Cập nhật nội dung chi tiết về Đóng Cửa Vì Nuôi Gà 70 Ngày Lãi Chỉ Bằng Cốc Trà Đá mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để một sản phẩm gia cầm xuất chuồng, người sản xuất mất từ 42 ngày đến 70 ngày nhưng lãi thu về chỉ 2.000-3.000 đồng/con.
Người nuôi lãi 1, kẻ bán lãi 10
Tại hội thảo “Tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia cầm trước thềm hội nhập TPP”, ông Dương Xuân Tuyển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova cho biết, để một sản phẩm gia cầm xuất chuồng, ngươi sản xuất phải mất từ 42 ngày đến 70 ngày nhưng lãi thu về chỉ 2.000-3.000 đồng/con còn hầu như là lỗ dẫn đến hàng loạt trang trại phải đóng cửa hoặc cho các công ty thuê trang trại hoặc nuôi gia công cho các công ty lớn.
Cũng theo ông Tuyền, giá gà xuất chuồng bán với giá 26.000 đồng nhưng qua 4-5 khâu trung gian giá bán tại chợ đầu mối là 50.000 đồng và đến người sử dụng cuối cùng thường là 60.000-70.000 đồng.
“Giá sản phẩm chăn nuôi bị đội lên 50-80% so với giá bán tại trại, kết quả là, trong khi người tiêu dùng phải trả giá rất cao cho sản phẩm thì người chăn nuôi đứng trước nguy cơ bị thua lỗ, hầu hết lợi nhuận thuần vào tay tác nhân trung gian trong chuỗi”, ông Tuyền nhấn mạnh.
Ông Tuyền cũng cho biết, nếu để các cơ sở tự thu gom, giết mổ và bán tại cửa hàng tự đầu tư hoặc thuê người bán mức lợi nhuận thường 10.000-15.000 đồng/kg và người kinh doanh gia cầm chỉ mất 6-10 tiếng để có thể có mức lãi 8.000-14.000 đồng khi tiêu thụ một con gia cầm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi kiêm Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, người trung gian đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất gia cầm.
“Hiện nay chuỗi sản xuất của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, giá thành sản phẩm thịt gia cầm, giống chiếm tới 15%, phí thức ăn chiếm tới 70%; điện, nước công lao động chiếm khoảng 10% và công lao động của người trực tiếp chăn nuôi rất thấp trong 10% này”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, thương lái không đầu tư bao nhiêu như thu nhập chiếm tới 21% là bất cập, người bán sỉ, cơ sở giết mổ cũng bị ảnh hưởng nếu không có thương lái thu gom lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với việc có thương lái thu gom.
Ngành chăn nuôi sẽ “tổn thương” khi hội nhập
Cũng tại cuộc hội thảo, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, hàng rào thuế quan giảm phải nâng cao hàng rào kỹ thuật, ngành chăn nuôi Việt Nam là ngành bị tổn thương đầu tiên khi hội nhập. “Dứt khoát phải cạnh tranh, đã đến lúc không thể chần chừ, nói khác được”, ông Lịch nhấn mạnh.
Theo đó, ông Lịch cho biết có 3 yêu cầu ngành chăn nuôi phải trải qua là chất lượng thịt thơm ngon, an toàn thực phẩm và giá thành giá bán thấp hơn.
“Chúng ta sẽ thua nếu tiếp tục sản xuất như hiện nay, giá thịt cao, chất lượng thấp. Các nước sản xuất thịt hơi chỉ 1,4-1,5 USD còn chúng ta là 50.000 đồng tương đương hơn 2 USD/kg. Sự tham dự của các doanh nghiệp lớn vào ngành cũng sẽ là động lực để liên kết sản xuất, đầu tư quy mô lớn và nâng cao trình độ sản xuất”, ông Lịch phân tích.
Ông Lịch cũng cho rằng Bộ Nông nghiệp cần tháo gỡ việc cấp giấy phép trở nên dễ dàng hơn; giảm lãi suất để doanh nghiệp có thể tiếp cận trong khi đó về phía doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, liên kết thành chuỗi, kép kín sản xuất để hạ giá thành.
“Giá bán hiện đang ở mức 27.000 đồng/kg, nếu khép kín từ con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm giá sẽ giảm còn 22.000 đồng/kg và sẽ sống được với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Lịch kết luận.
Lo ngại trên của ông Lịch cũng là lo ngại chung của nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo theo đó, giải pháp đặt ra cần có bước tiến về giống, kỹ thuật chăn nuôi, giảm chi phí giá thành và xây dựng chuỗi kép kín…
Trước đó, báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng từng chỉ ra rằng, với đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, lệ thuộc nhập khẩu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, liên kết lỏng thẻo dẫn tới năng suất thấp, thức cạnh tranh yếu, bất lợi thế thương mại, ngành chăn nuôi được đánh giá là một trong những ngành chịu tác động mạnh khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do TPP, AEC.
Tiệm Gà Vịt Sống Kiện Rosemead Để Không Bị Đóng Cửa
Hà Giang/Người Việt ROSEMEAD (NV) – Sau nhiều năm vận động, tranh đấu, và kiện ra tòa, tiệm gà vịt sống duy nhất ở thành phố Rosemead đã thấy được chút ánh sáng cuối đường hầm.
Tiệm gà vịt sống “Chinese American Live Poultry” ở Rosemead, tọa lạc trong khu kỹ nghệ, đang phải kiện thành phố để không bị đóng cửa. (Hình: Google Maps)Tuần qua, Thẩm Phán Dolly Gee ra lệnh cấm thành phố Rosemead tạm thời không được đóng cửa tiệm Chinese American Live Poultry trong khi chờ vụ kiện ngã ngũ.
Chủ tiệm, bà Dana Phu, một người Mỹ gốc Hoa nhưng sinh tại Việt Nam, cho báo Người Việt biết bà rất vui và nói qua qua tiếng thở phào:
“Chưa biết tương lai ra sao, nhưng lệnh cấm tạm thời là một điều tốt cho chúng tôi.”
Tiệm Chinese American Live Poultry do bà và chồng là ông Quan Phu làm chủ đã có mặt ở Rosemead từ hơn 20 năm nay, nằm lẫn những tiệm sửa xe, nhà kho, quán ăn và được xem như là một phần của quang cảnh phía Ðông của thành phố này.
Khởi đi từ một cửa tiệm nhỏ xíu, Chinese American Live Poultry ngày càng phát đạt, phục vụ hàng trăm khách mỗi ngày tại Rosemead và vùng lân cận, vì cửa hàng gần nhất cạnh tranh với họ ở mãi tận phố Tàu tại Los Angeles.
Theo cơ quan thống kê dân số Census Bureau, dân số thành phố Rosemead đã thay đổi theo thời gian, từ 33.5% người gốc Á năm 1990, tăng lên 60.5% năm 2010.
Khách hàng đến đây, đa số là người Trung Hoa, Việt Nam, và Hispanic có thể yên tâm là họ mua được gà vịt tươi, vì Chinese American Live Poultry giết, mổ và làm lông tại chỗ.
Bà Dana cho biết vài tháng sau khi tiệm Chinese American Live Poultry mở cửa, thành phố Rosemead ra lệnh cấm các lò sát sanh (slaughterhouse), nhưng vẫn cho phép họ hoạt động vì mở cửa trước khi luật ban hành.
Thế nhưng cách đây 2 năm, thành phố Rosemead ra lệnh bắt tiệm này phải đóng cửa trước ngày 12 tháng 5.
Lý do Rosemead muốn đóng cửa tiệm này, là vì người dân quanh đó khiếu nại. Họ nói tiệm có mùi hôi và gây kẹt xe. Vào dịp Tết, khi người ta mua gà về cúng, số người đến tiệm này quá đông gây cản trở giao thông.
Báo Người Việt để lại lời nhắn cho Nghị Viên Stephen Lý thành phố Rosemead, nhưng chưa nhận được hồi âm.
Kiện thành phố
Hai vợ chồng chủ nhân thương lượng với thành phố để được sửa lại cửa tiệm cho đỡ mùi hôi, nhưng thành phố không đồng ý. Họ bèn nộp đơn kiện lên tòa liên bang.
Trong đơn kiện, họ tố cáo giới chức thành phố là kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, và lập luận rằng theo văn hóa và tập tục thờ cúng của Phật tử người Mỹ gốc Á, những con gà còn nguyên đầu và chân được dùng để cúng tổ tiên vào những ngày lễ Tết.
Lập luận này xem ra có khả năng thuyết phục Thẩm phán Liên bang Dolly Gee. Trong phán quyết, bà nói một trong những lý do khiến bà ra lệnh cấm là vì lợi ích công cộng đòi hỏi phải “loại bỏ việc phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc hay nguồn gốc” vì thế chính quyền địa phương phải cẩn thận không ban hành những luật không bình đẳng.
Thẩm Phán Gee cũng nêu ra việc thành phố để yên cho tiệm này hoạt động từ nhiều năm nay.
“Thành phố đã cho phép CAL Poultry hoạt động cả 19 năm sau khi ban hành lệnh cấm các lò sát sanh,” bà viết. “Tài liệu của thành phố cho thấy các thử nghiệm về mùi hôi thực hiện năm 2009 không cho thấy CAL Poultry gây mùi quá nặng, ngoài ra cơ sở này không vi phạm luật sức khỏe từ năm 2008.”
Luật Sư Robert Dawson đại diện cửa tiệm nói với Người Việt:
“Lệnh cấm của Thẩm Phán Dee rất khích lệ, và đã nêu lên được nhiều vấn đề về cáo buộc của thành phố.”
Bà Dana Phu nói lệnh đóng cửa khiến gia đình bà rất lo lắng, vì đã làm ăn ở cùng một địa điểm hơn 20 năm, từ lúc tiệm chưa có khách cho đến nay.
“Chúng tôi cảm thấy bị xử ép, vì họ nhất định bắt phải đóng cửa, từ khước đơn xin xây sửa để làm giảm mùi hôi.”
Liên lạc tác giả: [email protected]
Áp Dụng Thụ Tinh Nhân Tạo Trong Nhân Giống Gà Đông Tảo, Lãi 70
Chỉ nuôi 900 gà bố mẹ lai Đông Tảo trong gia trại khép kín và áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, tháng nào gia đình anh Thắng cũng thu được lợi nhuận 70 – 80 triệu đồng từ xuất bán gà con ấp nở.
Chúng tôi tìm đến gia trại nhân giống gà lai Đông Tảo của anh Nguyễn Tiến Thắng ở đội 9, thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu (Hưng Yên).
Chăm sóc đàn gà lai Đông Tảo
Trong gia trại xây kín, rộng chừng 200m2, cao khoảng vài tầm tay với, có tới 900 con gà bố mẹ lai Đông Tảo, con nào cũng to lộc ngộc, được nuôi nhốt trong các dãy ô chuồng inox, xếp chồng lên nhau, cách biệt với nền trại.
Nhờ có hệ thống quạt thông gió liên tục 24/24h, kết hợp với máy bơm nước phụt rửa trại thường xuyên và hầm biogas xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, toàn bộ số gà giống được sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát.
Để giải bài toán, tháng nào cũng đạt được lợi nhuận 70 – 80 triệu đồng từ xuất bán gà con ấp nở, vợ chồng anh Thắng chỉ chọn nuôi hậu bị, những con gà trống có ngoại hình đầu to, cổ dài, mào sít, tích cân, da đỏ, chân to và cao, ngón chân ngắn và tù, bàn chân dày, lông màu mã mận, trọng lượng cơ thể đạt từ 4,5kg trở lên. Với gà mái chọn những con chân to, mình trắm, da đỏ, đít thót, lông màu mã mơ, trọng lượng cơ thể trên 2,5kg và đi lại nhanh nhẹn.
Tuy nhiên với ngoại hình và thể trọng của giống gà lai Đông Tảo trên, nếu để chúng phối giống và ấp nở tự nhiên, thì tỷ lệ trứng có phôi sau đẻ đạt rất thấp (dưới 30%), tỷ lệ gà nở sau ấp trứng không cao (khoảng 40%), do trong quá trình ấp, gà mẹ dễ dẫm đè vỡ trứng hoặc bẹp chết con, chăn nuôi sẽ không có lãi.
Để khắc phục nhược điểm đó, anh Thắng đã áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (lấy tinh gà trống phối cho gà mái) và đầu tư máy ấp nở. Nhờ vậy, tỷ lệ trứng có phôi của gà mái sau đẻ đạt rất cao (gần 95%), số trứng ấp nở thành công đạt trên 85%. Anh Thắng cho biết, nuôi gà sinh sản nhốt chuồng và áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà như gia đình anh đang làm, so với phương pháp nuôi gà sinh sản cho phối giống tự nhiên, sẽ giảm được 70% số lượng con giống gà trồng cần nuôi.
Theo đó, sẽ giảm được một lượng lớn chi phí đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, diện tích chuồng trại, mức độ rủi ro và công lao động. Đặc biệt là chất lượng gà con sinh ra đạt rất cao (con giống khoẻ, mập đều, mang đầy đủ các đặc tính ưu tú của gà bố mẹ), nên thường bán được giá cao vượt trội. Bằng cách làm này, trung bình mỗi tháng gia đình anh Thắng đã xuất bán ra thị trường được hơn 4.000 con gà bóc trứng (gà ấp nở) các loại, với giá 30.000 – 80.000 đồng/con (tuỳ loại). Trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn lãi 70 – 80 triệu đồng/tháng.
Anh Thắng lưu ý, gà lai Đông Tảo có nhược điểm đẻ thưa và đẻ ít (10 – 13 quả/tháng), sau nuôi 5 – 6 tháng sẽ đẻ, gà trống nuôi 7 – 8 tháng mới phát tinh. Vì vậy, đối với gà mái nuôi hậu bị giai đoạn 1 tháng tuổi cần cho ăn tốt, giúp cho gà con lớn nhanh, tăng sức đề kháng, nhưng giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi, cần giảm 20% lượng thức ăn so với nhu cầu thực tế, để rèn luyện sức dẻo dai cho gà và đẩy lùi thời gian bắt đầu đẻ của gà mái trùng với thời điểm bắt đầu phát tinh của gà trống, giúp giảm thiểu số lượng trứng đẻ sớm không có phôi, do không có tinh để phối giống. Mặt khác, gà mái được rèn luyện sức dẻo dai, khi đẻ sẽ không bị rách “phao câu”, giảm thiểu rủi ro cho đàn gà đẻ.
Máy ấp nở trứng gà lai Đông Tảo
Để gà trống có nhiều tinh và tinh khoẻ, ngoài thức ăn công nghiệp là chính, cần cho ăn thêm các loại rau và ngũ cốc giàu vitamin E như giá đỗ, thóc mầm, bông cải xanh. Sau lấy từ gà trống cần phối ngay cho gà mái. Nên tiến hành lấy và thụ tinh nhân tạo vào 3 – 4 giờ chiều trong ngày. Định kỳ 3 ngày thụ tinh nhắc lại cho đàn gà.
Tuân thủ chặt chẽ lịch tiêm vacxin phòng bệnh cho gà. Bổ sung kháng sinh cho gà ăn, uống khi thời tiết có thay đổi (chuyển gió, giao mùa). Các ngày nắng nóng trên 35 độ C cho gà ăn, uống thêm điện giải gluco, men tiêu hoá, thuốc B complex.
Còn dòng gà lai Đông Tảo chân ngắn, dáng mã đẹp hơn, nhưng trọng lượng tối đa chỉ đạt 4kg/con trống và 2,2kg/con mái. Dòng này người mua chủ yếu dùng để chơi cảnh.
Anh Thắng tiết lộ, mặc dù bán gà bóc trứng cao gấp 3 – 5 lần so với giá thị trường, nhưng gia đình anh lúc nào cũng ở trong tình trạng “cháy hàng”. Kể cả như năm 2017, nhiều trại chăn nuôi gà giống phải giảm số đàn, hoặc tạm dừng nuôi, thì trại gà của gia đình anh vẫn có khách mua nườm nượp.
NGUYỄN HẢI TIẾN
‘Bác Cho Tôi Xin Địa Chỉ Làm Cốc Nâu Đá Hà Nội Ở Sài Gòn Với Ạ?’
Chẳng phải bay hàng nghìn cây số chỉ để uống một cốc nâu đá đậm chất Hà Nội nữa, bởi vì những quán cà phê này ở Sài Gòn cũng đã có sẵn để giúp bạn thỏa nỗi nhớ.
Nhiều khi giữa Sài Gòn rộng lớn, quen miệng gọi cốc “nâu đá” khiến người phục vụ thoáng bối rối, rồi cũng chợt nhận ra: “À, ra là gọi một ly cà phê sữa đá”. Người Hà Nội quen gọi cà phê sữa đá bằng cái tên “nâu đá” – ngắn gọn, tượng hình hơn.
Vậy, bỗng dưng thèm một cốc nâu đá đậm đặc ở Sài Gòn thì biết tìm đâu? Có 3 nơi sẽ giúp bạn “chữa” sự thèm bất chợt này, tuy hương vị chưa thể bì với cốc cà phê nâu chính gốc nhưng cũng rất đáng để bạn trải nghiệm đấy.
Cộng Cà Phê
Xuất thân là một quán cà phê Hà Nội, có lẽ đến Cộng là dễ dàng nhất để bạn tìm được một cốc nâu đá đậm đà, chuẩn vị.
Cốc nâu đá của Cộng nổi bật với lớp nhỏ sữa đặc lắng nhẹ phía dưới, cùng màu nâu cánh gián đặc trưng của cà phê. Ngồi nhâm nhi vị cà phê thơm nồng, lật từng trang sách cổ trong một không gian bao cấp giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp – đó là một cái thú kì lạ mà Cộng đem đến cho khách hàng của mình.
Địa chỉ: Cộng có rất nhiều chi nhánh ở Sài Gòn, Hà Nội. Bạn có thể đến bất cứ chi nhánh nào để thưởng thức một cốc nâu đá. Thời gian: 7h00 – 23h00.
Ngách 160
Ngách 160 – chỉ cần nghe cái tên đã thấy đậm nét Hà Nội ẩn trong đó. Ở Sài Gòn, người ta ít dùng từ “ngách”, chỉ có Hà Nội dùng từ “ngách” để chỉ lối đi lại nằm trong ngõ (hẻm).
Bước chân vào Ngách, bạn sẽ cảm nhận được một style hoài cổ đậm chất Hà thành: những khung cửa gỗ nơi phố cổ, bàn ghế mộc mạc đầy vết xước, chiếc điếu cày giản dị và cách vẽ menu trên tấm bảng xanh – tất cả đều toát lên chất liệu rất “Hà thành” của nhiều năm về trước.
Nếu bạn muốn thử một cốc nâu đá đậm vị Hà Nội mộc mạc, hãy thử ghé Ngách một lần. Cà phê ở đây tương đối đậm đà, thơm ngậy chút sữa, rất hợp để nhâm nhi cùng hạt hướng dương và thả mình theo giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình của Ngách.
Địa chỉ: 160/29 Bùi Đình Túy, P. 12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Thời gian: 6h00 – 22h00.
Yên Cà Phê
Dù chỉ mới di cư vào Sài Thành chưa lâu, Yên đã và đang thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé đến. Yên không phải là nơi quá đặc biệt để tạo dáng chụp ảnh, lại càng không phải là quán cafe sôi động, mà cái duyên của Yên chính là sự giản dị đậm chất Hà Nội và những món uống đầy hương vị.
Bên cạnh cốc cà phê Sa Pa huyền thoại, nếu yêu nét giản dị của một Hà Nội xa xưa thì đừng ngần ngại chọn cho mình một cốc nâu đá đặc sánh khi ghé Yên. Cái vị beo béo, thơm thơm mà đắng ấy lại có sức quyến rũ đầy ma lực.
Ở Sài Gòn, nếu muốn thử một chút hương vị nhẹ nhàng của Hà Nội, cafe Yên sẽ là một lựa chọn thú vị dành cho bạn đấy. Vậy bạn sẽ cùng hội bạn thân đi thưởng thức nâu đá ở đâu trong ba điểm trên nào?
Địa chỉ: 79/2/1 Phan Kế Bính, quận 1, TP.HCM. Thời gian: 7h30 – 17h00.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đóng Cửa Vì Nuôi Gà 70 Ngày Lãi Chỉ Bằng Cốc Trà Đá trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!