Đề Xuất 5/2023 # Chuyên Trang Của Báo Kinh Tế &Amp; Đô Thị # Top 8 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 5/2023 # Chuyên Trang Của Báo Kinh Tế &Amp; Đô Thị # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyên Trang Của Báo Kinh Tế &Amp; Đô Thị mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khuyến khích, tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Ngày 12-8-2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Nhân dịp này, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí.

Cả ngày 22-8 Hà Nội chỉ ghi nhận tổng số 20 ca Covid-19

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc mới từ 12g đến 18g ngày 22-8 trên địa bàn TP là 6 ca trường hợp, đều ghi nhận tại khu cách ly ở 3 quận, huyện. Như vậy, trong ngày 22-8 số ca mắc ở Hà Nội đã giảm, chỉ có tổng số 20 trường hợp được ghi nhận.

“Chỉ ngồi ở nhà mà vẫn nhiễm Covid-19”, chuyên gia nói gì?

Gần đây, trên mạng xã hội có nhiều người chia sẻ chuyện ở TP Hồ Chí Minh, thậm chí ở Hà Nội, có người ở trong nhà gần 1 tháng, không tiếp xúc với ai mà vẫn bị nhiễm Covid-19 và họ lo ngại rằng do virus có trong… không khí.

Hà Nội hỗ trợ gần 528 tỷ đồng cho người bị ảnh hưởng Covid-19

Thông tin từ Sở LĐTB&XH Hà Nội, đến cuối ngày 21-8, các quận, huyện đã phê duyệt, hỗ trợ 527,926 tỷ đồng cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 3642/QĐ-UBND, Nghị quyết 15/NQ-HĐND, Quyết định 683/QĐ-MTTQ-BTT và xã hội hóa của các tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền các địa phương.

Kỹ Thuật Nuôi &Amp; Giá Trị Kinh Tế Của Giống Gà Ác Lông Đen

Đặc điểm của giống gà ác

Gà có bộ lông khá đặc biệt. Chúng có thể mang màu đen pha trắng hoặc trắng toàn thân. Dù là loại nào thì kích cỡ và ngoại hình đểu khá giống nhau. Mào khá thẫm và nhỏ, phần thịt, da và xương đều có màu đen. Khối lượng tương đối thấp so với các giống khác.

Giá trị kinh tế của giống gà ác

Ngoài sản phẩm chính là thịt thì trứng gà cũng đem đến một nguồn thu không nhỏ. Gà mái đẻ được khoảng từ 70 đến 80 quả trứng mỗi năm. Giá bán lẻ trên thị trường nằm trong khoảng 4.000 – 5000 đồng/quả. Trong khi nhập sỉ số lượng lớn là 2.300 – 2.500 đồng/quả. Có thể khẳng định là rất cao so với trứng của các loại gà thông thường khác.

Cách chọn gà ác giống

Con giống luôn quyết định đến thành quả cuối cùng trong sản xuất nông nghiệp. Và gà ô kê cũng không phải là ngoại lệ. Người nuôi hãy chú trọng lựa chọn gà con khối lượng đạt từ 20 đến 22g. Đảm bảo khoẻ mạnh, lanh lợi, mắt tinh anh, lông tơi xốp, chân mập mạp, bụng thon, ăn uống bình thường. Nếu có đặc điểm như mỏ cong, chân khập khiễng, rốn hở, chậm chạp, sệ cánh,…thì nên bỏ qua ngay lập tức.

Để gà ác có không gian sinh sống tốt nhất thì phải đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, mát mẻ. Trước khi đưa gà về nuôi khoảng 15 đến 20 ngày tiến hành dùng vôi bột, dung dịch nước sát khuẩn phun khử trùng.

Nền chuồng nên láng bằng xi măng và trải đệm lót sinh học làm từ trấu, mùn cưa,…trộn lẫn men vi sinh vật có lợi để phân giải các chất bẩn và đảm bảo vệ sinh. Bố trí cửa chuồng nằm ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Xây chuồng cao từ khoảng 3 đến 3,5m, có lợp mái.

Chuồng úm & thức ăn cho gà con

Gà con đưa về nuôi đặt trong chuồng nhỏ có kích thước 2m x 1m x 0,5m dùng cho 100 con. Thắp sáng bóng đèn điện liên tục để giữ ấm. Khoảng cách giữa chuồng và mặt đất là khoảng 0,5m để tránh ẩm thấp và công trùng gây hại. Khi được 2 tuần tuổi thì bắt đầu giãn cách khoảng 50 con/m2. Lúc 3 đến 5 tuần là 25 con/m2. Khi còn nhỏ thì rải đều thức ăn lên các tấm bìa để cho gà dễ tìm thấy. Nước uống đựng trong các máng sạch treo trong chuồng. Lương thực được sử dụng như cám công nghiệp chuyên dùng, ngô nhuyễn xay,…gà dễ nuốt và tiêu hoá.

Khi được khoảng 3 tuần thì có thể thả ra vườn để chạy nhảy, tự tìm kiếm thức ăn. Lúc này nên bổ sung thêm những nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như rau xanh, giun, dế, tôm, tép,…trong thực đơn cho gà kết hợp với cám công nghiệp. Cung cấp dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là nước sạch đầy đủ để gà phát triển tốt nhất.

Tuân thủ quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà theo hướng dẫn của cơ quan thú ý địa phương. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác chống dịch. Thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh nơi gà sinh sống để tránh những loại ký sinh trùng gây bệnh.

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Gà Tre

Với giá bán bình quân từ 80 – 140 nghìn đồng/con gà tre, ông Đào Duy Hiển, xóm Ngò Thái, xã Tân Đức (Phú Bình) thu lãi khoảng 40 triệu đồng/2.000con gà tre.

Bằng sự linh hoạt, nhạy bén trong chăn nuôi, ông Đào Duy Hiển, xóm Ngò Thái, xã Tân Đức (Phú Bình, Thái Nguyên) đã trở thành một trong những điển hình về phát triển kinh tế gia đình với mô hình nuôi gà tre cho hiệu quả kinh tế cao.

Để tìm đến nhà ông Hiển, chúng tôi không mất quá nhiều thời gian hỏi đường, bởi ở xã Tân Đức ông là người duy nhất nuôi gà tre và vịt trời với quy mô lớn nên nhắc đến tên ông ai cũng biết. Nhìn những chú gà tre khỏe mạnh, lông mượt óng đang phơi mình trên những cành vải thiều, có thể thấy ông Hiển đã phải bỏ ra nhiều công sức để chăm sóc cho đàn gà này. Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan khu chuồng trại quy mô, sạch sẽ, ông Hiển cho biết: Trước khi nuôi gà tre, ông đã từng làm nhiều nghề như: kinh doanh, nuôi lợn giống và nuôi gà đẻ với hơn 3.000 con/lứa, nhưng vì giá cả bấp bênh nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2009, nhiều chủ trang trại ở xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang chăn nuôi giống gà tre nhưng thua lỗ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chăn nuôi gà trước đó, ông Hiển đã mạnh dạn đầu tư trên 30 triệu đồng để mua lại của họ khoảng 300 con gà tre giống về nuôi. Để có thêm kinh nghiệm chăm sóc loại gà này, ông đã dành thời gian đi tham quan một số mô hình chăn nuôi hiệu quả ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và tìm hiểu qua sách báo, tạp chí… Theo ông Hiển, gà tre có trọng lượng nhỏ nên sức đề kháng của chúng kém hơn so với các giống gà khác. Do đó, vào mùa đông, ông đã chia khu chuồng trại thành những ô nhỏ, che chắn cẩn thận và thắp bóng điện để sưởi ấm cho chúng. Bởi vậy, đàn gà của gia đình luôn khỏe mạnh, lớn nhanh. Qua thăm dò thị trường, nhận thấy gà tre rất dễ tiêu thụ nên ông đã quyết định mở rộng quy mô chuồng trại và nâng tổng số đàn.

Với diện tích chuồng trại khoảng 400m2, ông Hiển duy trì nuôi từ 1.500 – 2.000 con gà tre/lứa (trong đó có khoảng 120 con gà mái) và một lò ấp trứng, mỗi lần ấp nở từ 300 – 500 quả trứng. Gà tre tuy có trọng lượng nhỏ nhưng thịt ăn thơm ngon, giòn và săn chắc nên được thị trường rất ưa chuộng. Hiện nay, gà tre thương phẩm của gia đình ông được các thương lái ở các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… đặt mua với giá từ 80 – 140 nghìn đồng/con, bình quân, mỗi con gà ông được lãi khoảng 20 nghìn đồng. Ngoài ra, ông Hiển còn đầu tư máy ấp trứng để chủ động con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình, nhận ấp trứng thuê và bán con giống cho các hộ dân có nhu cầu chăn nuôi gà tre. Chỉ tính riêng năm 2015, ông Hiển thu lãi trên 100 triệu đồng từ chăn nuôi và ấp nở giống gà tre này.

Chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm trong chăn nuôi, ông Hiển cho rằng: Tôi lựa chọn nuôi giống gà tre, bởi giống gà này có giá trị kinh tế cao, giá cả ổn định trong khi không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn có thể tận dụng từ những sản phẩm nông nghiệp (ngô, thóc, rau xanh…). Trong quá trình nuôi, tôi luôn chú trọng đến công tác tiêm phòng, chế độ ăn uống và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Bởi, đây là những yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống cũng như năng suất của con giống.

Đánh giá về mô hình chăn nuôi của ông Hiển, ông Đinh Văn Định, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Đức cho biết: Xã Tân Đức hiện có rất nhiều trang trại và gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi gà tre, vịt trời của ông Hiển là một trong những mô hình được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế; thể hiện tư duy luôn đổi mới của người nông dân trong việc mạnh dạn đầu tư, năng động để phát triển kinh tế gia đình. Thời gian tới, xã sẽ tìm hiểu và nghiên cứu để nhân rộng mô hình này trong toàn xã giúp người dân nâng cao thu nhập.

Trịnh Phương

Trang Trại Nuôi Gà Rừng Chuyên Nghiệp Ở Quảng Nam

Anh Phạm Văn Hà (36 tuổi), ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) trở thành người nuôi gà rừng chuyên nghiệp, đã cung cấp cho thị trường khoảng 500 con gà rừng giống, cho doanh thu gần 200 triệu đồng. Hiện đàn gà của anh còn lại hơn 100 con lớn nhỏ và tiếp tục phát triển.

Tiếp chúng tôi trong khuôn viên trang trại, anh Hà cho biết: Vào năm 2002, một lần đi rẫy cùng gia đình, anh nhặt được 7 quả trứng gà rừng. Anh mừng quá, mang về cho gà nhà ấp. Gần 20 ngày sau, trứng nở những chú gà con nhỏ thó nhưng không kém phần xinh xắn. Do chưa có kinh nghiệm nuôi gà rừng nên 4 con đã chết, 3 con còn lại anh tiếp tục nuôi và thuần dưỡng, trong đó có 1 con gà trống.

Ban đầu vì thiếu kiến thức nên việc chăm sóc những con gà rừng của anh gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua các phương tiện ti vi, sách báo anh tự mình học hỏi kỹ thuật chăm sóc gà rừng nên từ 3 con gà ban đầu, vài năm sau đàn gà của anh ngày một phát triển. Để có thêm nguồn gà, anh Hà tìm hỏi những người đi rừng, chăn bò chăn trâu để hỏi mua thêm trứng mỗi khi họ vô tình tìm được để đưa về cho gà rừng nhà ấp.

Rút kinh nghiệm dần, sau một năm chú tâm chăm sóc, anh có đàn gà hơn 10 con cả trống lẫn mái. Liên tục trong 2 năm sau đó, đàn gà rừng của anh phát triển lên 30 con và bắt đầu thả được vào khu đất rừng ở phía sau nhàâ. Buổi sáng mở chuồng cho gà vào rừng ăn, tối về chuồng nhốt, thời gian này cũng có mất mát gà (do không biết đường về và/hoặc bỏ đi), nhưng đến nay thì số gà bỏ đi rất ít.

Hàng ngày anh vào rừng đào những ổ mối, bắt dế, nhái cùng với ngô, lúa… những món thức ăn đơn giản giúp gà rừng lớn rất nhanh. Để tập thói quen cho gà, cứ chiều tối hàng ngày, trước khi cho gà ăn, anh huýt sáo. Gà rừng như hiểu được tiếng người chủ nên lâu dần trở thành thói quen, càng ngày người và gà càng gần gũi nhau hơn.

Cứ mỗi chiều, anh huýt sáo để chúng bay về. Khi gà mái chạy quanh nhà tìm ổ để đẻ, anh Hà lót hai cái ổ cũng giống như ổ cho gà nhà. Sau gần 10 ngày đẻ 15 trứng, 2 con bắt đầu ấp. Trong thời gian gà mái ấp, con gà trống suốt ngày chỉ quanh quẩn trong sân nhà để canh giữ. Gần 20 ngày sau, đàn gà con đã chào đời sau hơn 6 tháng chăm sóc.

Anh Hà cho hay, lúc đầu anh chỉ nuôi gà rừng để thỏa mãn ham thích theo kiểu nuôi trồng sinh vật cảnh vốn có của anh. Song, ý tưởng phát triển mạnh chăn nuôi gà rừng để cho thu nhập khi cuối năm 2003, có nhiều người đến hỏi mua gà rừng về làm cảnh nhưng anh Hà không có đủ lượng gà để bán. Đầu năm 2004, anh bắt tay vào phát triển đàn gà rừng của mình theo hướng quy mô hơn. Đến nay anh có gần 100 con gà rừng, mỗi năm xuất bán 60 – 80 con gà trưởng thành (cả trống và mái), với giá 800.000 đồng một cặp và gà choai 500.000 đồng một cặp. Nhiều khi không có gà để bán cho khách, phải hẹn một thời gian để gà… đủ tuổi. Khách hàng của anh ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là từ miền Nam tìm mua về nuôi kiểng trong nhà.

Anh Hà cho biết, hiện tại trang trại có 3 con trống giống với khoảng 20 gà mái đẻ. Tuy nhiên, còn có gà trống rừng thường hay bay về “giao lưu” với đàn gà mái nên năng suất, chất lượng gà con được cao hơn. Song, phải chú ý, gà trống rừng gặp nhau thường tranh giành lãnh địa, con mái đi đến đá nhau. Đặc điểm nhận dạng giữa gà ta và gà rừng là gà trống đến 8 tháng tuổi, tai bắt đầu trắng lên, gà mái thì tai có màu xanh, lông màu tro, cả gà trống lẫn mái chân đều có màu chì, đó là lúc gà trưởng thành. Gà trống rừng nặng tối đa khoảng trên 1 kg và gà mái khoảng 700 g.

Theo anh Hà thì nuôi gà rừng vừa dễ nhưng cũng vừa khó, nếu không có bí quyết gà sẽ bỏ vào rừng hết. Để chứng minh, anh Hà liên tục huýt sáo bằng một âm điệu “đặc trưng”, bỗng đâu gà rừng ở trong rừng có số bay, có số chạy về cả đàn, đáp xuống trước cửa chuồng. Khi gà mái làm tổ trong rừng để đẻ thì nên phá đi, vài lần như thế, gà mái sẽ về chuồng để đẻ trứng. Ngoài ra, gà rừng con phải được nuôi trong lồng cách ly với mặt đất, cho ăn mồi bằng thức ăn công nghiệp dành cho gà và thêm côn trùng, cỏ, rau. Sau 20 ngày tuổi thì ngưng cho thức ăn công nghiệp. Gà rừng đến 6 tháng tuổi là coi như trưởng thành.

Trang trại nuôi gà rừng của anh Hà tuy trong giai đoạn thể nghiệm, nhưng xem ra có nhiều hiệu quả bởi tiền đầu tư giống, thức ăn, làm chuồng trại không bao nhiêu, lại thêm gà rừng có sự miễn dịch tốt, chưa thấy bệnh tật. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ gà rừng rất mạnh nên gà anh nuôi thường không đủ bán cho người tiêu dùng. Nhiều người cho rằng: Có thể đây là trang trại nuôi gà rừng lớn nhất miền Trung. Hàng năm, anh Hà thu nhập khoảng 50 triệu đồng từ tiền bán gà rừng nuôi thả.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyên Trang Của Báo Kinh Tế &Amp; Đô Thị trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!