vẫn còn “lông máu” trên cánh, đuôi và lông mã ở đầu thì không nên đem gà ra xoay xổ mà tiếp tục nuôi cho đến khi gà hòan tất việc mọc lông mùa đầu tiên. Khi ôm gà lên tay mà thấy gà nặng chình chịch như thỏi sắt nguội và khi lắc gà trên tay thấy gà chắc và trụ lại không thấy thân và chân gà đung đưa theo chiều lắc của tay thì biết rằng nuôi đúng cách.

Từ 8 tháng tuổi trở đi là gà đã hòan tất việc thay lông và nhìn ra dáng vẻ con nhà chọi và có nét oai phong tuy vậy gà chưa được cứng cáp cho lắm.. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc xổ gà để cắt tai tích. Tai là hai miếng da mọc phía sau gò má gần lỗ tai gà, có sách viết gà có phấn màu trắng bạc trên tai là gà có pha lai không thuần chủng là gà chọi, điều này không lấy gì làm chắc chắn vì không ai biết gà chọi rặt 100% ngày xưa thế nào ? Tích gà là hai miếng da nhỏ mọc hai bên ở mỏ dưới của gà. Một vài sách viết rằng gà chọi chánh gốc là gà không có tích mà chỉ có “hầu bò” mà thôi. Hầu bò mà miếng da của cổ họng mọc từ hàm dưới dài khỏang 5 hay 6cm đưa ra ở dưới cổ. Gà chọi thường có hầu bò nhưng nếu dựa vào tai, tích và hầu bò để đóan là gà đòn rặt giòng hay không thì chưa ai có chứng minh nào xác thực mà chỉ võ đóan mà thôi. Trước khi cắt tai tích cho gà chủ kê thường kiếm một con gà tơ khác đồng chạng trong vùng quanh đó hay là gà nhà (nếu có) cho xổ thử để coi chân và nết đá ra sao. Trận xổ này kéo dài 1 hiệp – khỏang 15 phút. Sau trận xổ gà được vỗ hen, lau lót cho khô xong xuôi và sư kê bắt đầu dao kéo để cắt tai tích gà.

Sau khi gà đã lành vết cắt xong là sư kê chuẩn bị đến màn hớt và tỉa lông cho gà. Nếu vạch chân lông xem thấy đã nhỏ lại và khô đi không còn ướt chân (lông máu) thì nên bắt đầu việc tỉa lông. Ngày nay trên thị trường có bán các bộ kéo tỉa và kìm bấm móng tay, cắt da (đồ nghề làm đẹp của mấy bà) rất tiện lợi và đa dụng cho việc hớt lông và tỉa lông gà chọi. Mặc dù gà chọi là lọai gà ít lông nhưng lông gà vẫn mọc nhiều ở những nơi như cổ và trong thân gà, không tiện cho việc lau lót và làm nước. Việc tỉa và hớt lông gà cần thì giờ và nhiều kiên nhẫn, không nên dùng tay hay nhíp để nhổ lông ào ào cho lẹ vì lông sẽ mọc lại “táp nham” như cánh rừng thưa trông nham nhở mất mỹ thuật và trông “bẩn gà”.

a. Tỉa lông ở đầu và cổ: Thường thì không nên hớt những lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ và mọc dài xuống tới chân sọ (nơi giáp với xương cổ) mà chỉ bắt đầu tỉa lông từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống. Hớt lông gáy và hai bên xuống cho đến sợi giây chằng dính vào lưng (gà cổ đôi) hay cuối cần cổ. Khi tỉa nên cầm lấy từng cọng “nhóm lên” cho căng rồi cắt sát ở chân lông – nên khi thả ra chân lông bị cắt gọn rút lại vào trong da không thấy bờm xơm như hớt bằng kéo theo như kiểu “xắp lông”. Phía trước hầu nên để lông gà che từ cần non trở xuống cho đến ngực.

b. Tỉa lông nách non & hông: khỏang da lớn để giảm nhiệt cho gà mau lẹ trong khi đá là nách non và hai bên hông gà, nài nước thường phun nước và dùng khăn lau hai bên nách và hông gà để gà bớt thở. Trong trận đấu mà gà không thóat nhiệt được sẽ bị “hóc” và đứng kéo họng thở, gà quá mệt nên không còn sức để ra đòn. Sư kê chỉ tỉa lông non từ nách non ra và chạy xuống cho đến phao câu. Lông mã và lông trên lưng không tỉa. Nếu lấy chỗ xương hông nhô ra làm chuẩn thì đó là đường mực tưởng tượng chạy dài từ trong nách xuống đến phao câu gà để theo đó mà tỉa lông cho gọn và đẹp.

c. Tỉa lông đùi: Phần lông bên đùi tiếp giáp hông cần được tỉa cho gọn và chỉ cần giữ phần lông bao quanh đùi gà từ gối tính lên vào khỏang 5cm. Phía trước của đùi cũng được tỉa cho gọn. Riêng phần đùi non, phía trong của đùi gà có thể tỉa cả phần lông bao quanh gối để cho sư kê dễ vuốt khăn nước và phun hậu.

d. Tỉa lông bụng dưới lườn: Phần lông ngực được giữ lại cho đến phần tiếp giáp của đùi để tránh cho ngực gà bị vết cào của móng đối phương trong phần xạ nạp. Lông từ phía đùi sau ra tới hậu môn cần được tỉa sạch và gọn để giúp cho việc hạ sức nóng từ thân gà được mau lẹ. Một số sư kê cẩn thận cho rằng nơi gần hậu môn gà phải để lại chùm lông khỏang chừng 5 hay 6 cái như lá chắn không cho gà bị gió độc nhập vào trong mình qua cửa hậu.

3. Nước Luyện tập & Xoay xổ:

Nên nhớ trong thời hạn dưới 1 niên tuổi, gà chọi vẫn còn tăng trưởng nên không nên xoay xổ nhiều và vào nghệ và bóp thuốc sớm. Nếu xoay xổ nhiều gây cho gà còn non xương cốt dễ bị “rêm” xương. Tẩm thuốc gà quá sớm làm cho da gà săn và gà “thun” lại chậm phát triển. Vì gà còn đang lớn cho nên tốt hơn hết là nên để cho gà phát triển trong môi trường tự nhiên qua dinh dưỡng. Phần tập luyện sau đây sẽ giúp cho gà dần dần phát triển thể lực tốt.

b. Dầm cán: Bài thuốc tẩm gà được pha thêm với nước tiểu (hay nước muối nếu sợ mùi khai) cho lõang và chứa trong một cái sô hay chậu nhỏ để dùng ngâm chân gà hằng ngày rất tốt. Mỗi lần cho gà ăn đêm hay buổi sáng sau khi quần sương xong là cho gà đứng ngâm chân vào dung dịch đó ngập ngang gối chừng 10 phút. Còn không thì dùng Bài thuốc Tẩm gà và thoa vào chân gà cho thấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) cũng đạt yêu cầu.

c. Quần sương: Sáng sớm bắt gà từ chuồng ra và thả cho gà đi lại trong sân (nếu chỉ có một mình nó) hay trong vùng đất quây sẵn khỏang hơn 1 thước vuông để gà đập cánh gáy sáng và tắm sương buổi sớm.

d. Phun rượu & Om gà: Trong miền Nam thường không xử dụng cách “om gà” bằng nước chè xanh và lá ngải cứu nấu trong nồi nước và lau cho gà mỗi sáng như các sư kê ở miền Bắc thường làm. Khi mặt trời bắt đầu mọc mà các sư kê trong Nam thường “phun rượu” đế và thoa bóp cho gà dẫn máu. Giờ trưa khi cho gà phơi nắng, gà cũng được phun rượu và sau đó là tắm gà bằng nước lạnh. Sau khi phơi cho khô lông gà được phun rượu một lần nữa để giúp cho da gà được thắm màu đỏ.

d. Chắc gối: để giúp gà vững chân khi nhảy đá và đáp xuống sư kê thường bỏ ra mỗi ngày chừng 5 hay 10 phút để tập cho gà theo cách này. Chọn một vùng đất mềm hơi ẩm để tránh cho gà không bị chai bàn chậu, ở hải ngọai có thể dùng miếng thảm (lót nhà) cũ để cho gà tập nhảy rất tốt. Đây cũng là cách tập cho gà lông nhưng thay vì tung gà lông lên cao để cho gà đập cánh bay đáp xuống thì đối với gà đòn chỉ nên đưa tay vào lườn và tung cao hổng mặt đất chừng 20 đến 30cm. Cách tập luyện này sẽ giúp gà chắc gân đùi và cứng gối để đứng nước khua không mỏi và giúp gà “thể dục” đôi cánh để tập các bắp thịt ở vai và đầu cánh cho khỏe.

Cách Nuôi Gà Chọi Sung Sức

Để gà chọi sung sức ngoài việc có tố chất tốt. Thì cách nuôi gà chọi sung sức của sư kê cũng vô cùng quan trọng. Nếu chọn được gà tốt mà không biết cách nuôi thì cũng coi như bỏ. Hoặc mình phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn. Để gà chọi có thể đá hay như gà chọi của người khác.

Vậy điều gì sẽ làm các chiến kê sung sức hơn?

Có thực mới vực được đạo là cách nuôi gà chọi sung sức của tôi. Cơ thể phải có đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động của cơ bắp . Thì mới mong gà chọi có thể hình thành nhiều cơ bắp, có sức khỏe tốt. Có sức đề kháng với các căn bệnh thường gạp ở gà chọi. Từ đó mới nghĩ đến cách nuôi gà chọi sung sức.

Các sư kê cần suy trì cho gà chọi ăn đều đặn. Đủ lượng, đủ chất, đủ bữa. Không nên cho gà chọi ăn quá nhiều hoặc quá ít. Không nên nuôi gà chọi to béo. Nhìn thì thích mắt nhưng khi đá lại đá không nổi.

Kết hợp rau xanh, mồi tươi, ngũ gốc cho gà ăn hợp lý. Tùy vào thể trạng và chế độ tập luyện của sư kê đối với gà chọi.

Để gà chọi sung sức, các sư kê cần thường xuyên cho gà chọi tập luyện. Việc này sẽ giúp gà chọi nâng cao thể lực, kỹ năng và tinh thần chiến đấu của mình.

Việc gà có sung hay không phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. Khi thường xuyên được tập luyện, sổ gà, vần gà với những con gà khác. Và có được những chiến thắng nho nhỏ. Gà chọi thường sung hơn rất nhiều. Và luôn sẵn sàng cho các trận đá gà.

Các sư kê cần lên lịch ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi và đúc gà thích hợp. Không để các hoạt động này ảnh hưởng không tốt lẫn nhau. Việc duy trì thời gian tốt cũng giúp gà chọi không bị mất sức tại các thời điểm.

Đặc biệt tránh trường hợp khi thì gà quá hăng nhưng không đúng thời điểm. Khi cần đá gà thì gà lại ốm yếu, dễ xuống sức.

Lại một yếu tố mà KÊ thường nhắc đến. Đó là , đây là cách KÊ vẫn áp dụng. Và rất hiệu quả trong việc duy trì độ sung sức cho gà chọi. Khiến gà chọi nhanh sung, gà chọi đá tới pin.

😍 Chia sẻ trên mạng xã hội để mọi người biết

😍 Kết bạn với KÊ tại mạng xã hội:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!