Cập nhật nội dung chi tiết về Chữa Gà Bị Khô Chân Teo Lườn Xệ Cánh Như Thế Nào? mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gà bị bệnh khô chân gầy dẫn tới chân không còn hoạt động linh hoạt được nữa. Từ đó những triệu chứng đi kèm sẽ là teo lườn và sệ cánh. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới dáng đi gà và thể chất của chúng. Tuy không làm gà tử vong nhưng có thể làm giảm đi giá trị của gà. Vì thế mà các sư kê cần chú ý điều này để có thể giúp gà của mình tránh bệnh gà khô chân.
Bệnh gà khô chân là bệnh gì?
Đây là một loại bệnh do cơ thể gà mất nước dẫn tới phần chân gà bị khô và teo dần. Chúng không thể thực hiện chức năng di chuyển thông thường được. Thay vào đó sẽ tập tễnh và bại liệt nằm đâu nằm đó. Tình trạng gà khô chân kéo dài có thể dẫn tới mất cân bằng cơ thể. Kéo theo đó là cánh bị sệ do 1 bên đó không được vận động. Hệ thống lườn cũng bị teo dần do mất cân bằng. Ảnh hưởng lớn tới vẻ đẹp nếu là gà chọi hoặc chất lượng thịt và giá nếu là gà nuôi lấy thịt.
Triệu chứng gà bị bệnh khô chân
Nắm rõ được triệu chứng của gà sẽ giúp chúng ta phân loại và xử lý một cách phù hợp. Tránh việc lây lan sang cả đàn nuôi gây hiệu quả nghiêm trọng. Bởi khô chân ở gà không chỉ do 1 nguyên nhân mà còn là triệu chứng của nhiều bệnh khác.
Chân khô gầy và teo dần
Khi kiểm tra phần chân của gà thì cảm giác chúng không còn được mập mạp và chắc chắn. Thay vào đó là cảm giác khô như mất nước và đang có dấu hiệu teo dần. Vì thế gà không thể di chuyển và chỉ đứng nằm một chỗ mà thôi.
Cánh bị xệ xuống
Do không đứng đi lại được nên phần cánh chính là phần giúp gà giữ thăng bằng. Việc phải khó khăn trong đi lại giữ thăng bằng sẽ khiến cánh bị xệ do sử dụng quá giới hạn. Về lâu về dần phần cánh này không thể khép lại vào trong thân được nữa mà giữ tư thế như vậy.
Gà bị teo lườn
Bệnh gà khô chân sẽ khiến chúng bị teo lườn. Do cấu trúc thân gà là cấu trúc đối xứng nên khi 1 bên cơ không hoạt động cũng sẽ khiến gà bị mất cân bằng cơ thể. Phần cơ sẽ bị teo do không hoạt động lâu ngày. Cơ bị teo đi rất dễ nhận biết. Đây là điều dễ hiểu cũng giống như con người khi bị liệt hoặc lý do nào đó thì đa phần tay chân phần bị liệt sẽ teo nhỏ đi.
Gà lông xù ủ rũ
Rối loạn chuyển hóa chất, thiếu nước khiến gà lông bị xù và ủ rũ. Chúng cũng ngại di chuyển và thường đứng 1 chỗ. Tuy nhiên với biểu hiện này thì có thể do nhiều nguyên nhân khác chứ không nhất thiết bị bệnh khô chân ở gà.
Nguyên nhân gà bị bệnh khô chân teo lườn xệ cánh
Có quá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Bởi ngoài việc mất nước dẫn tới gà bị bệnh khô chân xệ cánh còn có những bệnh nền khác. Triệu chứng khô chân chỉ là một trong những triệu chứng đó mà thôi.
Gà bị thiếu nước
Có thể bắt gặp tình trạng này khi gà còn nhỏ hoặc đã trưởng thành. Khi bị thiếu nước thì không chỉ chân là bộ phận bị ảnh hưởng mà còn nhiều bộ phận khác. Dẫn tới gà bị bệnh khô chân, teo lườn và sệ cánh.
Gà bị thiếu chất dinh dưỡng
Việc thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất. Dẫn tới việc rối loạn chuyển hóa chức năng của gà. Có thể để ý thấy thì gà úm thường gặp tình trạng này do thức ăn không đủ chất. Ngược lại gà nuôi theo đàn được mẹ nuôi thì ít hơn do được mẹ chăm sóc cẩn thận hơn.
Triệu chứng do bệnh Newcastle
Newcastle là căn bệnh thường gặp trên gà nếu không tiêm phòng đầy đủ. Chúng có thể lây lan mạnh và ảnh hưởng tới gà. Khi bệnh này tác động thì chúng ủ rũ, kém vận động khô chân và thường đi kèm với các biểu hiện về thần kinh. Kèm với đó là khô chân chướng diều. Gà có thể tử vong và lây lan nhanh chỉ trong vài ngày.
Triệu chứng do tụ huyết trùng
Việc bị mắc bệnh này khiến gà bỏ ăn sốt cao và có thể đi ngoài ra máu. Kết hợp với đó là các triệu chứng co giật, khô chân xệ cánh do nhiệt độ cơ thể lên cao đột ngột. Tỉ lệ chết của bệnh này khoảng 8-15%. Do bị đi ngoài, ỉa chảy phân xanh phân trắng nên thường dẫn tới tình trạng mất nước, mất chất kéo dài. Nó khá giống với bệnh tiêu chảy ở người khi cũng gây mất nước mệt mỏi cho người bệnh.
Ngoài ra còn có những bệnh khác dẫn tới mất nước và khô chân. Tuy nhiên việc khô chân chỉ là 1 biểu hiện nhỏ trong số 1 loạt biểu hiện bệnh bên ngoài. Chúng ta không chỉ chú tâm vào chữa khô chân mà chữa dứt diểm các bệnh kia là được. Ví dụ các bệnh gây ra tình trạng mất nước như bạch lỵ, Gumboro…
Bệnh khô chân ở gà có chữa được không?
Nếu chỉ đơn thuần là việc mất nước trong quá trình sinh hoạt thì khắc phục dễ. Tuy nhiên vói việc gà bị bệnh khô chân teo lườn do các bệnh lý khác thì cần thời gian chữa nhanh. Nếu không tỉ lệ gà tử vong cao và dễ lây lan. Đặc biệt là bệnh Newcastle có thể lây lan cho cả đàn chỉ trong vài ngày.
Chữa gà con úm bị khô chân
Với việc gà con bị bệnh khô chân khi úm thì có các nguyên nhân là thiếu nước, quá nóng hoặc mật độ nuôi quá cao. Hãy đảm bảo các điều sau đây.
Cách ly gà con úm bị bệnh khô chân để theo dõi. Tránh việc chúng có thể lây lan ra các con khác.
Giảm thiểu nhiệt độ bóng đèn khi thấy gà thưởng tỏa ra chứ không tập trung thành từng nhóm. Hoặc có thể điều chỉnh độ cao của bóng bằng cách treo cao thêm.
Tăng số lượng máng uống nước pha các loại thuốc úm cho gà. 70 con với 1 máng uống 2-4 lít là được.
Bổ xung các loại thức ăn khác nếu thấy gà chậm lớn.
Giảm mật độ úm gà không nên úm quá nhiều vào chung 1 chuồng. Mật độ khoảng 50 con/m2 là hợp lý.
Gà bị khô chân xệ cánh trưởng thành
Tiếp tục cho uống thuốc kháng sinh đặc hiệu cho gà để ngăn không có virut lây lan trong cơ thể. Cùng với đó là bổ xung thêm các loại chất dinh dưỡng cho gà và tăng cường rau xanh. Đảm bảo vừa đủ chất, đủ nước để nuôi dưỡng cơ thể gà.
Các loại thuốc kháng sinh có thể dùng như Phamarox, Ampicol cho uống khoảng 1 tuần. Liều lượng tùy từng loại thuốc xem trên bao bì. Khi cảm giác không có kết quả thì nên tiêu hủy, chôn và rắc vôi bột cẩn thận.
Chữa gà bị bệnh khô chân do Newcastle
Bệnh này là bệnh hầu như không thể chữa hiện nay. Khi gà đã bị bệnh thì thường là quá muộn cho việc chữa trị. Việc chúng ta cần làm đối với gà bị bệnh khô chân teo lườn do Newcastle là cách ly, tiêu hủy. Và hy vọng là những con gà khác trong đàn không bị lây bệnh qua phân hoặc qua lông.
Cách chữa gà khô chân do bệnh tụ huyết trùng
Nên nhớ rằng triệu chứng gà khô chân xệ cánh chỉ là 1 biểu hiện của tụ huyết trùng. Vì thế hãy xác định rõ các triệu chứng để xác minh được đúng là gà bị bệnh teo chân do tụ huyết trùng.
Cách chữa khá đơn giản khi chỉ cần sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống duy trì trong 4-5 ngày là có hiệu quả. Sử dụng streptomycin tiêm vào bắp đùi cho gà trong 3-5 ngày. Liều lượng tiêm tùy theo trọng lượng gà và độ tuổi. Chi tiết xem trên bao bì để điều chỉnh phù hợp với số lượng đàn gà của gia đình.
Phòng bệnh gà bị khô chân như thế nào?
Người xưa nói phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng tránh bệnh là việc nên làm để tránh dịch bệnh lây lan. Đặc biệt với những bệnh nguy hiểm có triệu chứng khô chân như Newcastle , tôi gà, tụ huyết trùng thì cần chú ý.
Đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ
Chuồng gà cần phải được xử lý thường xuyên và định kỳ. Giúp loại bỏ các chất thải từ gà như lông, phân. Đây là những nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất. Vì thế mà chúng ta nên vệ sinh xử lý thường xuyên. Nếu số lượng gà lớn thì cần phải xử lý quét dọn hàng ngày. Còn nếu gà đông nhiều có thể tuần 3-4 lần là được.
Sau khi vệ sinh chất thải cần tập trung ra xa nguồn nước, xa nơi nuôi thả và tiến hành ủ với vôi bột. Như vậy mầm bệnh khó có thể phát triển và gây bệnh cho gà.
Ngoài ra sau mỗi lứa nuôi nên tiến hành rắc vôi bột khử trùng một thời gian từ nửa tháng cho tới 1 tháng. Đây cũng là cách giúp sát trùng hiệu quả cho khu vực chuồng nuôi.
Cách ly nhanh cá thể nhiễm bệnh
Chưa biết gà bị bệnh khô chân teo lườn hay gì nhưng cứ thấy biểu hiện khác chúng ta nên cách ly ngay. Việc cách ly sẽ tránh được mầm bệnh lây lan và chữa trị theo dõi dễ hơn. Với những bệnh newcastle và tụ huyết trùng có thể khiến gà chết chỉ trong vài ngày. Nếu không xử lý nhanh thì việc chúng lan ra cả đàn là việc hoàn toàn có thể.
Theo dõi thường xuyên
Việc này sẽ giúp chủ nhân có thể biết được những cá thể gà nào đang bị nhiễm bệnh. Từ đó lên kế hoạch cách ly, cho ăn cho uống dễ hơn. Ngoài ra chúng ta cũng có thể đánh giá được mức độ của thuốc có hiệu quả hay không. Vì thế mà việc theo dõi thường xuyên hữu ích rất nhiều trong việc chữa bệnh gà bị khô chân một cách tốt.
Tuân thủ việc tiêm vắc xin cho gà con
Nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho gà đảm bảo khả năng gà bị bệnh dịch thấp nhất. Vừa đỡ tốn tiền công sức cho việc chữa trị chăm nuôi vừa đảm bảo không bị chết hàng loạt. Gà mà bị ốm sẽ khiến gà chậm lớn, ăn nhiều hơn nhưng lại không lớn sẽ tốn nhiều thức ăn hơn. Ngoài ra việc tiêm và cho uống vắc xin cũng cung cấp thêm những kháng thể cần thiết cho gà khỏe mạnh hơn.
Đảm bảo mật độ nuôi thông thoáng
Bệnh khô chân ở gà chủ yếu nguyên nhân do mất nước. Vì thế hãy đảm bảo độ thông thoáng và mật độ chuồng nuôi theo tiêu chuẩn. Sẽ tránh được gà quá đông đúc dẫn tới lượng nước, thức ăn không đảm bảo. Chú ý tới các điều kiện chăm sóc khác như nhiệt độ, ánh sáng để giúp gà sinh trưởng ăn uống tốt hơn.
Gà bị khô chân có ăn được không?
Dù là nguyên nhân gì gây bệnh khô chân ở gà thì chúng ta cũng không nên ăn. Có thể nạp vào cơ thể vô số những vi khuẩn, vi trùng gây hại. Hơn nữa khi gà đã bị khô chân xệ cánh thì chúng đa phần đều gầy gò ốm yếu và ít thịt. Có ăn thì cũng không ngon và không đáng gây ra rủi ro cao. Vì thế hãy đem đi tiêu hủy hoặc cho chó, lợn nấu chín cẩn thận ăn để tận dụng. Nếu không có thể ngâm để làm phân bón với điều kiện đã được sát trùng cẩn thận.
Với những chia sẻ này chắc chắn sẽ mang lại cho các sư kê những thông tin về bệnh gà bị khô chân teo lườn sệ cánh. Hãy chú ý theo dõi chăm sóc để đảm bảo gà của mình luôn khỏe mạnh và hạn chế được bệnh khô chân ở gà nói riêng và các bệnh khác nói chung.
Gà Gãy Cánh Chữa Như Thế Nào?
Gà gãy cánh là một trong những nỗi lo của sư kê lúc nuôi gà chiến. Cách chữa rất dễ lại đơn giản, tất nhiên chỉ đối vs những ai đã rành và có kinh nghiệm. vs những ai mới chơi chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề ko biết. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất.
Lý do dẫn tới tình trạng gà gãy cánh
Thường thì gà gãy cánh chỉ có hai nguyên nhân, trong đó 80% là do đi trường về. Nghĩa là mới đi đá về. Tỷ lệ bị thương rất lớn. 20% còn lại là do tai nạn, như bị người ta chọi đá, chó đuổi,…
Trước lúc bắt tay vào quá trình chữa gà gãy cánh. trước tiên Nên phải kiểm tra tình trạng gãy cánh nặng hay nhẹ mà lựa chọn phương pháp khác nhau. Có thể là chích thuốc hoặc dùng thuốc thông thường.
Hướng dẫn chữa gà gãy cánh đơn giản, tác dụng cao
Gà bị gãy cánh, dù chữa khỏi cũng được xem là bị tỳ vết. ko thể mạnh như lúc ban đầu. Vết thương vẫn có thể bị gãy lại. Nên lúc chữa phải để ít nhất 2 – 3 tháng mới cho đi trường lại (đối vs gà hay) hoặc có thể lâu hơn đối vs gà yếu.
Loại thuốc dùng để chữa gãy cánh là Vimefloro F.D.P. Tác dụng của loại thuốc này là giảm đau, giảm sốt, trị sưng và làm cho gà biếng ăn ăn nhiều hơn.
Do lúc gà bị gãy cánh chúng sẽ trở thành biếng ăn do đau ốm, từ đó làm sụt ký. Nhiều người chỉ tập trung chữa gãy cánh mà ko để ý điểm này. Nên sau lúc chữa xong gà sẽ bị suy, giảm sức mạnh.
– Đối vs gà bị nặng: Thì chích 5 ngày
– Đối vs gà bị nhẹ: Thì chích 3 ngày
Liều lượng: 1cc/ đối vs gà 2 kg. Dựa vào cân nặng của thần kê mà tăng giảm lượng chích cho phù hợp.
Bên cạnh dùng thuốc thì lúc chữa gà gãy cánh cũng cần quan tâm tới chỗ ngủ và liều lượng ăn. Cụ thể:
– Ông bà xưa có câu “Chó liền da, gà liền cánh” nên chữa rất dễ. lúc gà gãy cánh nên dùng băng keo trong bó cánh gà áp vào mình để cố định một chỗ (bó vừa thôi đừng bó quá sát). Trước lúc thực hiện nhớ cột chân gà lại để nó ko giãy.
– Ngày trước tiên lúc gà gãy cánh thì cho ngủ trong giỏ. Hạn chế sự vùng vẫy của chúng, để vết thương nhanh khỏi hơn.
– Sang ngày thứ 2 thì mới cho ra bội. Bội càng nhỏ càng tốt để hạn chế đập cánh. Tuyệt đối ko thả nuôi chung vs những gà chiến khác. Chúng sẽ bị những con khác cắn, mổ, đá,… và làm vết thương nặng hơn.
– Vừa kết hợp chích thuốc vừa hạn chế chuyển động khoảng 7 – 10 ngày phần cánh sẽ liền lại. Tuy nhiên vẫn ko nên cho tập luyện hay đi trường lại ngay. Quá trình chữa phải kéo dài ít nhất một tháng, tháng thứ 2 mới cho tập lại, tới tháng thứ 3 mới cho đi trường.
Về liều lượng ăn thì nên tăng cường mồi cho thần kê. Trong quá trình bị bệnh chúng sẽ rất biếng ăn. Bổ sung nhiều mồi sẽ giúp chúng khỏe hơn. Bên cạnh đó thì thóc, lúa và rau xanh cũng cần đảm bảo.
Sau lúc gà khỏe hơn, tập luyện lại được thì giảm liều lượng ăn xuống, tập trung tăng cơ, giảm mỡ. tới lúc thi đấu lại thì tập trung chế độ dinh dưỡng khác để tăng sức bền và sự háo chiến.
Phía trên là toàn bộ thông tin chữa gà gãy cánh. Trên thực tế có rất nhiều loại thuốc chữa, nhưng Vimefloro F.D.P. là tốt nhất, vừa trị sưng vừa giúp liền cánh. Cũng hy vọng những anh em nào mới chơi gà đá sẽ có thêm những kinh nghiệm vận dụng vào việc nuôi – chăm sóc thần kê. Đừng quên like & share trang để cập nhật những tin tức mới nhất trong ngày.
Tổng hợp tin tức đá gà mới nhất tại gachoi,org, tin tức chia sẽ kinh nghiệm, tin tức gada hay, gada đẹp, gà thần kê, những loại gada và cách nuôi chúng như thế nào. Keyword: tintucdaga,tingachoi,tingachoihay, tin gada mới, tin tức đá gà mới nhất 2019, tin tức gada VN, tin tức đá gà VN, tin tức gà đá VN, tin gada VN, trại gà lớn, tin tức mua bán gada
Cách Chữa Gà Chọi Yếu Chân, Gà Chọi Bị Yếu Chân Chữa Như Thế Nào
Tình trạng gà chọi bị yếu gối không hề hiếm gặp. Một khi để gà chọi rơi vào tình trạng này thì không thể cho gà đi đá hay đi vần vò. Trong khi đó, để chữa khỏi cũng cần các sư kê ra rất nhiều công sức. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu biết rõ hơn về tịnh trạng này. Và biết cách chữa trị khi gà bị yếu gối.
Đang xem: Cách chữa gà chọi yếu chân
Thế nào là gà chọi bị yếu gối?
Rất dễ để nhận ra gà chọi có bị yếu gối hay không. Bởi khi bị yếu gối chân gà chọi thường yếu, gà đi hay té, thọt chân, gà không đá được. Hoặc nếu tình trạng yếu gối nhẹ hơn thì phải sau khi gà đá về đi tập tễnh mới nhận ra được.
Thế nào là gà chọi bị yếu chân?
Gà chọi bị yếu gối rất dễ để nhận ra nên các sư kê cần lưu ý để chữa trị kịp thời cho gà.
Nguyên nhân gà chọi bị yếu gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu gối ở gà chọi. Dễ gặp nhất là do sư kê vần vỗ, om chườm không đúng cách, gà non ép đòn quá tải… Lúc này gà dễ mất gân và yếu gối là chắc chắn.
Gà chọi cũng có thể bị yếu chân, mất gân do tiêm phòng, tiêm thuốc bổ hoặc bệnh vào gân tại phần cơ đùi không đúng kĩ thuật. Và nguyên nhân do chữa trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh liều cao. Hoặc do người nuôi cho gà dùng liên tục thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
Nguyên nhân gà chọi bị yếu chân, mất gân
Gà chọi bị yếu chân còn do sư kê cho gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông chuyển vụ lông 1 sang vụ lông 2. Gà bị mất gân do chính gen di truyền của dòng gà. Có những dòng gà cứ thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 xong là không thể chơi được. Kinh nghiệm nhãn tiền mà tôi đã gặp được 4 con. Những con gà này ở vụ lông 1 chân đòn và gân gối của nó lên theo từng kỳ vần.
Cách chữa gà chọi bị yếu gối hiệu quả
Để chữa trị cho gà chọi bị yếu gối hiệu quả, sư kê cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Tách gà ra khỏi bầy gà chiến
Ngay lập tức tách gà chọi bị mất gân ra khỏi đàn nếu phát hiện. Cần để gà đến nơi có khoảng không gian rộng rãi, có cát đất và cây cỏ… Thả gà chung với mấy con gà con non để nó tung tăng bới rãi.
Tách gà ra khỏi bầy gà chiến
Lưu ý, tuyết đối không thả nhốt chung với gà mái đẻ hoặc gần gà chiến chạy lồng. Tình trạng mất gân yếu chân của gà chọi chỉ bị nặng thêm mà thôi.
Bước 2: Sử dụng thuốc bổ gân cho gà
Sư kê có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp vào đùi gà với cái động tác masage vào buổi sáng hoặc chiều tối liên tục khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày thì tiến hành thêm phương pháp luyện gân gối và phục hồi chức năng gân cho gà.
Bước 3: Nếu gà đạp mái nhiều thì nên bỏ qua
Gà chọi bị yếu chân do cho gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông chuyển từ vụ lông 1 sang vụ lông 2. Tốt nhất là không nên chữa lại vì mất thời gian. Sau khi chữa xong, cũng không còn thời gian để chơi vì gà sẽ tiếp tục thay lông vụ 3 thôi.
Gà bị yếu gối có nhiều nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân mà sư kê có cách chữa trị cho phù hợp. Gà bị mất gân, yếu gối, yếu chân đều không phải vấn đề lớn nhưng rất cần có sự chăm sóc tỉ mỉ để phục hồi nhanh chóng.
Gà Bị Xù Lông Sã Cánh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Thế Nào?
Gà sã cánh, bỏ ăn, xù lông là một trong những bệnh phổ biến mà nhà nông quan tâm. Đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường hoặc sau mùa lũ lụt. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh, nghiêm trọng hơn là có thể gây chết cả đàn gà. Vậy có cách nào để khắc phục hay không?
Biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Loại bệnh này còn có tên khác là Newcastle (bệnh gà rù). Theo đó, đặc điểm của nó được liệt kê cụ thể như sau:
– Gà có biểu hiện cánh rũ, bỏ ăn, lông gà xù đi, mào gà bị thâm
– Phân chảy, có nước loãng trắng như vôi
– Có dấu hiệu chảy nước mũi, thở khò khè, đứt quãng
– Có con đầu vẹo ra sau, thân lệch sang bên
– Diều gà căng bóng
Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh này do siêu vi rút Paramixovirus gây ra. Thường vi rút này sống trong chuồng nuôi từ 13 đến 30 ngày. Những con gà khỏe sẽ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp, tiêu hóa. Tất cả các giống gà đều có thể mắc bệnh gà rù. Trường hợp nặng, có thể làm chết đến 100% số lượng gà trong chuồng nuôi.
Khắc phục gà sã cánh, bỏ ăn, xù lông
– Bao vây ổ dịch: Ngay lập tức cần cách ly gà bệnh và gà khỏe, phân công người chăm sóc riêng cho từng khu gà. Nên đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để tránh lây lan bệnh.
– Xử lý gà bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y: Các bộ phận của gà bệnh như lông, lòng, mề hoặc gà bệnh nguyên con (đã chết) cần chôn thật sâu, rắc vôi bột để khử trùng.
– Phòng bệnh cho gà khỏe: Với đàn gà khỏe được cách ly, bà con nên nhỏ Lasota (với trường hợp gà con dưới 1 tháng tuổi) hoặc tiêm vacxin gà rù Newcastle hệ I (đối với gà trên 30 ngày tuổi).
– Vệ sinh chuồng: Thực hiện tổng vệ sinh mỗi ngày và cả đồ dùng chăn nuôi
– Bổ sung thêm vitamin và các kháng sinh khác: Để phòng bệnh thứ phát xâm nhập
– Nên cho gà uống nước vôi trong: Mục đích cải thiện tình trạng diều căng bóng do độ axit cao.
Cung cấp thuốc bổ tăng sức đề kháng
Ngoài các lí do đã nêu trên, gà còn có thể nhiễm khuẩn E.coli. Vì thế, bà con có thể dùng thêm kháng sinh bệnh chúng tôi như: Colimox hoặc Ampi – Coli…
Bên cạnh đó, để gà ổn định sức khỏe, bà con nên sử dụng thêm các thuốc bổ gan, thận, thuốc giải độc gan. Những loại thuốc này sẽ góp phần tạo thêm sức đề kháng cho gà.
Chúc đàn gà của bà con khỏe mạnh, phát triển tốt và cho năng suất cao!
Đàn gà nhà tôi 01 tháng tuổi, có 1, 2 con có biểu hiện sã cánh, bỏ ăn (chưa phát hiện thêm gì khác). xin chuyên gia cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì?
– Kiểm tra lại lịch dùng VACXIN GUMBORO và LASOTA. Nếu chưa nhỏ thì cần nhỏ luôn.
-Nếu trong khu vực có bệnh cúm gia cầm thì cần tiêm VACXIN CÚM GIA CẦM khi gà 15 ngày tuổi.
– Ngoài ra, gà cũng có thể mắc bệnh do vi khuẩn E.coli, nếu có thêm biểu hiện tiêu chảy, khó thở.
– Nếu gà chưa bỏ ăn, bổ sung VITAMIN + MEN TIÊU HÓA
-Nếu gà đã bỏ ăn:
+ Tách riêng con yếu và tiêm LINCOSPECTO
+ Điều trị toàn đàn, dùng DOXYCICLIN + GENTAMICIN hoặc OXYTETRACILIN hòa vào nước hoặc trộn với thức ăn cho gà, theo hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Bổ sung: VITAMIN + MEN TIÊU HÓA + thuốc sợ sức, trợ lực cho đàn gà
Video hướng dẫn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chữa Gà Bị Khô Chân Teo Lườn Xệ Cánh Như Thế Nào? trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!