Cập nhật nội dung chi tiết về Dabaco Hành Trình Nâng Tầm Gà Việt mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
DABACO hành trình nâng tầm gà Việt
Bên cạnh bộ 10 giống gà màu hướng thịt thực sự rất ưu việt tiệm cận mức hoàn hảo, Dabaco cũng là doanh nghiệp tốp đầu Việt Nam về cung cấp các giống gà hướng trứng. Trong đó, Dabaco là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu giống gà đẻ Trứng Xanh độc đáo, bổ dưỡng. Dabaco cũng đang sở hữu giống gà trứng hồng D310 có tỷ lệ đẻ kỷ lục số 1 Việt Nam hiện nay khi lên tới 310 quả/mái/năm, trong khi màu sắc, chất lượng trứng không thua kém gì trứng gà ta. Được biết, hiện đơn hàng đặt mua giống gà D310 của Dabaco đã tới quý 4/2020.
Để hiểu rõ lịch sử hình thành, phát triển dòng gà lông màu của Dabaco nói riêng, ngành gia cầm Việt Nam nói chung, cần quay lại bối cảnh năm 2006, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Năm 2006, Tập đoàn Dabaco Việt Nam đang chập chững trong những năm đầu cổ phần hóa, quy mô, tầm vóc doanh nghiệp mới chỉ ở mức trung bình như nhiều công ty nội thời bấy giờ.
Đất nước mở cửa, hội nhập kéo theo làn sóng các doanh nghiệp chăn nuôi FDI tràn vào Việt Nam đầu tư để hưởng ưu đãi về đất đai và nhân công giá rẻ, khiến Dabaco, một doanh nghiệp trực thuộc tỉnh non trẻ nhất lúc bấy giờ là Bắc Ninh cũng bị cuốn theo.
Với ngành chăn nuôi còn sơ khai của Việt Nam cách đây gần 15 năm, những giống gà công nghiệp lông trắng của phương Tây theo doanh nghiệp FDI du nhập vào thực sự tạo nên cơn sốt, bởi chỉ cần nuôi 40 – 45 ngày đã cho thu hoạch với trọng lượng 2,5 – 3kg.
Như một số doanh nghiệp chăn nuôi khác, Dabaco cũng tập trung phát triển chủ lực các giống gà trắng với thương hiệu Ros 308 bởi ưu thế vượt trội về năng suất, trọng lượng và thời gian nuôi.
Nhưng nhờ tôi luyện qua quân ngũ, lại trải qua từ kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước đến doanh nghiệp cổ phần nên ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco với chất lính trong người có sự nhạy bén về thị trường đến mức thành phản xạ tự nhiên như giác quan thứ 6.
Theo đó, khi mà các cơ sở ấp giống gia cầm trong nước đa phần còn đang mải mê chạy đua về giá thành con giống gà lông trắng, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So đã nhận thấy, cần phải sớm có chiến lược thay đổi chiến lược kinh doanh, bởi người châu Á da vàng và châu Âu da trắng có những điểm không bao giờ giống nhau, đặc biệt là thói quen và văn hóa tiêu dùng. Hơn nữa, nếu cứ làm con gà lông trắng thì mãi mãi chỉ đi sau và làm thuê cho nước ngoài.
Tất nhiên, cái gì mới lúc đầu cũng có những lo lắng nhất định, nhất là khi tiềm lực Dabaco ngày đó chưa đủ mạnh. Nhưng đứng trước thời khắc quyết định, đặc biệt sau khi trải qua nhiều phiên họp căng thẳng, dân chủ và nghiêm túc, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So, người đàn ông đang ở độ tuổi chín nhất của sự nghiệp năm 2008 cùng đội ngũ cán bộ trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết đã đi đến quyết định lịch sử, chuyển hướng nghiên cứu con gà lông màu bản địa của người Việt.
Khi Dabaco tung ra sản phẩm gà lông màu đầu tiên mang thương hiệu J-Dabaco năm 2009, làng giống gia cầm Việt Nam ngày đó ngỡ ngàng xen lẫn nghi ngờ. Bởi lúc bấy giờ, sản xuất con giống lông màu được coi là động thái ngược dòng nước vì gà lông trắng đang áp đảo tới 80% thị phần trên thị trường.
Giờ không cần hoài nghi về ngã rẽ lịch sử của Tập đoàn Dabaco Việt Nam năm 2008 nữa bởi giống gà lông màu bản địa đã thế chỗ gà trắng để áp đảo ngược lại với 80% thị phần gia cầm tại Việt Nam.
Dabaco thực ra không phải là đơn vị đầu tiên bắt tay nghiên cứu, thương mại hóa giống gà lông màu bản địa, nhưng nếu nói Dabaco chính là doanh nghiệp có công đầu nâng tầm, phổ biến giống gà lông màu Việt Nam thành sản phẩm hàng hóa, mỗi năm tạo ra giá trị kinh tế hàng tỷ USD trên khắp 63 tỉnh, thành cả nước như hiện nay chắc không mấy doanh nghiệp giống gia cầm phản đối.
Từ sản phẩm đầu tay mang thương hiệu J-Dabaco phát huy lợi thế ngoại hình của con gà Ri Việt Nam là đẹp lông, mào cờ, chân vàng đúng chuẩn văn hóa “nhìn mã mua gà” người Việt, Dabaco dần đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sinh lý, di tuyền của con gà màu Việt Nam, từ đó tiên phong đưa ra các giống gà phù hợp với từng vùng địa lý, văn hóa của Việt Nam.
Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So tự hào chia sẻ, Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, quê hương của các giống gà màu mang nhiều nguồn gen tốt và quý hiếm. Chẳng thế mà các câu ca dao, tục ngữ, tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam luôn có hình ảnh con gà lông màu.
Theo ông Nguyễn Như So, dù nhiều giống gà bản địa của Việt Nam như gà Hồ, Mía, Ri, Nòi,… đều là những giống nội địa có chất lượng thịt thơm ngon, sức sống tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt, màu lông lại rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhưng qua thời gian rồi chiến tranh, bệnh dịch, số lượng các giống gà màu nội suy giảm, một số gen cũng bị thoái hóa và có nguy cơ mất dần.
Điều đó thôi thúc ông Nguyễn Như So, một người con của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc, nơi phát tích của Thủy tổ nước Việt Kinh Dương Vương quyết tâm đưa những con gà tưởng chỉ có trong tranh dân gian Đông Hồ hay những câu chuyện truyền thuyết Vua Hùng bước ra đời thường bằng xương, bằng thịt.
Lần lượt các giống gà J-Dabaco, Nòi chân vàng, Nòi ô tía, Nòi sọc đen, gà Tân Hồ rồi giống gà đặc biệt có một không hai 9 cựa Dabaco,… được Tập đoàn Dabaco Việt Nam ra mắt đều đặn trong hơn 10 năm qua.
Quả thực, chỉ đến các chợ đầu mối gia cầm tại miền Bắc hiện nay, đều dễ dàng nhận ra những giống gà màu mang đậm bản sắc của Dabaco bởi bộ lông sặc sỡ, thân hình săn chắc, thon gọn, khỏe khoắn, thịt thơm ngon luôn chiếm chọn một nửa số lượng gà bán tại chợ.
Để có được những giống gà lông màu “tốt gỗ tốt cả nước sơn” như ngày hôm nay, Dabaco phải tỉ mỉ đến từng chi tiết trong công tác nghiên cứu di truyền giống và lựa chọn công nghệ. Bộ giải pháp Dabaco đang áp dụng đồng bộ để chọn tạo gà lông màu giống hiện nay theo tìm hiểu của chúng tôi đều thuộc thế hệ mới và tiên tiến nhất thế giới.
Trong đó, Tập đoàn Dabaco Việt Nam áp dụng mô hình nghiên cứu, sản xuất giống theo sơ đồ hình tháp, gồm có ba trục chính: Ngân hàng gen và giống gốc; Gà ông bà, bố mẹ; Gà thương phẩm cung cấp cho người chăn nuôi.
Cụ thể, Dabaco hiện sở hữu các Trung tâm Gà giống gốc, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm nuôi gà sinh sản, hậu bị trải đều khắp trong Nam ngoài Bắc với quy mô hàng trăm nghìn gà bố mẹ.
Tất cả các trung tâm của Dabaco đều là hệ thống chuồng lạnh khép kín tự đồng hóa hoàn toàn từ khâu chăn nuôi, thu hoạch trứng, lò ấp, tiêm vắc xin. Thậm chí, cả ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khẩu phần thức ăn tới dọn phân đều có bóng dáng của trí tuệ nhân tạo.
GS.TS Đặng Vũ Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đánh giá, Tập đoàn Dabaco đang áp dụng những phương pháp ưu việt nhất trong đánh giá di truyền, chọn lọc, nhân giống tiên tiến trên thế giới, như phương pháp BLUP để ước lượng giá trị giống của từng cá thể giống gia cầm nhằm tránh bỏ sót những cá thể có ưu điểm và năng suất vượt trội.
Cũng theo chúng tôi Đặng Vũ Bình, tất cả các đàn giống của Dabaco hiện được theo dõi theo phả hệ, có nguồn gốc rõ ràng theo quần thể từng gia đình. Từng cá thể được nuôi trên lồng trong chuồng kín, có đeo mã vạch theo dõi, mỗi cá thể là 1 mã vạch không trùng lặp nên các cá thể được ghép gia đình và được thụ tinh nhân tạo sẽ luôn tạo ra sự đồng nhất và đồng đều ở mức độ rất cao mà hiếm cơ sở giống gia cầm lông màu nào tại Việt Nam hiện nay có được.
Bên cạnh đó, Dabaco cũng là doanh nghiệp tiên phong có phần mềm chuyên dụng để thu thập, theo dõi, xử lý số liệu một cách chính xác nhất nhằm phục vụ cho công tác chọn lọc như: phần mềm quản lý giống, phần mềm và thiết bị thu thập dữ liệu, PEST/VCE để ước tính giá trị giống, tham số di truyền, SAS để xử lý thống kê, qua đó áp dụng các phương pháp chọn lọc theo giá trị giống (EBV) và một số tính trạng theo chỉ số chọn lọc.
Ngoài tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu về di truyền giống, Chủ tịch HĐQT Dabaco Group Nguyễn Như So chia sẻ, Dabaco còn nghiên cứu tạo ra dòng cám dành riêng cho con gà màu nội của Việt Nam, bởi đặc tính con gà lông màu Việt Nam cần dinh dưỡng khác hẳn con gà trắng công nghiệp.
Trong khi con gà lông trắng công nghiệp ăn đâu ngủ đấy, ít di chuyển, hiền khô thì con gà màu của Việt Nam bản tính thích bay nhảy, bới cát, thậm chí cắn mổ nhau đến trụi cả lông đuôi.
Không ai khác, chính Dabaco là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam bổ sung các loại dinh dưỡng đặc thù với câu tục ngữ “chó ăn đá gà ăn sỏi” vào trong sản phẩm thức ăn cho gà lông màu của Dabaco để giúp gà khỏe mạnh, tăng đề kháng và hạn chế cắn mổ nhau. Hình ảnh những con gà J-Dabaco “đeo kính” ngộ nghĩnh năm 2011 đã để lại ấn tượng không thể nào quên với người nuôi gà lông màu tại Việt Nam trong những ngày đầu chuyển dịch mô hình từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn.
Không chỉ cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và di truyền giống của các giống gà lông màu Việt Nam để tối ưu hóa ưu thế lai, Dabaco còn từng bước nghiên cứu, hoàn thiện để thay đổi hẳn thói quen, tập quán chăn nuôi của đại đa số nông dân Việt Nam.
Hiện những người nông dân tham gia vào chuỗi của Dabaco đều được nhân viên kỹ thuật thị trường tư vấn, hỗ trợ để thiết kế ra hệ thống chuồng trại ưu việt, đáp ứng đặc tính sưởi nắng, đi lại nhiều của con gà màu Việt Nam, song vẫn hoàn toàn kiểm soát được quy trình thú y, dịch bệnh mà mô hình nuôi gà thả đồi, thả vườn truyền thống không làm được triệt để.
Theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Nguyễn Như So, dù sở hữu phẩm chất thịt hảo hạng, song người làm giống đều biết rõ nhược điểm của giống gà lông màu bản địa Việt Nam là tỉ lệ đẻ kém, tăng trưởng chậm, đó chính là rào cản kỹ thuật khiến ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam thường tự ti, mặc cảm khi đối diện với những doanh nghiệp nước ngoài sở hữu những giống gà có năng suất trứng, tỷ lệ đẻ gấp ba bốn lần gà nội.
Nhưng chỉ cần đúng một thập kỷ, tập trung mọi nguồn lực nghiên cứu và kết hợp với những chuyên gia hàng đầu về di truyền giống trong và ngoài nước, Tập đoàn Dabaco Việt Nam đã biến những điều không thể thành có thể khi nâng năng suất trứng và tỷ lệ đẻ các giống gà nội là gà Mía thuần và gà Hồ thuần lên gấp rưỡi hiện tại.
Chưa dừng lại ở đó, Dabaco đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng để nâng tiếp sản lượng trứng hai giống gà thuần lên gấp đôi hiện nay lên 160 – 180 trứng/mái/năm, con số cách đây 5 – 7 năm không ai dám nghĩ tới.
Cũng giống như giai đoạn 2008, các doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm trong nước và doanh nghiệp FDI hiện đang đầu tư rất lớn vào nghiên cứu, sản xuất giống gia cầm lông màu dựa trên ưu thế lai giữa trống nội và mái ngoại, Dabaco lại quay đi theo hướng riêng, quay về phục tráng nâng tầm con gà lông màu thuần.
Quả thực, từ ngày Dabaco thành công với các giống gà thuần, những tập đoàn đa quốc gia về gà lông màu trên thế giới đã phải nhìn doanh nghiệp Việt Nam với con mắt hoàn toàn khác. Không hề nói quá, quy mô và tầm vóc các giống gà lông màu của Dabaco đã vượt ra khỏi ngoài lãnh thổ Việt Nam, đủ sức cạnh tranh không chỉ tại Đông Nam Á mà còn dám cạnh tranh tại một số thị trường gà màu lớn khác ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Bên cạnh bộ 10 giống gà màu hướng thịt thực sự rất ưu việt tiệm cận mức hoàn hảo, Dabaco cũng là doanh nghiệp tốp đầu Việt Nam về cung cấp các giống gà hướng trứng. Trong đó, Dabaco là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu giống gà đẻ Trứng Xanh độc đáo, bổ dưỡng. Dabaco cũng đang sở hữu giống gà trứng hồng D310 có tỷ lệ đẻ kỷ lục số 1 Việt Nam hiện nay khi lên tới 310 quả/mái/năm, trong khi màu sắc, chất lượng trứng không thua kém gì trứng gà ta. Được biết, hiện đơn hàng đặt mua giống gà D310 của Dabaco đã tới quý 4/2020.
Nhìn lại quá khứ mới thấy, quả thực nếu không có Tập đoàn Dabaco Việt Nam tiên phong rẽ lối dẫn dắt thị trường gà lông màu, có lẽ ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam khó thoát khỏi cảnh phải sống dưới cái bóng của doanh nghiệp FDI như các lĩnh vực chăn nuôi còn lại.
Không hề nói quá, Dabaco xứng đáng là một “tuấn kiệt” xuất hiện đúng lúc ngành chăn nuôi gia cầm nước nhà cần nhất để cân bằng đối trọng lại với những doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ đất nước hội nhập.
Các tin khác
Dabaco Và Hành Trình Xoay Chuyển Giống Gà Lông Màu Việt Lên Tầm Cao Mới
Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, quê hương của các giống gà màu có nhiều gen tốt và quý hiếm. Một số giống gà bản địa của Việt Nam như gà Hồ, Mía, Nòi,… đều là những giống nội địa có chất lượng thịt thơm ngon, sức sống tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt, màu lông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Song do qua thời gian do chiến tranh, bệnh dịch, số lượng các giống gà màu nội địa suy giảm, một số gen cũng bị thoái hóa và có nguy cơ mất dần.
Cách đây một thập kỷ, Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) đã tiên phong tiến hành chọn lọc, phục tráng và nhân thuần một số giống gà nội như: gà Hồ, Mía Sơn Tây và gà Nòi. Kết quả đến nay đã cải thiện rõ rệt về mặt số lượng và chất lượng, nhất là chất lượng thịt, trọng lượng và sản lượng trứng.
Cụ thể, nếu như gà Mía hiện nay trong dân nuôi sản lượng trứng bình quân chỉ 80-90 quả/mái/năm thì gà Mía thuần của Dabaco đã nâng sản lượng trứng nâng lên 140-150 quả/mái/năm. Gà Hồ thuần trong dân nuôi sản lượng trứng xung quanh 60-70 quả/mái/năm thì gà Hồ thuần của Dabaco 130-140 quả/mái/năm. Chưa dừng lại ở đó, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco chia sẻ, mục tiêu sắp tới đơn vị sẽ tiếp tục chọn tạo, cải tiến và tự tin sẽ nâng sản lượng trứng của gà Mía thuần và gà Hồ thuần tăng thêm 20-30% nữa.
Để có được thành quả vượt bậc này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco cho biết, mô hình nghiên cứu, sản xuất giống của doanh nghiệp đang được tiến hành tổ chức áp dụng theo sơ đồ hình tháp, gồm có: Ngân hàng gen và giống gốc; Gà ông bà, bố mẹ; Gà thương phẩm cung cấp cho người chăn nuôi.
Cụ thể, Dabaco hiện sở hữu 1 Trung tâm nghiên cứu, 1 Trung tâm Gà giống gốc tại Yên Thế (Bắc Giang) nuôi giữ dòng thuần, 3 cơ sở nuôi giữ gà ông bà, bố mẹ. Tất cả các trung tâm nghiên cứu đều là hệ thống chuồng lạnh, khép kín hiện đại, tự động hóa hoàn toàn từ ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn bằng công nghệ AI trí tuệ nhân tạo tiến tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Trao đổi với chúng tôi, chúng tôi Đặng Vũ Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đánh giá, Dabaco là doanh nghiệp tại Việt Nam mở đường trong nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, phát triển các giống gà lông màu bản địa một cách bài bản và căn bản nhất.
Theo chúng tôi Đặng Vũ Bình, Dabaco đang áp dụng những phương pháp ưu việt nhất trong đánh giá di truyền, chọn lọc, nhân giống tiên tiến trên thế giới, như phương pháp BLUP để ước lượng giá trị giống của từng các thể giống gia cầm nhằm tránh bỏ sót những cá thể có ưu điểm và năng suất vượt trội.
Bên cạnh đó, Dabaco cũng có những phần mềm chuyên dụng để thu thập, theo dõi và xử lý số liệu một cách chính xác nhất nhằm phục vụ cho công tác chọn lọc như: phần mềm quản lý giống, phần mềm và thiết bị thu thập dữ liệu, PEST/VCE để ước tính giá trị giống, tham số di truyền, SAS để xử lý thống kê, qua đó, áp dụng các phương pháp chọn lọc theo giá trị giống (EBV) và một số tính trạng theo chỉ số chọn lọc.
Cũng theo chúng tôi Đặng Vũ Bình, tất cả các đàn giống của Dabaco hiện được theo dõi theo phả hệ, có nguồn gốc rõ ràng theo quần thể từng gia đình. Từng cá thể được nuôi trên lồng trong chuồng kín, có đeo mã vạch theo dõi, mỗi cá thể là 1 mã vạch không trùng lặp nên các cá thể được ghép gia đình và được thu tinh nhân tạo sẽ luôn tạo ra sự đồng nhất và đồng đều ở mức độ rất cao mà hiếm doanh cơ sở giống gia cầm lông màu nào tại Việt Nam hiện nay có được.
chúng tôi Phạm Ngọc Thạch, nguyên Trưởng Bộ môn Chăn nuôi – Thú y (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) thì cho rằng, việc ngành chăn nuôi gia cầm lông màu đang phát triển ngày một quy mô theo hướng công nghiệp như hiện nay yêu cầu và đòi hỏi trong công tác phòng, chống dịch bệnh đóng vai trò sống còn.
chúng tôi Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi ông nhận thấy Dabaco là đơn vị làm gà giống lông màu thực hiện nghiêm túc nhất các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống thông qua việc chủng vaccine đầy đủ trên một số bệnh gây thiệt hại thường xảy ra trên giống gà màu nội địa như: Leucosis, Marek, Newcastle, MG-MS (Viêm khớp-hen),… nên con giống được đánh giá sạch bệnh, đồng đều tốp đầu thị trường gà lông màu hiện nay.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco, sau 10 năm miệt mài nghiên cứu, chọn tạo, trao đổi, giao lưu hợp tác quốc tế, doanh nghiệp đã tiến hành cải tiến được nhiều tính trạng và nhiều dòng gà mới được tạo ra như: Dòng mái có khả năng sản xuất trứng trên gà Mía, gà Hồ; Dòng trống có khả năng sinh trưởng tốt trên gà Mía, Hồ, Nòi.
Theo chia sẻ của ông Phan Nhật Quang, Giám đốc HTX Chăn nuôi gia súc gia cầm Xuân Tiến (Lào Cai), các giống gà thịt của Dabaco như: J-Dabaco, Nòi chân vàng, Nói ô tía, Tân Hồ, Mía thuần, Hồ thuần thời gian nuôi luôn rút ngắn được từ 15-20 ngày so với các giống gà tương tự ngoài thị trường, song lông cánh đều phát mã đẹp, nhìn thuận mắt, thịt thơm ngon, rắn chắc. Điển hình như giống gà Mía thuần Dabaco HTX Xuân Tiến đang nuôi hiện nay, thời gian nuôi chỉ khoảng 105-120 ngày là gà trống đạt 2,2 – 2,5kg/con, gà mái 1,6 – 1,9kg nên rất lợi cho người chăn nuôi.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, với mong muốn đưa đến người chăn nuôi sản phẩm con giống gà màu nội địa tốt hơn nữa, lãnh đạo Công ty Gà giống Dabaco cho biết sẽ không ngừng nghiên cứu, chọn lọc, cải tạo những tính trạng tốt nhất, năng suất cao nhất để cung cấp ra thị trường những giống gà thuần và gà lai ngày một ưu việt hơn, nhằm minh chứng cho quan điểm là các nguồn gen gia cầm bản địa của Việt Nam không hề thua kém bất cứ giống gà nào trên thế giới.
Bên cạnh các thành tựu mà di truyền số lượng đem lại, di truyền phân tử cũng đang được ứng dụng ngày một nhiều hơn nhờ giúp chọn lọc nhanh và không tốn nhiều thời gian. Dabaco hiện đang kết hợp với Bộ môn Di truyền-Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiến hành phân tích gen của quần thể gà Nòi đen thông qua giải mã cấu trúc di truyền của quần thể và đã đưa ra được các thông tin về tần số gen, kiểu gen. Cụ thể, trên giống gà Nòi, đã phân tích được 2 kiểu gen là CC và CD. Dabaco đang tiến hành bước theo dõi khả năng sinh trưởng của các thể mang 2 kiểu gen này nhằm tìm kiếm ra gen có tác động đến khả năng sinh trưởng nhanh của con giống.
Nâng Tầm Thương Hiệu Gà Tiên Yên
Hiệu quả mô hình nuôi gà bán công nghiệp
Đến huyện Tiên Yên, chúng tôi tìm đến trang trại gà của ông Phạm Văn Bình tại xã Yên Than. Với diện tích 2ha, trang trại của ông không chỉ nuôi gà thương phẩm mà còn cung cấp gà giống cho đông đảo bà con tại địa phương và một số tỉnh lân cận. Theo tìm hiểu, cách đây 8 năm, ông Bình đã tiên phong trong việc mở mô hình nuôi gà bán công nghiệp tại huyện Tiên Yên. Ông Bình chia sẻ: “Năm 2012, tôi thấy gà Tiên Yên có giá thành cao mà người dân nuôi vất vả, không có để bán cho khách. Khi đó, tôi đã nghĩ, tại sao mình không làm trang trại nuôi gà, nhân giống gà nhiều hơn nữa? Nhưng khi tôi bàn với gia đình và người thân mọi người đều phản đối. Nhiều ý kiến cho rằng, nuôi gà theo mô hình trang trại thì thịt gà sẽ bị giảm chất lượng. Đó còn chưa kể tới việc cần nhiều vốn, chăm nuôi không khéo dễ bị phá sản”.
Gà Tiên Yên có nhiều nét riêng so với các giống gà khác.
Mất gần một năm học hỏi kinh nghiệm, trang trại nuôi gà của ông Phạm Văn Bình dần cho thấy hiệu quả. Ông đầu tư mua điều hòa, bóng sưởi để đàn gà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tỷ lệ gà sau khi được ấp và sống sót đến lúc xuất bán giống lên tới 80%. Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh có Dự án “Phát triển đàn gà Tiên Yên theo mô hình bán công nghiệp”. Sau khi khảo sát, trang trại của ông Phạm Văn Bình đã được lựa chọn. Trong vòng hơn một năm, trang trại nhà ông Bình được hỗ trợ tiền thức ăn, thuốc men cho gà. Sau khi có gà giống, ông Bình phải cam kết bán cho người dân trên địa bàn với giá đã được quy định trong dự án. Tạo đàn bố mẹ, trứng của gà sẽ được mang đi ấp trong 21 ngày và khi nở ra sẽ chăm sóc 21 ngày nữa trước khi bán giống cho người dân.
Trước đây, trong suy nghĩ của nhiều người, gà Tiên Yên ngon là vì được nuôi trên đồi, ăn hạt ngô, củ sắn. Vì thế khi nghe tin gà được nuôi theo mô hình trang trại, nhiều người đã dè bỉu. Với mô hình bán công nghiệp, gà được ấp bằng máy, nở ra không để mẹ nuôi và được cho ăn cám công nghiệp. Nhưng khi gà đã đủ độ cứng, gà Tiên Yên sẽ được nuôi bằng ngô, thóc cho tới khi bán. Lứa gà giống đầu tiên của trang trại nhà ông Bình được 600 con. Tiếp đó, ông nuôi gà thương phẩm, cung cấp gà thịt cho nhiều hàng quán, nhà hàng trên địa bàn huyện. Mỗi năm, thu nhập của trang trại gà nhà ông Bình ước đạt từ 500 đến 600 triệu đồng. Tiếng lành đồn xa, dần dần người dân Tiên Yên đã tìm đến trang trại của ông để học hỏi kinh nghiệm. Ông Bình sẵn sàng chia sẻ bất cứ điều gì mình học được cho người dân. Thậm chí ông còn hướng dẫn họ kỹ thuật ấp trứng, soi trứng, tiêm gà…
Từ mô hình nuôi gà bán công nghiệp của ông Phạm Văn Bình, nhiều hộ dân tại huyện Tiên Yên đã chuyển đổi mô hình nuôi gà và đạt được năng suất cao. Đến thăm trang trại nuôi gà của ông Nông Văn Kiên tại xã Điền Xá, chúng tôi ấn tượng bởi quy trình nuôi gà chặt chẽ. Ông Kiên cho biết: “Nuôi gà Tiên Yên phải tuân thủ quy định từ chọn giống, thức ăn đến môi trường, chuồng trại cho gà. Đặc biệt, thông qua kiểm soát chặt chẽ, giúp người nuôi theo dõi được sự thay đổi của con gà trong suốt quá trình chăm sóc để có sự điều chỉnh phù hợp. Gà Tiên Yên đòi hỏi thời gian nuôi 6 tháng đối với gà mái, 7-8 tháng đối với gà trống thiến”.
Những năm qua, huyện Tiên Yên đã tích cực vận động người dân mở rộng quy mô chăn nuôi. Huyện tiếp tục xây dựng mô hình Hợp tác xã Chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên, nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn và phát triển giống gà Tiên Yên theo quy mô lớn. Một hộ nuôi gà Tiên Yên thấp nhất là 500 con, nhiều nhất nuôi theo hình thức trang trại hơn 6.000 con. Hiện tổng đàn gà Tiên Yên của huyện là khoảng 850.000 con.
Ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn nguồn gen
Tại Tuần Văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ III-năm 2020, UBND huyện Tiên Yên đã lần đầu tiên tổ chức Hội thi “Vua gà Tiên Yên”. Tham dự có 20 đội thi tới từ các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi gà được cấp chứng nhận nhãn hiệu gà Tiên Yên, có số lượng từ 500 con trở lên. Các đội đã trải qua nhiều nội dung thi như: “Vua gà”, đôi gà đẹp, gà trống thiến đẹp, thuyết trình về quy trình nuôi và đặc điểm nhận diện gà Tiên Yên. Hội thi lần đầu tiên được tổ chức với mục đích giới thiệu, quảng bá, tôn vinh thương hiệu gà Tiên Yên ngày càng vươn xa; tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc duy trì, phát triển, bảo tồn giống gà bản địa, giúp người chăn nuôi hiểu rõ giá trị của giống gà Tiên Yên. Đồng thời hội thi đã tôn vinh các cơ sở, người chăn nuôi gà Tiên Yên giỏi trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, huyện Tiên Yên đã xác định nuôi gà là trọng tâm phát triển kinh tế, mang đến hiệu quả cao trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Quy trình nuôi gà chỉ mất từ 6 đến 8 tháng là có thể mang đến lợi nhuận, hơn hẳn so với việc trồng cây cao su. Để cung cấp đủ con giống cho người dân, huyện Tiên Yên đã tích cực vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc thụ tinh nhân tạo, chăm sóc đàn gà. Ông Lý Văn Diểng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiên Yên cho biết: “Từ năm 2013, huyện Tiên Yên đã áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao, đặc biệt là chất lượng gà được tạo ra chuẩn. Chúng tôi xác định, việc bảo tồn gen là nhiệm vụ sống còn, vừa kiểm soát được bộ gen vừa nhân giống đạt tỷ lệ cao”.
Hội thi “Vua gà Tiên Yên” nhằm quảng bá, khuyến khích các hộ nông dân chăn nuôi giỏi.
Giống gà Tiên Yên được đồng bào các dân tộc trong huyện nuôi dưỡng tự nhiên từ nhiều đời nay nên không thể tránh khỏi việc nguồn gen bị lai tạp. Chính vì vậy, việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vừa giúp bảo tồn bộ gen, vừa giúp chọn lọc giống thuần chủng đúng tiêu chuẩn gà Tiên Yên. Ông Lâm Văn Phong, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Con gà Tiên Yên được xác định là một trong những sản phẩm đặc sắc mà tỉnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, gà Tiên Yên đã từng bước được thực hiện các hoạt động bảo tồn về giống, thụ tinh nhân tạo. Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đang tham mưu lên các cấp lãnh đạo thực hiện chương trình bảo tồn, lưu trữ nguồn gen, xác định lại mã gen chuẩn của gà Tiên Yên. Mong muốn đưa bản đồ gen gà Tiên Yên vào bản đồ gen các loài vật nuôi của Việt Nam. Trong thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với các nhà khoa học xác định được mã gen, tuyển chọn những đặc điểm, đặc trưng nhất, duy trì hệ số tối ưu nhất, gìn giữ những nét đặc trưng nhất của gà Tiên Yên. Qua hai lần làm việc cùng với các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi xác định rằng, khó khăn lớn nhất của công việc này là đòi hỏi chi phí rất lớn, kỹ thuật rất phức tạp. Trong chương trình này, chúng tôi đã lên kế hoạch huy động ngân sách của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp nhằm bảo tồn nguồn gen quý gà Tiên Yên, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Tiên Yên trong thời gian tới”.
Bài và ảnh: HỮU TRƯỞNG
Hành Trình Tái Khởi Nghiệp Của “Ông Vua Gà” Hải Dương
LNV – Chuyển đổi từ mô hình gà đẻ trứng thu lợi nhuận trăm triệu sang gà thịt thương phẩm là quyết định đầy táo bạo của ông Phạm Văn Lợi, chủ trại gà Tám Lợi (Phường Ái Quốc, TP. Hải Dương).
Làm đâu, thắng đó
Trong giới chăn nuôi, trại gà Tám Lợi nổi tiếng là một trong những trang trại nông nghiệp tiêu biểu khi thành công với cả hai mô hình gà đẻ trứng và gà thịt thương phẩm. Hiện tại, ông Phạm Văn Lợi sở hữu trang trại gà thịt lớn nhất Hải Dương với tổng diện tích 80.000 m2, mỗi chuồng nuôi nhỏ đạt công suất 1 vạn con gà, đều được trang bị hệ thống công nghệ chăn nuôi tự động tiên tiến.
Trang trại gà thịt rộng hàng chục ngàn m2 của ông Phạm Văn Lợi
Chia sẻ về ưu thế của gà thịt, ông Lợi cho biết đàn gà có thời gian quay vòng khá nhanh, chỉ sau 45-50 ngày đã có thể xuất bán. Mỗi lứa gà cho sản lượng 50 tấn thịt, trong đó mỗi chuồng đạt 30 tấn, trung bình hai ngày có thể xuất 3 chuồng. Chất lượng đàn gà tương đối đồng đều, con nào cũng chân vàng, ngực to, thịt rắn chắc. Gà công nghiệp chiếm ưu thế với giá thành tốt, dễ cạnh tranh.
Trại gà của ông Lợi đặc biệt được nuôi trong mô hình khép kín tuyệt đối. Nguồn cung thức ăn cho gà đến từ chính nhà máy sản xuất thực phẩm chăn nuôi của gia đình. Phân gà được ủ trấu cho hoai mục thành phân bón cây trồng. Thức ăn thừa trong các lồng gà được tận dụng để nuôi cá.
Mỗi chuồng gà đạt công suất một vạn con.
Nhìn qua mô hình, nhiều người không khỏi thán phục ông chủ trại gà Tám Lợi làm đâu thắng đó, may mắn hơn người. Ít ai biết rằng, thành công kể trên là kết quả của quá trình tái khởi nghiệp, chuyển đổi mô hình chăn nuôi đầy quyết liệt.
Những quyết định táo bạo
Năm 1993, ông Phạm Văn Lợi khởi nghiệp chăn nuôi với 40 con gà thịt đầu tiên. Những ngày tháng kiên trì đạp xe đến gõ cửa khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm của ông Lợi đã đưa mô hình nhỏ mở rộng lên quy mô 100 con, rồi hàng ngàn con gà. Đến năm 1997, ông xây dựng trại gà thịt thương phẩm quy mô 3000 con trên diện tích 700 m2.
Giữa lúc công việc thuận lợi, ông Lợi bất ngờ chuyển đổi sang mô hình gà đẻ trứng với tham vọng làm giàu từ trứng gà. Sau 15 năm, trang trại 12000 m2 với hàng vạn con gà đẻ trứng mang thương hiệu Tám Lợi đã trở thành đơn vị cung ứng trứng gà thương phẩm lớn nhất nhì Hải Dương. Quyết định chuyển đổi của ông năm đó đã thắng lớn.
Thế nhưng, đến tháng 6 năm 2018, thời điểm trại gà xuất đều 1-3 tấn trứng mỗi ngày và lượng khách hàng vẫn ổn định, lại một lần nữa ông Lợi cho ngừng toàn bộ mô hình cũ để quay về với nuôi gà thịt thương phẩm.
Những ngày đầu nhen nhóm ý tưởng chuyển đổi, ông Lợi vấp phải muôn vàn khó khăn. Về phía gia đình, ông bị phản đối kịch liệt, bị coi là gàn dở khi tự tay phá ngang, vứt bỏ hệ thống kỹ thuật, chuồng trại gà đẻ trứng trị giá hàng tỷ đồng. Lý giải về quyết định của mình, ông Lợi chia sẻ:
“Khó khăn lớn nhất là tư tưởng. Trước những cái mới, ai cũng e ngại. Nhưng điều đó quyết định tầm nhìn của người làm chăn nuôi. Tôi nghiên cứu tương lai của thị trường khi ấy và tin rằng gà thịt công nghiệp sẽ thành công”.
Chân dung ông Phạm Văn Lợi.
Bị phản đối kịch liệt, ông Lợi vẫn kiên quyết làm. Những vấp ngã, thất bại do sự khác biệt của hai mô hình bắt đầu ập đến, ông kiên trì làm lại và điều chỉnh trong từng khâu sản xuất.
Xuất phát điểm của người có kinh nghiệm nuôi gà thịt 10 năm đã tạo tiền đề tốt để ông khởi nghiệp một lần nữa. Vận dụng kinh nghiệm từ những lần tham gia hội chợ nông nghiệp quốc gia và khu vực, đồng thời học hỏi thêm các công nghệ mới, ông bắt đầu thử đưa công nghệ cao vào vận hành trong trang trại.
Thử nghiệm ban đầu với các hệ thống làm mát, toả nhiệt, thức ăn và nước uống tự động điều chỉnh theo nhu cầu của đàn gà đã cho kết quả tích cực. Không những đàn gà tăng trưởng ổn định mà so với mô hình gà đẻ trứng, ông Lợi tiết kiệm được ⅓ nhân công lao động.
Học hỏi từ các bí quyết chăn nuôi, ông cho trộn trấu vào lót dưới nền cùng phân gà. Nhờ vậy, phân bón đạt chất lượng vượt trội, còn hệ thống chuồng trại hầu như không có mùi khó chịu, đảm bảo vệ sinh môi trường hơn hẳn trại gà đẻ trứng trước đây.
Nền chuồng được lót trấu khử mùi.
Gà công nghiệp sẽ là tương lai
Sau những khó khăn bước đầu, gà thịt công nghiệp dần khẳng định vị thế, trong khi thị trường gà đẻ trứng trở nên bão hòa. Theo tính toán của ông Lợi, trong bối cảnh các nhà máy, khu công nghiệp liên tiếp mọc lên kéo theo lượng lao động công nhân đông đúc, trong khi một suất cơm chỉ có giá trị vài chục nghìn đồng, lĩnh vực tiêu thụ thực phẩm rẻ ngày càng phát triển, thì cơm suất sẽ lấy thịt gà công nghiệp làm chủ đạo.
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến mặt hàng thịt lợn điêu đứng, thịt gà lập tức trở thành nguồn thực phẩm chủ lực để chống thiếu hụt cho thị trường. Quyết định chuyển đổi của ông Lợi đã đón đầu thị trường.
Dịch tả chưa qua, dịch COVID-19 lại đến. Sớm nhận định tình hình tiêu thụ, ông Lợi chủ động giảm lượng đàn gà từ một tuần một lứa xuống ba tuần một lứa để vừa đủ phục vụ thị trường. Với sự nhạy bén của ông chủ trại gà, tác động của đại dịch khiến nền kinh tế chao đảo nhưng trại gà Tám Lợi vẫn duy trì hoạt động.
Thành công từ mô hình gà thịt thương phẩm, trại gà của ông Lợi được nhiều chủ trại trên cả nước tìm đến để học hỏi kinh nghiệm, nhiều người gọi ông là “ông vua gà” trên đất Hải Dương. Lãnh đạo các bộ, ban ngành không ít lần về thăm và biểu dương, khen ngợi, các trường đại học nông nghiệp tổ chức cho sinh viên đến trại gà tham quan, trải nghiệm mô hình chăn nuôi thực tế.
Ông Lợi đang kiểm tra hoạt động của trang trại
Về lâu dài, ông Lợi dự kiến duy trì mô hình gà thịt thương phẩm trong 10 năm. Nhưng với sự táo bạo sẵn có, ông luôn sẵn sàng thay đổi nếu thị trường thay đổi.
Bài và ảnh: Nhóm PV – Ban Pháp luật Bạn đọc
Trong giới chăn nuôi, trại gà Tám Lợi nổi tiếng là một trong những trang trại nông nghiệp tiêu biểu khi thành công với cả hai mô hình gà đẻ trứng và gà thịt thương phẩm. Hiện tại, ông Phạm Văn Lợi sở hữu trang trại gà thịt lớn nhất Hải Dương với tổng diện tích 80.000 m2, mỗi chuồng nuôi nhỏ đạt công suất 1 vạn con gà, đều được trang bị hệ thống công nghệ chăn nuôi tự động tiên tiến.Chia sẻ về ưu thế của gà thịt, ông Lợi cho biết đàn gà có thời gian quay vòng khá nhanh, chỉ sau 45-50 ngày đã có thể xuất bán. Mỗi lứa gà cho sản lượng 50 tấn thịt, trong đó mỗi chuồng đạt 30 tấn, trung bình hai ngày có thể xuất 3 chuồng. Chất lượng đàn gà tương đối đồng đều, con nào cũng chân vàng, ngực to, thịt rắn chắc. Gà công nghiệp chiếm ưu thế với giá thành tốt, dễ cạnh tranh.Trại gà của ông Lợi đặc biệt được nuôi trong mô hình khép kín tuyệt đối. Nguồn cung thức ăn cho gà đến từ chính nhà máy sản xuất thực phẩm chăn nuôi của gia đình. Phân gà được ủ trấu cho hoai mục thành phân bón cây trồng. Thức ăn thừa trong các lồng gà được tận dụng để nuôi cá.Nhìn qua mô hình, nhiều người không khỏi thán phục ông chủ trại gà Tám Lợi làm đâu thắng đó, may mắn hơn người. Ít ai biết rằng, thành công kể trên là kết quả của quá trình tái khởi nghiệp, chuyển đổi mô hình chăn nuôi đầy quyết liệt.Năm 1993, ông Phạm Văn Lợi khởi nghiệp chăn nuôi với 40 con gà thịt đầu tiên. Những ngày tháng kiên trì đạp xe đến gõ cửa khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm của ông Lợi đã đưa mô hình nhỏ mở rộng lên quy mô 100 con, rồi hàng ngàn con gà. Đến năm 1997, ông xây dựng trại gà thịt thương phẩm quy mô 3000 con trên diện tích 700 m2.Giữa lúc công việc thuận lợi, ông Lợi bất ngờ chuyển đổi sang mô hình gà đẻ trứng với tham vọng làm giàu từ trứng gà. Sau 15 năm, trang trại 12000 m2 với hàng vạn con gà đẻ trứng mang thương hiệu Tám Lợi đã trở thành đơn vị cung ứng trứng gà thương phẩm lớn nhất nhì Hải Dương. Quyết định chuyển đổi của ông năm đó đã thắng lớn.Thế nhưng, đến tháng 6 năm 2018, thời điểm trại gà xuất đều 1-3 tấn trứng mỗi ngày và lượng khách hàng vẫn ổn định, lại một lần nữa ông Lợi cho ngừng toàn bộ mô hình cũ để quay về với nuôi gà thịt thương phẩm.Những ngày đầu nhen nhóm ý tưởng chuyển đổi, ông Lợi vấp phải muôn vàn khó khăn. Về phía gia đình, ông bị phản đối kịch liệt, bị coi là gàn dở khi tự tay phá ngang, vứt bỏ hệ thống kỹ thuật, chuồng trại gà đẻ trứng trị giá hàng tỷ đồng. Lý giải về quyết định của mình, ông Lợi chia sẻ:“Khó khăn lớn nhất là tư tưởng. Trước những cái mới, ai cũng e ngại. Nhưng điều đó quyết định tầm nhìn của người làm chăn nuôi. Tôi nghiên cứu tương lai của thị trường khi ấy và tin rằng gà thịt công nghiệp sẽ thành công”.Bị phản đối kịch liệt, ông Lợi vẫn kiên quyết làm. Những vấp ngã, thất bại do sự khác biệt của hai mô hình bắt đầu ập đến, ông kiên trì làm lại và điều chỉnh trong từng khâu sản xuất.Xuất phát điểm của người có kinh nghiệm nuôi gà thịt 10 năm đã tạo tiền đề tốt để ông khởi nghiệp một lần nữa. Vận dụng kinh nghiệm từ những lần tham gia hội chợ nông nghiệp quốc gia và khu vực, đồng thời học hỏi thêm các công nghệ mới, ông bắt đầu thử đưa công nghệ cao vào vận hành trong trang trại.Thử nghiệm ban đầu với các hệ thống làm mát, toả nhiệt, thức ăn và nước uống tự động điều chỉnh theo nhu cầu của đàn gà đã cho kết quả tích cực. Không những đàn gà tăng trưởng ổn định mà so với mô hình gà đẻ trứng, ông Lợi tiết kiệm được ⅓ nhân công lao động.Học hỏi từ các bí quyết chăn nuôi, ông cho trộn trấu vào lót dưới nền cùng phân gà. Nhờ vậy, phân bón đạt chất lượng vượt trội, còn hệ thống chuồng trại hầu như không có mùi khó chịu, đảm bảo vệ sinh môi trường hơn hẳn trại gà đẻ trứng trước đây.Sau những khó khăn bước đầu, gà thịt công nghiệp dần khẳng định vị thế, trong khi thị trường gà đẻ trứng trở nên bão hòa. Theo tính toán của ông Lợi, trong bối cảnh các nhà máy, khu công nghiệp liên tiếp mọc lên kéo theo lượng lao động công nhân đông đúc, trong khi một suất cơm chỉ có giá trị vài chục nghìn đồng, lĩnh vực tiêu thụ thực phẩm rẻ ngày càng phát triển, thì cơm suất sẽ lấy thịt gà công nghiệp làm chủ đạo.Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến mặt hàng thịt lợn điêu đứng, thịt gà lập tức trở thành nguồn thực phẩm chủ lực để chống thiếu hụt cho thị trường. Quyết định chuyển đổi của ông Lợi đã đón đầu thị trường.Dịch tả chưa qua, dịch COVID-19 lại đến. Sớm nhận định tình hình tiêu thụ, ông Lợi chủ động giảm lượng đàn gà từ một tuần một lứa xuống ba tuần một lứa để vừa đủ phục vụ thị trường. Với sự nhạy bén của ông chủ trại gà, tác động của đại dịch khiến nền kinh tế chao đảo nhưng trại gà Tám Lợi vẫn duy trì hoạt động.Thành công từ mô hình gà thịt thương phẩm, trại gà của ông Lợi được nhiều chủ trại trên cả nước tìm đến để học hỏi kinh nghiệm, nhiều người gọi ông là “ông vua gà” trên đất Hải Dương. Lãnh đạo các bộ, ban ngành không ít lần về thăm và biểu dương, khen ngợi, các trường đại học nông nghiệp tổ chức cho sinh viên đến trại gà tham quan, trải nghiệm mô hình chăn nuôi thực tế.Về lâu dài, ông Lợi dự kiến duy trì mô hình gà thịt thương phẩm trong 10 năm. Nhưng với sự táo bạo sẵn có, ông luôn sẵn sàng thay đổi nếu thị trường thay đổi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dabaco Hành Trình Nâng Tầm Gà Việt trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!