Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm &Amp; Tiềm Năng Kinh Tế Của Gà Tây. Những Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Gà Tây mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gà tây được xem là giống gia cầm mới, hứa hẹn là mô hình chăn nuôi đầy tiềm cho bà con nông dân trên cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con đặc điểm của gà tây thuần chủng, tiềm năng kinh tế của mô hình nuôi gà tây và những nông dân đã làm giàu thành công từ mô hình chăn nuôi này.
Gà tây là một loài chim kích thước lớn có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ và đã du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 20. Tuy nhiên, trước đây gà tây chủ yếu được nuôi làm cảnh vì sự độc đáo và vẻ đẹp của bộ lông. Trong những năm gần đây, mô hình nuôi gà tây thương phẩm dần được mở rộng và phát triển bởi giá trị kinh tế rất cao mà nó mang lại. Tại các nước Âu – Mỹ, gà tây là món ăn rất phổ biến vào những dịp lễ lớn như Giáng sinh, năm mới… Nhưng tại Việt Nam thì loại thịt bổ dưỡng này chưa thực sự phổ biến trong những năm 2010 trở về trước. Đây chính là lí do tạo ra đợt phát triển mạnh mẽ của mô hình nuôi gà tây thương phẩm khi loại thịt này được người dân chấp nhận và thậm chí rất thích thú.
II. Tiềm năng kinh tế của mô hình nuôi gà tây
Gà tây có kích thước lớn hơn nhiều so với các giống gà nội địa hiện tại. Gà tây trưởng thành có thể đạt đến khối lượng khoảng 8-10kg/con trống và 4-5kg/con mái. Bên cạnh đó là giá gà tây thịt cũng cao hơn so với các giống gà khác, trung bình nằm ở khoảng 130,000 – 150,000/kg. Thịt gà tây có hàm lượng protein rất cao và ít mỡ. Gà tây là giống vật nuôi đang hội đủ các yếu tố để hình thành nên một mô hình chăn nuôi mới đầy tiềm năng, giúp bà con tăng gia sản xuất, cải thiện kinh tế:
Sức mua lớn dần: Người Việt đang được tiếp xúc ngày càng nhiều với thịt gà tây và rất ưa chuộng loại thịt mới lạ này.
Giá trị cao: Có thể thấy rằng giá mỗi kg thịt gà tây cao gấp rưỡi và thậm chí gấp đôi các giống gà nội địa. Bên cạnh đó là trọng lượng gà tây lớn hơn nhiều so với các giống gà khác.
Thị trường mới: Gà tây vẫn còn là loại thực phẩm mới đối với thị trường Việt Nam nên tiềm năng phát triển của loại gia cầm này vẫn còn rất lớn
Gà tây có nguồn gốc từ giống gà tây hoang và được người bản địa tại Bắc Mỹ thuần hóa và nuôi lấy thịt. Sở dĩ có tên gọi là gà tây vì giống gà này du nhập vào Việt Nam thông qua các nước phương Tây (chủ yếu là Pháp). Gà tây thuần chủng có những đặc điểm nổi bật như sau:
1. Ngoại hình
Gà tây trống đạt tuổi trưởng thành khi 10 tháng tuổi và có thể nặng đến 12kg. Gà tây mái trưởng thành vào khoảng 8 tháng tuổi và chỉ nặng 4-5kg. Ngoại hình của gà tây trông rất oai vệ và bắt mắt nên ban đầu chủ yếu được nuôi làm cảnh. Gà tây trống có bộ lông rất đẹp, màu chủ đạo là đen hoặc bông, lông đuôi có thể xòe rẻ quạt. Gà mái có bộ lông óng mượt nhưng ít khi xòe đuôi. Đầu gà tây trơn nhẵn, không có lông, màu đỏ hồng.
2. Tập tính
Gà tây là loài ăn tạp nên dễ nuôi hơn gà ta rất nhiều. Gà tây là loài ưa khô ráo, thoáng mát và chỉ sống ở môi trường sạch sẽ. Mặc dù gà tây dưới 2 tháng tuổi rất khó nuôi nhưng nếu qua giai đoạn này thì gà sẽ phát triển rất nhanh và có thể đạt trong lượng thương phẩm khi 6 tháng tuổi. Từ 25 tuần tuổi thì gà tây bắt đầu vào thời kì sinh sản, tỉ lệ trống/mái thông thường là 1/5. Gà tây đẻ trứng và tự ấp, mỗi lứa đẻ khoảng 10 quả/lứa và 7-8 lứa/năm. Thời gian ấp là khoảng 30 ngày với tỉ lệ nở khoảng 70%.
1. Anh Lê Hùng Hải – Đà Lạt
Trang trại gà tây của anh Hải hiện nay nằm trên đường Phạm Hồng Thái – thành phố Đà Lạt. Hơn 10 năm trước, anh là người đầu tiên mang giống gà tây đến vùng đất Tây Nguyên này để nuôi thương phẩm. Ban đầu ảnh chỉ nuôi vỏn vẹn 3 con trong vườn nhà. Tuy nhiên anh nhận thấy giống gà này rất thích hợp với khí hậu mát mẻ của thành phố ngàn hoa và lớn rất nhanh mà không bị bệnh tật. Sau đó anh đã mạnh dạn mua thêm con giống và nhân đàn lên 100 con, rồi lên hàng trăm con. Không dừng lại ở đó, anh tự tìm hiểu cách chế biến món ăn từ gà tây để tự làm chiêu đãi người thân ăn thử và tiếp thị cho các nhà hàng trong tỉnh Lâm Đồng. Và bây giờ, đa số các nhà hàng cao cấp tại Đà Lạt đều có tên món gà tây trong thực đơn. Anh Hải đã thành triệu phú nhờ đàn gà tây của mình.
Ông Núi có lẽ là lão nông mạnh dạn đầu tư nhất phía Bắc với trang trại nuôi rất nhiều giống vật nuôi theo xu hướng kinh tế. Trong đó, đàn gà tây hàng ngàn con đang mang lại cho ông thu nhập khủng mỗi năm. Năm 2011, ông Núi đầu tư nuôi gà tây thương phẩm sau khi trở về từ lớp khuyến nông. Ông mạnh dạn thuê đất và mua giống gà tây thuần chủng về nuôi thử nghiệm. Sau 6 năm, ông đang có trong tây gần 2000 cá thể gà thương phẩm và hơn 1000 gà giống. Đàn gà này mang lại cho ông thu nhập hơn nửa tỉ/năm. Đây quả là con số trong mơ của bất kì người nông dân nào.
Theo chúng tôi
Đặc Điểm Giống Gà Ác
Gà ác là một giống gà nội ở nước ta, phổ biến ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ, được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ như một vị thuốc . Tuy nhiên gà ác còn ít được nuôi và sử dụng ở miền Bắc.
Trước kia đã có một số tài liệu đề cập đến gà ác, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào giới thiệu đầy đủ về giống gà này. Để góp phần bảo tồn và phát triển giống gà này chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khả năng sản xuất của giống gà ác Việt Nam” nhằm đạt được những yêu cầu sau:
– Xác định một số đặc điểm về giống: ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt, khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác.
– Khảo sát khả năng thích ứng của gà ác và phương thức sử dụng gà ác để bồi dưỡng sức khoẻ cho con người tại Miền Bắc – Việt Nam.
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Khảo sát đàn gà ác nuôi ở Việt Nam
2.1.1 Địa điểm và thời gian khảo sát
– Tại ấp Dinh và ấp Quyết Thắng tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
– Thời gian: Năm 1996 và 1998
2.1.2 Đối tượng gà khảo sát
– Long An: 2430 gà sinh sản và 9480 gà con.
– Thành phố Hồ Chí Minh: 67 gà sinh sản và 197 quả trứng.
Tất cả đều là gà của các gia đình, nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.
2.1.3 Nội dung khảo sát:
– Ngoại hình, sức sống, khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản
– Kỹ thuật chăn nuôi
– Phương pháp sử dụng sản phẩm.
2.2 Nghiên cứu trên đàn gà ác nuôi tại miền Bắc
2.2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
– Tại Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi và các gia đình nuôi gà ác xung quanh Hà Nội; từ tháng 4/1994 đến tháng 12/1998.
2.2.2 Đối tượng gà nghiên cứu
– Nguồn gốc:
Gà ác và trứng gà ác được chọn lọc từ các gia đình tại tỉnh Long An đưa về miền Bắc để nghiên cứu (197 gà sinh sản, 222 gà con và 36.000 gà thịt).
– Chế độ nuôi dưỡng:
+ Viện Chăn Nuôi: theo phương thức chăn nuôi gà công nghiệp.
+ Các gia đình: Nuôi theo phương thức bán công nghiệp.
2.2.3 Nội dung nghiên cứu:
2.2.3.1 Đặc điểm về giống
Đặc điểm về ngoại hình; sức sống và khả năng chống chịu; khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt; khả năng sinh sản và sản xuất trứng.
2.2.3.2 Chế biến và sử dụng sản phẩm
Gà ác được hầm với thuốc Bắc và gà ác đóng viên dạng khô. Đồng thời tiến hành xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ gà ác ở miền Bắc.
3.1 Đàn gà nuôi ở Việt Nam
3.1.1 Ngoại hình
Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; da, thịt, xương, mỏ và chân đều đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt, tích màu xanh. Chân có lông và 5 ngón (ngũ trảo), nhưng cũng có một số con không có lông chân hoặc chân chỉ có 4 ngón.
3.1.2 Sức sống
Gà ác có sức sống rất cao. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi trung bình đạt 95-98%, cá biệt có đàn đạt 100%.
3.1.3 Khả năng sinh trưởng
Gà ác là gióng gà nội có khối lượng nhỏ nhất trong các giống gà nội Việt Nam, mới nở 16,3-16,5g, 60 ngày tuổi: 229g, 120 ngày tuổi: 639-757g.
3.1.4 Khả năng sinh sản
Gà ác thành thục sinh dục sớm: 110 – 120 ngày. Sản lượng trứng thấp: 70-80 quả/năm. Khối lượng trứng nhỏ: 30,2g. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ca 3,4kg. Tỷ lệ trứng thụ tinh ca 90%. Tỷ lệ ấp nở nhân tạo thấp: 63,5%.
3.1.5 Kỹ thuật chăn nuôi
Gà ác có thể thích ứng với các phương thức nuôi dưỡng khác nhau:
+ Nuôi quảng canh: gà ác có khả năng kiếm mồi tốt.
+ Nuôi thâm canh: gà ác cũng phát triển tốt.
3.1.6 Phương pháp chế biến và sử dụng sản phẩm
Gà ác thường được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ: Gà ác được hầm với thuốc Bắc dùng cho người ốm, trẻ em suy nhược cơ thể, người cao tuổi, sản phụ sau khi sinh (đã thu thập được 10 bài thuốc Bắc để hầm với gà ác).
3.2 Đàn gà nuôi ở miền Bắc
3.2.1 Ngoại hình và kích thước các chiều đo
Ngoại hình gà ác nuôi tại miền bắc tương tự ngoại hình của gà ác khảo sát ở miền nam. Kích thước của gà ác 38 tuồn tuổi, con trống và con mái lần lượt như sau: Dài thân: 16,25cm và 12,90cm; Vòng ngực: 22,12cm và 19,68cm; Dài lườn: 10,13cm và 8,20cm; Dài đùi: 10,50cm và 9,10cm; Dài bàn chân: 7,17cm và 5,92cm; Vòng ống chân: 4,45cm và 3,68cm.
3.2.2 Sức sống và khả năng chống chịu
Gà ác có tỷ lệ nuôi sống cho đến 8 tuần tuổi là 88,28%. Tuần thứ 8 đến tuần thứ 16 tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Gà ác chịu nóng tốt nhưng chịu rét rất kém, đặc biệt là gà con.
3.2.3 Khả năng sinh trưởng và cho thịt
3.2.3.1 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi
+ Khối lượng tích luỹ của con trống và con mái lần lượt như sau: Mới nở: 16,32g và 17,42g; 7 tuần tuổi: 250,88g và 222,97g; 8 tuần tuổi: 295,71g và 260,21g và 16 tuần tuổi: 724,62g và 565,05g.
+ Tăng khối lượng tuyệt đối:
Khối lượng tuyệt đối tăng dần từ tuần 1 đến tuần 7. Tăng khối lượng cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Sau đó mức độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần.
ở tuần 1 và tuần 2: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống và con mái là ngang nhau. Từ tuần 3 đến tuần 16: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống cao hơn con mái.
+ Tăng khối lượng tương đối:
Mức độ tăng khối lượng tương đối của gà ác là cao ở tuần 1, 2, 3: sau đó giảm dần và thấp nhất ở tuần 15.
3.2.3.2 Thức ăn tiêu tốn
Lượng thức ăn ăn được của một con gà ác trong một ngày: 1 tuần tuổi: 4,29g; 7 tuần tuổi: 30,38g; 8 tuần tuổi: 36,24g và 16 tuần tuổi: 85,71g.
Thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng: 1 tuần tuổi: 1,24kg; 7 tuần tuổi: 3,48kg; 8 tuần tuổi: 3,84kg và 16 tuần tuổi: 6,63kg.
3.2.3.3 Khả năng cho thịt và chất lượng thịt gà ác
3.2.4 Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác
3.2.4.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 113 – 121 ngày.
3.2.4.2 Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng
3.2.4.2.1 Tỷ lệ đẻ
Tháng đẻ thứ nhất: 24,25 – 24,93%. Đẻ đỉnh cao ở tháng đẻ thứ hai: 38,9 – 39,80%. Đến tháng đẻ thứ 20 còn: 9,01 – 9,17%.
3.2.4.2.2 Sản lượng trứng
Trong 1 năm đẻ đầu: 91,29 – 95,30 quả. Từ 23 đến 38 tuần tuổi: 40,33 – 43,01 quả.
3.2.4.3 Khối lượng trứng: 21,23 – 29,93g.
3.2.4.4 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà ác 2,56kg (1,4 – 3,36 kg). Trong một năm đẻ đầu:
2,53kg. Giai đoạn 23 – 38 tuần tuổi: 2,06kg.
3.2.4.5 Chất lượng trứng
Trứng gà ác có màu trắng, chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi, trứng gà ác có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng thấp còn các chỉ tiêu khác về trứng cũng tương tự như các trứng gà nội.
Hệ số biến dị về chất lượng trứng là trung bình.
3.2.4.6 Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở
Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở của gà ác được trình bày ở bảng 3
Tỷ lệ có phôi và ấp nở của trứng gà ác (n=81 đợt)
Qua bảng 3 nhận thấy tỷ lệ có phôi của trứng gà ác cao (94,59%) nhưng tỷ lệ nở còn thấp (66,65%), tỷ lệ gà loại I cao (87,04%).
3.2.6 Xây dựng mạng lưới chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà ác
Đã xây dựng được 5 cơ sở nuôi gà ác tập trung có quy mô từ 50 con sinh sản trở lên ngoài ra còn có một số gia đình nuôi gà ác với số lượng ít hơn.
Đồng thời cũng đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ thịt gà ác bao gồm các siêu thị: Cửa Nam, Giảng Võ I, Giảng Võ II, Intimex Hanoi, Hanoi Start Mart… và một số nơi lẻ tẻ khác. Trong các năm 1996-1998 đã tiêu thụ 12.000 con/năm.
4. Kết luận và đề nghị
Kết luận
1. Các đặc điểm về giống
– Ngoại hình và khả năng chống chịu
Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; nhưng da thịt, xương, mỏ và chân đ đều màu đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái có mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt. Tích màu xanh, phần lớn chân có lông và 5 ngón (ngũ tráo) có một số con không có lông và 4 ngón; gà ác có thể nuôi quảng canh hoặc thâm canh, sức chống chịu cao, chịu nóng tốt nhưng chịu rét kém. Tỷ lệ nuôi sống ca đến 8 tuần tuổi 88,28%.
– Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt
+ Gà ác có tầm vóc nhỏ. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Mức độ tăng khối lượng tương đối cao nhất ở tuần tuổi đầu tiên, sau đó giảm dần.
+ Lượng thức ăn ăn được của gà ác trong một ngày thấp. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng cao và tăng dần từ tuần 1 đến tuần 16.
+ Năng suất thịt ở 7 tuần tuổi thấp, tỷ lệ thân thịt không cao. Tỷ lệ thịt lườn và thịt đùi ở mức trung bình.
+ Lúc 7 tuần tuổi tỷ lệ protein, mỡ, khoáng trong thân thịt gà ác là tương tự như các giống gà nội khác, nhưng lượng axit min trong thịt gà ác cao hơn gà Ri. Đặc biệt hàm lượng sắt trong thịt gà ác cao gấp 2 lần trong thịt gà Ri (7,9% so với 3,9%).
– Khả năng sinh sản và sản xuất trứng
+ tuổi đẻ quả tnứng đầu tiên sớm.
+ Tỷ lệ đẻ thấp. Tỷ lệ đẻ cao nhất ở tháng thứ 2. Sản lượng trứng thấp.
+ Khối lượng trứng nhỏ.
+ Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng cao.
+ Tỷ lệ lòng đỏ cao. Tỷ lệ lòng trắng thấp. Các chỉ tiêu khác về trứng nằm trong phạm vi của trứng gà nội.
+ Tỷ lệ trứng có phôi cao. Nhưng tỷ lệ ấp nở bằng phương pháp nhân tạo còn thấp. Tỷ lệ gà loại I/tổng gà nở cao.
2. Khả năng thích ứng và phương pháp sử dụng gà ác ở miền Bắc
– Khả năng thích ứng
Đặc điểm giống nói chung cũng như năng suất nói riêng của gà ác nuôi ở miền Nam và
miền Bắc là tương tự nhau. Do dó có thể thấy gà ác có nguồn gốc ở miền Nam cũng có khả năng thích ứng tốt ở miền Bắc.
– Phương thức sử dụng
Để bồi dưỡng cơ thể có thể:
+ Hầm cách thủy gà ác với 9 vị thuốc Bắc của Phòng Bào chế Viện Dược liệu Y học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sử dụng gà ác đóng viên dạng khô của Trạm nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Đề nghị
Cho mở rộng việc nuôi gà ác ở miền Bắc Việt Nam:
+ Xây dựng một cơ sở chọn lọc nhân giống gà ác tại Viện Chăn nuôi (trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương).
– Tiếp tục xây dựng một mạng lưới nuôi gà ác ở trong dân.
– Tiếp tục xây dựng một mạng lưới tiêu thụ gà ác qua các siêu thị và các nơi khác.
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Mai Phương, Vũ Thị Khánh Vân, Ngô Thị Kim Cúc- Viện chăn nuôi
Đặc Điểm Gà Mía Lai
Gà mía lai là giống lai giữa gà trống Mía và gà mái Lương Phượng, gà trống Mía thân hình to, nặng, lông màu đỏ tiết, cơ ngực, đùi nở nang, mào cờ dựng, chất thịt thơm vị đậm ngọt, da giòn, săn chắc và ít mỡ dưới da tỷ lệ thuận với những bước chạy thường ngày. Chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt, sức đề kháng cao
Đặc Điểm
– Màu lông Lúc 1 ngày tuổi có màu lông chủ yếu là màu vàng nâu, đốm sọc, còn lại là màu đốm đen. Lúc trưởng thành, trống có màu nâu đỏ đốm đen ở đuôi, lưng và cánh chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là màu đen lẫn nâu đỏ; con mái chủ yếu có màu vàng đốm, đốm đen
– Mào Đơn, trung bình, đứng chắc và thẳng trên đầu, hướng thẳng lên, có những răng cưa cách đều nhau, chiều dài của răng cưa ở giữa bằng với chiều dài của mào, hơi cong
– Mỏ Cứng, cong đều
– Gà mía lai có sự phát triển nhanh, chỉ cần nuôi 90 ngày thì trọng lượng tổng đàn có thể lên tới 1,95kg.
– Mặt nhỏ, tròn, mềm mại, phẳng, không có nếp nhăn
– Tích trung bình, tròn, phẳng, không có nếp nhăn
– Gà mía lai khá được hộ dân nuôi chuộng vì nó mang lại hiệu quả cao
– Gà mía lai có sức đề kháng tốt : chịu rét tốt, ít bệnh tật, dễ nuôi
– Tỷ lệ sống đạt từ 95-97 %
– Về thức ăn tiêu thụ của gà mía lai cũng rất lợi thế chỉ cần khoảng 2,75kg thức ăn/1kg tăng trọng.
– Thịt gà mía lai thường săn chắc, thơm ngon thích hợp nấu nhiều món lẩu hoặc rang, luộc đều được.
– Ngoài ra gà mía lai còn có một đăc điểm nữa đó là rất phù hợp vời hai kiểu nuôi công nghiệp và thả vườn
Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa ChỉThôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam
Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển
Đặc Điểm Gà Chọi Bắc Giang
Gà chọi Bắc Giang khá nổi tiếng về gà đá, chiến kê dũng mãnh, lối đá đẹp đặc biệt là gà ở vùng Thổ Hà tìm nơi uy tín địa chỉ tin tưởng để mua. Các sư kê ở nhiều nơi đổ về để tìm kiếm gà chọi Bắc Giang ưng ý cho mình.
Hiện nay nhiều trường hợp lợi dụng tên tuổi gà chọi Bắc Giang để lừa gạt tiền rất nhiều, anh em nên lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín. Theo dõi bài viết sau để biết thêm đặc điểm về chúng cũng như cách chăm sóc sau khi mang về.
Gà chọi Bắc Giang Thổ Hà
Đặc điểm gà chọi Bắc Giang
Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai
Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai
Gà chọi Bắc Giang có gen khá tốt, lai tạo thích hợp cho các trận chiến. Chúng có đôi chân dài, đầy đặn chắc khoẻ để có thể có những cú đá tốt cũng như vẩy nuột được xếp thẳng hàng ngay lối, mặt gà có dáng quả xoài, mào công.
Nhiều người coi gà Bắc Giang là thần kê nên bề ngoài cũng như thói quen đều khác lạ, bên cạnh đó chúng còn sở hữu bề ngoài đẹp mắt nên được lòng nhiều người, mơ ước sở hữu chúng.
Lối đá của gà chọi
Gà chọi Bắc Giang đã nổi tiếng từ rất lâu, được những anh em truyền miệng rằng giống gà có đòn đá sắc xảo, hiểm hóc trong những trận đáu, chúng có lối đá đòn dọc nổi tiếng có thể kết liễu đối thủ nhanh chóng, giết đối thủ chỉ duy nhất mộ đòn.
Cho thấy gà chọi có tốc độ và lực đá kinh người vượt trội hơn hẳn gà chọi thông thường. Bên cạnh việc lựa chọn giống gà tốt, gà chọi cũng được chăm sóc huấn luyện riêng theo người Bắc Giang.
Giá trị gà chọi thổ hà
Những người bán chúng thường ra giá 1 chú gà chiến với mức 10 – 15 triệu đồng là chuyện bình thường. Với những thần kê dị tướng hơn, mức giá thậm chí còn lên cao đến 40-50 triệu động. Đó là lý do dòng gà này còn được xem là ” gà chọi nghìn đô”
Nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ mức tiền này để mua cho mình một chú gà Thổ Hà nòi hoặc gà chọi cú mây bởi một khi đã có được chúng thì bạn chỉ việc tận hưởng chiến thắng cũng như thu vốn từ những trận đá gà ăn tiền mà thôi.
Cách chăm sóc của người Bắc Giang với gà chọi
Không chỉ riêng gà chọi Bắc Giang mà các giống gà khác cũng vậy, để có thể chiến đấu dũng mãnh chủ nhân cần có chế độ ăn, cũng như luyện tập tốt một thời gian dài cho chúng.
Gà đá Bắc Giang có quy trình nuôi khá bài bản từ việc nuôi nhốt, chế độ ăn, chế độ tập luyện mỗi ngày.
Thức ăn chính của gà chọi là thóc để cho gà luôn săn chắc. Các loại mồi khác như bò, heo, sâu,… cho ăn khi muốn tăng lượng nước trong cơ thể.
Thức ăn đặc biệt của chúng là củ nghệ, tác dụn của nghệ là bổ máu, có khả năng làm lành vết thương rất nhanh, giảm lượng mỡ giúp cơ được săn chắc.
Việc om gà chọi Bắc Giang cũng quan trọng không kém, đòi hỏi sức kiên nhẫn cũng như sự tỉ mỉ của sư kê.
Tầm 3 ngày thì sư kê sẽ dùng củ nghệ một lần kết hợp với lá trà/ lá chè đun sôi lên, sau đó vỗ, mát xa cho gà chọi cách này giúp cho da gà săn chắc có độ dày hơn bảo vệ trong lúc chiến đấu.
Bước huấn luyện không thể thiếu đó chính là vần đòn,thật ra rất đơn giản những gà chọi cùng cân với nhau sẽ được cột mỏ và chủ nhân sẽ cho chúng cọ sát 1 tháng trước khi ra trận, tăng sự hăng máu của chúng.
Gen tốt cùng với các cách chăm sóc đặc biệt đã giúp cho gà chọi Bắc Giang trở nên đặc biệt, được nhiều người săn đón.
Đặc Điểm Nhận Biết Gà Ác
Gà ác là loại gà cỡ nhỏ đã được thuần hóa và nuôi dưỡng. Đặc trưng của giống gà ác là bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón. Đây là một giống gà quý với các đặc điểm đặc trưng như da, thịt, xương, nội tạng đều có màu đen và đặc biệt là lông gà có màu trắng, chân có 5 ngón. Giống gà này dễ bị nhầm lẫn giữa gà ác với giống gà đen (da, thịt đều màu đen) hoặc nhầm với gà ri, gà tre…
Gà ác là giống gà có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Theo Đông y, gà ác vị ngọt, mặn, tính bình hơi ấm, hương vị thơm, tính ẩm, không độc, có công hiệu từ bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết… Thịt gà ác còn chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine, giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, nên xưa được gọi là “gà thuốc “.
Thịt gà ác ít lipid nhưng rất giàu protid và có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, N12, E, PP) và các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…). Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, cho nên gà ác là thức ăn tốt để bồi bổ cơ thể, Các món ăn từ thịt gà ác là bài thuốc quý rất giàu chất đạm.
Gà ác tần thuốc bắc từng là thức ăn của vua chúa bởi do nó rất bổ dưỡng. Đến nay chất lượng cuộc sống người dân nâng cao giống gà này lại trở thành bài thuốc dinh dưỡng cho mọi nhà, công dụng của gà ác tần thuốc bắc lớn: nó có khả năng giảm tiểu đường trong máu, giảm khả năng suy thận, chống lão hóa, loãng xương, bổ phế, tăng cường khí huyết… Gà ác rất tốt cho người mới ốm dậy, nhất là phụ nữ có thai và sau khi sinh.
Nhiều nghiên cứu đông y cho rằng gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái tháo đường), đi tả lâu ngày do tì hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, nóng âm ỉ trong xương, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm &Amp; Tiềm Năng Kinh Tế Của Gà Tây. Những Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Gà Tây trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!