Đề Xuất 5/2023 # Chăm Sóc, Chăn Nuôi Gà Chọi Như Thế Nào? # Top 10 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 5/2023 # Chăm Sóc, Chăn Nuôi Gà Chọi Như Thế Nào? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc, Chăn Nuôi Gà Chọi Như Thế Nào? mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sơ qua một chút về giống gà này thì giống gà này thường tập trung ở những địa phương có thú chơi gà chọi đã trở thành truyền thống, những địa phương này thường tập trung ở miền Bắc với các tỉnh như Huế, Hà Nội, Bắc Ninh hay Hải Phòng

Chăn nuôi gà chọi phổ biến ở các địa phương khu vực miền Bắc

Những đặc điểm cơ bản ở giống gà này có thể kể đến như thân hình cao ráo, mình dài, chân cao, cổ dài cùng với mào kép, gà chọi cơ thể không nhiều lông, lông tập trung chủ yếu ở phần cánh cùng với màu da có phần đặc biệt màu đỏ ửng. Có thể nói gà chọi là giống gà hoạt động, vận động nhiều nhất, thế nên thường thì chất lượng thịt của chúng luôn ở mức tốt. Về trọng lượng, đối với những con trưởng thành, đối với gà chọi trống, cân nặng của chúng thường rơi vào khoảng từ 3 đến 4kg, riêng với những con mái thì trọng lượng thường ở mức từ 2 đến 3kg

Điểm đặc biệt khi nuôi gà chọi đó là sức đề kháng của giống gà này phải nói là ở dạng tốt, tốt hơn nhiều so với những giốn gà thông thường khác, tuy vậy, đổi lại thì chúng là kém về khả năng đẻ và ấp trứng. Đối với những con con vừa mới bóc trứng thì trọng lượng cơ thể sẽ tầm từ 30 đến 40g, cao hơn các giống gà ta hay gà công nghiệp

Tìm hiểu về kĩ thuật nuôi gà chọi

-Với lứa gà khi đã đạt mức một tháng tuổi, người nuôi sẽ cần canh chỉnh lại một mất độ nuôi phù hợp, cụ thể ở đây không được nuôi hơn 10 trên 1 m2 diện tích

-Riêng nếu như người nuôi đang muốn nuôi gà chọi với mục tiêu y như cái tên của nó, chỉ để chọi thì yêu cầu khi gà đạt tới trọng lượng 700g thì yêu cầu người nuôi sẽ phải tách chúng ra nuôi mỗi con 1 chuồng nuôi riêng. Lý do là vì khi đạt cân nặng trên gà sẽ bắt đầu có dấu hiệu háo đá và cắn mổ lẫn nhau, nếu như không tách chúng ra nuôi từng chuồng riêng lẻ, khả năng cắn mổ lẫn nhau giữa chúng sẽ là khá cao

– Đối với mục tiêu nuôi gà chọi để mang chúng vào các cuộc chiến, yêu cầu người nuôi cần có một chế độ tập luyện riêng dành cho chúng cùng với đó là một chế độ ăn uống khác hơn so với khi nuôi gà chọi lấy thịt

Chọi gà là thú vui của nhiều người

Khâu chọn gà chọi giống 1 tháng tuổi về nuôi

Về cơ bản khi chọn gà con về nuôi thì với giống gà nào cũng thế, bà con nên chọn con giống với tiêu chí sau:

-Gà chọi giống phải được cung ứng từ một đơn vị uy tín, nói chung là cần phải có nguồn gốc rõ ràng, hơn nữa, nếu chọn giống ở mô hình nuôi nhỏ, người nuôi cũng có thể xác định xem gà chọi bố mẹ có khỏe mạnh, không mầm bệnh hay không

-Lựa chọn những chú gà chọi con mới bóc trứng di chuyển nhanh nhẹn, cơ thể bình thường, chân bóng cùng mỏ thường khép kín

Mô hình chuồng trại để chăn nuôi gà chọi

-Yêu cầu đối với chuồng trại là người nuôi cần phải lựa chọn những nơi cao ráo, thoáng mát. Chăn nuôi gà chọi cũng gần giống với nuôi gà thả vườn, chính về thế khi xây chuồng bà con nên chọn hướng chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam, mục tiêu là thứ hai là để đón nắng sáng, thứ hai là để tránh nắng chiều

-Nếu người nuôi đang có ý định nuôi gà chọi lấy thịt, nuôi tập trung thì cũng cần lưu ý về mật độ nuôi như đã nói ở trên

-Nếu chọn cách nuôi gà chọi thả vườn, người nuôi cũng cần thiết kế những nơi trú nắng, trú mưa

-Người nuôi cũng cần thiết kế máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho hù hợp, đồng thời vệ sinh chuồng trại định kỳ để đảm bảo chuồng trại sẽ mầm bệnh không có khả năng phát triển

Một số căn bệnh thường gặp khi chăn nuôi gà chọi người nuôi cung cần lưu ý như bệnh tụ huyết trùng, bệnh cúm gia cầm, bệnh đậu gà . . .

Đối với những chú gà chọi đã già và hết sức chiến đấu, người nuôi cũng có thể bán chúng theo dạng gà thịt, thu về phần vốn đầu tư nào đó

Chăm Sóc Gà Đá Cựa Sắt Như Thế Nào Cho Đúng?

Việc nuôi một chú gà đá cựa sắt đòi hỏi chủ nhân phải bỏ rất nhiều công sức và tiền của. Bên cạnh đó, họ cần phải biết cách chăm sóc gà đá cựa sắt trong từng giai đoạn khác nhau để đảm bảo chiến kê của mình luôn ở trong trại thái tốt nhất.

Chăm sóc gà đá cựa sắt trước khi thi đấu

Việc chăm sóc gà trong giai đoạn này là quan trọng nhất bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, lực đá và khả năng chịu đòn của gà. Để có được những điều này, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

Cho gà ăn uống đúng giờ giấc với các loại thức ăn bổ dưỡng

Tập luyện với gà thường xuyên để tăng sức chiến đấu

Dùng các loại thuốc để gà phát triển tốt nhất khả năng đá của mình

Trong 3 điều trên, có lẽ việc dùng thuốc được ít người quan tâm nhất. Những thực ra nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định với sức mạnh trong từng cú đá, giúp bảo vệ gà khỏi chấn thương nặng sau khi đấu.

Bạn nên sử dụng 1 bộ thuốc kích lực và công lực để đảm bảo chăm sóc gà tốt nhất, gồm:

Thuốc kích lực: Dừng ở thời gian từ 10 – 15 ngày trước khi tham chiến. Các loại thuốc kích lực có tác dụng cực kỳ tốt trong việc tích trữ và dồn lực của gà trong khi đấu để có thể sở hữu thể lực, sức mạnh và phát huy tối đa khả năng của mình.

Thuốc công lực: Loại thuốc này dùng trước mỗi trận đấu để giúp gà nhanh nhạy, phản xạ tốt hơn. Bên cạnh đó là tăng khả năng chịu đòn với những cú đá cựa sắt của đối phương. Gà dùng thuốc công lực sẽ rất máu chiến, không bao giờ sợ sệt dù đối thủ mạnh thế nào.

Sau khi chiến đấu, việc gà dính các chấn thương là không thể tránh khỏi do dùng cựa sắt làm vũ khí. Nếu biết cách chăm sóc gà đá cựa sắt đúng, bạn sẽ giúp gà nhanh hồi phục và sung mãn trở lại, sẵn sàng cho các trận đấu kế tiếp.

Sau khi gà đá về bạn cần tiến hành ngay những bước sau:

Vỗ đờm cho gà thật mạnh

Dùng khăn và nước ấm để lau sạch các vết máu cũng như bụi bẩn có trên người của gà

Dùng rượu nghệ bóp vào những vùng da lành. Tuyệt đối tránh các vùng da tổn thương vì sẽ gây ra đau và xót

Cho gà ăn mồi, cơm nóng và xử lý các vết thương có trên da của gà

Thời điểm này việc nuôi nhốt gà cũng cực kỳ quan trọng vì chúng đang trong thể trạng khá yếu nên bạn nhất định phải chọn nơi kín gió và sạch sẽ. Nếu cần thiết có thể dùng bóng đèn dây tóc để sưởi ấm cho gà tốt hơn.

Trong quá trình chăm sóc gà đá cựa sắt, dù là trước hay sau khi đá bạn cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh chuồng trại và lựa chọn những loại thức ăn sạch. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc gà mắc bệnh, mang lại sức khỏe tốt hơn cho chiến kê của mình.

Những việc cần làm cho chuồng trại:

Không gian rộng rãi hay chật hẹp tùy vào giai đoạn nuôi nhưng phải gọn gàng và nên để trong nhà để tránh việc mất trộm

Có sử dụng lưới để chống muỗi cho gà

Dọn dẹp chuồng trại thường xuyên, đặc biệt là phân để không cho các loại vi khuẩn, ký sinh có môi trường phát triển

Khử trùng chuồng trại định kỳ 2 tháng 1 lần

Chọn các loại lúa sạch, tốt. Tuyệt đối không nên mua các hàng trôi nổi và không biết rõ nguồn gốc. Trước khi cho gà ăn nên ngâm nước khoảng 30 phút và rửa sạch

Chọn các loại rau củ nhiều vitamin, nhất là vitamin K để tăng sức đề kháng của gà

Gà đá cựa sắt cũng cần các loại mồi nhiều đạm hơn bình thường như thịt gà, sâu, lươn,…

Việc chăm sóc gà đá cựa sắt cần được tiến hành mỗi ngày nhằm giúp gà luôn luôn khỏe mạnh và có thể chiến đấu bất cứ lúc nào. Bạn cần quan tâm thật nhiều đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh chuồng trại để gà không nhiễm bệnh.

Cách Nuôi Gà Chọi Chiến Như Thế Nào

_Bài viết sau đây hướng dẫn cách nuôi gà chọi chiến theo những người có kinh nghiệm chia sẻ. Điều dễ thấy là việc nuôi gà chọi chiến rất công phu với chế độ ăn và chế độ vần gà _ Điều đầu tiên trước khi nuôi gà chọi chiến là bạn phải chọn được giống gà chọi tốt và phù hợp với mình. Bạn có thể tham khảo cách chọn gà chọi.

Để nuôi được một con gà chọi chiến hay cần rất nhiều công phu. Bạn phải đảm bảo cho con gà nòi của mình luôn khỏe mạnh và có kế hoạch vần vỗ riêng.

Giống gà chọi rất thông minh và mỗi con có tính cách riêng, điều căn bản của việc nuôi gà chiến tốt là bạn phải hiểu được con gà của mình, phải biết nó thích và ghét gì. Từ đó bạn tìm cách tác động để hướng con gà luyện tập theo mong muốn của mình.

Chế độ ăn của gà chọi

Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ.

Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều, cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.

Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết.

Nhờ chế độ cho ăn hợp lý, gà phát triển bình thường, không gầy, không béo tích mỡ để có thể lực tốt nhất. Muốn có một chú gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải đầu tư thời gian, bởi việc cho gà ăn đúng chế độ tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào.

Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.

Cách tỉa lông gà chọi

Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:

Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.

Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dày dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn được tắm nghệ để teo mỡ

+Lông tơ mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà cũng cần tỉa hớt. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê dễ dàng trong lúc lau rửa làm gà mát gà, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.

Lông ngực thường được giữ nguyên không cắt tỉa.

Chế độ vần cho gà chọi

Lần đầu bạn nên cho gà đá đòn khoảng 2 – 3 phút.

Lần 2 nâng lên 5 phút.

Lần 3 bạn nên bịt mỏ đẩy hơi (sổ gà) bạn nên cho gà vần hơi khoảng 15 phút và 2 phút mở mỏ.

Lần 3 bạn tăng lên khoảng 40 phút và cũng cho 2 – 3 phút đòn.

Cứ như vậy tăng dần tùy thuộc vào sức khỏe và gân cốt của gà mà cho gà đánh.

Nhưng bạn chú ý khi đá gà song nên lau rửa sạch sẽ, và nên xoa bóp cho gà mọi lúc bạn rảnh, xoa cần, hông, đùi gà, phần đầu cánh.

Nhớ là phun nước chè rồi xoa, có thể xoa cả rượu trắng cũng được rồi cho gà phơi nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Mỗi lần gà chọi đi chọi về nên cho nghỉ 10 ngày cho lần 1, 2. 15 ngày cho lần 3, 4.

Càng vần khuya càng cho gà nghỉ nhiều. Thời gian kỳ vần trước cách kỳ vần sau cũng dựa vào sức khỏe của gà

Nuôi Gà Đông Tảo Như Thế Nào

Có thể nói nuôi gà Đông Tảo vừa dễ vừa khó. Giống gà thuần chủng này không hay bệnh nhiều vì sức khoẻ tốt và có bộ lông dày. Tuy nhiên, giống gà quý này thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp, và nếu không chăm sóc kĩ dễ dẫn tới bệnh rồi chết. Nuôi gà Đông Tảo này công chăm sóc cực hơn về số vốn đầu tư, chính vì vậy bạn cần đảm bảo công tác chuẩn bị và chăm sóc luôn đảm bảo đúng quy trình và kĩ thuật chăm sóc.

Trang Trại gà Kiều Hoa hôm nay hướng dẫn cách bạn nuôi gà Đông Tảo với quy trình chăm sóc theo hướng An Toàn Sinh Học (ATSH). Đây là mô hình được khuyến khích xây dựng nhằm mục đích giúp bà con đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời phòng tránh dịch bệnh tốt nhất. Trang trại Kiều Hoa đã áp dụng và thấy được sự thành công từ mô hình này qua chất lượng con giống và gà trưởng thành.

Về quy trình làm chuồng trại để đảm bảo nuôi gà Đông Tảo khoẻ mạnh

Như đã nói ở trên, nuôi gà Đông Tảo không khó nhưng để phòng những bệnh về đường hô hấp cho chúng thì quy trình làm chuồng trại cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Bà con cần ghi nhớ, làm chuồng trại cho giống gà thuần chủng chân to này cần “đông ấm, hè mát”.

+ Chuồng trại cho giống gà “chân to” này cần phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo không ứ nước, tù đọng trong chuồng. Về kích thước chuồng trại sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn, đồng thời lưu ý những điều sau khi làm chuồng trại:

+ Chọn nơi làm chuồng trại ở nơi không để cho chim chuột chui vào được. Cần đặt chuồng trại ở nơi cao ráo, tránh bị ngập nước.

+ Bà con xây dựng nền chuồng cần phải xây dựng nền chuồng cao để tránh khí lạnh hoặc quá nóng từ mặt đất cho gà. Cần phải xây dựng chuồng trại đủ cao để không bị ngập nước khi vào mùa mưa và tránh bị gió hoặc mưa tạt vào.

+ Trước khi cho gà vào ở cần trải một lớp dày vỏ trấu hoắc rơm rạ để giữ ấm cho gà.

+ Chuồng trại nên xây bằng gạch để kín gió và giữ ấm cho chuồng trại. Với vách chuồng trại nên xây cao tối thiểu là 500cm để gà có không gian. Nếu bạn xây chuồng theo kiểu chia khung thì nên có một lớp nilong hoặc khung trên trần chuồng. Nó tránh cho bà con việc gà nhảy từ chuồng này sang chuồng khác. Lớp lưới nilong nên đặt cao khoảng 3m để gà có không gian bay nhảy.

+ Về sào đậu trong chuồng, bắt buộc phải có vì đó là tập tính thói quen của giống gà “chân to” này. Mỗi một chuồng có thể đặt một sào đậu dài cao cách nền chuồng khoảng 40cm – 50 cm. Để làm sào đậu, bà con nên lựa chọn chất liệu sào từ gỗ tre hoặc nứa là tốt nhất.

+ Tuy theo độ tuổi mà phân chia mật độ gà sống cùng nhau. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát, nên bà con cần tối thiểu khoảng 1 m2 không gian cho một con gà hoạt động. Như vậy với gà trường thành nhốt chuồng thì khoảng 2 – 3 con với chuồng nhỏ. Nếu để quá nhiều con vào cùng một chuồng thì khả năng chúng tranh giành không gian, dẫn đến bị thương và chất lượng giảm xuống rất cao.

+ Với chuồng cho gà con mới sinh, ta gọi là lồng úm thì cần phải đảm bảo đủ nhiệt độ ấm cũng như tránh được gió lùa và mưa tạt. Bà con nên chuẩn bị một nhiệt kế để đo nhiệt độ trong chuồng cũng như ngoài chuồng.

+ Với lồng úm cần đảm bảo ánh sáng luôn có để tăng khả năng ăn uống của gà con. Ngoài ra, nhiệt độ ánh sáng nên vừa đủ ấm, không nóng quá cũng không lạnh quá. Gà con nếu bị lạnh sẽ dễ bệnh hơn gà trưởng thành.

Về kỹ thuật nuôi gà đông tảo con

Nuôi gà Đông Tảo con cần đảm bảo về chất lượng thức ăn, đảm bảo phòng bệnh và trị bệnh luôn được tiến hành đúng kĩ thuật.

+ Khi nuôi gà giống cần chú ý về chất lượng con giống. Bạn cần lựa chọn gà phải đồng đều, khoẻ mạnh, da chân bóng mượt và hồng hào; rốn khô và khép kín.

+ Để tăng cướng sức khoẻ con giống cần pha Glucose và vitamin C vào nước uống hàng ngày. Gà con mới nở 1 -2 ngày tuổi nên làm sạch ruột bằng cách cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn trong 1 -2 ngày khi đem về. Sau đó ăn theo đúng tiêu chuẩn.

+ Để đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh chuồng trại nên khử trùng chuồng theo lịch định kì, đồng thời quét dọn sạch sẽ. Ngoài ra máng nước và máng ăn luôn phải được rửa sạch sẽ và không cho gà ăn uống với máng bẩn.

+ Để tránh gà bị bệnh thì nên nuôi nhốt chuồng tới khoảng 3 tháng tuổi. Sau đó tập thả vườn cho gà quen với môi trường.

+ Cần theo dõi quá trình hoạt động của gà con khi ở trong lồng úm, bạn phải theo dõi và chăm sóc riêng những con có dấu hiệu bị bệnh, phát triển không đồng đều, có dấu hiệu phát triển chậm lại.

+ Để đảm bảo cung cấp nước uống cho đàn gà, bà con nên đặt hệ thống dân nước xuống máng uống. Mỗi máng ăn / uống nên làm dài khoảng 10cm, đặt cố định xung quanh lồng úm để tiện thay đồ ăn cho gà.

+ Lịch tiêm phòng phải tuân thủ theo quy định tiêm phòng cho gia cầm. Bà con cần theo dõi lịch tiêm phòng để đảm bảo đàn gà phải được tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh.

+ Với đàn gà trưởng thành, sức ăn rất mạnh nên cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để gà hoạt động khoẻ mạnh

+ Gà khi ra thả vườn nên có không gian hoạt động rộng rãi để tránh gây nhau. Gà Đông Tảo rất hoạt bát và hiếu chiến, nên cần lựa chọn không gian thả vườn cũng như nuôi nhốt.

+ Với nuôi gà Đông Tảo mái, bạn cần chú ý về khẩu phần ăn hàng ngày, không để gà mái quá béo, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như ấp trứng. Giống gà Tiến vua này cho trứng rất ít và không nhiều đợt như gà thường, nên việc đảm bảo cho gà mái sinh sản tốt rất quan trọng.

Kỹ thuật nuôi khác

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc, Chăn Nuôi Gà Chọi Như Thế Nào? trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!