Cập nhật nội dung chi tiết về Chọi Gà, Chọi Chim Nghệ Thuật Mừng Năm Mới mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(CAO) Sáng 19-2-2018 (Mùng 4 Tết), tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp đã diễn ra Hội thi chọi gà và chọi chim nghệ thuật mở rộng mừng xuân Mậu Tuất 2018.
Có hơn 60 lồng chim cảnh và 20 con gà của các nghệ nhân đến từ các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang tham gia hội thi.
Chọi gà và thi chim hót thu hút đông đảo khách du xuân
Các nghệ nhân tham gia chọi chim ở 3 thể loại: chích chòe than, chích chòe lửa và họa mi, theo thể thức loại trực tiếp ở từng thể loại, không phân biệt màu, sắc lông. Đối với bộ môn chọi gà nghệ thuật, được tổ chức theo 2 nhóm gà nòi và gà tre với 3 hạng cân là: dưới 2,6 kg; từ 2,6kg đến 2,9kg và trên 2,9kg… theo hình thức truyền thống, gà được thả trong mê bồ, không dùng cựa sắt.
Những cuộc “tranh tài” sôi nổi
Hội thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho nhân dân trong dịp đầu năm mới, góp phần bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa, nghệ thuật mang tính dân gian. Hoạt động truyền thống lành mạnh này thu hút đông đảo khách du xuân tham gia, thưởng lãm.
Nam Thanh
Kỹ Thuật Vào Nghệ Cho Gà Chọi
-Công việc này phải làm hàng ngày và tốt nhất bạn chưa quen thì sau khi vần 3 ngày thì hẵng om. Thành phần chủ đạo gồm có chè khô, nghệ và ngải cứu( chè bạn mua loại đểu thôi cũng đc , nghệ nên đặt mua loại nghệ cái , già củ như khoai sọ mỗi nồi om chỉ cần 1 củ rửa sạch, giã nhỏ , ngải cứu thì già càng tốt) cho hỗn hợp vào nồi đun sôi sau đó cho nhỏ lửa sau đó om.
-Khi om thì ta gấp khăn nhúng vào nồi vắt kiệt khăn, sau đó ta vỗ nhẹ khắp mái tảng, hầu, đốc cổ, chằng vai nhằm giúp con gà quen khăn và giảm bớt nhiệt, xoè khăn ra cảm thấy tay mình chịu đc thì khăn đầu tiên bạn vuốt vào mỏ con gà sau đó om tiếp dọc xuống cổ, đốc cần, chằng vai, không nên ấp khăn lâu, xoa mạnh sẽ làm bỏng, teo hết cơ gà và làm gà sợ om.
-Với gà tơ thì bạn chỉ cần 2 khăn ở đầu và cổ gà. Tiếp đến là 2 bên nách, hông và quả táo, khi om ở khu vực này cần để ý không rất dễ mất gân gà. Trước tiên bạn xoè khăn ra lau sạch mặt dưới của cánh (nơi này thường két bẩn) sau đó khăn đã nguội bớt thì bạn xoa nhẹ quả táo, nách, vuốt xuôi xuống hông sau đó cuối cùng mới tới đùi, gà tơ, mộc cũng chì cần mỗi bên 2 khăn, nếu khăn ban đầu nóng quá thì bạn ấp, vỗ dưới đít gà trước rồi hẵng lau, xoa những phần trên, khăn cuối thì vuốt xuống chân, lau sạch chân cho gà.
-Tiếp đến là om đít, bạn ấp, vỗ, lau sạch phần đít và háng gà, sau đó đưa khăn đánh 2 bên thăn lườn (xoè khăn ra vòng tay lên lưng luồn vào 2 bên nách day nhẽ rồi vuốt dọc xuống đuôi). Cuối cùng là xoè khăn ra phủ lên tay bế con gà lên 1 tay giữ lên lưng lắc tay nhằm làm con gà khi đá đỡ chảy.
-Khi om nhớ om cả phía trước ngực, đầu lườn, khoé mắt , khoé mào nhằm vệ sinh sạch sẽ cho con gà, với gà già, gà cứng thì tăng lượng khăn lên nhằm làm sao phù hợp với độ tuổi, độ bụi, trạng kg và thể trạng gầy hay béo của con gà mà ta tăng hay giảm mức độ day xoa, lượng khăn om vào con gà cho phù hợp.
-Chú ý trước ngày vần 1 ngày và ngày đi đá 2 ngày nên bỏ om, phơi chỉ xoa nhẹ thôi. Khi om mái tảng cần ấp khăn nhiều nhất để tránh bị phồng khi đá, sau đó là phía trước đốc cần, ngực con gà là những nơi hay phải chịu đòn nhất, tiếp đến là chằng cần giúp con gà cứng cáp, chịu đè hơn.
2.Vào nghệ.
-Chỉ nên vào cho gà từ 10 tháng tuổi trở ra và thể trạng con gà bình thường, khoẻ mạnh, hơi béo còn lại không nên vào. Khi gà vần xong, vệ sinh sạch sẽ để con gà ra cho khô ráo sau đó ta lấy 1 nửa củ nghệ cái, rửa sạch, giã nhuyễn, cho 3 thìa cafe nghệ SG vào cho rượu trắng vào sao cho sền sệt như cháo đặc là được, khuấy đều lên dùng chổi sơn loại nhỏ( 2 nghìn 1 cái thì phải )quét khắp cơ thể con gà trừ những cho có lông bao phủ, cẩn thận tránh để vào mồm, mắt gà, khi vào nghệ tránh vào đầu gối gà vì làm kém gân gà.
-Rượu đòn bạn có thể tham khảo rượu đòn ngâm lấy 1 thang dùng dần, nhớ chú ý khi dùng loại rượu này, rượu nguyên chất chỉ nên quét chân còn nếu quét vào người thì phải pha loãng gấp 2,3 lần vì rượu rất nóng, nếu vào nghệ thỉ 4 phần rượu trắng / 1 phần rượu đòn mà thôi.!
Tìm kiếm phổ biến:
van ga choi
tìm hiểu gà chọi gà đá
cẩm nang gà chọi
cách vào nghệ cho gà chọi
vào nghệ cho gà chọi
cách om gà chọi chiến
cách cắt lông gà đá
vào nghệ gà chọi
da ga cua vao
Nghệ Thuật Tỉa Lông Cho Gà Chọi
Là một sư kê thực thụ niềm đam mê với các chiến kê không chỉ dừng lại ở việc quan tâm đến thể trạng và chế độ ăn mà họ còn luôn tìm hiểu về những cách tỉa lông cho gà chọi để làm đẹp vẻ ngoài chiến kê của mình. Để tạo ra một vẻ ngoài ưng ý nhưng sư kê có thể phải dành cả mấy tiếng đồng hồ với sự tỉ mỉ và khéo léo.
– Tiến hành tỉa lông cho gà sau khi cắt tai tích để tiện cho quá trình chiến đấu, om chườm, làm nước lúc chinh chiến và làm chú gà đẹp trai hơn hẳn.
– Phần lông mọc chạy dọc cổ gà hay còn gọi là lông cườm là vị trí lông mọc cuối cùng, nếu vạch lông cườm mà thấy chân lông đã khô nhỏ lại ta tiến hành cắt tỉa lông. Chú ý không được nhổ lông vì như vậy sẽ làm mất chân lông gà sẽ mọc lại lông trong rất nham nhở.
Thường thì không nên đụng tới phần lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ và mọc dài xuống tới chân sọ (nơi giáp với xương cổ) mà chỉ bắt đầu tỉa lông từ đốt xương cổ đầu tiên cho đến vị trí long cườm cuối cùng. Hớt lông gáy và hai bên xuống cho đến sợi giây chằng dính vào lưng (gà cổ đôi) hay cuối cần cổ. Khi tỉa nên cầm lấy từng cọng “nhóm lên” cho căng rồi cắt sát ở chân lông – nên khi thả ra chân lông bị cắt gọn rút lại vào trong da không thấy bờm xơm như hớt bằng kéo theo như kiểu “xắp lông”. Phía trước hầu nên để lông gà che từ cần non trở xuống cho đến ngực.
– Tỉa lông nách non và hông.
Nách non và hai bên hông chính là khỏang da để gà giảm nhiệt nhanh, nài nước thường phun nước và dùng khăn lau hai bên nách và hông gà để gà bớt thở. Sư kê chỉ tỉa lông non từ nách non ra và chạy xuống đến phao câu. Lông mã và lông trên lưng không tỉa. Nếu lấy chỗ xương hông nhô ra làm chuẩn thì đó là đường mực tưởng tượng chạy dài từ trong nách xuống đến phao câu gà để theo đó mà tỉa lông cho gọn và đẹp.
– Tỉa lông đùi.
Cần tỉa cho gọn phần lông bên đùi tiếp giáp hông và phần phia trước đùi đông thời có thể giữ lại phần lông bao quanh đùi từ gối tính lên vào khỏang 5cm. Riêng phần đùi non, phía trong của đùi gà có thể tỉa cả phần lông bao quanh gối để cho sư kê dễ vuốt khăn nước và phun hậu.
– Tỉa lông bụng dưới lườn.
Phần lông ngực được giữ lại cho đến phần tiếp giáp của đùi để tránh cho ngực gà bị vết cào của móng đối phương trong phần xạ nạp. Lông từ phía đùi sau ra tới hậu môn cần được tỉa sạch và gọn để giúp cho việc hạ sức nóng từ thân gà được mau lẹ. Một số sư kê cẩn thận cho rằng nơi gần hậu môn gà phải để lại chùm lông khỏang chừng 5 hay 6 cái như lá chắn không cho gà bị gió độc nhập vào trong mình qua cửa hậu
Đây chỉ là 1 trong nhiều cách để cắt tỉa lông cho gà chọi.
Nghệ Thuật Nuôi Và Luyện Gà Chọi Đòn
c) Thức ăn chuyên dùng cho gà chọi do công ty Vina Sakê sản xuất ( Chiken Gola, Chiken Win, Chiken King ).
a)Tắc kè, thảo long, thạch sùng, hải mã ngâm rượu, thỉnh thoảng cho ăn điểm thêm, rất bổ. b)Cua đồng băm nhỏ ăn ít chắc gà, ăn nhiều rạc gà. c)Thịt bò băm nhỏ trộn với bột Mã Tiền, ủ thối lên ròi, mỗi ngày 1 gà chiến chỉ cần cho ăn 1 đến 2 con, gà rất sung, tuy vậy không nên ăn nhiều rất nóng. Chú ý: Mã Tiền là độc dược, để bảo đảm an toàn, khi ủ mồi phải làm xa chỗ người & vật sinh sống. Nhớ mỗi tuần vào lúc mát trời, nên cho gà ăn thêm 2 lần Tỏi, 1 lần ớt (1 quả) tránh dịch toi & làm gà không quáng mắt.
a) Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ “quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn. b) Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập”quay thóc”.
Cường độ vần gà : Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao;Từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh (MAX) của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh. Vậy 1con gà “mộc” muốn ra trường thi đấu được, cần vần theo “cung bậc” nào ? Bảng vần sau đây đã đươc quy chuẩn : Một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng & thuốc men khoảng 1 tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.
Vần 1 hồ đòn kỳ 1 (15 đến 20 phút) số ngày nghỉ là 8 ngày, Vần 1 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 7 ngày.
Vần 2 hồ đòn kỳ 2 (17 đến 25 phút ) nghỉ 14 đến 20 ngày, vần 2 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày.
Vần 3 hoặc 4 hồ đòn kỳ 3 (17 đến 25 phút ) nghỉ 21 đến 28 ngày bắn chân 5 phút, 3 ngày sau vần 4 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút, 4 ngày sau bắn chân 10 phút nghỉ 7 ngày cho ra trường.
Sau kỳ vần 3: kỳ bắn chân này đặc biệt quan trọng người chơi phải quan sát kỹ ( SỨC BẬT khi giao chân – ĐỘ CHÍ CHỢP BÉN MỎ khi vào díu – ĐỘ CĂNG XIẾT khi tung chân đá – quan trọng hơn cả là THẦN KHÍ của ” Chiến Kê ” thể hiện qua sắc đỏ & hơi thở trong khi bắn chân.)
Muốn cho gà an toàn khi bắn chân, phải tìm gà “phu” bịt mỏ, cuốn chân to, đứng cho gà chiến “bắn”. Nên bắn chân hoặc vần gà những kỳ cuối vào lúc nào ? Các hình thức vần gà đều nên chọn lúc thời tiết đẹp, Lý tưởng nhất là ngoài trời có nắng nhẹ, khô ráo, nhiệt độ không quá nóng, lạnh. Ngược lại, không bắn chân hoặc vần gà vào ngày nắng to, nhiệt độ ngoài trời cao hoặc lúc gió mùa mưa rét, sẽ hỏng gà.
Thường sáng dậy, trước khi cho gà ăn, hãy cho gà chạy lồng, chia số vòng chạy lồng làm 2 hoặc 3 đợt, giữa mỗi đợt chạy, gà được phun nước chè để kích thích sự hưng phấn tự nhiên trong luyện tập. Sau khi chạy lồng, phun nước chè, xoa khô, cho dùng thuốc & ăn sáng rồi mới được ” vào nghệ”.
VÀO NGHỆ là công đoạn không thề thiếu được trong ” trình” nuôi gà chọi : Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.
Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: hay sinh mỡ như: ĐẦU, MẶT,CẦN CỔ,VAI, LƯNG, CÁNH, vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào HỐC NÁCH, HÔNG SƯỜN, NGỰC & những vùng loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà. gầm bụng, đít gà. Chú ý: Đùi
QUAY THÓC là cách tập bộ gà bằng việc cầm gáo thóc nhử gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ. Tổng số vòng chạy lồng & quay thóc ~ 110 vòng / ngày. Ví dụ : hôm nay chạy lồng 70 vòng, thì số vòng quay thóc là 110 – 70 = 40 vòng; chủ gà điều khiển cho gà tập quay tại chỗ 10 vòng thuận chiều kim đồng hồ & 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ cứ làm thế cho đủ 40 vòng. Chú ý: Riêng ngày cuối của kỳ tập, để chờ vần lại, tổng số vòng tập giảm xuống còn 80 vòng để tránh mỏi; ví dụ: ngày cuối của các kỳ tập, thường số vòng chạy lồng là 50 vòng, vậy số vòng quay thóc là 80 – 50 = 30 vòng. Một số lưu ý khi dùng thuốc: Nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc là biết phối hợp điều hoà tính HÀN & tính NHIỆT của các loại thuốc; Biết lựa chọn thời tiết, thời khắc thích hợp để dùng thuốc không bị phản tác dụng, lại có hiệu quả cao. Ví dụ: Buổi trưa hè, nhiệt độ ngày đang cao 35- 36 độ C mà dùng các loại thuốc có tính nhiệt như Hải Cẩu Hoàn hay STRICHNIN, không những chẳng lợi mà còn có thể làm mất gân hoặc dạc gà. Ngược lại, trời lạnh, nhiệt độ ngày thấp 8-10 độ C, đừng uống SÂM tính hàn cao, hại gà. *Khi dùng thuốc có tính NHIỆT cao như: Hải Cẩu Hoàn, STRICHNIN, Hổ Cốt, Nghệ v..v…phải cho ăn kèm theo cà chua mát, tránh táo bón. *Mũi tiêm bắp( B12 hoặc B12 – 5500 MEXOCO ) phải cách ngày ra trường ít nhất trước 7 ngày.
CÁC ĐỘNG TÁC TẬP BỘ Có tác dụng hỗ trợ, bổ sung & nhấn mạnh vào các động tác vận động trong thi đấu; Tuy vậy luyện tập phải nhịp nhàng, các động tác càng tự nhiên càng tốt.
” QUẦN SƯƠNG”-“DÃI NẮNG” là hình thức rèn khổ luyện cho gà,chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh ; Không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào trời ĐÔNG lạnh,vẫn vần tập đều Càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hàng ngày.
Thời gian phơi 1h nắng / ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước. cho gà uống 1 nhát SÂM khi phơi nắng. Chú ý: nếu nắng nóng 34-35 độ C trở lên, phải
Tay 1 ( T1): Nhúng khăn om, vắt khô, chấm tảng, mặt, vuốt xuôi cần cổ xuống sống lưng, âu vai, cánh gà; chuyển nếp khăn lấy hơi nóng chấm 2 quả táo& day ngực gà; dở khăn om mặt trong cánh bên trái, rồi nắm khăn đấm vào gầm bụng, đít gà cuối cùng mở khăn còn ấm xoa mông, hông, đùi & gập nhẹ quản bàn ngón chân trái gà.
Tay 2: Thao tác như T1, nhưng làm bên cánh & chân phải gà.
Tay 3-T4 làm lại như T1-T2 Lúc này nước đã nguội, tiếp tục om theo thao tác sau:
Tay 6 : Nhúng khăn 2 lần om như T5, nhưng làm với cánh & chân phải gà.
Tay 7 – T 8, T 9 – T 10 làm lại như T5-T6.
NỒI OM CỔ TRUYỀN : Là nồi om có 2 lớp: Lớp ngoài gọi là nồi thành( gồm nghệ củ, chè tươi, lá ỏi, ngãi cứu ).
Các thao tác T1,2,3,4,5,6 dùng nước om nồi Các thao tác T7,8,9,10 dùng nước om nồi Quách. Thành.
CÁC ĐIỀU CẦN THIẾT KHÁC, ĐỂ CÓ ĐƯỢC 1 GÀ CHIẾN :
1) Chuồng gà chiến: Kích thước: dài 2m , rộng 0,8m , cao 1,3m(chưa kể mái).
Chọn hướng Đông Nam hoặc Tây Nam để lấy nắng & gió lành. Nền chuồng đất thịt nện, cao ráo, có rãnh thoát nước xung quanh. Mái chống mưa nắng & tránh bức xạ mặt trời.
3) Muốn gà đá vần về chóng tan đòn, mau khoẻ, hãy dùng phương thuốc Gia Truyền phương thuốc gồm các vị sau :
Gà mộc, trước khi vần đá bôi MỠ CÁO hoặc mỡ RẮN HỔ HÀNH vào cần cổ & mặt trong nách, cánh gà, khi thi đấu làm gà đối phương rợn mùi yếu vía dễ bỏ chạy.
Việc làm quen với MỠ CÁO hoặc mỡ RẮN HỔ HÀNH phải làm từ từ đối với gà, bôi từ ít tới nhiều, từ diện hẹp đến diện rộng, lớp mỏng tới lớp dầy. Để chống lại biệt dược trên, bôi tỏi vào mũi gà sẽ tránh được ám khí này.
Người xưa đã dạy: “Nhất KHOẺ, nhị TÀI, đánh giá, săp xếp rõ ràng các yếu tố để so sánh sự hơn kém giữa 2 chiến kê trên đấu trường.
Tuy vậy, là người ham mê muốn đi sâu vào “Nghệ thuật đấu gà chọi”, ta không thể bỏ qua Sắc mạng – tương sinh tương khắc 4 mùa là những điều đã được chiêm nghiệm nhiều đời mà người xưa đã đúc kết thành.
Nội dung như sau : Sắc mạng gà được chia theo Ngũ hành ; còn Thiên canh Sinh Khắc dựa vào 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông .
Chiều ngược lại Khắc là Sinh đó là vòng Sinh-Khắc trong thuyết ngũ hành. Ngoài vòng Sinh-Khắc nêu trên, Ngũ Hành Tinh Tú còn có quan hệ Sinh- Khắc khác : KIM khắc THỔ, THỔ khắc HOẢ , HOẢ khắc MỘC , MỘC khắc THUỶ , THUỶ khắc KIM. Khi sự Thần Bí của Sắc Mạng theo Ngũ Hành, sự Vượng Hưu của gà chọi theo 4 mùa, con người ta chưa lý giải nổi, chỉ thâu nhận được qua kinh nghiệm nhiều đời, thì người SƯ KÊ phải luôn nhắc nhở mọi TRÒ nhớ câu quyết định cao nhất đến thắng bại của đấu gà. “Nhất KHOẺ, Nhị TÀI..” là điều
D) CÁCH CHỌN GÀ ĐÁ THEO ĐÒN LỐI:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chọi Gà, Chọi Chim Nghệ Thuật Mừng Năm Mới trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!