Đề Xuất 3/2023 # Cổng Giao Tiếp Điện Tử Huyện Lập Thạch # Top 7 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Cổng Thông Tin Giao Tiếp Điện Tử Huyện Lập Thạch # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cổng Giao Tiếp Điện Tử Huyện Lập Thạch mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để giúp người dân có thể tiếp cận với những con giống nuôi chất lượng, hiệu quả hơn, mới đây Công ty cổ phần Tiên Viên đã phối hợp với anh Phạm Văn Hùng – nhà phân phối giống gà Tiên Viên duy nhất trên địa bàn huyện Lập Thạch tổ chức hội thảo về giống gà Tiên Viên.

Giống gà Tiên Viên được công ty Cổ phẩn Tiên Viên có địa chỉ tại xã Đại Yên- huyện Chương Mỹ, Hà Nội nghiên cứu, lai tạo từ nhiều giống gà nổi tiếng của Việt Nam theo phương thức thụ tinh nhân tạo. Với ưu thế về sự phát triển đồng đều, có khả năng thích nghi cao, chống chịu bệnh tật tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, có thể nuôi dưỡng ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước theo hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, thử vườn. Gà trưởng thành khi đạt thời gian nuôi từ 100- 110 ngày, gà trống đạt trọng lượng từ 2,2- 2,4kg, gà mái đạt trọng lượng từ 1,6-1,8kg. Gà trống có mào cờ, lông ôm gọn, đỏ màu mận chin, gà mái có đôi chân nhỏ, màu vàng đặc trưng. Đặc biệt gà Tiên Viên có phẩm chất thịt thơm ngon, ngọt của gà ta nhưng vẫn đạt được tộc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Vì vậy để mở rộng thị trường cung ứng giống gà Tiên Viên, ông Phạm Văn Hùng ở xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch đã trở thành nhà phân phối duy nhất giống gà Tiên Viên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Giống gà Tiên Viên đã được nhiều hộ chăn nuôi khắp các tỉnh miền Nam, miền Trung chăn nuôi có hiệu quả. Qua đánh giá sơ bộ của các trang trại chăn nuôi cũng cho thấy giống gà Tiên Viên về mẫu mã, độ đồng đều, chất lượng thịt so với các giống gà khác đều vượt trội hơn hẳn, vì vậy ông quyết định trở thành đại lý phân phối giống gà Tiên Viên đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và cũng là nhà phân phối duy nhất giống gà này cho đến thời điểm hiện nay.

Gia đình anh Dương Văn Hảo ở thôn Dầu xã Tử Du là hộ gia đình đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Lập Thạch nói riêng nuôi 12 nghìn gà giống Tiên Viên, hiện nay trong trang trại nhà anh có khoảng 4 nghìn gà đang chờ thương lái đến bắt. Anh cho biết so với những giống gà khác mà gia đình đã từng nuôi thì giống gà Tiên Viên có ưu điểm hơn về giá thành, chất lượng thịt gà ngon, mẫu mã đẹp. Nếu giá gà được bán ở mức 65 ngàn đồng/kg thì người chăn nuôi sẽ có lãi khoảng 40 triệu đồng/ 01 nghìn con gà.

Với những ưu thế vượt trội trong phương thức chăn nuôi và phẩm chất sản phẩm của giống gà Tiên Viên, trong thời gian tới giống gà này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Lập Thạch. Để từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi./.

Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Gia Lộc

Tổ hợp tác chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm xã Gia Lương được thành lập ngày 13 tháng 10 năm 2016, khi thành lập Tổ hợp tác có 62 hội viên với số quỹ hoạt động ban đầu là 10 triệu đồng. Tổ hợp tác được thành lập trên cơ sở của lớp dạy nghề ngắn hạn chăn nuôi gia cầm do Hội Nông dân huyện Gia Lộc phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức cho 35 hội viên nông dân chăn nuôi gia cầm. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, trong 03 tháng học nghề, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Gia Lương tổ chức khảo sát trên địa bàn và tham mưu với Đảng uỷ xã chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm xã Gia Lương. Sau Lễ ra mắt, Tổ hợp tác được Hội Nông dân huyện tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh là 400 triệu đồng; tiếp cận vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Ngân hàng Công thương Hải Dương theo Nghị định số 55 /2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng chục tỷ đồng; tổ chức 03 lớp học nghề, 05 lớp tập huấn ngắn ngày, tổ chức cho hội viên trong Tổ hợp tác thăm mô hình và lấy giống gà lai chọi Lương Phượng của anh Phạm Đình Dừa xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc – Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương, chuyên cung cấp gà giống cho các tỉnh khu vự Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Nam.

Hội Nông dân tỉnh, huyện về thăm mô hình gà chọi xã Gia Lương

Theo ông Đặng Quốc Thai- Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết, sau gân hai năm hoạt động, đến nay Tổ hợp tác gà lai chọi thương phẩm do Hội nông dân xã Gia Lương vận động thành lập đã kết nạp được 36 hội viên, quỹ tổ hoạt động trên 30 triệu đồng, cung ứng ra thị trường trên 600 tấn gà thịt… Tổ hợp tác ngày càng tạo dựng được thương hiệu của sản phẩm đối với khách hàng ở nhiều tỉnh, thành khu vực miền Bắc. Từ việc áp dụng kiến thức đã được tập huấn, nên trong khi ở những địa phương khác, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn, nhưng tổng đàn gà trên địa bàn xã nói chung và đàn gà lai chọi trong mô hình nói riêng vẫn ổn định ở mức từ 200 đến 250 nghìn con. Do chất lượng đảm bảo nên được khách hàng tin tưởng, về tận nơi thu mua.

Đoàn chuyên gia Đức thăm mô hình gà chọi xã Gia Lương

Hiện nay với 98 hội viên tham, tổ hợp tác nuôi gà lai chọi thương phẩm ở xã Gia Lương còn mở riêng một Đại lý bán thuốc thú y phục vụ các thành viên và người chăn nuôi trên địa bàn xã. Để đảm bảo hiệu quả trong chăn nuôi, các thành viên trong Tổ hợp tác đều nghiêm túc chấp hành quy định về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chính vì vậy, cho dù có thời điểm giá bán gà trên thị trường nói chung có sụt giảm, nhưng mỗi lứa gà lai chọi, các thành viên vẫn đảm bảo lợi nhuận ở mức 30%. Là mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi gà lai chọi đầu tiên trên địa bàn huyện Gia Lộc và đã đạt được kết quả khả quan. Kết quả đó thể hiện sự sâu sát của các cấp Hội nông dân trong việc nghiên cứu thị trường, định hướng hoạt động và việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, Tổ hợp tác sẽ không ngừng duy trì tổng đàn gà lai chọi khoảng 200 đến 250 nghìn con, đưa ra thị trường khoảng 700 tấn gà thịt; đầu tư và duy trì hiệu quả Đại lý thuốc dùng chung cho Tổ hợp tác; thành lập Đại lý cấp một về cung ứng thức ăn cho gà lai chọi; quảng bá sản phẩm gà lai chọi trên các phương tiên thông tin, đặc biệt là trên mạng xã hội; nghiện cứu địa điểm, cơ sở vật chất và tham khảo ý kiến chuyên gia để thành lập Hợp tác xã gà lai chọi thương phẩm xã Gia Lương.

Viết tin và ảnh: Nguyễn Văn Trung – Phó Chu tịch Hội Nông dân huyện

Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:

Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km 2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:

– Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.

Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.

Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.

Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Các chấn động uốn nếp làm nảy sinh hiện tượng tạo sơn mãnh liệt. Đoạn uốn nếp Tam Điệp là mốc kết thúc giai đoạn “biển tiến” tạo ra bán đảo Đông Dương. Do vận động địa chất lãnh thổ Thanh Hoá nâng lên thành núi, đồi uốn nếp, xếp nếp, chia khối phân tầng… phức tạp và đa dạng. Trải qua 120 triệu năm chịu ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Himalaya, lục địa Thanh Hoá có hiện tượng nâng lên, lún xuống và tiếp tục bị phong hoá. Kết quả là một số núi biến thành đồi, một số vùng biển được lấp đi thành châu thổ phì nhiêu như hiện nay. Cũng do hiện tượng nâng lên lún xuống, mắc ma trào lên mặt đất và đáy biển hình thành nên những loại đá quý, những dãy núi granit.

Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây – Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km 2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của địa hình.

Địa hình núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn ở phía Nam. Đó là dải địa hình nằm ở rìa ngoài của miền Tây Nam Bắc Bộ đang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (riolit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lồng vào nhau và điều đó làm cho phong cảnh thay đổi không ngừng.

Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự bồi tụ của các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên.

Còn dải địa hình ven biển như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những trầm tích dưới dạng mũi tên cát cô lập dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dạng xoè nan quạt.

Bao gồm có 3 dạng địa hình: núi và trung du; đồng bằng ven biển.

– Địa hình núi có độ cao trung bình 600 -700m, độ dốc trên 25 0; ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560 m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1291m) ở tả ngạn sông Chu.

– Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc 12 – 20 0, chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải.

Dạng địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi của tỉnh; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông – lâm nghiệp với các loại cây lâm sản và các cây như đậu, chè, lạc, mía… các cây trồng nói trên là cơ sở để phát triển ngành chế biến nông – lâm sản của Thanh Hoá.

– Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải dài trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu, cao từ 2 – 15m. Trên đồng bằng nhô lên một số đồi núi có độ cao trung bình 200 – 300m được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau. Còn vùng ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã: Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này có các vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên… Vùng đất cát ven biển nằm ở phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 – 6m, ở phía Nam Tĩnh Gia, chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông và rộng. Trên địa hình ven biển này có nhiều bãi tắm nổi tiếng, như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng; là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển – đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú…

Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau, đặc điểm các nhóm đất chính được giới thiệu trong bảng sau:

CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA THANH HÓA

Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung – Ấn, hướng sơn văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 – 23 0C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41 0C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2 0 C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.

Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 – 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng:

bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0 0 C, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời gian tháng 7 – 8.

Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung bình từ 1,3 – 2m/s.

Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy, đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết.

3.1. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.

Modul dòng chảy mặt trung bình 20,4 – 38 lít/s/km2. Vùng đồng bằng biến thiên từ 20 – 30 lít/s/km2, ở miền đồi núi trên 30 lít/s/km2, lớn nhất là tại lưu vực sông Âm: 38 lít/s/km2. Chất lượng nước mặt khá tốt, trừ vùng hạ lưu vào mùa kiệt do chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.

Modul dòng chảy ngầm biến thiên từ 2 lít/s/km2 đến 20 lít/s/km2. Khu vực trung lưu sông Mã có modul dòng ngầm trên 20 lít/s/km2. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm tốt, trừ một số khu vực ngoại vi thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, nước ở tầng mặt đã bị ô nhiễm. Các khu vực cửa sông, ven biển nước ngầm bị nhiễm mặn.

Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam, Ấn Độ – Myanmar, Malaysia – Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:

Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài… Gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ nhóm II có sa mu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ… Các loại thuộc họ tre, nứa có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra, còn có mây, song, dược liệu, cánh kiến đỏ…

Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật nước ngọt…

Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:

– Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọc đen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao, bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.

– Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim có cò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùa híp, rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, cà cuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai; về chim có bồ nông chân xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm nhanh chóng…

Tài nguyên Khoáng sản Thanh Hóa

Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các quá trình tạo khoáng. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hoá có nhiều loại hình khoáng sản khác nhau, bao gồm:

Ngoài ra, Thanh Hoá còn một số loại khoáng sản khác: thạch anh tinh thể ở Thường Xuân; đá quý như topa, canxedoan, berin ở Thường Xuân; graphit ở Quan Hoá; nước khoáng ở một số điểm thuộc các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh và Quan Hoá.

Bản đồ tài nguyên biển Thanh Hóa

Vùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 – 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thuỷ tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương… là nơi nuôi trồng thuỷ sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

Ven biển Thanh Hoá có đảo hòn Nẹ cao, đảo hòn Mê, cụm đảo Nghi Sơn và hàng loạt đảo nhỏ như: hòn Đót, hòn Miệng, hòn Vạt, hòn Góc, v.v.. Diện tích đảo của tỉnh khoảng 800ha. Về mặt tài nguyên và môi trường, có thể xây dựng các khu bảo tồn biển xung quanh các đảo nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học biển đồng thời cũng là cơ sở cho hoạt động du lịch. Với vị trí của mình các đảo này có vai trò tiền tiêu trong việc bảo vệ đất liền song các đảo này cũng chính là điểm tựa để phát triển kinh tế hướng ra biển.

Dải ven bờ biển Thanh Hoá có diện tích bãi triều trên 8.000ha (chưa tính bãi triều 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm bồi tăng thêm từ 10 – 50m) là nguồn tài nguyên lớn về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú, tôm he, cua và rong câu… Diện tích nước mặn khoảng trên 5.000ha, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm dưới hình thức nuôi lồng bè. Ngoài ra với hàng ngàn hecta vùng nước mặn ven bờ, thuận lợi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ngao, sò, ngán… Đặc biệt là với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang được xây dựng (theo Quyết định 102/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với nhiều hạng mục công trình lớn như: cảng nước sâu, nhà máy xi măng, sân bay… sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho dải ven biển nói riêng cũng như cho cả tỉnh nói chung./.

(Ban Biên tập – Sưu tầm và biên soạn)

Cổng Thông Tin Điện Tử Cục Thống Kê Thành Phố Hải Phòng

Tăng trưởng kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2021 – Cơ hội và thách thức

Phóng sự Hải Phòng triển khai giai đoạn 2 Tổng điều tra kinh tế 2021

Tổng điều tra kinh tế (giai đoạn 2) được triển khai từ ngày 01/7/2021, thực hiện thu thập thông tin đối với các cơ sở…

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thành phố Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2021

Thành phố Hải Phòng là một trong các tỉnh, thành phố chịu tác động của dịch bệnh khi trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận…

Hỏi đáp Tổng điều tra kinh tế – Giai đoạn 2

Hỏi đáp về Tổng điều tra kinh tế năm 2021 đối với cơ sở SXKD cá thể; tôn giáo, tín ngưỡng

Tổng điều tra kinh tế năm 2021 – Giai đoạn 2

Thực hiện Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021,…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cổng Giao Tiếp Điện Tử Huyện Lập Thạch trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!