Cập nhật nội dung chi tiết về Chiến Kê “Chơi Doping” Ở Những Sới Gà Bạc Tỷ mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuyện ở những “sới gà cỏ” thì không có nhiều điều đáng nói, nhưng đối với những sới gà bạc tỷ, được các “anh, chị” đứng ra bảo kê thì hoàn toàn khác.
Trong “sới gà” đó là cả một thế giới của những mánh khóe, đủ trò tinh quái từ gà ăn thuốc mê, gà dùng “doping”, gà bị kim châm thuốc độc đến cả gà trúng gió… Đó là những độc chiêu của dân “độ” mà không phải ai cũng biết. Gà chọi đã trở thành “vũ khí giết người” lúc nào không ai có thể xác định được…
Dân chơi càng máu me theo trận đấu càng “chết” đậm.
Dũng sỹ gà châm thuốc độc
Trong một lần theo chân Lương “trọc” và Sơn “trố” đi Phú Thọ vào “sới gà” được cho là lớn nhất khu vực “mạn trên”, nằm trong TP. Việt Trì, tôi được trực tiếp quan sát khu vực này. Nó không lớn hơn “sới gà” tại Cầu Nghìn (Hải Phòng) là mấy. Thấy tôi thắc mắc, Lương “trọc” ghé tai tôi nhắc nhở: “Sới này, không phải ai cũng vào được đâu, lạ mặt là rất dễ bị “soi”. Anh đã nhờ “ông anh” nhắn cho một tiếng, có ai hỏi, cứ bảo em anh V.T. thế là ok. Sới này không lớn về quy mô nhưng lớn về “độ” và những thành phần ở đây thì đủ các thể loại. Trong sới này cũng có đủ các loại mánh, miếng về gà”.
Vẫn như các “sới gà” khác, chúng tôi cũng đóng tiền vé và tiền “chạng” gà đợi ghép cặp. Trong quá trình đợi ghép cặp, Lương “trọc” đá mắt về phía một nhân vật đang “làm nước” (chăm sóc, hồi phục sức chiến đấu cho gà) cho “chiến kê” của hắn vừa hết “hồ” xong. “Tay này là Hùng “độ”, chuyên làm mánh gà. Gà các kiểu qua tay hắn thì biến ảo khôn lường, lúc thắng, lúc thua rất khó nắm bắt. Hắn sở trường món châm thuốc độc vào chân gà. Để làm được việc này, hắn chấp nhận “bỏ gà”, vì tiền độ bằng mấy tiền con gà.
Để thực hiện được chiêu này, khi “làm nước”, hắn sẽ dùng cựa sắt đâm và chân gà rồi “phát sóng ngắn” cho bọn “cò mồi” ra sức hô hét cá độ với kèo gà của đối phương. Khi gà bị cựa sắt đâm sẽ đứt hoặc gân bị tổn thương nặng, nhìn qua gà vẫn như bình thường nhưng khi vào “hồ đấu” tiếp theo thì sẽ “hết chân”, chỉ lánh đòn đối thủ và không phản đòn lại được. Trận đấu sớm muộn gì cũng kết thúc sau một, hai “hồ đấu” tiếp theo. Khi đã “bắt được sóng” của hắn, bọn đàn em sẽ liên tục tung những kèo tỉ lệ chênh lệch cao, bắt độ với “dân hàng xáo” (người không có gà đến sới để xem và cá độ) với những điệp khúc không ngớt là gà đối thủ ở “cửa dưới”: 5 triệu “ăn” 10 triệu, 20 triệu “ăn” 40 triệu, càng “chấp sâu” bao nhiêu thì kết thúc càng thắng độ lớn bấy nhiêu.
Cũng theo Lương “trọc” với dân chọi gà đã kinh qua nhiều sới thì việc bịp bợm này khó qua được mắt họ, nhưng đối với dân “gà mơ” thì đó vẫn là một chiêu hiệu nghiệm vì kết quả của trận đấu bị thay đổi tùy theo ý muốn của chủ nó. Chấp nhận làm gà “cửa dưới”, sở dĩ, dân “cò mồi” thường đi gà “cửa dưới” vì trước sau, gà “cửa trên” sẽ bị bật lại vì những chiêu trò bịp bợm đã được tính trước cẩn thận, tỉ mỉ. Nhiều trận thu về hàng chục triệu đồng có khi đến hàng trăm triệu đồng ở các trận độ lớn nhờ chiêu “bịp” này. Sau khi đã trót lọt, bọn đàn em và gã chủ gà cùng nhau chia chác số bạc kiếm được. Nói chung, những bài này thì chỉ áp dụng được ở vài sới “cỏ” cá đến trên chục triệu là được. Còn những sới gà tiền tỉ thì dân chơi cần những chiêu công nghệ cao hơn”.
Lương “trọc” chia sẻ về các “tuyệt kỹ” của dân lừa gà.
Ẩn số băng đảng giang hồ sau những “sới gà vạn năng”
Vào sới, hai gã chủ gà “độ” số tiền thật lớn để tăng thêm tính sát phạt, “sức nóng” của cuộc chơi, cho “dân hàng xáo” thấy vậy mà hăng máu lao vào ăn thua. Lương “trọc” và Sơn “trố” kể nhiều trường hợp máu mê đỏ đen, tham tiền cá độ gà mà phải “chết đứng” tại trận khi con gà mình đang dồn một đống tiền vào nó, mới chỉ trước đó một hồ thôi, nó còn ra đòn như vũ bão, tưởng chừng như tiền có thể bỏ ngay vào trong túi. Nhưng chỉ sau 5 phút “làm nước” của hai ông chủ gà thì tình thế đã lật ngược, từ thắng thành thua, từ “cửa dưới” bỗng nhiên lại được bật lên “cửa trên”. Sự ma mị của đồng tiền cờ bạc cuốn theo thân xác con gà trong sới đang bị bí mật đưa số phận của những kẻ cờ bạc đi vào cảnh tan cửa nát nhà. Những trận đấu như thế này các con bạc càng hăng máu lao vào ăn thua, hai gã chủ gà sẽ “hốt” được một mẻ lớn tiền độ.
Sới gà nào cũng vậy, gà thường được ăn cơm, nước uống ở trường gà; việc này chủ sới nào cũng đều chuẩn bị kỹ lưỡng. Một trận đá gà có thể kéo dài đến 9 – 10 hồ; thời gian nghỉ giữa hồ là quãng thời gian mà những mánh khóe được chính thức “thi triển”, mọi tình huống đều có thể xảy ra tùy thuộc vào số tiền mà khách đã đặt trên lưng gà. Số tiền “làng” vung càng bạo, thì khi đó cũng là lúc nhiều chiêu trò được dịp thả cửa. Khác với suy nghĩ thông thường rằng, sới càng to, tiền càng lớn ắt sẽ chơi càng đẹp.
Song thực tế, tại các sới gà càng lớn thì kỹ năng, kỹ xảo “chơi” gà càng đặc biệt, nhiều kẻ còn dùng cả chíp điện tử, thuốc lắc… cho gà. Không chỉ Lương “trọc” mà rất nhiều dân độ gà khẳng định, sới càng lớn thì mánh khóe càng tinh vi. “Trước sức mạnh của kim tiền thì chẳng có kẻ nào chơi quân tử cả”, một dân chơi kết luận. Kỹ năng phù phép “gà” được dân gà khẳng định siêu phàm không khác gì dân cờ bạc, tất cả chỉ trong chớp mắt bởi những chiêu trò này đều “đá vào nồi cơm của những kẻ khác, nếu chỉ cần phát hiện ra bất thường thì hậu quả khó có thể lường trước được. Dân độ gà bây giờ không chỉ là những kẻ biết chơi mà còn là những băng đảng giang hồ, lấy đá gà làm phương diện phát triển kinh tế lấy số giang hồ bởi cờ bạc, đá gà đang là mốt thời thượng và nó “sạch sẽ” gấp vạn lần so với chém giết bởi nó “vấy máu và không có hậu cho con cháu” (?!).
Trên đường về, Lương “trọc” tâm sự với chúng tôi một câu đắng chát: “Chơi gà cá cược thì xưa nay vẫn thế, chẳng có thằng nào giàu được với cái trò này. Nhưng càng chơi lại càng ngấm. Trong cót thì gà tự chiến đấu, giết đồng loại, còn ngoài cót người với người tự “ăn thịt” nhau bằng những màn lừa đảo bịp bợm. Đời anh đi đá gà khá nhiều và cũng chứng kiến khá nhiều vụ rút súng gí vào đầu nhiều thằng, lúc đó sự sống và cái chết mong manh ngay trên lưng con gà cũng không làm nhiều thằng tỉnh ngộ. Mánh khóe, bịp bợm đến giời cũng không ăn hết được người ta. Vụ bắn nhau tại sới gà xảy ra ngày đêm 17/9, giữa nhóm giang hồ Bình Dương và nhóm giang hồ Bình Thuận cũng chỉ là một ví dụ điển hình trong sự nghiệt ngã của sới gà mà thôi”.
Hai tháng mật phục mới phá được trường gà
Ngày 21/12/2013, PC45 phối hợp với phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động (Công an tỉnh Quảng Nam) tiến hành triệt phá và bắt giữ được trên 50 con bạc, thu giữ 7 cuốn sổ ghi biện (ghi tiền cá cược) lên đến hơn 4.12 triệu đồng, 3 xe ô tô, 62 xe máy, 50 điện thoại di động và 12 con gà đá cùng các vật dụng dùng trong thi đấu như đồng hồ, kẻng báo thời gian. Chủ sới là Lê Văn Tuấn (tên thường gọi là Nghĩa, SN 1957, trú phường An Sơn, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam). Để quăng lưới, triệt phá được trường gà này, Công an tỉnh Quảng Nam đã phải “điều động” gần 10 trinh sát trong vòng hai tháng thay nhau đi “cá độ” ở trường gà lớn nhất miền Trung.
Chuyện gà khoẻ… “như trâu”
Theo Lương “trọc” nếu bị phát hiện hậu quả không ai biết trước được. Nhiều loại “doping” cho gà được dân độ chuyên nghiệp nhập từ Thái Lan về sẽ làm cho con gà khỏe “như trâu” với lối đánh đa dạng. Tuy nhiên chỉ sau một hai trận thắng vang dội, những chú gà này hết “doping” sẽ đánh “ngu” đi rất nhiều và những kẻ đặt cược vào nó cũng nhận kết cục khá “bi thảm”.
Chuyện Chiến Kê Bất Bại
5594
Gà chọi ở Việt Nam có nguồn gốc từ rất xa xưa, thú chơi gà chọi cũng được lưu truyền qua các câu truyện cổ dân gian từ khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, gà chọi được tuyển lựa từ những giống gà hiếu chiến ở khắp các khu vực trên cả nước. HATTHOCVANG VN tổng hợp các giống gà nòi nổi tiếng ở các tỉnh cho anh em đam mê gà chọi có thể tham khảo.
1992
Từ lâu, người ta biết đến làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên – Bắc Giang với làng nghề làm gốm, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn là một làng nuôi và chơi gà chọi nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài.
Theo một số người chơi gà đá ở Bình Định, có lẽ thú chơi này thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn đá gà và đã tuyển được giống gà đá nổi tiếng (theo một số người chơ gà đá ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát của một võ tường từ các thế đá của nhiều loại …
226
Thời gian gần đây, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nở rộ phong trào nuôi gà chọi. Từ đầu tháng 12, các “cò” gà ở thành phố lớn đã đổ về các vùng quê săn gà chiến, cung cấp cho các đại gia mê đá gà mùa Tết.
Chơi gà và tìm được một con gà chiến thật sự là một việc rất công phu, tỷ lệ gà được huấn luyện thành công để trở thành gà mang đi đá thường rất thấp, thường dưới 20% số gà trống được nở ra, còn để thành những chú gà chiến tốt có nhiều trận thắng cao, thì con số chỉ dưới 5% mà thôi. Vậy làm gì để chọn được nhiều chiến kê như Xám thần – một chú gà huyền thoại được giới chọi gà ví như là …
Câu chuyện “thần kê” đã làm biết bao thế hệ chơi gà nòi mê mẫn. Vì đó là câu chuyện có thật, hơn nữa vùng Đồng Tháp suốt thời gian sau đó đã cho ra đời những chiến kê rất ghê gớm nên người ta tin rằng hậu duệ của thần kê vẫn còn trong dân gian.
Dân chơi gà chọi thường nói, “chó giống cha, gà giống mẹ”, cho nên gà mẹ là điều kiện quan trọng nhất để lứa gà sau được giống tốt. Được sinh ra từ một mẹ, bộ 3 chiến kê nổi tiếng trong giới chọi gà đất Bắc được người hâm mộ gọi với cái tên anh em chiến kê “Danh gia vọng tộc”.
“Chiến Kê” Giá Nghìn Đô
LUYỆN CHIẾN BINH
Đi lòng vòng trong xóm nhỏ ở sườn núi Cậu, chúng tôi thấy nhà nào cũng nuôi gà. Chỉ những lồng sắt, ông Nguyễn Văn Hương – tổ trưởng, thâm niên 20 năm trong nghề – cho biết, gà chọi phải nuôi suốt một năm mới ra “thành phẩm”. Gà đá giỏi do di truyền, nên phải chọn lựa con mái và con trống dữ dằn nhất trong bầy, cho lai giống để “ra” con hay. Vì là gà chinh chiến nên chỉ cho nó ăn lúa, không cho ăn gạo vì sợ mập, tuyệt đối “cữ” chuyện đạp mái.
Gà chiến sau hơn một năm “luyện công” được đưa ra chọi thử với nhau. Con nào đá thắng lại có hình dáng “đầu công, mình cốc, cánh vỏ chai” thì đạt chuẩn. Chọn ra được gà tốt, nặng cỡ hai ký chủ gà sẽ lắp cựa sắt dài tám phân vào chân. Khi giao đấu, nếu “vũ khí” này đâm trúng vào yết hầu của địch thủ thì chủ nhân của “chiến binh” sẽ thắng trận.
Ngồi bên cạnh ông Hương, anh Nguyễn Văn Nhân chuyên sống bằng nghề nuôi gà chọi nói, trong giới đá gà, con nào không có cựa thì chủ nhân cho chơi theo kiểu đá đòn bằng cách cạo đầu trọc. Vì không có lông bao phủ nên khi bại trận, chúng sẽ bị sưng đầu, người đầy máu me. Người chơi lúc đó phải dừng cuộc chơi mang gà về dưỡng thương.
Với gà có cựa khi giao đấu, trọng tài sẽ đếm ba tiếng, chủ nhân thả chúng ra giao đấu nhiều hiệp, đến khi tìm được con thắng cuộc. Các tay chơi kì cựu cho biết, một hiệp đấu ở trong Nam kéo dài 20 phút, ngoài Bắc thì 15 phút. Sau khi “xổ” (chọi) 5-7 lần, mỗi lần 15-20 phút thì vào nghệ (mài nghệ hòa với rượu) đắp lên thân gà rồi phơi nắng.
ĐỒNG TIỀN VÀ NƯỚC MẮT Sáng hôm sau, chúng tôi theo chân người dân trong xóm bỏ gà vào giỏ, mang đi chào hàng ở tận huyện Bến Cát, Bình Dương. Trong một quán cà phê, hàng chục thương lái đang chờ đợi xem hàng để ngã giá. Anh Nhân đưa hai “chiến kê”, một con có đuôi dài và một con đuôi ngắn ra cho khách xem.
Tranh thủ lúc mọi người coi gà, anh Nhân giải thích, luật đá gà tùy theo vùng miền. Vùng này thường chơi theo kiểu đá knock – out trong một “hồ”. Con nào bị đo ván nằm tại sàn, hoặc bỏ chạy thì phía còn lại được tuyên thắng trận.
Thương lái tên Thành, thường chọn gà hay để mua, ra điều kiện với Nhân: “Cho hai con đá thử, con nào thắng, qua mua liền!”. Nói xong, Thành thả chúng ra. Hàng chục người dán mắt vào cặp gà hò reo sôi nổi. Con đuôi dài tên Bi có đôi mắt long sòng sọc, cứ xông đến đá vào “người anh em” đuôi ngắn tên Mẹc. Con Mẹc thấy đối thủ quá mạnh nên áp sát đối phương để tránh đòn. Con Bi sôi máu, tìm cách giãn ra rồi tung thẳng cựa vào đối phương. Bị bất ngờ, con Mẹc dính cựa ngay yết hầu, ngã lăn đùng ra đất. Thành hớn hở tiến đến, ôm con Bi vào lòng, rút tiền đếm xoèn xoẹt đưa cho Nhân 30 triệu đồng. Nhân tiếc nuối nhìn người mua chở con Bi ra khỏi quán. Anh ra giữa sân xi măng, ôm con Mẹc thân cứng đơ, khóe mắt anh ươn ướt.
Từ vài hộ nuôi gà chọi đầu tiên, những người dân Định Thành đã chỉ nhau cách nuôi gà đá để thoát nghèo. Từ tiền bán gà, họ cho con ăn học hoặc mua được tivi, xe máy.
Đá gà là một trò chơi dân gian nhưng các tay cá độ máu me đang biến môn giải trí này thành một sới bạc để ăn thua đủ. Nhiều gia đình đã tan nhà nát cửa vì có người thân trót sa chân vào kiếp đỏ đen. “Vì biết thân phận nghèo khó nên xóm tui không có ai chơi cả, họ chỉ bán gà để kiếm sống thôi” – bà Nguyễn Thị Hồng tâm sự.
Chia sẻ bài viết này:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Bán Gà Đá A.chiến Hướng Dẫn Chăm Chiến Kê
Bán gà đá A Chiến TG là nơi khởi đầu cho những chiến kê chất lượng có khả năng chiến đấu tốt. Vì thế, người nuôi không nên bỏ qua bất cứ loại gà giống quan trọng nào nằm trong số các giống thuần chủng, giống nhập, lai, đã được A.Chiến chọn lọc kỹ càng.
Nuôi gà đá tiền phải có sự tỉ mỉ nhất định, lưu ý trong cả cách chăm sóc và các nguyên tắc tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng. Đồng thời chế độ luyện tập cũng là một yếu tố quan trọng để hình thành nên bản tính gan góc của một chiến binh thực thụ.
Vệ sinh phòng bệnh luôn là vấn đề, là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nên chuồng và vườn thả phải khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu nuôi thả.
Địa chỉ nơi bán gà đá cần áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine theo từng địa phương. Cần phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt với gà thả nền, cần phòng bệnh cầu trùng khi đặt nền, thả vườn.
Gà đá tiền tốt phải sàng lọc chọn giống qua nhiều lần thử. Quá trình chăm nuôi mới phát triển theo chiều hướng tốt. Nên chọn gà con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt và không có dị tật. Bản tính hung dữ, đá đòn tốt, đặc biệt gà bố mẹ rất quan trọng. Có như vậy thì đời gà con mới thừa hưởng được tính trạng chuẩn. Nó hỗ trợ rất lớn cho quá trình đúc gà sau này.
Cách “trông mặt bắt hình dong” tại nơi bán gà đá A.Chiến
Những người chọn gà đá tiền A.Chiến có rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Như “nhất thủ – nhì vĩ – tam hình – tứ túc” hay các phép xem màu mạng gà chọi, xem tướng gà chọi, xem màu lông, màu chân, xem cựa, xem thân.
Nếu người nuôi không tìm đúng địa chỉ bán gà đá để chọn loại giống, cách đúc gà và nuôi gà thích hợp. Họ sẽ rất khá khó khăn trong việc tạo được một nguồn gà chọi tốt.
TRAI GÀ A.CHIẾN TIỀN GIANG
Địa chỉ: Ấp Vĩnh Hựu, Huyện Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 09 345 678 71 (A. Chiến)
Email: muabangada.achien@gmail.com
Website: chúng tôi
Website: bangada.info
Quan Niệm Về Một “Chiến Kê”
Con gà nòi được gọi là “chiến kê” khi nó có đủ 5 đức tính của một vị tướng: Văn, Võ, Dũng, Tín, Nhân.
– Trên đầu có mồng như đội mũ của quan Văn.
– Dưới cán (cẳng gà) có đôi cựa siêu đạo là Võ.
– Gặp địch thủ xông vào chí tử bất thoái như gà ô
mắt ếch, đá chết không chạy là Dũng.
– Gà nòi gáy rất đúng giờ, ngắn gọn “âm minh đoản”, là Tín.
– Khi có miếng ăn, biết “túc tác” chia sẻ cùng bầy là Nhân.
Người ta nói “chó giống cha, gà giống mẹ”. Gà nòi theo hệ thống mẫu hệ. Do đó, muốn có danh tiếng, ngày xưa các sư kê phải đi từ con mái gốc, mái nền. Gà mẹ phải anh thư, cản bởi con cha trên một tuổi, từng là chiến tướng, thì nay ? đàn con mới được đôi con “hổ tứ”. Lứa trứng so không ai cho ấp, phải đợi đợt hai. Trong bầy con không phải tất cả đều là chiến tướng. Do đó, các sư kê phải biết chọn lọc để nuôi. Số còn lại trở thành gà thịt. Sự tuyển chọn qua nhiều đợt. Thông thường là khi gà được 3 tháng tuổi tới 6 tháng, gà bắt đầu gáy. Bắt đầu cho cổ đợt đầu tiên để xem thế đá và sự khôn lanh, ra đòn, trả đòn. Người ta bịt cựa (nếu đã nhú dài), xổ với gà tơ đồng chạng hay với gà tre, gà tàu. Xổ ba hiệp, mỗi hiệp độ 10 phút. Lần này cũng lựa chọn ra được những con gà có nhiều triển vọng.
Gà có nhiều thể đá. Có con độc chiếu sát thủ, có con ra rất nhiều đòn. Đây là những thế chính của chiến kê:
– Đòn nạp, xạ: ban đầu gà còn sức bay cao, tung song phi. Đến hiệp thứ ba trở đi, con nào còn bay nạp xạ được nuôi dưỡng đúng mức. Đòn nạp chính xác chỉ thấy ở gà có xương lườn ngay thẳng và hai xương ghim không quá hở rộng. Xương ghim là hai xương gần hậu môn. Bế con gà lên, nếu xương ghim không rộng hơn ngón tay út là vừa. Hai đầu xương ghim phải dài bằng nhau. Cái dài, cái ngắn trước sau gì gà cũng bị đui mắt.
– Hồi mã thương: đây là gà thế, khôn lanh. Đang đá tự nhiên bỏ chạy, địch thủ rượt theo, bất thần quay lại đá thốc lên. Đòn này rất độc, sát thủ nếu gà đâm giỏi.
– Đá vỉa: chui vào cánh gà địch và cứ giữ thế đó, gọi là vỉa tối. Bằng không, chui ra, chui vào khi thời cơ đến, gọi là vỉa sáng. Thế này có thể đá gãy cánh đối phương.
– Đá sỏ, mé: cắn mồng, mỏ rồi tung đòn.
– Đá mã kỵ: bay cao đáp xuống đá vào lưng. Nếu trúng cựa sâu sẽ sát thủ vì trúng phổi.
– Ngoài ra tuỳ theo vị trí đá, người ta nói đá long. đá hang cua, đá khai vựa lúa (bầu diều), đá kèo trên, đá kèo dưới, đá lấn (đá áp thô). Có gà đá một cú gọi là độc cước. Chiến kê đá có nét ra liền cước…
Chọn gà theo “kê tướng”:
– Mỏ: vừa, hơi cong, chắn chắn. Chiến kê dùng mỏ cắn địch thủ để tung đòn. Gà ô, chân trắng mỏ trắng “mẹ mắng cũng mua” thuộc dòng chiến tướng. Gà dở, “đâu đầu nhìn miệng” là gà nát gối, liên tu
– Mồng: gọn như mồng trích, mồng dâu. Tránh mồng xệ, mồng lá. Mồng cối, theo người xưa là không may độ.
– Đầu gà: phải cân đối với cần. Lớn hơn cần quá rõ là gà chậm chạp, đợi địch ra đòn hai ba cái mới trả lại đòn.
– Mắt gà: màu thau, màu bạc, mắt ốc cau có tia máu là giống gà tốt. Mắt lanh, mí mắt mỏng. Gà ô mỏ xanh, mắt ếch, đá chết không chạy.
– Mặt gà: chữ điền là gà gan lì. Mặt tam giác là gà lanh, né giỏi, trả đòn chớp nhoáng.
– Gò má: bằng phẳng từ đầu mỏ, nhô cao ở mí mắt dưới và mí trên cho thấy mắt gà sâu, bặm trợn, lì đòn. Nhưng mắt đừng quá sâu, gà chậm ra đòn.
– Lưỡi gà: hai lưỡi (song thiệt), lưỡi đen (hắc thiệt), lưỡi ngắn (đoản thiệt) là những “linh kê”, dị tướng.
– Cổ gà: tròn hay vuông đều được. Cần nhất là xương cổ phải liên lạc, sát nhau. Tránh cổ cò. Ở dưới cổ có miếng thịt dư gọi là hầu bò, chính gốc nòi, gà 1 đòn, chịu đựng nước khuya. Tích gà phải đỏ tươi, có vết trắng là đã lai. Muốn thử cổ gà, ta lấy tay đè cần sẽ lượng được độ cứng cáp của cổ gà.
– Ức gà nở nang. Bầu diều nằm bên trái (trữ thực tả), dị tướng nên được xếp hàng “linh kê”
Cánh gà: 18 lông thật sát, chồng lên nhau. Cánh xếp ôm chặt lưng, dài gần tới đuôi. Nếu có một lông trắng tuyền, hay có một “lông tượng” cuốn xoắn lại, cứng. Nếu là mái nòi có lông tượng, bầy con phần lớn đều có những vảy cực tốt như án thiên, phủ địa, đại giáp, nghịch lân …
– Lưng gà không gù, thế đứng giọt mưa hay ưỡn ngực ứng thiên là gà chuyên đá trên.
– Lông mã: nhỏ, nhiều, dài gần tới gối là giống tốt. Nên lựa chọn lông mã một màu.
– Phao câu: to; hai bình dầu thuộc dị tướng. Phao câu lớn sẽ cho lông đuôi dài, cứng. Gà đứng vững, dùng đuôi để đưa ra đòn.
– Chân gà: lưỡng túc tam phân. Đùi tròn, thon không tốt bằng đùi dẹp, nở nang. Căng nhỏ, tròn hoặc vuông như cạnh thước. Cân nhất phải thon. không có mỡ.
– Ngón: nhỏ, thon. Ngón giữa hay còn gọi là ngón chúa, ngón ngọ phải từ 19 vảy. Hai ngón nội. ngoai từ 14 vảy. Ngón sau gọi là ngón thời phải từ 7 vảy đổ lên.
– Móng: dài, cong như móng rồng là chiến tướng thuộc loại “ế độ”, đá đâu thắng đó, không ai dám cáp. Nên nhớ, ngón thới cũng đâm.
Về vảy vi, hai hàng vảy trước là hàng thành và hàng nội nên mỏng, trong sáng, đường viền nhỏ. Vảy xếp theo hình chữ “nhân” rất tốt, hay úp lên nhau như cái máng xối cũng nên chọn lựa.
Ở phía sau cẳng gà là hàng hậu, phải no tròn, chạy dài từ gối xuống tới gần cựa, gọi là “gà no hậu”. Không nên chọn lựa gà có một vảy hậu nứt ra, “bể hậu” hay “khai hậu”; con này sớm muộn gì cũng tử trận. Gà thất hậu, vảy rời rạc không bền. Tuy nhiên nếu có “khai hậu” mà phía trước hàng ngoại cũng có một váy bị xẻ đôi, gọi là “bể biên”, lại thuộc là gà chiến: “bể biên, khai hậu là cậu gà nòi”. Hàng độ từ cựa đi lên phải thật sát nhau, càng lên cao càng nhỏ lại. Hàng độ chạy song song với hàng kẽm, trên to dưới bé. Độ có màu như son là tuyệt vời. Đếm được bao nhiêu vảy độ là gà có triển vọng bấy nhiêu. Từ ngón thới (ngón sau), có hàng độ dưới. Chạy lên cao, bao lấy cựa, gọi là “hoa đăng thới”. Gà này có thêm cặp cựa song đao, đóng sát ngón thới, hễ nó nhảy lên là đâm. Giữa hàng vảy ngoại và hàng hậu có hai, ba hàng biên màu son. Hàng biên tốt như “thập biên”, (chữ thập), “liên giáp biên”…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chiến Kê “Chơi Doping” Ở Những Sới Gà Bạc Tỷ trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!