Đề Xuất 3/2023 # Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá # Top 7 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhắc đến những giống gà chọi có lối chơi hay “nức tiếng gần xa” không thể không nhắc đến ga choi bac giang – gà chọi Thổ Hà nổi danh không chỉ trong nước mà còn ra cả nước ngoài.

Đặc điểm của gà chọi Bắc Giang

Gà chọi Bắc Giang có dòng gen và sự lai tạo tốt, được mô tả:

Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai

Đó là những chú gà có đôi chân dài và đầy đặn (hậu độ đầy), hai hàng vẩy nuột xếp ngay ngắn, mặt quả xoài, mào công, mắt trắng…

Gà chọi Bắc Giang có một số biểu hiện rất riêng và dễ phân biệt với các giống gà chọi khác: chúng có bước đi chúm chân như đang diễu hàng, lắc mặt qua lại liên tục, đi vòng vòng trong lồng vào buổi sáng…

Từng được mệnh danh là “mãnh tướng” trăm trận trăm thắng, ga choi bac giang có những đón đánh uy lực và hiểm hóc. Đá Hầu dọc là miếng đánh nguy hiểm nhất của loại gà chiến này. Thế đá này có thể giết chết đối thủ ngay chỉ với 1 đòn. Ngoài ra, giống gà chọi này còn có một số lối đá khác như đá kiềng, đá mé… cũng vô cùng nguy hiểm.

Với ngoại hình đẹp và cốt gà dẻo dai, ga choi bac giang là những chú gà chiến luôn được các sư kê ao ước sở hữu.

Cách chăm sóc và om gà đặc biệt

Để có được những chú gà chiến dũng mãnh thiện chiến như vậy khổng thể chỉ dựa và giống tốt mà còn là cả một quá trình chăm sóc và huấn luyện kỹ càng, đặc biệt.

Gà chọi Bắc Giang được nuổi nhốt đúng quy trình với một chế độ dinh dưỡng và luyện tập bài bản. Thức ăn chủ yếu vẫn là cơm, thóc để bảo đảm sự săn chắc của gà. Thịt chó, lợn, bò… được dùng khi muốn tăng nước trong cơ thể. Trong đó, củ nghệ là nguyên liệu cực kì quan trọng trong quá trình huấn luyện gà chiến, bởi theo những người có kinh nghiệm, nghệ có tác dụng bổ máu, tiêu mỡ, lành lặn vết thương, săn chắc cơ thịt.

Om gà lại càng là một quá trình kì công hơn. Khoảng ba lần một ngày, người nuôi gà phải dùng củ nghệ, lá chè xanh đun sôi, vỗ và mát xa cho gà làm cho da gà săn chắc và dày nhất để khi chiến đấu. Và một bước huấn luyện vô cùng quan trọng của những chú gà chiến này là vần đòn. Những con gà cùng hạng cân sẽ được buộc mỏ và cọ sát với nhau cả tháng trời trước khi thật sự trở thành những “chiến binh”.

Một phần bản năng và một phần từ cách chăm sóc gà của người dân đã giúp ga choi bac giang có sức chịu đựng và độ dẻo dai cực kì ấn tượng

Giá gà chọi Bắc Giang

Với danh xưng là linh kê, ga choi bac giang cũng có một mức giá không hề rẻ. Người dân thường chào bán những chú gà với giá từ 10 – 15 triệu đồng. Đặc biệt, với những linh kê dị tướng mức giá thậm chí còn lên cao đến 40-50 triệu đồng.

Đó là lý do dòng gà này còn được xem là những chú gà chiến đắt giá.

Posted in Tagged CÁC LOẠI GÀ CHỌI Cách chăm sóc và om gà đặc biệt, Đặc điểm của gà chọi Bắc Giang, Giá gà chọi Bắc Giang

Điểm Danh Những Chú Gà Chọi Nổi Tiếng Đắt Ngang Ô Tô

Gà chọi 1,6 tỷ

Mặc dù bị nghiêm cấm ở nhiều quốc gia nhưng đá gà vẫn là trò tiêu khiển thú vị. Ở Thái Lan thì đây còn là một ngành siêu lợi nhuận. Có những con gà chọi nổi tiếng đắt vô cùng.

Một chú gà đã được chào bán với giá 2,5 triệu baht, tương đương với 1,61 tỷ. Theo nhiều dân chơi gà thì đó là mức giá bình thường nếu họ gặp được chiến kê ưng ý. Thực tế thì ở nước ta cũng có những thương vụ chuyển nhượng gà chọi giá cả trăm triệu, thậm chí tới nửa tỷ đồng.

Gà chọi nổi tiếng – Xám Thần

Đây là tên của chú gà được nhiều sư kê ví như nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ. Chú có lối đá tốc độ và khả năng kết thúc trận đấu nhanh. Cân nặng dù chỉ 2.8 kg xong Xám vẫn đánh thắng những đối thủ nặng ký hơn mình cả về độ cao và cân nặng.

Thông thường một đời gà chinh chiến chỉ thắng 7 trận đã mãnh chiến lắm rồi. Nhưng Xám Thần lại có tới 21 trận đấu lớn. Đó là thành tích mà chưa có một “chiến kê” nào đạt được.

Nó đã mang lại hàng chục tỷ đồng cho chủ nhân, khiến cho hàng loạt chiến binh ngoại quốc đại bại. Năm 2014 Xám Thần thôi không đá nữa. Nhiều người muốn mua với giá hàng trăm triệu nhưng chủ Xám không cho.

Cặp thần kê đáng giá cả tỷ đồng

Đây là thương vụ mua bán gà chọi nổi tiếng có một không hai. Giá trị thương vụ lớn nhất trong giới gà chọi.

Người mua đã bạo tay để đổi ngang một chiếc ô tô lấy mỗi chú gà Thần kê và mẹ chú. Lý do là bởi việc sở hữu thần kê không dễ chút nào. Do đây là giống gà vô cùng hiếm. Một khi đá chúng là những chiến binh bất bại.

Và chính một vị đại gia Hưng Yên đã đổi ô tô CRV hơn 1 tỷ để đổi cho chủ gà ở Phú Xuyên, Hà Nội.

Cách Đặt Tên Cho Những Chú Gà Nòi Chiến

Đây là sự biểu tỏ tình cảm của chủ đố với vật nuôi nói chung, cũng như có thói quen đặt tên riêng cho chó mèo, thậm chí cả trâu, bò, ngựa, dê nữa. Mặt khác, đặt tên riêng như vậy để dễ nhớ, để cho ăn, để sai bảo…

Với gà thì không thông minh như chó mèo, như trâu bò, ngựa, tên riêng đối vớii nó không cần thiết, nhưng người đời vẫn có thói quen đặt tên riêng cho nó, mục đích là để phân biệt con này với con kia, và cũng để tiện chăm sóc. Có nhiều con gà đá hay nổi tiếng, tên riêng của nó được đông đảo người ái mộ đặt cho, dù tên đó xấu hay đẹp chủ gà cũng hân hoan chấp nhận vì đó vinh dự cho gà, và cũng cho mình.

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì việc đặt tên riêng cho gà nòi xưa nay thường bắt nguồn từ những lý do sau đây:

Dùng sắc lông mà đặt tên cho gà nòi

Những người có tính tình mộc mạc, hễ nghĩ sao nói vậy, hễ biết gì làm vậy nên họ thường dùng những cái tên mộc mạc để đặt cho chiến kê của họ. Chuyện này là chuyện thường tình của thời xa xưa. Vì vậy, khi nghe các vị sư kê lớn tuổi thuật lại “chiến tích” của những con gà nổi tiếng một thời của vùng kia, tỉnh nọ với những cái tên như con Điều, con Ô, con Chuối, hoặc con Ngũ sắc, con mồng Dâu… không cần nghĩ ngợi đâu xa, họ cứ căn cứ vào sắc lông của con gà mà đạt tên riêng cho nó. Trong trường hợp trong vùng mà có hai con Điều nổi tiếng ngang nhau thì người ta gọi tên gà kèm với tên người chủ. Ví dụ : con Ô của Hai Lúa, con Ô của Sáu Thanh ..

Dùng tên chủ nuôi đặt tên cho gà nòi

Với những con gà xuất sắc đá đâu thắng đó, nổi tiếng như cồn thì cái tên của nó thường là do người ngoài đặt cho, mặc dù nó đã được chủ nuôi đặt tên riêng cũng vậy. Cái tên mà người ái mộ đặt cho gà ý nghĩa hơn cả và cũng dễ nhớ hơn cả là cứ tên chủ nuôi mà đặt. Như vậy thì không lầm lẫn chút nào. Nếu ở địa hạt khác thì đây là chuyện hỗn hào, xách mé (người xưa vốn ưa dấu tên riêng), thế nhưng đây là chuyện danh dự, ai cũng chấp nhận. Ba bốn chục năm trước ở vùng Xuân Hiệp Thủ Đức đi đâu cũng nghe tiếng “mái Chín Cầu”, hay “mái Thợ Bạc”. Sau này đến miệt Bình Dương lại có tiếng “gà Năm Sô” … Gần như đến địa phương nào cũng được nghe những con chiến kê mang tên chủ nuôi như vậy

Dùng tên địa phương đặt tên cho gà nòi

Những con gà nòi mang danh tên địa phương là những con gà thiệt dữ, đá ăn nhiều độ đến nỗi chiến tích của nó vang xa khỏi địa phương nó sống. Những biệt danh này đa số là do người ái mộ của địa phương khác đặt cho. Chẳng hạn như Ngũ Sắc Xóm Thuốc (một địa danh ở Gò vấp), con Xám Khổ cầu Kho… Mang chuông đi đánh xứ người mà mà tiếng ngân vang xa được như vậy thì quí biết chứng nào ! Những con gà như vậy, danh tiếng của nó cả trăm năm sau vẫn còn có người nhắc nhở đến …

Dùng tướng tật mà đặt tên cho gà nòi

Người xưa nói câu : “Có tật có tài”. Trên đời, quả thật con gà nòi cũng như vậy. Thường những con gà có tật như thiếu đuôi (gà cúp), như lắc mặt … tuy không ai cũng có ý chê bai. Thế nhưng hãy coi chừng tài của những con gà đó ! Thì đó, những con đòn như sấm sét mà vóc dáng điệu bộ bên đâu có ra gì! Có điều gà xấu tướng, xấu tật mà tên tốt … nghe cũng không xuôi, nên thường có tật nào đặt cho nó tên đó: gà Gù, gà Cúp, gà Lắc mặt (mình có bệnh lác), gà Thiếu Cựa (do gãy mổ tuy xấu mà đá quá hay thì những tên tuổi nhắc mãi và chủ nuôi cũng hãnh diện.

Dùng tên “hương xa”

Có những con tên rất “kêu”, mặc dù tài nghề chưa hẳn đã xứng đáng. Đó là tên do chủ nuôi quá cưng con gà mà mang tên những địa danh nổi tiếng trên thế giới như Phú Sĩ, Cam Tuyền, Hy Mã Lạp Sơn …

Dùng thế đá mà đặt tên cho gà nòi

Có những con gà nòi nổi tiếng vì một vài thế xuất sắc nào đó. Nó thắng đối thủ bằng cú đá hóc hiểm đó của mình, và nó nổi danh như cồn. Thế là từ đó người ái mộ bằng chính tài nghệ của nó, mặc dù khi gọi tên nghe rất ngộ nghĩnh, buồn cười : con Quăng Mé, con Liên Cước, con Áp Thổ, con Hồi Mã Giao Long … chỉ cần nghe tên gà là đủ biết con gà đó ra sao.

Nói chung, tên riêng của gà hay dở ra để tâm thắc mắc, người ta chỉ ái mộ ở tài nghệ con gà nào thật sự nổi tiếng mà thôi.

“Vương Quốc Gà Nòi” Và Những Chú Gà Chiến Ngàn Đô

Người dân xã Long Thới (Chợ Lách) chăm sóc gà nòi

Đổ xô nuôi gà nòi

Những ngày đầu Xuân này, chúng tôi xuôi về Chợ Lách gặp gỡ nhiều hộ dân nuôi gà nòi ở xứ này. Anh Nguyễn Văn Lai, ở xã Vĩnh Thành cho biết, gà nòi được nuôi quanh năm nhưng dịp Tết vẫn là mùa làm ăn cao điểm nhất là nhu cầu gà để chọi.

Để chứng minh thực tế, anh Lai đưa đi một vòng thăm các cơ sở nuôi gà nòi. Theo anh Lai, trước đây gia đình anh mưu sinh bằng nghề trồng hoa kiểng. Thấy những hộ xung quanh nuôi gà nòi bán giá 1-2 triệu đồng/con, thậm chí những con gà “chiến” bán tới hàng chục triệu đồng/con nên anh đã quy hoạch lại khu vườn, làm chuồng trại để nuôi.

Từ vài con ban đầu, dần dần đàn gà của anh tăng lên hàng chục con, nhờ đó mà kinh tế gia đình cải thiện rõ rệt.

Cũng là hộ vươn lên từ nghề nuôi gà nòi, anh Nguyễn Văn Út ở xã Sơn Định bộc bạch: “Nuôi gà nòi được xem là một trong những nghề thoát nghèo dễ nhất, nên ai cũng tham gia. Bản thân tui lúc trước làm đủ thứ nhưng cuộc sống vẫn túng thiếu. Sau khi tìm hiểu và học được những “bí quyết” nuôi gà nòi thì tui dồn hết công sức cho nghề này.

Nhờ biết chọn giống tốt, gà màu sắc đẹp, đá hay… nên khách hàng tìm tới mua gà của tui ngày càng nhiều, dịp tết không đủ gà hay để bán. Nếu tính bình quân mỗi tháng tui cung ứng cho thị trường khoảng 40 con gà nòi, trừ chi phí cũng bỏ túi được hơn 30 triệu tiền lời, dư sức cho việc chi tiêu trong gia đình”.

Theo UBND huyện Chợ Lách, hầu hết các xã trong huyện đều nuôi gà nòi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở 3 xã Long Thới, Tân Thiềng và Vĩnh Bình. Các xã này, vào đến thôn nào cũng thấy nhộn nhịp chăn nuôi gà. Tiếng gà gáy, gà gọi đàn, gà nhẩy ổ lúc nào cũng vang rộn khắp các ngõ thôn. Thanh niên trai trẻ thì nhộn nhịp trao đổi kinh nghiệm nuôi gà còn các cụ già thì vuốt những chòm râu bạc để bàn tán về một con gà hay với những thế đánh hiểm hóc.

Ở nơi này gần như nhà nào cũng nuôi gà nòi, hộ nuôi ít thì vài con đến vài chục con, nhiều thì vài chục con đến hàng trăm con. Đáng kể nhất là hộ ông Tự Gương ở xã Long Thới có hẳn trại gà nòi được đầu tư bài bản, với tổng đàn cả ngàn con.

Trại gà nòi Tự Gương được phân thành nhiều khu vực như: khu phối giống, khu ấp trứng, khu nuôi gà con, khu nuôi gà giò, gà hậu bị, khu nuôi gà đá…

Với cách làm khoa học nên đàn gà nòi của Tự Gương luôn sản sinh nhiều con gà rất hay, tạo được tiếng vang trên thương trường từ nhiều năm qua. Đặc biệt, những viên chức cao cấp ở Campuchia cũng từng qua đây tham quan mô hình nuôi gà nòi của Tự Gương và đã không ngần ngại bỏ ra vài ngàn USD để mua một con gà “chiến”.

Độc đáo gà nòi Chợ Lách!

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết: “Chỉ cần đầu tư vài triệu đồng để nuôi gà nòi thì sau một năm có thể thu nhập được hàng chục triệu đồng. Vì vậy, nhiều người cho rằng đây là nghề giúp xóa đói giảm nghèo bởi hộ nào cũng có thể nuôi được gà nòi”.

Lâu nay đầu ra của gà nòi Chợ Lách thông qua những con đường như bán tại khu vực, nhiều tỉnh thành kề cận thì nhiều nhất vẫn là được đưa sang Campuchia.

Tuy nhiên, để gà nòi Chợ Lách có giá, đắt hàng như vậy thì nhất thiết phải có những độc đáo riêng. Theo ông Liêm, thời trước ở Chợ Lách đã có những trường gà chơi “chọi gà nghệ thuật”. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và hết sức đặc thù nên nghề nuôi gà nòi đã xuất hiện nơi này từ khá lâu. Chợ Lách cũng là một trong những nơi giữ được nguồn gien của các giống gà nòi quý hiếm.

Để tạo ra gà giống tốt thì vấn đề quan trọng là phải biết chọn gà mái chất lượng, đi kèm với gà trống tuyệt hảo để lai tạo. Gà mái phải có ngoại hình khỏe mạnh, hung hăng để di truyền tính mạnh mẽ sang đàn con, còn gà trống thì phải có thể chất tốt, gan lỳ, chịu đòn và tránh đòn nhanh lẹ thì mới thi đấu bền bỉ được.

Khi chọn được những con giống tuyệt hảo như vậy để nhân giống thì sẽ cho ra những lứa gà nòi nổi trội, tạo nên thương hiệu của gà nòi xứ Chợ Lách. Gần đây, có một số cơ sở còn tìm tòi những giống gà hảo hạng từ nước ngoài nhập về để “phối giống” với gà Chợ Lách, nhằm tạo ra những giống gà mới to khỏe hơn, hay hơn…

Nhờ tạo được thương hiệu trên thương trường nên nghề nuôi gà nòi ở Chợ Lách không ngừng phát triển. Chỉ riêng xã Long Thới đã có hơn 90% số hộ nuôi gà nòi để bán. Người thấp nhất nuôi 10 con/năm, còn cao nhất lên 200-300 con/năm. Nuôi gà nòi còn kéo theo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập.

Xã Long Thới mỗi ngày người dân sản xuất khoảng 1.000 bội nhốt gà, giá bán từ 100.000-120.000 đồng/cái. Người làm thuê mỗi ngày đan được 5 bội gà, tính ra thu được khoảng 100.000 đồng/ngày.

Một số hộ khác thì chuyên làm nghề chăm sóc gà “sơ sinh”. Họ nhận “đổ” gà, tức là nhận gà giống bố mẹ đem về lai tạo gây đàn gà con để chăm sóc, đến khi gà nòi trưởng thành thì giao lại cho những hộ nuôi kinh doanh. Với cánh tài xế xe khách cũng kiếm “bộn” tiền nhờ hàng ngày chạy xe thuê đi giao gà nòi cho các nơi ở TP. HCM, miền Đông, Campuchia…

Đề phòng những tệ nạn phát sinh

Có thể nói nghề nuôi gà nòi đã thật sự mang lại nguồn kinh tế lớn cho nhiều hộ gia đình ở xứ vườn Chợ Lách. Chủ trương của huyện cũng xem nghề nuôi gà nòi như một trong những mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo, từ đó khuyến khích người dân phát triển.

Theo lãnh đạo UBND xã Long Thới, qua kiểm chứng nhiều năm cho thấy việc nuôi gà nòi mang lại lợi nhuận cao hơn cả sản xuất hoa kiểng và một số mô hình làm nông nghiệp khác. Nhất là những cơ sở nuôi gà nòi có tiếng tăm, khẳng định được thương hiệu thì gà “đổ” ra không kịp bán. Mặt được là vậy, nhưng quan điểm của chính quyền địa phương là luôn tuyên truyền để người dân ý thức chuyện không được cá độ đá gà ăn tiền.

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, cho biết thêm: “Huyện cũng lấy làm mừng khi gà nòi của Chợ Lách tạo được tiếng tăm ngày càng vang xa. Thế nhưng huyện luôn theo dõi sát sao nhằm kiểm soát chặt chẽ và đề phòng những tệ nạn phát sinh từ con gà. Vấn đề đáng ghi nhận là lâu nay dù Chợ Lách nuôi nhiều gà nòi, nhưng giới thanh niên nơi đây hầu như không biết đến chuyện đá gà ăn tiền, sát phạt lẫn nhau”.

Cũng theo ông Liêm, thời gian qua có nhiều ý kiến đề xuất huyện nghiên cứu mở trường gà theo mô hình “chọi gà nghệ thuật”, nhằm phục vụ nhu cầu giải trí; đồng thời để kiểm chứng gà giống từ đó nâng chất lượng gà nòi Chợ Lách cao hơn. Đây cũng là ý kiến cần thiết, tuy nhiên huyện còn suy tính, bởi lo ngại một số đối tượng lợi dụng chuyện “mở trường gà” để cờ bạc, đỏ đen… sẽ khó quản lý.

Giải pháp trước mắt của Chợ Lách là đồng ý cho mở các gian hàng bán gà nòi nhân lễ hội trái ngon của huyện được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5).

“Về lâu dài, Chợ Lách sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển giống gà nòi quý của địa phương. Thuận lợi là gà nòi Chợ Lách lâu nay rất ít bị bệnh, không hề bị cúm gia cầm… do sức đề kháng rất tốt. Huyện cũng xác định nghề nuôi gà nòi không chỉ góp phần phát triển kinh tế cho nhiều hộ gia đình, mà còn là nét văn hóa riêng biệt của xứ vườn Chợ Lách cần được bảo vệ và nhân rộng”, ông Liêm nói.

Ông Trần Văn Độ, một thương lái chuyên kinh doanh gà nòi ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) nhận xét: “Ở vùng sông nước miền Tây có nhiều nơi nuôi gà nòi tiếng tăm như gà nòi Cao Lãnh, gà nòi Gò Công, gà nòi Hậu Giang… thế nhưng gà nòi Chợ Lách là số 1 về chất lượng lẫn số lượng.

Giới chơi gà chọi ở các tỉnh và ngay cả ở Campuchia cũng đánh giá cao gà nòi Chợ Lách. Vì vậy mà giá gà nòi Chợ Lách luôn rất cao, nhất là những con gà thắng vài trận thì nhiều người tranh mua hàng chục triệu đồng, thậm chí vài ngàn USD là bình thường”./.

Theo VTC Theo chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá Gà Chọi Bắc Giang: Những Chú Gà Chiến Đắt Giá trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!