Cập nhật nội dung chi tiết về Gà Đông Tảo Giá Bao Nhiêu 1 Kg? Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên thực tế, gà Đông Tảo quý cũng một phần là do việc duy trì giống nòi của nó không hề dễ dàng. Bởi lẽ, gà mái thường sau khi đẻ trứng sẽ có thể dẫm nát luôn với đôi chân quá khổ của mình. Vì vậy, những người nuôi gà để lấy trứng ấp phải mất rất nhiều khó khăn.
Nuôi gà đông tảo được xem là vừa khó vừa dễ. Dễ là vì gà có sức khỏe tốt với bộ lông dày ít bệnh tật. Khó vì dù không mắc bệnh gì nhưng nó lại rất hay có vấn đề về hô hấp và có thể chết nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.
Gà đông tảo thuần chủng có mức giá rất cao thể hiện được đúng sự quý hiếm của nó. Đối với gà con khi bán sẽ có giá khoảng 500.000đ cho một con thuần chủng. Những con gà lớn từ 4kg trở lên thì được bán với mức giá từ 5 – 10 triệu đồng là tương đối bình thường.
Loại gà đông tảo lai thì có giá thành thấp hơn, thông thường chỉ dao động từ 200.000đ – 350.000đ/kg. Đây được xem là mức giá trung bình nhiều người mua. Và chất lượng thịt của chúng cũng không có quá nhiều thua kém so với giống gà thuần chủng.
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo
Gà đông tảo mỗi giai đoạn phát triển lại có cách chăm sóc khác nhau. Do đó, bạn nên cập nhật kỹ thuật nuôi gà đông tạo trong từng thời kỳ.
Kỹ thuật úm gà đông tảo thuần chủng
Trong giai đoạn mới nở, gà đông tảo cần được chăm sóc và sưởi ấm đặc biệt để gà con được khỏe mạnh.
Tuần đầu tiên: Chỗ nuôi úm nên được quây kín trên nền có lót đệm sưởi ấm cho gà. Từ khoảng 1 – 3 ngày tuổi, gà con cần quây úm trong môi trường nhiệt độ 31 – 33 độ C với thời gian chiếu sáng duy trì suốt 20 – 22 giờ đồng hồ. Mật độ gà con trung bình là 35 con/ m2 với cường độ nhiệt điện là vào khoảng 3W/m2. Sau đó tiếp tục từ ngày thứ 4 trở đi có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 31 – 32 độ C, thời gian chiếu sáng duy trì khoảng 17h. Người nuôi cần lưu ý nếu nhiệt độ thấp, gà đông tảo sẽ ít hoạt động và cụm lại với nhau nằm thành đống. Chúng sẽ kêu nhiều và không chịu ăn uống.
Tuần thứ 2: Gà con sẽ bắt đầu mọc lông cánh trong giai đoạn này và chóng lớn hơn. Chúng nhanh nhẹn đi tìm kiếm thức ăn, mắt mở sáng. Lúc này, người nuôi có thể thay khay đồ ăn thức uống bằng những cái máng uống dài mà có rào chắn giúp gà thò đầu vào ăn uống dễ dàng.
Tuần thứ 3: Nhà nuôi nên được thay đổi không khí tuy nhiên vẫn cần đảm bảo nhiệt độ sưởi ấm. Khi ngoài trời ấm nắng thì bà con có thể mở cửa và rèm che, ánh nắng này sẽ chiếu sáng vào nhà úm để sưởi ấm tự nhiên. Lúc này, mật độ gà nên giảm xuống còn 20 con/ m2 và nhiệt độ úm nên duy trì ở mức 28 – 31 độ C với thời gian chiếu sáng còn khoảng 11 – 14h, cường độ là 2W/m2.
Tuần thứ 4: Lúc này thức ăn của gà con có thể thay đổi bổ sung thêm rau non. Gà con sẽ lớn nhanh hơn nên nếu thiếu chất dinh dưỡng và canxi gà có thể bị sưng khớp, đi khoèo chân. Bà con nên tăng cường thêm máng ăn, máng uống để tránh việc gà con dẫm đạp lên nhau. Nhiệt độ nhà úm lúc này sẽ ở khoảng 20 độ C và chỉ cần che cho gà khi trời lạnh và gió về đêm mà không cần sưởi ấm nữa. Gà cũng cần không gian thoáng mát, rộng rãi hơn nên mở rộng chuồng nuôi. Kết thúc 4 tuần gà bắt đầu dễ nuôi và không còn giai đoạn úm nữa.
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo trong giai đoạn 1 tháng tuổi
Đặc điểm của gà đông tảo nhỏ
Khi mới một tháng tuổi thì gà con vẫn còn nhỏ và chưa thật sự cứng cáp, bắp thịt và mặt bắt đầu đỏ dần, lông tơ vẫn đang mọc ra đều đều. Do đó, gà không có khả năng chịu lạnh cao. Với trọng lượng khoảng 300 – 400g gà lúc này ăn rất khỏe hoạt bát và bắt đầu đá cắn nhau.
Thức ăn cho gà đông tảo giai đoạn này
Gà đông tảo thuần chủng khi mới 1 tháng tuổi đang rất cần được bổ sung khoáng chất và tinh bột cần thiết để phát triển. Gà sẽ ăn các loại cám mảnh được trộn với cơm hoặc ngô thóc mảnh để tập quen dần. Không nên cho gà ăn quá nhiều, ăn đủ bữa để tránh mắc các bệnh phân trắng.
Nước cũng cần được cung cấp đầy đủ để đảm bảo gà có nước uống khi ăn. Giai đoạn này gà dễ mắc bệnh đi ngoài nên bà con có thể cho hòa thêm thuốc kèm với nước để gà uống. Nước khi thay rửa cần được loại bỏ cặn. Các loại nước sử dụng nuôi gà nên là nước mưa, nước máy. Nếu sử dụng nước giếng phải đảm bảo nước an toàn và sạch sẽ.
Cách chăm sóc gà đông tảo nhỏ
Nuôi gà đông tảo trong giai đoạn này, bà con cần chú ý đến kỹ thuật ủ điện. Vì gà không có lông nên chịu lạnh kém, không được thả ra mà cần nuôi nhốt. Khẩu phần ăn cùng cần được cân nhắc để cung cấp đủ chất cho gà lớn khỏe mạnh. Mật độ nuôi trung bình ở giai đoạn này nên là 10 con/m2 với thời gian chiều sáng là 18 giờ.
Ban ngày có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên. Buổi trưa thì đưa gà ra bên ngoài sưởi nắng nếu có nắng chứ không nên để gà trong chuồng quá lâu.
Buổi đêm thì cần thắp bóng đèn 4U trong khoảng 18 giờ đến 22 giờ. Nếu thời tiết thay đổi trở lanh, gà có biểu hiện dồn đống thì cần thắp bóng đèn 75W để sưởi ấm. Bóng sẽ treo cao khoảng hơn 1m so với nền, 1 bóng chiếu khoảng 25m2.
Người nuôi nên đặt các máng ăn uống gần nhau để kiểu máng tròn có đường kính 15cm, cứ 30 – 40 con thì dùng một máng. Gà con giai đoạn này sẽ ăn khoảng 4 lần trong ngày. Bà con nên chú ý cho ăn vào các khung giờ 7h sáng, 11h trưa, 2h chiều và 5h tối.
Ở những giai đoạn tiếp theo thì tùy vào độ tuổi và phân chia cho gà sống cùng nhau theo mật độ phù hợp. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát nên cân nhắc nuôi nhốt cần tối thiểu 1m2 cho gà hoạt động. Những loại chuồng nhỏ chỉ nên nuôi khoảng 2 – 3 con để tránh tranh giành không gian giữa gà gay thương tật và giảm chất lượng nuôi.
Gà Đông Tảo thuần chủng khó nuôi với giá thành cao đang dần được thay thế bởi giống gà đông tảo lai thế hệ F2. Gà đông tảo lai là loại gà sinh ra với con giống bố hoặc mẹ là gà đông tảo thuần chủng lai với gà ta, gà chọi, gà công nghiệp hay bất cứ giống nào khác. Những loại gà lai sẽ không có được nhiều đặc tính từ gà bố mẹ đông tảo mà sẽ bị các gen trội của những giống gà khác lấn át.
Gà đông tảo lai F2 là đời gà cận huyết do chọn giống có dòng máu gần với nhau. Loại gà này khi còn bé rất đẹp nhưng lớn lên thì không được như bố mẹ đông tảo. Chúng rất yếu và có thể dễ mắc các bệnh dịch dẫn đến chết cả đàn.
Mức già của gà đông tảo lai thấp hơn nhiều so với gà thuần chủng nên được buôn bán rộng rãi hơn. Để tăng được năng suất và khả năng cho trứng, người ta thường lai gà đông tảo với gà ri để phần thịt thơm mềm hơn và dễ thừa hưởng các đặc tính tốt từ bố và mẹ. Nếu biết cách chăm sóc giống gà đông tảo lai có tỷ lệ ấp thành công cao và xây dựng được đàn lớn nhanh chóng.
Cách chế biến gà đông tảo
Gà Đông Tảo có đặc trưng là da xù xì với trọng lượng lớn nên khi làm thịt thì sẽ cần thực hiện tương đối kỹ lượng. Bạn cần dùng muối và chanh chà sát lên toàn bộ thân gà để làm sạch sau khi đã vặt lông. Các lớp nhăn ở chân và thân gà cần được làm sạch bằng dao nhỏ. Tiếp đến, bạn có thể nướng thui qua con gà đến khi chuyển vàng để cho da gà dai hơn và hết mùi hôi và sạch phần lông tơ.
Về phần chế biến các món ăn từ gà đông tảo thì có rất nhiều món được áp dụng. Cụ thể với một con gà sẽ chế biến được nhiều món khác nhau như: Phần đùi và cánh sát nách có thể làm món hấp, da yếm ở cổ và hai bên lườn làm món nộm da gà, chân gà và kê chế biến thành món chân gà hầm thuốc bắc, phần còn lại dùng nướng lá chanh rất ngon.
Điển hình là món gà đông tảo nướng lá chanh được nhiều người ưa chuộng. Nuôi gà đông tảo đã khó nhưng việc chế biến món ăn từ gà sao cho ngon nhất cũng cần có kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau đây:
Phần gà dùng để nướng sẽ đem ướp gia vị bao gồm muối, bột ngọt, hạt nêm, lá chanh… Để món ăn đậm đà nên ướp hơi mặn một chút.
Kỹ thuật nước yêu cầu than hoa phả đỏ lửa và món ăn cao trên 15cm. Bắt đầu cho thịt và xiên để nướng từ từ. Không để lửa cháy và làm sau cho miếng thịt gà nướng trên 10 phút mới chín và không bị cháy.
Món này dùng để ăn nóng rất ngon. Trưng bày ra đĩa và có thể dùng trong các bữa cơm cỗ.
Các món ăn từ thịt gà đông tảo chỉ ngon khi gà có chất lượng tốt. Do đó, bạn nên tham khảo địa chỉ mua hoặc kỹ thuật nuôi gà đông tảo chuẩn nhất để có được thành phẩm như ý.
Cập nhật lần cuối
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Hiệu Quả Cao
Gà Đông Tảo là loại gà rất nhanh nhẹn, dễ chăm bẵm, thức ăn tương đối giống gà thả vườn. Ít bị nhiễm dịch bệnh, chất lượng thịt thơm ngọt, ít gân, không quá dai. Gà Đông Tảo giống có giá lên đến hai trăm ngàn đồng một con. Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo đơn giản nhất.
Đối với con trống có mã đẹp, chân to bệ vệ có giá trị tận hơn chục triệu đồng. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ tại các nhà hàng đang tăng cao. Vì thế nuôi giống gà này đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế của nhiều hộ gia đình.
Xin giới thiệu tới bà con, quý vị và các bạn về đặc điểm của gà Đông Tảo và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc loại gà này. Mời các bạn theo dõi qua bài viết sau đây.
Đặc điểm và kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo – loại gia cầm quý của nước ta. Quan trọng cũng là nước duy nhất có trên thế giới. Tính trạng nổi trội của loại gia cầm này là chúng sở hữu cặp chân xấu xí. Đôi chân to và thô. Khi lớn hết cỡ đạt nặng trên bốn ký rưỡi với con trống. Và trên ba ký rưỡi với con mái.
Chúng to con, dáng bệ vệ, da đỏ, cặp giò vững chắc. Con trống có màu lông bình thường là màu tối như tím và màu mận.
Những nơi da hở đều có màu đỏ. Con không ngày tuổi có lông trắng đục, lâu đổi lông. Lúc đạt trọng lượng tối đa nặng hơn năm cân, con mái nặng hơn bốn cân.
Thịt được đánh giá cao với phần ức nhiều, thịt đùi ít gân, không bị dai. Giống gà này dễ nuôi, dễ thít nghi với nhiều vùng miền. Dễ dàng nhân giống, cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các giống khác.
Rất phù hợp với bà con nông dân. Không chi làm thức ăn mà với vóc dáng đẹp nên chúng còn được nuôi làm cảnh.
Với mô hình nuôi gà Đông Tảo tổng quan là đầu tư đầu vào khá cao. Nhưng theo như thực tế hiện bây giờ nếu bà con mạnh dạn tham gia thì cũng được hơn so với các mô hình khác. Do loại gà này đang có sức hấp dẫn, nhu cầu cũng cao. Thị trường cũng đang khá chuộng mô hình này.
Muốn cho đạt hiệu quả cao thì mô hình nuôi gà Đông Tảo cũng là mô hình mới. Cũng chưa được áp dụng nhiều. Yêu cầu đầu tiên cho những người muốn theo mô hình này là phải đảm bảo áp dụng về tiêm phòng.
Trong khi nuôi, một trong những bước cần để ý đó là chuồng nuôi. Gà Đông Tảo rất linh hoạt nên nếu có quỹ đất rộng. Các bạn nên nuôi bằng hình thức thả vườn nhưng nếu diện tích nhỏ các bạn có thể nuôi theo hình thức công nghiệp.
Nhưng cần chắc chắn đủ lớn để gà chạy nhảy thoải mái. Như vậy mới giữ được chất lượng thịt chắc, ngon và hợp với đặc tính của chúng.
Chuồng nuôi gà Đông Tảo phải có lưới che chắn gió, vị trí làm chuồng phải giữ nhiệt độ không chênh nhau cao trong ngày. Tránh được các loài vật tấn công như chó, mèo, chuột, dễ chăm sóc và quản lý.
Nền chuồng gà Đông Tảo cần làm cao hơn mặt đất để không bị tích nước. Lót trấu hoặc mùn bào cưa bên dưới để giữ ấm và làm êm. Mỗi tháng cần thay mới lớp rải để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi tránh xảy ra dịch bệnh trên gà.
Nên bố trí các máng ăn và bình nước uống đều nhau để tránh tranh giành. Nên dùng loại máng tròn, đường kính mười lăm cm. Trung bình 30-40 con một máng, treo cao mười phân so với nền chuồng.
Với chuồng nuôi gà sinh sản nên chú ý lượng nuôi khoảng bốn đến năm con mỗi mét vuông. Gà trống và gà mái nuôi chung nhưng cần giữ tỷ lệ nhất định. Tốt nhất là bốn mái một trống.
Các bạn có thể tận dụng xô đựng nước, cho rơm vào lưng xô để làm ổ cho gà ấp trứng. Các ổ đẻ được đặt gần nhau ở góc chuồng hoặc xung quanh.
Con mái Đông Tảo đẻ lúc được khoảng năm tháng tuổi. Khi cho đẻ rồi ấp tại ổ thì trong mười tháng trung bình đẻ được bảy mươi quả mỗi con. Nếu đem đi ấp tại lò thì có thể đẻ được một trăm quả mỗi năm.
Tuy đó loại gà Đông Tảo này rất kém trong việc ấp nên các bạn nên chọn cách thu lại rồi ấp tại lò. Để giữ cho tỷ lệ nở cao và thu được nhiều con giống.
Lúc lấy gà Đông Tảo về phải làm sẵn chuồng úm. Chuồng nên kín, bọc dùng lưới mắt cáo để tránh chuột. Chuồng cần có đủ sáng, có bóng sưởi, tránh gió mưa. Điều này rất quan trọng vì sức đề kháng kém dễ nhiễm bệnh của gà con.
Gà Đông Tảo con mới nở nên ủ bóng giữ ấm cả ngày. Khi gà được một ngày tuổi chỉ cho uống nước và nhỏ vacxin cúm. Tuyệt đối không cho gà một ngày tuổi ăn nhất là thức ăn nhiều đạm dễ gây tổn thương hệ tiêu hóa chưa phát triển. Gây đi ngoài và các bệnh đường tiêu hóa.
Với gà Đông Tảo con được một tháng nên ủ điện từ chiều tối đến sáng. Nếu thời tiết lạnh thì để cả ngày giữ nhiệt với bóng đèn dây tóc 40W.
Trong thời điểm gà Đông Tảo được một tới hai tháng tuổi vẫn nên bổ sung vitamin B1 và C trong khẩu phần ăn.
Khi con giống ngoài hai tháng mình có thể dễ dàng nhận ra con mái và con trống. Đặc điểm của gà Đông Tảo nhận dạng là con trống có màu lông mật và con mái có màu lông vàng nhạt.
Thức ăn và phòng bệnh cho gà Đông Tảo
Thức ăn là bắp và rau khoai lang băm nhỏ, thỉnh thoảng trộn bổ sung thêm cám ngô. Thỉnh thoảng bổ sung chất tanh như cá, định kỳ nửa tháng hoặc một tháng. Chú ý dùng cá tép nhỏ để tránh xương và hấp chín xong dằm ra trộn cùng cám cho ăn.
Trong thời gian hai tháng đầu thì có thể cho gà Đông Tảo thức ăn hỗn hợp để cho có đủ chất, gà con có đủ lực để sinh trưởng. Đầu tiên sẽ hình thành con gà khỏe mạnh hơn.
Gà Đông Tảo từ ba tháng trở đi tăng trưởng trọng lượng rất nhanh. Gà ăn tốt, cơ bắp có màu đỏ, bắt đầu trổ lông và tập gáy. Thức ăn của chúng cũng tương tự như các loại gà khác, chủ yếu là lúa, bắp tẻ nguyên hạt, lúa mầm.
Nên bổ sung thêm thức ăn và đạm để tránh gà Đông Tảo mổ lông nhau.
Phòng bệnh thì từ 0 đến ba ngày mình nhỏ vaccin phòng cúm cho gà Đông Tảo. Ở một tuần nhỏ vaccin newcastle hệ 1. Ngoài mười ngày nhắc lại vacxin newcastle hệ 2.
Chuồng trại có mái che, tấm chắn lưới đảm bảo chắn gió buổi tối. Thường ngày vẫn thả để chạy nhảy, có sân chơi và ánh nắng phát triển tốt. Quy định nuôi gà trưởng thành cỡ ba đến bốn con một mét vuông.
Nuôi gà Đông Tảo thu nhập cao
Giá gà giống một ngày tuổi khoảng một trăm rưỡi một con. Và ba trăn ngàn đối với gà một tháng tuổi được tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ. Những con gà có mã tốt thì giá cao hơn. Giá gà giống trưởng thành từ hai triệu rưỡi đến ba triệu một con.
Với giá bán như vậy nếu thực hiện tốt quy trình chăn thả, chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng sẽ giúp bà con nhanh chóng đạt hiệu quả kinh tế.
Tầm chục năm nay gà Đông Tảo luôn giữ giá cạnh tranh. Nhất là mỗi khi cuối năm đến cơn sốt gà lại bắt đầu. Giá gà ngày này luôn ở mức cao ngất ngưởng, có khi đến cả chục triệu đồng mỗi con.
Loại gà này vốn được coi là giống duy nhất ở Việt Nam, từ xưa chỉ đem để dâng vua. Cùng năm tháng giống gà này suy giảm dần.
Trang trại gà của anh Thắng năm vừa qua đã xuất bán trên tám tấn gà thương phẩm và mười lăm ngàn con giống. Chưa kể những con có ngoại hình đẹp, khách hàng sẵn sàng mua với giá trên chục triệu đồng mỗi con để mang biếu tặng.
Thu nhập sau khi trừ hết mọi chi phí anh lãi hơn một tỷ đồng.
Bén duyên với gà Đông Tảo
Việc nuôi gà của anh cũng đến từ cái duyên. Do một lần được tình cờ biết đến và cũng yêu thích say mê loại gà này.
Khoảng 90 % các hộ gia đình ở Đông Tảo nuôi gà Đông Tảo nên có một hạn chế là không nhà nào nuôi được nhiều. Nuôi mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy rất khó kiểm soát về chất lượng con giống, về hình thức.
Chính vì nuôi theo phương pháp bầy đàn, xô bồ nên có hiên tượng cận huyết. Vì vậy tỷ lệ gen trội không nhiều. Anh đã tiến hành chia đàn gà theo gia đình, phả hệ. Bên cạnh đó cung tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, thụ tinh cho gà của gia đình.
Hiệu quả trông thấy rõ ràng là tỷ lệ gà nở tăng lên. Gà có sức đề kháng tốt hơn. Chi phí thức ăn, thuốc kháng sinh cũng giảm.
Đó cũng chính là lý do hợp tác xã gà Đông Tảo ra đời. Giúp đảm bảo nguồn giống ổn định và giá cả cũng như đầu ra cho người nuôi.
Chính từ tình yêu, niềm say mê của mình với con vật truyền thống của địa phương. Đã giúp anh vươn lên làm giàu.
Chuyên gia: Quang Hưng
Giá Gà Đông Tảo Bao Nhiêu Tiền 1Kg Thịt Hiện Nay 2022?
Giới thiệu sơ lược về giống gà Đông Tảo
Đông Tảo hay còn gọi là Đông Cảo là giống gà quý hiếm có giá trị cao về kinh tế. Đây là giống gà bản địa và được nuôi nhiều nhất ở xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà thường được dùng làm vật tế trong các lễ hội truyền thống của địa phương và trước kia được xem là vật phẩm tiến vua. Và Đông Tảo là giống gà quý hiếm được khuyến cáo là cần bảo tồn lâu dài.
Đặc điểm gà gà Đông Tảo là có dáng to bệ vệ, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Chúng ta có thể nhận biết một chú gà Đông Tảo chỉ qua cặp chân chắc, to và có bao phủ một lớp da xù xì giống như da cóc bên ngoài. Chân gà cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng gà. Chân càng to, càng xèo và càng vững chắc thì chứng tỏ gà càng khỏe mạnh và có giá trị cao.
Gà Đông Tảo con thường có trọng lượng từ 8-40 gam, mọc lông chậm với màu trắng sữa sau chuyển thành màu vàng và khi lớn sẽ phân làm các màu tím pha đen hoặc màu đỏ mận. Gà Đông Tảo cũng có khối lượng lớn hơn gà khác. Theo đó, gà thịt có thể đạt từ 5,5 – 6 kg với gà trống và gà mái có thể nặng 4 kg/con.
Gà Đông Tảo hiện đang được thị trường săn lùng nhiều với nhu cầu làm quà biếu vào các dịp lễ tết và là loại thực phẩm mà người có tiền lựa chọn. Nuôi gà Đông Tảo cũng giúp ổn định thu nhập cho người nông dân và đây là mô hình phát triển kinh tế bền vững cho các nông hộ. Tuy nhiên, giá gà Đông Tảo cũng có nhiều biến động theo nguồn cung cầu. Vậy bạn có biết giá Đông Tảo bao nhiêu tiền 1kg thịt hay không?
Bảng giá gà Đông Tảo mới nhất
Theo cập nhật của chúng tôi gà Đông Tảo bán theo đơn vị khối lượng là Kg với mức giá trung bình như sau:
Giá gà Đông Tảo con giống mới nở khoảng 1-3 ngày là 100.000 đ – 150.000 đ/ con
Giá gà Đông Tảo con giống khoảng 1tháng là 250.000đ – 300.000 đ/ con trọng lượng khoảng 3 lạng/con.
Giá gà Đông Tảo con giống khoảng 2 tháng là 300.000đ – 400.000 đ/ con trọng lượng khoảng 5 lạng/con.
Giá gà Đông Tảo con giống khoảng 3 tháng là 400.000đ – 600.000 đ/ con trọng lượng khoảng 8 lạng/con.
Giá gà Đông Tảo con giống khoảng 6 tháng là trên 1.500.000 đ/ con trọng lượng khoảng 3.5 kg/con.
Giá gà Đông Tảo chân khủng ở mức từ 5.000.000 đ – 8.000.000 đ
Giá gà Đông Tảo trưởng thành từ 1.500.000 đ – 3.000.000 đ
Có nên nuôi gà Đông Tảo để phát triển kinh tế hay không?
Gà Đông Tảo đã giúp không ít người dân làm giàu bền vững. Và hiện nay, trên cả nước đã có nhiều mô hình nôi gà Đông Tảo được thành lập nhưng bên cạnh những mô hình thành công cũng có không ít những trường hợp thất bại. Chính vì thế, nếu muốn làm kinh tế với gà Đông Tảo bạn cần học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường để có thể xây dựng hướng nuôi trồng phù hợp với từng vùng miền.
Trước hết cần nhớ rằng Gà Đông Tảo là loài gà hiếm và rất khó tính, không quen nuôi nhốt. Do đó, khi nuôi gà bạn cần nuôi với mật độ thưa, yêu cầu không gian phải lớn mới nâng cao chất lượng thịt gà đồng thời giúp gà phát triển tốt và nhanh nhất. Nếu đủ điều kiện này bạn hãy xem xét đến các điều kiện tiếp theo.
Tiếp đến, thời gian để nuôi gà Đông Tảo thường rất dài, gấp nhiều lần các loại gà khác. Cụ thể, bạn sẽ mất khoảng từ 1 năm đến hơn 1 năm để nuôi Đông Tảo thả vườn. Sẽ không được sử dụng bất cứ loại cám thúc tăng trưởng nào với giống gà này để đảm bảo thịt gà ngon nhất và cho giá trị kinh tế cao nhất khi bán. Do đó, nếu bạn kiên trì hãy nghĩ đến việc nuôi gà Đông Tảo.
Giới thiệu trang chuyên giá các mặt hàng nông sản tại https://gianongsan.org
Thông tin tham khảo dành cho bạn:
Giá Trứng Gà Đông Tảo. Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Đẻ Trứng
So với những giống gà siêu trứng, gà Đông tảo cho sản lượng trứng trung bình hằng năm khá thấp, thậm chí là rất ít nhưng vẫn được rất nhiều bà con ưu ái chọn nuôi. Sở dĩ như vậy vì giá bán của trứng gà Đông tảo hiện rất cao, gấp hàng chục lần giá trứng của những giống gà khác. Cụ thể:
Giá trứng gà Đông tảo thuần chủng, bán trực tiếp ở trại giống, đảm bảo trứng sạch, đẻ bởi gà Đông tảo siêu thuần chủng 100%: sẽ dao động từ 30.000 – 50.000đ/ trứng.
Trứng gà Đông tảo thường, độ thuần chủng từ 95%, được bán trực tiếp ở các trang trại sẽ dao động từ 25.000 – 35.000đ/ trứng.
Trứng gà Đông tảo lai (thường lai với những giống gà có khả năng sinh sản cao) thường sẽ rẻ hơn, trung bình dao động từ 15.000 – 25.000đ/ trứng.
Mặc dù giá bán rất cao nhưng nhu cầu tiêu thụ trứng cũng không hề thấp. Một số đông bà con có kỹ thuật, đặt mua trứng mang về ấp, khi trứng nở, gà lớn tầm hai tháng tuổi là có thể bán với giá trên dưới 500.000đ / cặp.
Với bà con nông dân nuôi gà, chỉ cần chăm sóc gà tốt hiệu quả kinh tế đưa về sẽ giúp bà con ổn định được cuộc sống, vươn lên làm giàu nhanh chóng. Đặc biệt với giống gà vừa to, vừa vụng đẻ, vụng chăm con như Đông tảo, bà con càng cần lưu ý những kĩ thuật sau.
1. Cơ sở vật chất nuôi gà đông tảo
a. Chuồng gà và sân vườn để gà di chuyển phải rộng rãi, thoáng mát. Phần nền chuồng xây bằng bê tông, còn sân vườn để nền đất, nếu có trồng cỏ thì tốt. Bao quanh chuồng phải có hệ thống rèm che để che xung quanh chuồng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
b. Lồng nuôi gà (chuồng nhỏ của gà) làm bằng lưới đan xung quanh, một chuồng rộng 2m 2 sẽ chia ra thành 4 ngăn, mỗi ngăn 2 con. Đây chính là không gian để gà ngủ nghỉ, ăn uống.
c. Máng ăn và máng uống: bà con nên chuẩn bị máng dài bằng kim loại chạy dài theo chiều dọc của chuồng nhỏ. Máng ăn nằm dưới máng uống nằm trên để tiện cho quá trình chăm sóc gà.
d. Hệ thống đèn chiếu sáng: bà con phải chiếu sáng và duy trì thời gian bật đèn chiếu sáng để tạo cho gà thói quen giới tính đúng ngày giờ, đẻ nhiều và duy trì được năng suất đẻ.
2. Chế độ chiếu sáng cho gà
Với hệ thống các bóng đèn, cường độ chiếu sáng 4W/m 2 bà con thực hiện chế độ chiếu sáng như sau:
– Từ 1 – 2 tuần tuổi: chiếu sáng 24/24.
– Từ 3 – 7 tuần tuổi: chiếu 23/24.
– Từ 8 – 11 tuần tuổi: giảm dần thời gian chiếu sáng từ 22/24 xuống 13/24.
Trong suốt thời gian này, gà chỉ ở trong chuồng.
– Từ 12 – 18 tuần tuổi: cho gà sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày, đêm không cần thắp sáng.
– Từ 19 – 22 tuần tuổi: tăng cường chiếu sáng từ 13/24 đến 17/24 giờ và duy trì chiếu sáng trong suốt thời gian gà đẻ.
3. Thức ăn cho gà đông tảo
bà con thu hoạch trứng 3 lần/ngày: lần đầu từ 8 – 9 giờ sáng, lần hai từ 13 – 14 giờ và lần ba vào tầm 17 giờ.
– Cách bảo quản trứng để ấp: trong môi trường nhiệt độ từ 15 – 20 o C, độ ẩm khoảng 75% và chỉ bảo quản không quá 5 ngày.
– Cách bảo quản trứng thương phẩm bán ra: bảo quản trong khoảng nhiệt độ thường 24 – 26 o C, độ ẩm khoảng 60%.
5. Lịch phòng bệnh cho gà Đông tảo
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại: Bà con cần thường xuyên vệ sinh, bơm thuốc khử trùng chuồng trại, vệ sinh lồng, rèm, máng ăn,…cho gà. Đồng thời, tuyệt đối không cho người lạ ra vào chuồng gà, nếu vào phải mang quần áo khử trùng.
– Tiêm vac-xin đầy đủ cho gà: Lịch tiêm Vacxin cụ thể như sau:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Gà Đông Tảo Giá Bao Nhiêu 1 Kg? Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Hiệu Quả Nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!