Cập nhật nội dung chi tiết về Cuốn Từ Điển Quý Giá Của Người Việt Về Gà Chọi, Kinh Kê Gà Chọi mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kinh kê gà chọi sẽ là cái tên xa lạ đối với người chưa chơi gà chọi. Còn đối với người trong giới, Kinh kê gà chọi thực sự là kim chỉ nam. Muốn trở thành một sư kê giỏi, nhiều kinh nghiệm, có mắt nhìn thì việc học hỏi là cần thiết. Và cuốn sách kinh kê là giáo trình quan trọng nhất. Nó bao gồm từ sơ cấp tới cao cấp. Các sư kê chỉ cần tin tưởng vào cuốn sách ấy và áp dụng mà thôi.
Kinh kê gà chọi là một cuốn sách quý
Không biết từ bao giờ, đá gà, chọi gà trở thành trò chơi giải trí của người Việt vào những dịp lễ hội hay ngày tết, đầu xuân. Theo những ghi chép lịch sử, thậm trí cả những vương tôn, hoàng tử thời nhà Trần còn say mê trò chơi này đến mức bị vua phạt.
Như vậy có thể thấy rằng, đá gà, chọi gà thực sự là một trò chơi dân gian truyền thống của người Việt. Và không có gì lạ lùng khó hiểu khi có tất nhiều kinh nghiệm về cách chọn gà, về tông, giống gà được đúc kết qua nhiều đời và truyền lại cho tới ngày nay.
Kinh kê gà chọi là một cuốn sách chép tay về gà chọi thật sự quý hiếm về những kinh nghiệm đúc kết từ nhiều đời truyền lại.
Bởi vậy, trên thực tế, khi áp dụng những phán đoán đó, các sưu kê thấy rằng trên 80% đều là sự thật. Do đó, cho đến ngày nay, kinh kê vẫn là cuốn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho các sư kê trong quá trình chơi gà, chọn tông, chọn giống.
Nguồn gốc và thời gian ra đời
Kinh kê gà chọi là cuốn sách chỉ lưu truyền trong dân gian, hơn thế nữa phần lớn chỉ là truyền miệng. Bởi vậy, kinh kê có nguồn gốc từ đâu và thời gian ra đời rất khó để xác định.
Nguồn gốc ra đời
Nhiều người suy đoán rằng, có khả năng kinh kê có nguồn gốc từ các tỉnh phía bắc. Vì tính theo thời gian xây dựng đất nước và thời gian trò chơi này xuất hiện thì miền bắc rất có thể là nơi ra đời.
Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán, vì không có căn cứ hay bằng chứng cho thấy kinh kê không thể xuất hiện từ miền nam hay miền trung.
Thời gian ra đời
Về thời gian ra đời , cũng tương tự như nguồn gốc, không có bất cứ một tư liệu hay căn cứ nào chính xác để khẳng định thời gian ra đời của kinh kê.
Và rất nhiều suy đoán đã đưa ra như ra đời vào thời Trần, thời Tây Sơn,..v.v.. Không có nghiên cứu nào đưa ra được câu trả lời chính xác cả.
Nội dung của kinh kê gà chọi
Kinh kê gà chọi hầu như đã ghi lại gần đầy đủ các kĩ năng, kinh nghiệm xem tướng gà và cách chọn gà cho người chơi gà tham khảo.
Cuốn sách này chỉ ra rất nhiều bí quyết xem, chọn gà dựa vào vảy như:
“Án Thiên trên gối bắt cầu
Quách Thành chung nhịp là câu ân tình
Kế tiếp chẳng chịu lặng thinh
Án Thiên Đệ Nhị chớ khinh gà tài
Đệ Tam Án Thiên tỏ bày
Phòng Đao Khắc Cựa gà tài phải kiêng”
Hay trong kinh kê cũng có đoạn viết về tướng, thói quen của gà chọi như
“Vai cất cao ngực ưởn thì mong
Gà đi trên đá vào mồng gà kia
Đá đầu đá mặt lia chia
Giột mưa gà đứng ôi kìa gà hay
Đòn Cân thế đứng như vầy
Phần trên Đốc cổ ngang đầy phao câu
Chui lòn đi dưới thật mầu
Thường đá bạc dưới chẳng mau ăn tiền”
Kinh kê gà chọi thực sự là một cuốn sách chép tay cực quý của người Việt về gà chọi. Cuốn sách cũng cho thấy sự tồn tại lâu đời của trò chơi dân gian đá gà.
Sách Kinh Kê Về Gà Chọi
Đây là một cuốn sách gà chép tay mà ban biên tập diễn đàn sưu tầm được. Nội dung bao gồm Kê kinh và một số phần khác bao gồm Ngũ Hành luận, Kê Kinh luận, Cách nuôi gà chọi và bộ sưu tập hình vẽ về vảy gà. Trong dân gian hẳn có nhiều sách gà như vậy với nội dung ít nhiều khác biệt bởi mỗi người đều có thể thêm thắt, chỉnh sửa tùy vào kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Những sách như vầy trước đây là dạng bí truyền bởi đâu ai dại gì mà đưa cho người khác đọc để “đá” ngược lại mình!
Về nguồn gốc, bên trong có ghi “sao y theo sách đá gà của một ông chức sắc đạo Cao Đài ở tòa thánh Tân An, ngày 15-2-1960”, tuy nhiên vì nội dung được chép trên cuốn vở học sinh sản xuất năm 1993 nên chúng tôi đoán nó không phải bản sao lần đầu, mà là bản sao của bản sao, tức sao chép lẫn nhau, người này sao chép của người kia. Chỉ biết một bản đến tay của Thắng (carom), do ba của cô bạn gái trước khi xuất cảnh gửi tặng (có lẽ ổng muốn hại đời anh bạn carom nhà ta, lý do tại sao thì không rõ, chỉ biết đấy là khởi đầu của một cuộc đời sa ngã). Chúng tôi chọn đăng một phần nội dung ngoại trừ bài Kê kinh diễn nghĩa và bộ sưu tập về vảy gà (vốn đã phổ biến). Các bài “Kê kinh luận” và “Cách nuôi gà chọi” có tham khảo và bổ sung từ một nguồn sưu tập khác là sách “Thú đá gà : kê kinh, kê kinh diễn nghĩa, cách nuôi và xem gà đá” của Huỳnh Ngọc Trảng, nhà xuất bản T.P. Hồ Chí Minh – 1990. Theo chúng tôi, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng cũng sưu tầm được một bản sách gà chép tay lưu truyền trong dân gian, nhưng riêng phần “Kê kinh diễn nghĩa”, ông lấy từ báo Nông cổ mín đàm. Bởi vậy sách mới đăng đúng tên “Kê kinh diễn nghĩa” thay vì “Kê kinh” như trong các bản chép tay; cách gọi ngắn gọn tuy phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với bản gốc bằng tiếng Hán-Nôm của Phạm Công. Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đã nhầm lẫn khi gọi phần “phụ lục” của “Kê kinh diễn nghĩa” là… “Kê kinh”! Để tiện phân biệt, chúng tôi xin đặt lại là “Kê kinh luận”.
Bản Kê kinh trong sách gà chép tay có nhiều sai biệt so với bản gốc trên báo, nhất là phần về ngũ hành đã được sửa đổi cho đơn giản và dễ hiểu hơn (tuy nhiên, “vận tam lâm” bị bỏ qua khiến cho việc tính toán nhật thần sinh khắc không khỏi thiếu sót). Các bạn có thể tham khảo phần dưới cùng.
Kê kinh luận
“Bởi mình chẳng biết nhiều bề, Chẳng thông sanh khắc, bất kỳ mạng chi. Tại mình coi chẳng hay suy, Có thua rồi trách sách gì dở thay, Xin cho hợp cách như vầy, Bá chiến bá thắng cách nay đã truyền. Sách xem phải nghĩ cho tàng (tường), Hữu trung hình ngoại rõ ràng chẳng sai. Người hiền xem mạo biết tài, Dở hay gì cũng bề ngoài hình dung” Kinh kê một quyển đặt ra, Muốn chơi gà chọi phải xem cho tường, Mỗi trang năng thấy nên tường Thạo quen thông tốt cho ròng mới xuê Có chơi rồi biết mới mê Thua không nhũn chí, ăn về tung hô. Liều công chẳng tiếc lúa bồ, Nâng niu triu trớn, báo cô chẳng màng. Chỉ qua kê tướng rõ ràng, Khá nghe cho khỏi, sai lầm chẳng xong. Kiếm gà những kẻ chơi ròng, Biết chọi nhiều thế lẹ làng đá đau, Đói con, non trống chẳng màu, Dưỡng nuôi tức tưởi đá đâu có bền. Mỏ như se sẻ thì nên, Đã xuôi lại vắn: cắn liền, đá lia. Mỏ to, mỏ quặp thì chê, Chậm, làm biếng cắn: hay bê khó lòng. Mồng dâu, mồng chốc, mồng công, Rờ lạnh như chết, nhỏ hòng lẹ thay, Mồng trập, mồng trích nào hay, Khổ qua, mồng lỗ thiệt rày chẳng nên. Qua, trập, lỗ, lái không bền, Trích thường đi dưới, lỗ thì hay thua. Lỗ mũi rộng lại cho to, Lưỡi nhỏ lại có bớt: người cho kê thần. Khi không miệng lưỡi thúi cùng, Ấy là gà xấu: cắn ròng, rã thây. Ô bông, mắt ếch đá hay, Có tàn nhan đá trúng rày anh danh. Mắt hai sắc, lại khác hình, Thần kê nuôi lấy, để dành chớ trao. Mắt trắng lại đỏ lẽ bền đâu, Nuôi chi thứ ấy lo âu nhọc lòng. Đầu hột xoài, con mắt sâu, Lẹ làng cắn đá, mựa hầu cổ vai. Cổ tròn lại vắn ít gai, Dĩa dưới trốn tránh, vỉa hay vét lòn. Đầu gốc tre, cổ rựa tong (tong teo) Yếu cùng chậm chạp, chẳng dùng chớ nên. Cổ dài mà hẹp đi trên Vai chằng đôi mới vững bền cứng gai Ít khi có gà quý thay, Giữ gìn của quý thiệt là chẳng sai. Cánh ốp sát, ngang cùng dài Nào hễ sẻ đuôi đá hoài như không. Hai cánh giáng không đồng, Thiệt hay đau mắt chẳng xong chớ cầu. Cánh mặt hai mươi bảy lông, Hai lăm cánh trái ít hòng tốt đâu. To nách, nở hậu chẳng mầu, Đòn thì mau giảm, đá lâu gục đầu. Xương tròn lườn thẳng mới mầu, Mình như bắp chuối, đuôi hầu vổng lên. Vạch đuôi xem cánh chớ quên, Lông đuôi lông tượng mới nên gà tài. Gà mã đá hay lại bền, Mã ớt, mình nhỏ, tre phì sát xuôi. Phao câu lớn, bầu dầu đôi, Ghim sau rít rịt, lông đuôi cho nhiều. Đá chẳng ti, tiếp bồi theo, Xám khô, ô ướt ấy điều gà hay. Lườn tàu thật dễ nuôi thay, Lườn sâu, vế chặt nào ai chẳng dùng. Dẻo dai, gà thiệt mình gân, Don don đá lẹ, chọi hung chẳng vừa. Đuôi cứng ngắt đứng giọt mưa, Ưa đá sỏ mé, lẹ thôi vô ngần. Gối rùn, bộ đứng ngang chàng, Ấy gà dễ cáp, coi bằng (mà) cao vai. Hàng vảy hậu xuống cho dài, Lớn đều khỏi cựa đá hay đá bền Nát gối hay té chẳng nên, Vảy độ ngang cựa chạy lên cho đầy. Nát độ thua dễ nào sai, Cựa đóng dưới thấp: đâm hay là thường. Chưn hèo, chưn rắn, chưn xanh, Chân chì, chân nghệ vảy rành lấn vô. Vảy dày coi thể như thô, Vảy mỏng láng ướt, cẳng cho thật tròn. Chân vuông thì phải khai mương, Phải được như vậy mới thường đá hay. Kê thần vấn gối một hai, Ăn độ tới chết chẳng cần lo chi. Vấn ba cái kế nhằm gì, Thứ tự sấp xuống, mới thì chẳng xong. Vấn cán gà ấy chẳng dùng, Vấn ngang nơi cựa cũng đồng khá khuyên. Dặm cựa trái đâm mắt liền, Vảy hậu mười bốn làm sao cũng bền. Chân lông vảy chạ khá khen, Ba hàng thẳng rẳng đều liền chẳng chê. Chân trơn sanh sứa nhiều bề, Mé, hầu, ngang, sỏ nào hầu dở đâu Vấn Khâu, Vấn Xéo cũng mầu, Vấn chậu, Phủ Địa lại hầu yêu đương. Liên Giáp Nội thiệt hảo toàn, Hơn Liên Giáp Ngoại rõ ràng chẳng sai. Thân dưới cựa vảy nứt hai, Bể biên kỵ kẽm xổ hay thường thường. Đá độ thua chắc trăm đường, Chớ nuôi gà ấy lọ lường về sau. Tam Tài thiệt nhỏ mới mầu, Dặm liền ba cái đá đau vô cùng. Nguyệt Luân cong cựa đâm lưng, Vảy sáo giữa cẳng, lại càng tốt xinh. Vấn Khâu ba vảy tam tinh, Đá đòn chúng xáng, thiệt tình dễ thương. Bốn vấn nứt giữa Khai Vương Vấn ba, khai giữa cho tường chữ công Gà hay nuôi lấy mà dùng Vấn cựa, nứt bốn đá hòng chết thay (vảy Cúc Bồn) Ba vảy dụm trên gối hay (Lạc Mai) Đá hầu tức sặc, ít ai dám kình Vấn Xéo ngang cựa chớ khinh, Thủy ba là hiện khá dành để chơi, Cúc Bồn gần chậu vảy rời, Bốn, năm dụm lại thiệt thời rất hay. Yến Chậu vảy lót kín thay, Ẩn Tinh cũng đó, đá đòn chúng la Ác Tinh nhỏ xíu nhưng là Hình hột tấm mẳn, cũng là quý thay. Chân đen, chân trắng cũng hay, Kêu là Nhựt-Nguyệt đá tài đáng mê. Ngón giữa mười bảy vảy chê, Đá êm lại bở, phải dè chớ nuôi. Mười chín sắp lên hẳn hòi, Lại thêm thắt ngón, vô hồi đá đau. Dậm nội ngón trong cũng màu Dậm ngoại chẳng thấy hại đâu bao giờ Hai vảy dính áp ước mơ, Ấy là Liên Giáp nào ngờ dở chi. Liên Giáp nứt giữa vảy thì, Nhựt Thần đó chút mấy khi thua tiền. Nhơn Tự vảy chẻ cũng hên Nứt ngoài đầu ngón giữa luôn chớ lòa Cách ba dặm ngoại ngón bìa, Đá bị vem mắt khi thì đui chăng. Nhơn Tự ngón thới nên cầm, Đá thời nó lại hay đâm, sỏ cần. Ngón dài vảy ngắn mới dùng, Ngón trong mười bốn, ngoài chừng mười ba, Thới năm, sáu vảy chẳng xong Chân tiền là vảy ngón chong lên bàn. Vảy cho được lớn, ngay hàng, Năng coi đều đặn, no tròn khá khen. Ấy xem cho thạo cho quen, Kẻo mà uổng lúa, thua tiền tốn công. Bồng thời túc mái, kêu con Có gan chịu đòn đá thắng tới luôn Chân vấn sáo cũng chẳng hèn Chân cò, cổ diệc ai khen đâu là. Nhứt thời chụm ngón bỏ ra, Hai thời lắc mặt, thứ ba né lồng. Ấy gà sỏ mé hay hung, Khá lo gìn giữ để dành lớp con. “Nhơn Tự Nội ăn vảy Son, Son ăn vảy Mực, Mực còn ăn Dương. Dương ăn Nhựt Tự lẽ thường, Nhựt ăn Công Tự cho tường chẳng sai. Công ăn Bán Nguyệt gà tài, Bán Nguyệt ngoài móng ăn hoài Kim Kê. Kim Kê khẩu tự chớ khi, Khẩu Tự lại chẳng thua chi Cúc Bồn.” Chỉ cho các sắc rõ ràng, Đặng mà dè dặt kẻo mà chẳng an. Ô ăn tía, tía thua vàng, Vàng thì thua xám, tía ăn ớt ròng. Xám ăn ớt, nhạn thua bông, Gà đủ ngũ sắc mựa hòng sợ ai. Tía, ô gắt, nhạn gáy dài, Ớt, xám gáy thúc, lau thì gáy rao. Gà bèo, gà chuối gáy khao, Gà lai gáy quởn, chú ri gáy nhằn. Giọng mã là thiệt tốt hơn Thứ nhì ba dội, gáy trơn gà thường. Mỗi canh gáy trước yêu đương, Nội xóm ngang chạn quả tường ai qua. Gà ô chân trắng mỏ ngà, Lau đuôi, giáng cánh quả là linh kê. Dở hay cho biết khen chê, Kê thần thiệt có nhiều bề lạ thay. Có con ngủ lại nằm dài, Xuôi đầu, xòe cánh chân ngay dị kỳ, Thả ra túc túc chẳng đi, Nội vườn chẳng có gà chi dám vào, Đạp mái thì chẳng cắn đầu, Có con lại rượt cây cao mới kề. Cáp gà phải lựa mọi bề, Nếu mà sút chạn ăn về khó nuôi, Sắc so, vảy luận đầu đuôi, Thế thần khá sánh, thế chơi phải tường, Một phân vảy, hai phân xương, Đá chầu, chọi gió cáp thường thấy dai, Đá ngang, đá sỏ khá nài, Cao hơn gà chúng, đá rày mới nguyên. Gà tơ chớ đá gà niên, Gà vườn chớ đá gà trên làm gì, Chân trơn đụng cựa ít gì, Dầu cho vắng mấy mới khi hiểm nghèo. Hãy còn thời vận dõi theo, Dẫu cho hay mấy số nghèo chẳng qua.
Cách nuôi gà chọi
Đành rằng các thứ rõ thông Dựng chan ăn độ cho rành nghề thay Trống chấm niên lẹ lại hay Hình như xương cẳng, xương giao đã đành Ăn độ rồi đã thừa danh Dưỡng nuôi cho mạnh để dành nối theo Xám tro, vàng trụ, mái mèo Mái râu, mái đất, mái hèo, mái xanh. Tướng kê chọn lựa đã rành, Cho ăn đầy đủ no cành mới xuôi. Chơi gà nòi, chạ chớ nuôi, Phòng gà hàng xóm tới lui chẳng mầu. Chuồng trại sạch sẽ ráo cao, Một trống, một mái không cho chạ vào. Trong ngoài sạch sẽ là đầu, Bữa nhốt, bữa thả chớ hầu có quên. Mười ngày bèn cột ổ lên, Cao chừng một thước, lót rơm cho đều. Ăn tối trống mái no đều, Lựa gút lúa sạch, trứng nhiều con sung. Chớ rượt đuổi chạy làm lung, Thất kinh gà hoảng, đẻ không có chừng. Gà đẻ phải lấy bớt lần, Để nhiều sợ bể hoặc ngừng đi chăng. Trứng nhọn gà mái đã tường, Trứng tròn gà trống nào hòng có sai. Trứng nặng gà lớn xương thay, Trứng nhỏ gà đẹt ấp thời thất công. Trước đèn đốt rọi xem coi, Quầng thâm chẳng thấy thiệt không có cồ. Trứng vỏ mỏng chớ bỏ vô, Là bữa gà đói, chó chồn rượt vây. Gà già đẻ ít trứng thay, Xế chiều lên ổ: con hay bao giờ. Trứng nhỏ, chẳng đều gà so, Lông hay giòn bể, chớ cho ấp nhiều, Ổ lót sạch, cột chắc, treo Để nơi khuất tịch, dễ trèo dễ lên Chớ để gà khác gần bên, Làm cho động đậy chẳng yên mái nằm. Chớ để mưa tạt, dửa bầm, Nắng đứng dọi thấu, trứng làm hầm hư. Mỗi trưa cho mái xuống ăn Thả xuống đi rảo, kẻo nằm mạt sanh Đừng cho gà trống rượt dành, Phơi lông, dúi bụi rồi lên ổ liền. Lìa trứng lâu cũng chẳng nên, Nếu mà lạnh ngắt, trứng bèn hư đi. Cách chừng một khắc vị chi, Vì gà lên ổ phải coi kỹ càng, Nếu lấm bùn phải rửa lau, Kẻo để nó ung, ấp càng thất công. Ấp năm bữa xem trứng trong Như không cồ phải toan hòng lấy đi. Xám đen là trứng có cồ, Mười lăm ngày nhúng lõi thời rung rinh Còn trứng xục xịch là hư, Chùi trứng ráo rẽ bỏ vô ổ liền, Ấp đặng hai mươi mốt ngày Trứng thời khẻ mỏ, nở rày cũng mau. Trứng sát cứ gỡ chẳng sao, Đợi gà cứng cáp, xuống vào ban trưa. Lấy tay cạy mỏ chớ chừa, Khỏi rút mỏ trấu, ngăn ngừa về sau. Tấm mẳn ăn lúc ban đầu, Nước sôi để nguội làu làu chớ quên. Cho ăn thiếu thốn chẳng bền, Đói con, non trống nào bền nào dai! Bắt gà lẻ mẹ không hay, Tự nhiên để vậy lâu ngày càng sung. Nếu trời ướt át chớ quên, Cho ăn khô ráo: khỏi hen, khỏi sò. Gà sáu tháng đổ lông giò, Biết gáy một tháng phải lo tích mồng, Nửa tháng xổ nhấp một lần, Đặng quen đòn đá đứng lâu đá bền. Một nhang trở lại làm ngăn, Ban đầu xổ ít, lần lần tăng thêm. Gà tơ chớ xổ gà niên, Chọi gà vừa chạn, sợ hư xương mềm. Vỉa, khấu chớ để đá luôn, Can ra xổ lại, phòng gà hư chăng. Một chặp cho uống nước sơ, Thổi hơi, đánh cán để chờ chi lâu. Xổ rồi phải nhớ vỗ hen, Vỏ trầu với muối cho ăn khỏi sò. Mài ngải với rượu xức vô, Cánh hông đầu cổ đặng cho tan bầm. Cẳng gà cũng phải đem dầm, Vừa tới đầu gối kẻo hòng hư chân. Sau mười phút nhớ phơi lông, Tắm nắng vừa phải, chớ không nướng gà. Gặp mái chớ để theo rà, Tối cho ăn uống theo đà mỗi đêm, Cây lót để ngủ chớ quên, Tránh không có gió và khô chỗ nằm. Thục địa, cam thảo, da tây, Nấu cho uống dặm: đá rày bền lâu. Chớ cho đạp mái lần nào, Kẻo đứng không vững, khuya thì run chân. Cứt khô, ngủ chẳng giấu đầu, Là gà sung mạnh chớ lo sợ gì. Nếu gà đau mắt phải lo, Lá khế non, muối cùng nhai phun vào. Hoặc con mắt có hạt cườm, Ốc bươu đốt, xức vậy mà rất hay. Gà cước chậu mới khó cho, Để dầm nước lạnh thì giò bớt sưng. Hoặc lấy mắm nêm bó chưn, Lâu ngày mới hết, nhớ ngưng xổ gà. Bị trĩ: ỉa rặn không ra, Lá mồng tơi đỏ ăn mà rất hay. Dầu đu đủ uống hàng ngày, Thì trơn cái ruột, bịnh rày bớt đi. Ăn không tiêu chẳng hại gì, Cho ăn chút muối, uống thì nước hâm. Gà mắc gió (dùng) rau húng đâm, Lấy mà cho uống, dầu phong xức mình. Kỹ càng các việc đã bày, Nếu mà làm đúng, ít khi thua người, Bởi chỉ rõ lời cao ngoan, Bắt vần đủ kiểu, miễn sao dễ tường, Lời thô, tiếng tục tầm thường, Xin người kinh sử văn chương chớ cười.
Ngũ hành sanh khắc
Tương sanh Kim sanh thủy Thủy sanh Mộc Mộc sanh Hỏa Hỏa sanh Thổ Thổ sanh Kim Tương khắc Kim khắc Mộc Mộc khắc Thổ Thổ khắc Thủy Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim
Chiến Kê đẳng Cấp thể hiện 1 hồ 8 phút đánh gục đối thủ Gà Thái Bình Nhé
Lưu ý: nếu mình sanh nó thì mình hơn nó. Ngược lại, nó bị mình khắc thì nó lại thua mình.
Tính tháng âm lịch
Tháng giêng thuộc Dần Tháng hai thuộc Mẹo Tháng ba thuộc Thìn Tháng tư thuộc Tỵ Tháng năm thuộc Ngọ Tháng sáu thuộc Mùi Tháng bảy thuộc Thân Tháng tám thuộc Dậu Tháng chín thuộc Tuất Tháng mười thuộc Hợi Tháng mười một thuộc Tý Tháng chạp thuộc Sửu
Quý
Tháng 1, 2, 3 thuộc mùa Xuân hành Mộc Tháng 4, 5, 6 thuộc mùa Hạ hành Hỏa Tháng 7, 8, 9 thuộc mùa Thu hành Kim Tháng 10, 11, 12 thuộc mùa Đông hành Thủy Lưu ý: kể từ ngày 13 đến 30 trong tháng cuối của mỗi quý thuộc về Tứ Quý, hành Thổ. Mùa Xuân Mộc vượng Xám Hỏa tướng Điều Kim ưu Nhạn Thổ tù Vàng Thủy tử Ô Mùa Hạ Hỏa vượng Điều Thổ tướng Vàng Mộc ưu Xám Thủy tù Ô Kim tử Nhạn Mùa Thu Kim vượng Nhạn Thủy tướng Ô Thổ ưu Vàng Hỏa tù Điều Mộc tử Xám Mùa Đông Thủy vượng Ô Mộc tướng Xám Kim ưu Nhạn Thổ tù Vàng Hỏa tử Điều Giải thích Xuân: Mộc vượng, Hỏa tướng, Kim ưu, Thổ tù, Thủy tử. Vượng, ưu, tù, tử có tánh cách khác nhau. Vượng và tướng đều thạnh mà vượng thì có phần hơn (vì chánh mùa). Ưu, tù, tử đều suy mà ưu còn khá hơn tù, tử (chữ tử: chết là suy nhất). Mộc: Xám chánh mùa thạnh hơn Điều (Tía): Hỏa vì Mộc sanh Hỏa, nếu Xám mã và cánh xám mà có lộn mã đỏ cũng tốt vì đỏ thuộc Hỏa, hai sắc đều thạnh cả. Còn Điều mã đỏ, cánh đen, sắc đen thuộc Thủy: suy. Điều có sắc thạnh lẫn sắc suy. Như vậy, Xám đá với Điều, Xám có phần lấn về sắc là được một phần hơn. Nếu vây vi tốt hơn thì nhất định Xám sẽ thắng. Thế là Xám hơn Điều đó là so sắc thạnh với nhau.
Kim ưu Nhạn Thổ tù Vàng Thủy tử Ô Trong ba sắc trên Ô là sắc suy nhất, nếu Vàng đá với Ô thì sắc Vàng sẽ khá hơn Ô. Hơn nữa Thổ khắc Thủy thì Vàng sẽ thắng Ô. Đó là nói về mùa, còn lấy nhật thần mà suy thì cũng thêm phần thắng theo phương cách áp dụng như sau: Thí dụ: Mùa Xuân, Ô suy mà đá nhằm ngày Thổ thì càng xấu vì ngày ấy khắc Thổ thì càng xấu hơn, khắc Thủy nếu bằng chạn, độ kém bằng nhau thì Ô phải thua. Nhiều khi Ô đang thắng mà nhằm ngày khắc khiến bị xui bay mỏ, đui mắt cho đến khi thủ huề hoặc thua ngược. Cứ theo các phương thức nói trên về mùa, sắc cũng như về nhật thần mà suy nghiệm để áp dụng cho những trường hợp khác thì chắc thắng nhiều hơn bại. Tag: Ga choi, chon ga choi, Gà chọi đẹp, chọn gà chọi, kinh nghiệm nuôi gà chọiXem phần kinh nghiệm nuôi Gà Chọi
Kinh Nghiệm Chọn “Quý Kê”,”Linh Kê” Cho Dân Chơi Chọi Gà
Họ gọi những chú gà giúp chủ ” làm nên cơ nghiệp” là những ” linh kê, quý kê” . vậy làm thế nào để có thể nhận biết được những chú gà chọi thế nào là tốt? làm thế nào để xem tướng gà?
Theo sự nghiên cứu lâu dài và từ những đúc kết của các bậc thầy trong giới luyện gà thì có những dấu hiệu nhận biết sau đây giúp ta biết được đâu là những chú gà quý, gà tốt .
Hay còn được gọi là gà Lưỡi Rùa cũng có một số địa phương thì gọi là gà cá sấu vì giọng gáy của chúng nghe rất khác gà chọi bình thường đôi khi chúng gáy còn không ra giọng mà chỉ như tiếng rít người ta nghe giống như tiếng cá sấu.
Những chú gà này thì thường có lưỡi thụt sâu vào tận bên trong cổ họng hoặc là lưỡi của chúng rất ngắn.
Loại gà này chân thường có 2 màu và rất dễ nhận ra, gà có một chân trắng một chân den hoặc một chân màu vàng và chân kia màu xanh.
Đối với những con có chân 2 màu nhưng không thuộc 2 nhóm trên thì cũng chỉ là gà bị cận huyết hoặc là gà lai mà không được gọi là là Thư Hùng Kê . Đây là một giống gà rất quý và khá hiếm gặp trong giới chơi gà chọi.
Đây là trường hợp 2 chú gà chọi được sinh ra cùng trong 1 trứng nhưng trứng đó có chứa 2 lòng đỏ sau đó nở thành 2 con.
Theo kinh nghiệm dân gian thì đối với cặp song sinh này người ta chỉ đem 1 con tham gia trận đấu gà còn con còn lại chỉ cần gáy và vỗ cánh ở bên ngoài thì con gà tham gia thi đấu sẽ được tiếp thêm sức mạnh.
Đây là giống gà mà mỗi khi tham gia cuộc đấu sẽ tạo ra những thế đánh rất độc đáo, khi sử dụng thế đánh này không đem lại hiệu quả lại trỏ ra thế khác. Cứ như vậy chúng ra rất nhiều thế đánh khác nhau khiến đối thủ không có biện pháp chống đỡ và thường bỏ chạy.
Đối với giống gà này thì khi tham gia trận đấu thường khó thua vì vậy dân chơi gà chuyên nghiệp rất thích và dĩ nhiên cũng cần có những nghệ thuật săn lùng gà chọi mới có thể sở hữu những em gà chọi quý hiếm như giống gà này.
Khi ta nhìn cái đầu của nó sẽ cảm thấy rất già tuy nhiên thân mình lại giống như của gà tơ ( giống gà này cần phải quan sát cẩn thận và tỉ mĩ mới có thể nhận ra được
Gà lông voi thường xuất hiện 1 hoặc 2 lông dài ba đến 4 phân xoắn lại như một cái lò xo lúc đã giãn ra, màu đen huyền, nhiều con thường lộ ra ngoài và rất dễ thấy.
Đối với lông voi thì thường chúng nằm xa nhau, theo kinh nghiệm dân gian chưa thấy có hiện tượng hai hoặc 3 sợi lông voi nằm liền nhau mà chỉ thấy 1 lông đơn độc xen kẻ trong lớp lông vũ. Chúng thường mọc ở đuôi, ở cánh cũng có trường hợp mọc ở đùi.
Đây là giống linh kê quý hiếm trong hàng trăm con mới có xuất hiện 1 con gà lông vu, đối với gà mái có lông voi thì được dân chơi gà thích hơn là gà trống có lông voi .
Gà Tử Mị (hay còn gọi là gà giả chết)
Giống gà Tử Mị có tướng ngủ rất lạ giống như những con gà đã chết , hai cánh thường dang rộng, cần cổ vươn về phía trước, chân thì xoặc ra ngay đơ. Khi nằm ngủ trên cây thì đầu chúc xuống 2 cánh xòe ra , ngủ mê mệt và khó bị đánh thức bởi động tĩnh xung quanh như những giống gà khác.
Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng ta có thể nhận ra những giống gà quý hiếm mà không phải ai cũng biết và có thể nhận ra được. Để có được chiến kê thực sự bạn cần có mắt nhìn,kinh nghiệm và thời gian quan sát hết sức chú ý trong lựa chọn gà.
Bên cạnh việc lựa chọn một giống gà tốt thì bạn cần kết hợp với một số cách nuôi gà chọi hay để nâng cao khả năng chiến thắng cho Chiến kê của mình.
Những Cuốn Sách Viết Về Gà Chọi Hay Nên Đọc
Đá gà là một thú chơi của người Việt Nam. Chọn được giống gà hay đã khó, quá trình chăm sóc, huấn luyện để nó trở thành một còn gà đá hay lại càng khó hơn. Mong rằng tuyển tập những cuốn sách viết về gà chọi sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức kinh nghiệm cần thiết để chọn và nuôi một chú gà chọi ưng ý.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi – Phong Sinh
Đá gà không chỉ là một phong tục cổ truyền ở nước ta mà nó còn là môn giải trí của nhiều nước khác trên thế giới như ở Mã Lai, Thái Lan, Campuchia…và cũng là những nơi có các giống gà đá nổi tiếng xưa nay. Cuốn sách viết về gà chọi này được biên soạn từ kinh nghiệm nuôi gia cầm trong dân gian, của những “sư kê” có thú nuôi gà nòi và sưu tầm sách vở để tổng hợp lại. Sách giúp người đọc tham khảo và tìm hiểu thêm về những phương cách chọn lựa, nuôi dưỡng những con gà đá đầy đủ sức lực các ngón đòn hiểm hóc để có thể chiến thắng đối phương trên trường đấu.
Bí Truyền Về Cách Chọn Và Nuôi Gà Đá Gà Chọi – Phan Kim Hồng Phúc
Đá gà (chọi gà) là một thú chơi của người Việt Nam. Do nhìn cặp gà đá nhau (chọi nhau) mà người xưa đã có kê quyền, cũng như nhìn khỉ đùa với hổ, chớ không phải đấu với hổ, mà có hầu quyền, nhìn rắn và chuột đấu nhau mà có xà quyền. Đá gà (chọi gà) là một thú chơi truyền thống của người Việt Nam. Quyển sách này chính là tài liệu để các bạn tham khảo, để hiểu thấu hơn nghệ thuật đá gà (chọi gà) của người Việt Nam chúng ta.
Bí Quyết Chọn Và Nuôi Gà Đá – Xuân Tùng
Trên đất nước ta, từ trước đến nay không thiếu những nơi nổi tiếng về nuôi gà đá và đá gà. Ở miền Bắc có những con gà “chiến” của vùng Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội). Miền Trung không thiếu những con gà “cự phách” ở đất Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Còn ở Nam Bộ có những địa danh khá nổi tiếng như: Hóc Môn – Bà Điểm (Thành Phố Hồ Chí Minh), Đức Hoà (Long An), Bà Rịa – Vũng Tàu, Gò Công (Tiền Giang), Sa Đéc…. Với cuốn sách viết về gà chọi của tác giả Xuân Tùng bạn đã có trong tay quyển cẩm nang chia sẻ những bí quyết kinh nghiệm về cách chọn và nuôi gà đá.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá – Nguyễn Hoàng
Thú chơi gà nòi và truyền thống đá gà đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu đời. Nghề nuôi và chơi gà chọi đòi hỏi nhiều công phu từ việc chọn giống đến chăm sóc và đưa gà ra sới chọi. Nhưng cái chính là phải có tình yêu và lòng đam mê, chăm chút gà chọi giống như chăm chút đứa con của mình. Ngoài ra, người nuôi và chơi gà chọi còn phải biết cách xem tướng gà để có thể chọn được những con gà hay, gà tài.
Chọn được giống gà hay đã khó, quá trình chăm sóc, huấn luyện để nó trở thành một còn gà đá hay lại càng khó hơn. Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá là cẩm nang hữu ích, là món quà quý giá dành tặng cho tất cả những ai ham mê môn đá gà. Sách trình bày những kiến thức cơ bản nhất về thú chơi đá gà, kiến thức chung về các giống gà, cách tuyển giống gà chọi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và huấn luyện để có một chú gà chọi hay…
Cách Chọn Gà Đá – Vũ Hồng Anh
Sự khó khăn, vất vả, đó cũng là cái thú nuôi gà nòi tự mình chọn được cho mình những con gà xuất sắc trong thế đá, đòn đá và có những vảy tốt, vảy quí hiếm mà nuôi. Những con chiến kê “đáng đồng tiền” đó chắc chắn ai cũng phải quí, phải ham. Muốn vậy, bạn phải nắm được bí quyết chọn gà, cách xem hình tướng, cách chọn vảy ra sao… Chọn được gà tốt là điều mừng, nhưng còn phải nắm vững cách nuôi dưỡng và chăm sóc gà trong từng giai đoạn ra sao nữa thì nỗi lo và sự vất vả mới không còn đè nặng trong ta nữa. Cuốn sách này hy vọng sẽ giúp được bạn lựa chọn cho mình những con chiến kê ưng ý mà nuôi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cuốn Từ Điển Quý Giá Của Người Việt Về Gà Chọi, Kinh Kê Gà Chọi trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!