Cập nhật nội dung chi tiết về Đăng Ký Thương Hiệu Quần Áo Để Được Pháp Luật Bảo Hộ Tuyệt Đối mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quần áo thời trang là mặt hàng không bao giờ có thể thiếu trên thị trường. Từ mọi phân khúc kinh doanh từ giá rẻ, trung cấp đến cao cấp. Để tự tin kinh doanh trên thị trường đầy cạnh tranh này, bạn cần phải xây dựng trước cho mình một lá chắn vững chắc.
Và đăng ký thương hiệu quần áo tại Cục Sở hữu trí tuệ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho thương hiệu của bạn! Cùng Phan Law tìm hiểu kỹ hơn các quy định về thủ tục bảo hộ thương hiệu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Đăng ký thương hiệu quần áo mang lại cho bạn những lợi ích gì?
Khi bạn đăng ký thương hiệu quần áo tại Cục Sở hữu trí tuệ và được chấp thuận bảo hộ, điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu quần áo sẽ nhận được các lợi thế sau:
Được pháp luật bảo hộ toàn diện khi kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
Cầm trong tay văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu là bằng chứng pháp lý có giá trị cao nhất khi không may xảy ra tranh chấp thương hiệu trên thị trường
Có quyền yêu cầu bác bỏ đơn đăng ký của các thương hiệu khác có nhãn hiệu đại diện trùng hoặc tương tự trùng với nhãn hiệu thương hiệu quần áo của bạn
Là chìa khóa vàng để phát triển, nhượng quyền thương hiệu, tạo thêm thu nhập và phát triển thương hiệu quần áo vững mạnh
Cơ hội để bạn xuất khẩu quần áo thương hiệu của mình ra nước ngoài, và được thị trường quốc tế đón nhận
Còn rất nhiều các lợi ích thiết thực khác mà bạn sẽ nhận được khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu quần áo của mình thành công. Hiệu lực bảo hộ là 10 năm và được gia hạn nhiều lần, vì vậy bạn không cần phải lo về thời gian sử dụng văn bằng bảo hộ của mình.
Thủ tục hồ sơ đăng ký thương hiệu quần áo
Để tiến hành đăng ký thương hiệu quần áo, bạn cần chuẩn bị chính xác các giấy tờ pháp lý dưới đây:
Mẫu nhãn hiệu đại diện cho thương hiệu quần áo của bạn trên thị trường
Đơn (tờ khai) đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu độc quyền theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành
Các giấy tờ pháp lý liên quan đến thương hiệu quần áo khi kinh doanh thực tế trên thị trường
Danh mục nhóm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu thương hiệu hàng hóa, được phân loại theo bảng phân loại Nice 11-2018 của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới quy định
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu thương hiệu quần áo
Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc hai văn phòng đại diện của Cục.
Nếu bạn vẫn phân vân về việc đăng ký thương hiệu quần áo như thế nào? Chúng tôi với phương châm trở thành bạn đồng hành tốt nhất cho thương hiệu Việt, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn vượt qua mọi khó khăn để bảo hộ thành công thương hiệu quần áo của mình ngay hôm nay!
★ Điều Kiện Để Đăng Ký Bảo Hộ Tên Thương Mại Việt Nam
Ngoài nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau thì chúng ta còn có tên thương mại cũng đóng vai trò tương tự như vậy.
Thường thì mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều sử dụng một cái tên để thực hiện các giao dịch của mình.
Đó được gọi là tên thương mại của doanh nghiệp. Tên thương mại được tự động bảo hộ và không cần thực hiện đăng ký. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về điều kiện để đăng ký bảo hộ tên thương mại.
Do đó, bài viết sau đây Phan Law sẽ cung cấp khái quát những điều kiện này để quý khách nắm rõ và thực hiện đúng trong quá trình thực hiện đăng ký nhé.
Điều kiện để đăng ký bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp
Trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sử dụng cùng một cái tên để giao dịch là điều không tránh khỏi. Thế nhưng, việc trùng tên như vậy sẽ gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng đồng thời còn phát sinh những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh.
Do vậy, pháp luật mới đặt ra những điều kiện để đăng ký bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp.
Tên thương mại của doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại điều 4, khoản 21 Luật sở hữu trí tuệ thì tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân cùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh.
Như vậy, pháp luật đã áp đặt điều kiện bắt buộc của một tên thương mại là dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh với nhau. Trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh muốn có được môi trường cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi không có các hành vi cố tình gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng nhằm mục đích trục lợi cho bản thân.
Điều kiện để đăng ký bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại muốn được bảo hộ phải đáp ứng được điều kiện sau:
Thứ nhất, về tính phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh với các yếu tố phân biệt chủ yếu như: phân biệt về hàng hoá, dịch vụ, hoạt động, cơ sở kinh doanh.
Điều này cũng có thể được hiểu nếu hai tên thương mại đó trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn nhưng tên thương mại đó sử dụng ở hai lĩnh vực kinh doanh thuộc khu vực kinh doanh khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ.
Thứ hai về cấu tạo, thành phần tên thương mại
Cấu tạo, thành phần tên thương mại phải chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi (ví dụ như Vinamilk là tên thương mại khá phổ biến).
Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý tên thương mại được xác nhận bảo hộ dựa trên việc được sử dụng từ trước trên cùng một khu vực và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh đã được xác lập trước thời điểm tên thương mại bắt đầu được sử dụng.
Làm thế nào đăng ký bảo hộ tên thương mại?
Theo quy định hiện hành thì tên thương mại nếu được sử dụng hợp pháp thì sẽ tự động được bảo hộ. Tuy nhiên, để chắc chắn không có một bên thứ ba nào khác cố tình sử dụng hoặc phòng ngừa rủi ro tranh chấp trong tương lai thì quý khách hàng nên sử dụng hình thức đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho tên thương mại.
Theo đó, quý khách hàng lúc này sẽ nộp một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ như sau:
Tờ khai đăng ký sử dụng độc quyền nhãn hiệu cho tên thương mại theo mẫu;
Mẫu thiết kế tên thương mại kèm theo lĩnh vực hàng hóa kinh doanh;
Giấy ủy quyền nếu có;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trên đây là tư vấn của Phan Law về điều kiện đăng ký bảo hộ tên thương mại. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích đến với quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây nhé.
~~~
Giá đăng ký bản quyền logo năm 2019 có gì thay đổi?
Năm 2019, đánh dấu sự bắt đầu của rất nhiều các đạo luật, chính sách; nổi bật như: Luật An ninh mạng, tăng lương tối thiểu vùng, cắt giảm thuế…. Vậy các quy định của luật Sở hữu trí tuệ có gì thay đổi hay không? Cùng Phan Law tìm hiểu về giá đăng ký bản quyền logo năm 2019 để nắm chắc các thông tin cần thiết cho việc bảo vệ logo của bạn nhé!
Giá đăng ký bản quyền logo mới nhất năm 2019!
Để xác định giá đăng ký bản quyền logo, bạn cần xác định được lĩnh vực tác phẩm mà logo được thể hiện. Khác với việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu logo, khi xác định bảo hộ logo thông qua quyền tác giả, bạn phải tiến hành đăng ký với Cục Bản quyền Việt Nam. Một bộ hồ sơ chuẩn theo quy định của Cục Bản quyền bao gồm:
Đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo
Mẫu tác phẩm logo cần đăng ký
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu logo
Giấy tờ pháp lý của tác giả logo
Giấy cam kết logo được sáng tác hoàn toàn không sao chép
Chứng từ nộp phí và lệ phí.
Giá đăng ký bản quyền logo phụ thuộc vào loại hình tác phẩm logo của bạn. Hiện tại có những loại hình tác phẩm sau:
Loại hình tác phẩm viết; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm nhiếp ảnh.
Tác phẩm kiến trúc; bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Tác phẩm tạo hình; tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Tác phẩm điện ảnh; tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
Giá đăng ký bản quyền logo của các loại hình trên giao động từ 100.000VNĐ đến 600.000VNĐ và còn tùy thuộc vào số lượng bạn đăng ký.
Giá đăng ký bản quyền logo của Phan Law
Bạn muốn đồng hành cùng một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp với mức giá hợp lý nhất, tuy nhiên vẫn phân vân chưa biết nên chọn đơn vị nào? Đừng ngần ngại, hãy để Phan Law hỗ trợ bạn!
Chúng tôi là đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm hơn 10 năm ở lĩnh vực này! Phan Law đã hỗ trợ cho rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp bảo vệ thành công thương hiệu, bản quyền của họ. Có thể kể đến các khách hàng thân thiết của Phan Law như: VFF, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Tiki, PNJ,…Với phương châm Tận tậm – Nhanh chóng – Hiệu quả -Tiết kiệm, tất cả mọi khách hàng sau khi đến với Phan Law đều cực kỳ hài lòng và hợp tác lâu dài với chúng tôi.
Phan cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với giá đăng ký bản quyền logo hợp lý và tiết kiệm nhất cho bạn. Chúng tôi còn hỗ trợ bạn mọi vấn đề xảy ra liên quan đến logo của mình.
Đăng Ký Bảo Hộ Tên Thương Hiệu Tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam được diễn ra trôi chảy, bạn cần nắm chắc các kiến thức chuyên ngành cùng kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực bảo hộ tài sản sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
Cùng tìm hiểu thật kỹ các thông tin pháp lý được Phan Law cung cấp trong bài viết dưới đây để tiến hành các thủ tục bảo hộ tên thương hiệu của bạn một cách hoàn hảo nhất nhé!
Đăng ký bảo hộ tên thương hiệu cần chuẩn bị những gì?
Khi bạn quyết định tiến hành đăng ký bảo hộ tên thương hiệu thông qua thủ tục bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ, bạn chắc chắn không thể bỏ qua các loại tài liệu pháp lý dưới đây:
Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu. Mẫu tờ khai được Cục Sở hữu trí tuệ ban hành và yêu cầu tất cả các chủ đơn đăng ký đều phải sử dụng theo mẫu này.
Mẫu nhãn hiệu độc quyền có chứa tên thương hiệu cần được bảo hộ
Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu độc quyền cần đăng ký bảo hộ. Các sản phẩm, dịch vụ này bạn phải tiến hành phân loại theo bảng phân loại Nice 11-2018 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Wipo ban hành.
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu
Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn
Các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứa tên thương hiệu trên thị trường thực tế
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký đến Cục Sở hữu trí tuệ
Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương hiệu kéo dài bao lâu?
Trên thực tế, thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương hiệu kéo dài từ 14 tháng đến 18 tháng. Thậm chí, một số trường hợp hồ sơ đăng ký bị “treo” 24 tháng vẫn chưa giải quyết! Lý do chính thường vì hồ sơ của bạn chưa đủ hoàn hảo, khiến Cục phải yêu cầu xác minh nhiều lần gây tốn thời gian, chi phí đăng ký.
Ngoài ra, số lượng đơn đăng ký bảo hộ ngày càng tăng nên một số hồ sơ bị “sót”, “quên”… Khi bạn tự tiến hành các thủ tục này, thường sẽ mắc phải các lỗi trên vì chưa nắm chắc quy trình, cách thức thực hiện cũng như do chưa có kinh nghiệm thực tế cho lĩnh vực này.
Để đảm bảo hồ sơ đăng ký bảo hộ tên thương hiệu của bạn không mắc phải các tình trạng trên, hãy để Phan Law làm bạn đồng hành cho thương hiệu của bạn. Với kinh nghiệm dày dặn hơn 10 năm hoạt động, đội ngũ luật sư cùng các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của Phan Law luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn vượt qua mọi khó khăn để bảo hộ thương hiệu của mình nhanh chóng – hiệu quả- tiết kiệm nhất có thể.
Hồ Sơ Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Đối Với Hàng Nhập Khẩu Từ Nước Ngoài
Nhằm đa dạng hóa các mặt hàng tại thị trường trong nước cũng như tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa mà ngày càng có nhiều sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, mà nhiều chủ thể kinh doanh cũng đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các hàng hóa nhập khẩu này. Hiểu được nhu cầu đó, bài viết sau đây Phan Law sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài nhé.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài
Tương tự như các sản phẩm hàng hóa nội địa, thì chủ thể kinh doanh hàng nhập khẩu để được cấp văn bằng bảo hộ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với các tài liệu sau:
Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành);
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ (nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3x3cm và không quá 8x8cm);
Danh mục hàng hóa cần được gắn nhãn hiệu tương ứng;
Tài liệu chứng minh xuất xứ hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu cần);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra nếu khách hàng là pháp nhân Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện thì phải bổ sung thêm Giấy ủy quyền. Còn trường hợp pháp nhân nước ngoài nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thay mình nộp đơn.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà chúng tôi liệt kê như trên, quý khách có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Quy trình nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa nhập khẩu
Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thì đơn đăng ký của quý khách hàng sẽ trải qua quá trình xét nghiệm đơn. Dù là sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài song do được cấp văn bằng có hiệu lực tương đương so với hàng hóa trong nước nên nhãn hiệu của bạn cũng sẽ phải trải qua các giai đoạn thẩm định đơn. Cụ thể:
Thẩm định hình thức đơn
Lúc này đơn sẽ được xét nghiệm hình thức gồm chủ đơn có hợp pháp hay không, mẫu nhãn hiệu đúng với kích thước quy định, thông tin về hàng hóa, dịch vụ đăng ký,… Vì đây là hàng hóa nhập khẩu nên quý khách hàng phải chắc chắn hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và mình là người có quyền và nghĩa vụ hợp lệ với số hàng đó.
Sau khi xét nghiệm đơn dù đơn hợp lệ hay không hợp lệ (khoảng 1 tháng), Cục cũng gửi thông báo tới người nộp đơn. Trường hợp không hợp lệ sẽ gửi kèm lý do và yêu cầu phúc đáp trong thời hạn nhất định.
Trường hợp đơn hợp lệ thì Cục sẽ công bố đơn trên công báo SHCN sau từ 1-2 tháng.
Thẩm định nội dung đơn
Cục sẽ tiến hành đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trong đơn theo các quy định pháp luật có sẵn (đánh giá khả năng phân biệt, có trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ). Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với nhãn hiệu đó.
Nếu đáp ứng các điều kiện đã được quy định, Cục sẽ ra quyết định cấp bằng và gửi thông báo tới người nộp đơn. Ngược lại nếu không đáp ứng, người nộp đơn sẽ nhận được thông báo từ chối kèm lý do và yêu cầu phúc đáp.
Quá trình thẩm định nội dung có thể kéo dài khoảng 9 tháng hoặc dài hơn.
Sau đó, Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu sau 2 – 3 tháng tính từ ngày có quyết định cấp bằng.
Trên đây là thông tin về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như quy trình thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Quá trình nộp đơn tương đối phức tạp và kéo dài, mất rất nhiều thời gian và tiền của.
Do đó, để tiết kiệm được các chi phí này quý khách hàng nên nhờ sự trợ giúp của những đơn vị có chuyên môn cao về lĩnh vực sở hữu trí tuệ hỗ trợ. Vui lòng liên hệ ngay Phan Law để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhất nhé.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đăng Ký Thương Hiệu Quần Áo Để Được Pháp Luật Bảo Hộ Tuyệt Đối trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!