Cập nhật nội dung chi tiết về Gà Thay Lông Bao Lâu, Cách Chăm Sóc Gà mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gà thay lông bao lâu ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc gà như thế nào? Rụng lông là quá trình tự nhiên bắt buộc phải gặp khi chăm sóc gà mái, gà trống. Việc loại bỏ lông gà, những lông xơ xác sẽ giúp gà có một bộ lông óng mượt, tuyệt đẹp. Nếu bạn đang nuôi gà chọi và thắc mắc gà thay lông bao lâu, việc này kéo dài trong bao nhiêu tháng. Tham khảo bài viết bên dưới của chúng tôi .
1.Đặc điểm của gà thay lông truyền
Thông thường, thời điểm gà thay lông chính là lúc gà chọi yếu và gặp nhiều vấn đề nhất. Đối với những người chuyên chăm sóc và nuôi gà thì đây là thời điểm cần đặc biệt lưu ý.
1.1. Thời gian gà thay lông
Thời gian gà thay lông chủ yếu diễn ra vào cuối mùa hè đầu mùa thu, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch. Nhưng thời điểm gà thay lông chính xác sẽ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của gà chọi cũng như điều kiện nuôi dưỡng và nơi gà sinh sống.
Gà trống sẽ thay lông trước gà mái. Thông thường, gà sẽ thay lông từ phần đầu xuống phần cổ, từ đó mới lan dần sang các phần ức và đuôi. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 4-8 tuần. Bạn tuyệt đối không nên mang gà chọi đi đá vào giai đoạn này. Vì đây là lúc gà yếu nhất và bạn có thể dễ dàng thua cuộc trong các trận chọi gà.
1.2. Thay lông ở gà con
Không chỉ gà trưởng thành mà cả gà con cũng cần thay lông. Quá trình thay lông ở gà con thường diễn ra khi chúng được 6-8 ngày tuổi. Lúc này, lớp lông non sẽ rụng dần và được thay thế bằng các lớp lông cứng cáp hơn. Các lớp lông này sẽ giúp bảo vệ và giữ ấm cho các chú gà chọi, giúp chúng khỏe mạnh hơn.
1.3. Thay lông ở gà trưởng thành
Gà chọi trưởng thành sẽ bắt đầu quá trình thay lông khi được 7-14 tuần tuổi. Lúc này, những lớp lông cứng cáp sẽ được rụng dần để được thay thế bằng những lông chắc khỏe hơn. Được biết, gà trống sẽ thay lông nhiều và mạnh hơn các chú gà mái.
Quá trình thay lông sẽ kết thúc khi gà được 5,5-6 tháng tuổi. Sau đó gà sẽ tiến vào giai đoạn thay lông định kỳ mỗi năm. Việc thay lông định kỳ sẽ bắt đầu khi gà được 16-18 tháng tuổi.
Đối những chú gà chọi, những lớp lông chắc khỏe, cứng cáp, mạnh sẽ giúp ích cho việc đá gà. Vậy nên những người chăm sóc gà sẽ rất quan tâm đến giai đoạn này của gà.
2.Cách chăm sóc gà trong quá trình thay lông
Nắm bắt được thời gian gà thay lông trong bao lâu, các chủ nuôi gà đều hiểu được đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm của những chú gà chọi.
Thay lông khiến những chú gà hao hụt sức khỏe rất nhiều nên dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vì vậy việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng và môi trường sống cho những chú gà trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng.
2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu của gà thay lông
Như đã được đề cập ở trên, giai đoạn gà thay lông từ 4-8 tuần là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Ở thời điểm này, bạn tuyệt đối không nên cho gà chọi tham gia bất kỳ một trận đấu nào.
Chăm sóc gà trong giai đoạn bắt đầu thay lông, bạn chỉ nên để gà nghỉ ngơi và thực hiện một số bài tập luyện nhẹ nhàng, không quá sức. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho những chú gà chọi.
Một số điều cần lưu ý đối với khẩu phần ăn của gà bắt đầu thay lông:
Bạn cần giảm lượng thóc hằng ngày cho gà, tốt nhất là chỉ còn khoảng ⅓ so với lúc bình thường. Vì trong giai đoạn này gà thường gặp tình trạng khó tiêu, nên sẽ không thể ăn nhiều được.
Bạn nên cho gà ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là một số loại thực phẩm như: cà chua, rau giá, đậu phộng.
Cho gà ăn mồi 3 ngày/lần.
2.2. Giai đoạn 2: Gà chọi trong quá trình thay lông
Khi gà đã tiến vào quá trình thay lông, môi trường sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần tác động đến sức khỏe và những sợi lông mọc ra của gà. Để có được một bộ lông chắc khỏe, cứng cáp, bóng mượt tuyệt đẹp, các chủ gà cần lưu ý một số điều sau:
Trong giai đoạn này, bạn cho gà ăn ⅔ lượng thóc bình thường.
Tiếp tục cho gà ăn thêm nhiều rau xanh, cà chua, đậu phộng.
Cho gà ăn 1 tuần/lần: 1 miếng thịt nạc, 1 quả trứng.
Chủ gà cũng nhớ trong giai đoạn này, bạn không nên tắm cho gà mỗi ngày mà thay vào đó là 2-3 ngày/lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho gà ăn thêm dầu cá để bổ sung dinh dưỡng chất đạm. Liều dùng là 2 ngày/viên.
2.3. Giai đoạn 3: Gà khô lông
Khi gà đến giai đoạn khô lông, lông mới đã gần như hoàn thiện. Lúc này bạn cần phải đảm bảo dinh dưỡng, giúp gà khỏe mạnh hơn trước khi bước vào các trận chọi gà trong tương lai.
Vào giai đoạn này, chế độ ăn uống của gà đã quay lại như bình thường. Đồng thời, bạn vẫn tiếp tục để gà ăn nhiều rau xanh nhưng không cho ăn mồi nữa.
Ngoài ra, bạn chỉ nên tắm cho gà 1 tuần/lần để tránh cho việc lông gà bị xoăn, mất đẹp.
Giai đoạn gà thay lông rất quan trọng đối với mỗi chủ gà và cả chủ nuôi gà. Với những chia sẻ phía trên của chúng tôi bạn đã biết được việc gà thay lông bao lâu. Đồng thời, bạn đã có thêm những kinh nghiệm về việc chăm sóc gà trong giai đoạn rụng lông.
Gà Thay Lông Bao Lâu, Cách Chăm Sóc Hiệu Quả Nhất
GÀ THAY LÔNG CÓ CÁC ĐẶC ĐIỂM GÌ
Gà thay lông là một trong những giai đoạn bình thường trong suốt vòng đời phát triển của mình. Chúng diễn ra theo mùa, theo từng giai đoạn phát triển. Các đặc điểm của gà khi đang bắt đầu quá trình thay lông gồm : + Giai đoạn thay lông của gà sẽ xuất phát ở cổ, sau đó từ từ xuống ức và tới đuôi. + Việc thay lông bị tác động của các yếu tố như sức khỏe, sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn thay lông. + Thời điểm gà thay lông có thể được điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống, ánh sáng…
GÀ THAY LÔNG BAO LÂU
Việc thay lông ở gà là một giai đoạn hoàn toàn tự nhiên. Đến một thời điểm thích hợp trong năm chúng sẽ bỏ lớp lông cũ và khoác lên bộ lông mới trước khi bước vào thời kì sinh sản hoặc mùa đông lạnh. Tuy nhiên, thời gian thay lông của gà sẽ có sự khác nhau tùy vào từng giai đoạn phát triển, cụ thể :
GIAI ĐOẠN GÀ CON THAY LÔNG
Đối với giai đoạn gà con mới nở, chúng sẽ có một lớp lông tơ bên ngoài. Từ 6 đến 8 ngày tiếp theo, chúng sẽ vào tiến trình thay lông đầu tiên. Đối với giai đoạn thay lông ở thời kì này sẽ mất khoảng 4 tuần để hoàn tất. Khi đó, lớp lông tơ sẽ thay dần bằng lớp lông dày và cứng cáp hơn, giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Ngoài ra, khi gà con được 7 đến 14 tuần tuổi chúng sẽ bắt đầu thay lông lần thứ 2, thời gian thay lông lúc này sẽ khá lâu, khoảng từ 10 đến 14 tuần. Tức thay lông xong khi chúng đã đạt được 5 đến 6 tháng tuổi, chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành. Chính vì vậy bộ lông của gà lúc này đã có sự óng mượt, đẹp hơn cũng như dày hơn nhiều so với trước đây.
GIAI ĐOẠN GÀ TRƯỞNG THÀNH THAY LÔNG
Khi gà đã trưởng thành, chúng sẽ bắt đầu thay lông khi được 16 đến 18 tháng tuổi. Khi đó quá trình thay lông sẽ diễn ra định kì mỗi năm. Thông thường mùa thay lông sẽ là cuối thu đến sang đầu đông khi thời tiết có sự thay đổi về nhiệt độ và ánh sáng. Đối với giai đoạn thay lông định kì của gà trưởng thành sẽ trung bình mất khoảng 7 đến 8 tuần để hoàn tất. Tuy nhiên, ở một số giống gà thì thời gian diễn ra nhanh hơn chỉ 4 tuần, còn một số khác thì khoảng thời gian này phải mất tới 12 tuần.
GÀ THAY LÔNG VÀO MÙA NÀO
Giai đoạn gà thay lông cao điểm nhất sẽ là vào khoảng cuối hè sang thu hoặc đầu đông tức vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, gà trống sẽ thay sớm hơn, bắt đầu vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch. Sau quá trình thay lông trung bình khoảng từ 7 đến 8 tuần, gà sẽ có được bộ lông mới đẹp hơn, sáng và mềm mịn hơn, bóng mượt hơn. Ngoài ra, phần lông cánh sẽ có kích thước to và dài hơn. Mặc dù vậy, trong quá trình thay lông, gà cần cung cấp nguồn năng lượng, protein nhiều hơn, do đó mà đối với gà mái đẻ có thể bị ngưng hoặc giảm tỷ lệ đẻ ở giai đoạn thay lông này.
HƯỚNG DẪN CÁCH GIÚP GÀ CHỌI NHANH MỌC LÔNG
Trong giai đoạn gà thực hiện việc thay lông thì cách chăm sóc ảnh hưởng đến thời gian thay lông cũng như chất lượng bộ lông. Do đó mà cần có những kỹ thuật chăm sóc giúp quá trình thay lông diễn ra tốt hơn, nhanh hơn. Cụ thể như sau :
GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU THAY LÔNG
Khi gà bắt đầu vào thời kỳ thay lông mỗi năm, nên tiến hành cho gà nghỉ ngơi, hạn chế các bài tập vần hơi, vần đòn đòi hỏi nhiều sức lực mà chỉ nên tập với những bài có cường độ nhẹ nhàng cùng việc tắm rửa giúp kích thích quá trình thay lông diễn ra nhanh hơn. Thêm vào đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày phải bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, protein, mồi tươi nhằm thúc đẩy quá trình thay lông tốt hơn.
Theo đó, đối với giai đoạn gà bắt đầu thay lông thì giảm khoảng 1/3 lượng thức ăn là thóc, lúa, rau mà nên tăng cường cho ăn giá đỗ, lạc cũng như tăng vào mồi bằng thịt bò, thịt heo nạc, sâu, giun dế… Nhằm bổ sung năng lượng cũng như giúp bộ lông chuẩn bị thay trở nên óng mượt và dày hơn. Thêm vào đó, có thể thúc đẩy quá trình thay lông của gà bằng việc rút 3 lông ở đầu mỗi bên cánh và 2 lông chúa.
GIAI ĐOẠN ĐANG THAY LÔNG
Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều đến bộ lông mới. Chính vì vậy để giúp quá trình thay lông nhanh hơn cũng như giúp bộ lông mới được óng mượt, bóng bẩy đẹp hơn thì có thể tiến hành như sau : + Giảm 2/3 lượng thức ăn từ thóc, lúa so với bình thường + Cho ăn thêm rau xanh, giá đỗ và lạc. + Tiến hành cho gà uống dầu cá 2 ngày/viên nhằm bổ sung thêm đạm và giúp lông mượt, bóng bẩy hơn. + Mỗi tuần cho ăn 1 miếng thịt nạc bò hoặc heo nhỏ và một quả trứng cút lộn. Trong quá trình gà đang thay lông ở giai đoạn này chỉ nên cho tắm khoảng 2,3 ngày một lần, hạn chế việc tắm thường xuyên.
GIAI ĐOẠN KHÔ LÔNG
Khi gà bắt đầu giai đoạn khô lông sẽ thường ăn nhiều, tăng trọng lượng nhanh. Do đó, chế độ ăn ở giai đoạn này phải kiểm soát tốt để hạn chế việc tăng cân quá mức. Các bước thực hiện như sau : + Khẩu phần ăn trước đây được giữ nguyên, tuy nhiên loại bỏ phần thịt lợn nạc ra. + Nhằm kích thích việc ra lông và tránh lông bị xoăn lại, chỉ nên tắm cho gà 1 tuần một lần ở giai đoạn này. Ngoài ra, thời điểm tắm nên là lúc có nắng ấm nhằm hạn chế việc gà bị nhiễm lanh, mất gân, dễ nhiễm bệnh.
Khi gà hoàn tất quá trình thay lông, khô lông thì tiến hành tỉa bớt phần lông ở đầu, cổ để giúp gà mát mẻ, thoáng hơn khi thời tiết nóng cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình luyện tập, thi đấu ở gà chọi. Tiến hành việc vào nghệ ở các khu vực da đã cắt tỉa lông cũng như bắt đầu cho luyện các bài tập như quần bội, vần hơi, vần đòn như trước đây để lấy lại được sự sung mãng, sức khỏe và sự săn chắc của cơ bắp như trước khi thay lông.
Gà Thay Lông Bao Lâu? Bí Quyết Chăm Sóc Gà Chọi Và Gà Mái Đẻ Giai Đoạn Thay Lông
Thay lông là gì?
Ở các loài có lông vũ như gà, hiện tượng rụng bộ lông vũ cũ, thay vào đó là một bộ lông vũ mới được gọi là sự thay lông. Đây là một quá trình sinh lý rất bình thường, xảy ra ở cả hai giới tính trống và mái. Mùa thay lông thường diễn ra vào khoảng thời gian bước vào đầu thu/ mùa chim di cư để giúp chúng có bộ lông mới, giữ ấm cơ thể trong mùa đông giá lạnh. Việc thay lông ở gà diễn ra tuần tự, đầu tiên sẽ xuất hiện ở phần đầu, sau đó lan xuống cổ, lưng, ức, cánh và đuôi.
Dẫu việc thay lông thường xảy ra theo chu kỳ. Tuy nhiên, đối với từng cá thể, nó cũng có thể xảy ra trong điều kiện thiếu thức ăn, nước uống và ánh sáng. Gà mái ấp có xu hướng thay lông triệt để sau khi trứng nở vì chúng bắt đầu ăn uống trở lại bình thường.
Gà thay lông bao lâu?
Thay lông được chia ra thành 2 nhóm: thay lông non của gà con và thay lông định kỳ hàng năm của gà trưởng thành
1. Đợt thay lông đầu tiên xảy ra khi gà còn rất nhỏ, từ 6-8 ngày tuổi và hoàn tất trong vòng 4 tuần. Những chiếc lông tơ sẽ được rụng dần
… và thay thế bằng lớp lông mới dày hơn, cứng hơn
2. Khi gà lớn hơn thêm một chút nữa, đợt thay lông thứ hai sẽ được diễn ra khi gà được 7-14 tuần tuổi. Lúc này,những chiếc lông dài bắt đầu xuất hiện. Quá trình thay lông này kết thúc vào 5,5 – 6 tháng tuổi, khi gà bắt đầu thành thục sinh dục. Gà trống thay lông mạnh hơn gà mái.
Khi gà đạt 16-18 tháng tuổi, chúng bước giai đoạn thay lông định kỳ hằng năm của gà trưởng thành.
Tất cả gà đều thay lông theo mùa. Vào mùa thay lông, gà rụng toàn bộ lông và mọc lớp mới. Thay lông xảy ra dưới tác động của việc giảm thời lượng chiếu sáng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông.
Lông chứa đến 85% protein, việc tái tạo lông đòi hỏi rất nhiều năng lượng và dưỡng chất dự trữ. Do đó, với gà mái, sản lượng trứng dường như sút giảm hoặc ngưng hoàn toàn cho đến khi thay xong. Trung bình, việc thay lông cần từ 7-8 tuần để hoàn tất nhưng biến động từ 4-12 tuần hay lâu hơn.
Sơ đồ lông vũ của gia cầm trong thời gian thay lông
A. Vị trí của lông cánh trước khi thay
(a. Lông vũ lớp thứ nhất; b. Lông vũ lớp thứ hai; c. Cánh nhò; d. Bàn tay; e. cẳng tay; g. Cánh tay; h. Lông dưới cơ; Các chữ số – thứ tự của nác lông)
D. Thay mười lông.
Thay lông định kỳ diễn ra nhiều lần trong đời gà và thường vào mùa vụ cố định trong năm (cuối hè sang thu hoặc đầu đông).
Thứ tự lông rụng thường bắt đầu từ phần đầu, cổ, mình (ngực lưng đùi bụng), cánh và cuối cùng là đuôi. Tuy nhiên, một số con có lông đuôi rụng trước lông cánh. Sau đó, thường mất khoảng 6 tuần để chúng phát triển một bộ lông mới sáng đẹp, mềm, mịn và mướt hơn. Đồng thời lông cánh đợt hai sẽ to và dài hơn. Ở gà, thay lông bắt đầu ở trống trước mái, thường vào tháng 5-6
Ảnh hưởng của thay lông đến việc đẻ trứng ở gà mái
Đối với gà đẻ chuyên trứng, hiếm khi chúng đẻ và thay lông đồng thời. Ở tmột số cá thể có khả năng sản xuất cao, điều đó có thể xảy. Tuy nhiên, chúng cũng giảm đẻ khi thay lông bắt đầu. Như vậy, thời gian nghỉ đẻ thay lông sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng của năm đó. Người nuôi có thể dựa vào lông cổ để xác định gà ngừng đẻ hay chưa. Khi những lông cổ bù xù, hướng về phía thân và cánh thì gà thường ngưng đẻ và thay lông mạnh.
Gà đẻ cao thường thay lông từ 8-11 tuần và bắt đầu thay lông vào tháng 10-11; Gà đẻ thấp thay lông vào tháng 7-8 và thời gian thay lông kéo dài lâu hơn.
Sau khi thay lông xong, gà mái mới bắt đầu đẻ trứng lại.
Hiện nay, bằng biện pháp thúc thay lông nhân tạo, người nuôi hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian thay lông tự nhiên từ 8 – 9 tuần xuống còn 3 – 6 tuần
Chăm sóc gà mái giai đoạn thay lông
Tạo ánh sáng đầy đủ
Hạn chế để gà đánh mổ nhau trong thời gian này vì chúng rất dễ bị tổn thương
Hạn chế căng thẳng cho gà. Không dời chúng qua khu vực mới hoặc đưa gà mới vào bầy.
Tăng hàm lượng protein lên 20-22%. Cách tốt nhất là mua thức ăn công nghiệp; đổi từ cám gà đẻ sang cám gà thịt trong khoảng 1 tháng.
Cung cấp chất bổ vào khẩu phần ăn hàng ngày của gà như: dầu cá, hạt hướng dương, cá ngừ, trứng luộc, cám đậu nành, thức ăn dành cho mèo (chứa nhiều đạm động vật), đậu hà lan, bột cá, dầu gan cá tuyết.
Hạn chế bồng để tránh gà bị đau và căng thẳng.
Kinh nghiệm nuôi gà chọi thay lông
Theo kinh nghiệm lâu năm, nuôi gà chọi thay lông còn khó hơn rất nhiều nuôi gà chọi chiến vì chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc phức tạp. Nếu không chăm kỹ lưỡng, bộ lông mới của gà mọc ra sẽ không được bền. Thông thường, nuôi gà chọi thay lông thường mất khoảng 4 tháng, được chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Gà chọi bắt đầu thay lông
Ở giai đoạn này gà chọi bắt đầu thay lông, lúc này gà vẫn còn khỏe nên được nghỉ. Trong chế độ gà chiến có thể cho đúc 1 ổ, tăng cường giá, cà chua và mồi
Tắm cho gà hàng ngày vào buổi trưa, sau khi tắm lấy khăn lau nhẹ cho ráo nước.
Video cách tắm cho gà chọi thay lông
Nuôi gà chọi thay lông phải thay đổi chế độ ăn của chúng. Bạn vẫn cho ăn thóc bình thường nhưng phải giảm đi khoảng 1/3. Thay vào đó tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn này giúp gà chọi gião lỗ chân lông, ép con gà thay chút.
Sau đó, sư kê rút (nhổ) 3 cái lông đầu cánh ở ở 2 bên cánh gà cùng 2 lông đuôi chúa. Những lông này thường thay rất lâu, phải rút đi cho thay cùng một lúc, lông sẽ mọc đều.
Bao giờ thấy gà bạc hẳn vào vụ thay lông thì bổ sung vào khẩu phần ăn gà chọi thêm mồi và lạc. Cách khoảng 3 ngày bổ sung 1 lần cho đến khi thấy gà chọi ra lông.
Giai đoạn 2: Gà chọi ra lông
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định tới bộ lông mới của gà chọi sau này. Khi gà chuẩn bị ra lông, sư kê thay đổi chế độ ăn của chúng như sau:
Cho gà ăn khẩu phần ít hơn, bằng 2/3 khẩu phần ăn của gà chiến, bổ sung thêm rau, lạc. Đồng thời bổ sung đạm, dầu cá 2 ngày 1 viên giúp lông mọc ra thêm óng mượt. Trong 1 tuần cho gà ăn thêm 1 quả trứng cút và 1 miếng thịt nạc nhỏ.
Giai đoạn này, cần tắm cho gà 2, 3 ngày 1 lần, không tắm thường xuyên
Giai đoạn 3: Gà khô lông
Gà chọi bước vào giai đoạn này thường tăng cân rất nhanh. Sư kê nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cho chúng. Loại bỏ thịt lợn khỏi khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, khoảng 1 tuần mới tắm một lần (tắm nhằm tăng độ ẩm kích thích gà ra lông, lông đỡ bị xoan). Nên tắm lúc trời hửng nắng, lau khô nhẹ nhàng và đem gà phơi nắng nhẹ, nếu không sẽ khiến gà dễ mất gân hay mắc bệnh đường hô hấp.
Khi lông gà đã ra nhiều, đợi lông khô hẳn, ta tiến hành cắt lông và vào vần gà chọi.
Nuôi gà chiến sau khi thay lông xong
Khi gà thay lông xong, lông khô hẳn, sư kê cắt tỉa bớt ở phần đầu, cổ để gà thoáng mái và giải nhiệt cho gà. Khi gà đã khỏe mạnh, gặp trời nắng ráo thì tiến hành vào nghệ cho gà (1 tuần 1 lần).
Gà chọi sau khi thay lông được vần 4-5 kỳ đòn, 2-3 kỳ hơi với số lượng tăng dần, kết hợp vào nghệ và chạy lồng
Vào nghệ khoảng 2-3 lần, cho gà nghỉ 1 tuần rồi cho gà thử chân 15 phút, cho nghỉ 3 ngày thì cho đi 60 phút hơi. Sau mỗi lần vần 1 hồ đòn, cho gà nghỉ tối thiểu 4-5 ngày, 2 hồ đòn cho nghỉ 8-10 ngày kết hợp với việc vào nghệ để gà nhanh bình phục và ngót đi mỡ thừa. Đồng thời, cho gà chạy lồng 45 phút mỗi buổi sáng. Tùy vào cơ địa của từng chiến kê mà mức độ vần cũng cần linh động. Trung bình khoảng 4-5 kỳ đòn, 2-3 kỳ hơi là được.
Chế độ ăn uống: cứ 2 ngày ăn thóc/ ngô thì 1 bữa mồi (thịt lợn hoặc vài miếng thịt chó, thịt bò, cá, tôm) để bổ sung đạm cho gà khỏe mạnh và sung sức. Cho ăn thêm rau, giá, cà chua.
Video Bí quyết nuôi gà chọi của sư kê
Gà Thay Lông Bao Lâu? Mùa Nào Gà Bắt Đầu Thay Lông
Thay lông là quá trình rất bình thường diễn ra theo mùa, theo lứa tuổi ở một chú gà khỏe mạnh. Một quá trình thay lông hoàn hảo sẽ mang về một kết quả là một bộ lông óng mượt vô cùng bắt mắt. Đặc điểm để nhận ra gà đang bắt đầu thay lông như sau:
Việc thay lông sẽ diễn ra ở cổ, sau đó lan dần xuống ức và đuôi
Quá trình thay lông phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, tình trạng và sự chăm sóc trong thời giant hay lông
Quá trình này cũng có thể được điều chỉnh bằng thức ăn, nước uống hay ánh sáng…
Thay lông được chia thành hai giai đoạn tương ứng với hai kiểu gà: gà con thay lông tơ và gà trưởng thành thay lông theo định kỳ
Đây cũng là đợt thay lông đầu tiên trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển ở gà. Từ khi được 6 -8 ngày tuổi và hoàn tất quá trình trong khoảng thời gian 4 tuần tuổi đầu tiên. Những chiếc lông tơ bông của gà sẽ dần rụng đi. Thay vào đó là một lớp lông dày hơn, cứng hơn, giúp giữ ấm cho cơ thể tốt nhất.
Khi gà lớn hơn một chút khoảng từ 7 đến 14 tuần tuổi. Lúc này những chiếc lông dài bắt đầu xuất hiện. Quá trình thay lông kết thúc vào 5.5 – 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này gà trống thường thay lông mạnh hơn gà mái nên nhìn rất rõ rệt.
Khi gà đạt được 16 – 18 tháng tuổi thì chúng bắt đầu bước vào giai đoạn thay lông định kỳ hằng năm của gà trưởng thành. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại theo mùa mỗi năm
Gà thường bắt đầu thay lông rộ nhất vào tháng 6, 7 âm lịch hàng năm có nghĩa là vào trong thời tiết cuối hè sang thu hoặc đầu đông là dễ bắt gặp nhất. Gà trống thì thường thay lông sớm hơn gà mái. Thường rơi vào khoảng tháng 5, 6. Kết thúc quá trình thay lông sẽ thấy gà có một bộ lông sáng, đẹp, mềm mịn và mướt hơn. Đặc biệt, lông cánh đợt hai sẽ to và dài hơn so với lông cũ.
Tuy nhiên, lông chứa đến 85% lượng protein nên việc tái tạo lông mới đòi hỏi nhiều năng lượng và dưỡng chất dự trữ nhiều hơn. Đối với gà mái đẻ thì giai đoạn này có thể giảm sút tỷ lệ đẻ hoặc nhưng ngưng cho đến khi thay lông xong.
Cách chăm sóc gà chọi cho nhanh mọc lông
Gà thay lông bao lâu và mùa thay lông của gà là khi nào thì đã giải quyết xong. Thì cách chăm sóc để gà nhanh ra lông, lông dài óng mượt cũng đòi hỏi một kỹ thuật chăm sóc vô cùng đặc biệt. Quá trình này được chia thành 3 giai đoạn: thay lông, ra lông và khô lông.
Khi gà bắt đầu giai đoạn thay lông theo định kỳ hàng năm theo định kỳ. Thì nên cho gà nghỉ ngơi không tham gia các kỳ vần hơi, vần đòn tốn nhiều năng lượng. Thay vào đó sẽ là các bài tập nhẹ nhàng kết hợp với việc tắm cho gà kích thích gà thay lông. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng, vào mồi cho gà chọi cũng đóng vai trò quan trọng. Thường khẩu phần ăn của gà bắt đầu thay lông gồm có:
Giảm 1/3 lượng rau thóc, lúa
Tăng cường rau xanh (giá đỗ)
Tăng cường mồi và lạc. Cách 3 ngày bổ sung một lần cho đến khi gà ra lông thì thôi
Ngoài ra, người nuôi gà cũng nên hỗ trợ thay lông bằng cách rút 3 lông ở đầu cánh mỗi bên. Cùng 2 lông chúa để quá trình thay lông của gà diễn ra nhanh hơn.
Giai đoạn quan trọng nhất để quyết định bộ lông mới của gà sau khi kết thúc thay lông. Chế độ ăn của gà chọi đang ra lông như sau:
Khẩu phần ăn giảm còn 2/3 so với gà chiến bình thường
Bổ sung thêm rau xanh, lạc cho gà
Cho gà uống dầu cá 2 ngày 1 viên và bổ sung thêm đạm
1 tuần cho gà ăn 1 quả trứng cút + 1 miếng thịt nạc nhỏ
Lưu ý: Khi gà chọi đang ra lông không nên tắm thường xuyên mà 2, 3 ngày mới nên tắm 1 lần.
Gà bước vào giai đoạn khô lông thường tăng cân rất nhanh chóng. Vì thế, cũng phải điều chỉnh khẩu phần ăn để tránh gà tăng cân quá nhanh không kiểm soát được. Do vậy cần phải làm như sau:
Loại bỏ thịt lợn nạc ra khỏi bữa ăn còn các khẩu phần khác giữ nguyên
Gà hoàn thành giai đoạn thay lông và khô lông thì cần phải tỉa bớt lông ở các vị trí như đầu, cổ để gà thoáng mái và giải nhiệt khi thời tiết quá nóng. Khi thời tiết nắng ráo thì tiến hành vào nghệ và cho gà thực hiện các bài vần, chạy lồng, chạy bội để tăng cường thể lực, sức bền và giữ được một cơ thể săn chắc, cường tráng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Gà Thay Lông Bao Lâu, Cách Chăm Sóc Gà trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!