Đề Xuất 3/2023 # Gà Tre Đèo Le Quảng Nam. Ga Tre # Top 3 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Gà Tre Đèo Le Quảng Nam. Ga Tre # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gà Tre Đèo Le Quảng Nam. Ga Tre mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có dịp đến đèo Le điểm giáp ranh giữ huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, bạn sẽ đuợc thưởng thức món gà tre nổi tiếng. Thưởng thức một lần sẽ thấy gà tre đèo Le không đâu có.

Gà tre là loại gà nhỏ con, được nuôi từ rất lâu đời ở địa phương này, gà thả trong vườn, có khả năng đào bới tìm côn trùng rất tốt nên thịt thơm ngon rất đặc trưng. Con lớn nhất khoảng 600 đến 700g, còn lại đa số khoảng 500g.

Từ thành phố Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía nam khoảng 35km là đến ngã ba Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, từ đây đi theo tỉnh lộ ĐT 611 về phía tây khoảng 30km đường nhựa là đến đèo Le. Ngay khi đến chân đèo, một bức tranh phong cảnh hoang sơ đầy hữu tình mở ra trước mắt làm ta quên đi bao mệt nhọc. Dọc hai bên đường, nhiều tấm biển hiệu ghi đặc sản gà tre trưng ra mời gọi thực khách. Lên đến đỉnh đèo, nơi đây còn có khu du lịch sinh thái suối nước mát rất tiện nghi nhưng đầy hoang sơ, ở đây món gà tre vẫn là đặc sản.

Đến các quán gà tre bạn sẽ thấy gà nhốt trong giỏ, chủ yếu là gà tơ, thích ăn con nào thì chỉ cho chủ quán con đó, ngồi chờ khoảng 15 phút là có con gà luộc nóng hổi bốc khói thơm lừng trên đĩa. Món này cầm xé ăn mới ngon. Ta muốn có miếng cháo gà nóng húp cho giải nhiệt thì bảo chủ quán dùng nước luộc gà và bộ lòng nấu một tô cháo hay thích ăn xôi thì chủ quán sẽ lấy nước luộc gà nấu xôi, dùng lòng gà trộn vào ăn cũng rất ngon. Bản thân thịt gà đã ngon rồi mà ở đây các chủ quán đều có bí quyết pha chế nước luộc gà nên thịt gà tre càng thơm ngon quyến rủ hơn. Nếu không thích gà luộc thì gọi món gà nướng hoặc bảo chủ quán kho sả ăn với cơm nóng cũng rất ngon.

Nếu ăn gà tre mà uống bia thì đích thị là dân chưa sành ăn, mà phải nhâm nhi với rượu gạo nổi tiếng thơm ngon được nấu thủ công ở đây thì mới đúng điệu. Ngồi quây quần bên đĩa thịt gà chuyện trò vui vẻ, nhâm nhi ly rượu gạo, câu chuyện càng thêm thâm tình và hưng phấn. Ai đã một lần thưởng thức gà tre với rượu gạo rồi đều có chung nhận xét, gà béo thơm rất đặc trưng, rượu thoang thoảng mùi gạo dễ chịu, uống vào cảm giác hơi khai ở cổ họng, có mùi thơm khá quyến rũ.

Theo langvietonline * Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Tâm Học bằng cách bấm Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!

Lượn Đèo Le Ăn Gà Tre Quảng Nam

(LV) – Ở Quảng Nam rất dễ để bạn có thể tìm thấy một quán gà tre đèo Le nhưng muốn thưởng thức gà ngon đúng điệu phải tìm về với chân đèo Le ở vùng đất Quế Sơn.

Trở về từ Nông Sơn, chúng tôi vừa đi vừa thong dong “thưởng ngoạn” cảnh núi rừng, làng mạc. Lần đầu tiên tự đi xe máy qua đèo, tôi thực sự bị choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của núi non và những cung đường uốn lượn nơi đây. Phải mất gần một tiếng đồng hồ chúng tôi mới đi hết con đèo và dừng nghỉ chân ở quán gà Châu nổi tiếng chân đèo Le.

Các món được chế biến từ gà tre đèo Le rất đa dạng, từ nướng, hấp hành, rô ti đến luộc… nhưng thơm ngon và dậy vị nhất chính là món gà nướng. Bởi vậy dù bụng đang đói cồn cào nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đợi 30 phút để được thưởng thức món nướng thơm ngon ấy.

Khi chủ quán bưng đồ ăn ra, cả đám đều phải thốt lên rằng: “Đúng là đáng công ôm bụng đói chờ”. Gà được phục vụ nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.

Chị bạn tôi nói ăn gà đèo Le là phải ăn bằng tay mới ngon vậy nên ở đây người ta phục vụ món ăn theo phong cách “tự xử”. Thực khách sẽ tự cắt thịt rồi trộn với rau răm.

Món ngon nhớ đời ở đèo Le xứ Quảng.

Gà đèo Le được nuôi thả tự nhiên chứ không nhốt trong chuồng nên thịt gà chắc, ngọt nhưng vẫn rất mềm. Thịt gà sau khi chế biến có thể nhai được cả xương, ăn kèm muối tiêu, ớt xiêm thơm mà cay đúng chất Quảng Nam.

Ăn gà đèo Le phải ăn bằng tay mới ngon đúng điệu.

Đặc biệt, gà được được chế biến bằng nước ngầm của suối nước Mát nên lại càng ngon ngọt hơn.

Cô Châu chủ quán nơi chúng tôi dừng chân cho biết gà nướng là món được thực khách lựa chọn nhiều hơn cả bởi hương vị đậm đà của nó. Miếng gà nướng có vị cay đặc trưng bởi được ướp tiêu, muối, ớt bột và hành tím đập dập. Vị thơm, ngọt của gà quyện với vị cay cay, nồng nồng của rau răm, của ớt, tiêu làm nên sự hấp dẫn tuyệt vời cho món gà.

Đã đôi lần thưởng thức gà đeo Le ở Tam Kỳ nhưng quả thật không quán nào có thể sánh được với món gà mà chúng tôi vừa mới thưởng thức. Đúng là gà tre đèo Le “danh bất hư truyền”.

KN (Nguồn: chúng tôi

Đến Đèo Le Ăn Gà Tre

Từ quốc lộ 1A, dọc theo ngã ba Hương An hơn 30km về phía Tây, thắng cảnh suối nước Mát – đèo Le thuộc địa phận xã Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) là nơi có phong cảnh thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, thơ mộng nên từ lâu đã thu hút nhiều khách tham quan, khám phá.

Trước kia, ở đèo Le chỉ có lác đác vài quán hàng đơn sơ bên đường, nhưng ngày nay hàng quán gà tre mọc lên rất nhiều để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Thực khách có thể theo chân chủ quán ghé vào tận bếp để tham quan các công đoạn từ bắt gà đến làm gà, luộc, nướng, rô ti…

Nhờ bàn tay chăm chút của con người, ngày nay khu du lịch sinh thái này đã trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Du khách có thể lội bộ lên hàng trăm bậc tam cấp bằng đá đến đầu nguồn suối để tận hưởng cảnh quan hùng vĩ hoặc vẫy vùng trong làn nước mát lạnh ở các thác nước, bể bơi nhân tạo…

Sau khi lội bộ, ngâm mình tắm mát, thú nhất là ghé những quán gà tre ngay trên đỉnh hay dọc chân đèo tha hồ thưởng thức món gà nổi tiếng nơi đây.

Gà tre đèo Le là giống gà ta nuôi thả bộ tự nhiên. Từ nhỏ đến lớn, gà chỉ ăn các loại côn trùng đào bới được trong vườn, trong rừng hoặc chỉ ăn các loại nông sản lúa, bắp nên tuy còn non tuổi nhưng vẫn chắc thịt và thơm ngon.

Thường chủ quán bắt những con gà đã vừa tầm 0,6 – 0,8kg nhốt sẵn trong chuồng, có khách yêu cầu là chế biến tại chỗ.

Dứt lời gọi của khách, cô chủ quán vội vã xuống bếp, độ mươi lăm phút sau, khách đã được thưởng thức món hấp dẫn đầu tiên là gà luộc. Gà sau khi làm sạch bỏ vào luộc đến khi chín vớt ra, thêm đậu xanh, gạo vào nồi nước luộc nấu chín, nêm gia vị vừa ăn rồi nhắc xuống ăn nóng.

Gà luộc đèo Le nổi tiếng không chỉ nhờ thịt gà ngon mà một phần nhờ chế biến bằng nguồn nước của suối nước Mát nên có vị ngon ngọt hơn hẳn ở những nơi khác.

Với đĩa gà luộc xé nhỏ bóp muối chanh, thêm chút tiêu rừng tạo hương vị đậm đà đến khó quên khi được thưởng thức.

Tiếp theo là món gà nướng muối sả, ớt. Lần này mùi vị đĩa thịt gà càng thơm, hấp dẫn, lạ miệng hơn. Gà được để nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.

Gà nướng cầm xé rồi để nguyên miếng ăn mới ngon. Nhiều thực khách hăm hở hớp một ngụm rượu nếp Quế Sơn và nhai từng miếng thịt sừn sựt.

Để có món gà nướng hấp dẫn đỏi hỏi người chế biến phải thật khéo léo. Gà làm sạch để ráo. Ướp gà cùng ớt, sả băm, thêm đường, muối, dầu ăn cho gà ngấm gia vị. Đầu bếp tiếp tục đốt củi rừng khều than hồng nướng chín gà. Gà nướng trong khoảng thời gian 30 phút, khi mùi tỏa ra thơm phức là xong.

Nửa chừng bữa ăn, nếu chưa “đã”, khách có thể gọi thêm món gà rô ti hoặc gà đèo Le hấp cách thủy. Đó là những món được chủ quán cách điệu để thực đơn thêm phong phú.

Không chỉ thưởng thức, được tận mắt xem chế biến các món gà đèo Le chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với đặc sản được xếp loại hàng đầu xứ Quảng này.

Giữ Thương Hiệu “Gà Tre Đèo Le”

Việc quản lý và phát triển thương hiệu “Gà tre đèo Le”, sản phẩm bản địa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể giúp người dân hưởng lợi được huyện Quế Sơn và ngành chức năng chú trọng. Chăn nuôi an toàn sinh học

Từ giữa năm 2016 đến nay, đề tài “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà ta địa phương theo hướng bền vững để quản lý và phát triển thương hiệu “Gà tre đèo Le” tại huyện Quế Sơn” (ThS. Nguyễn Văn Thương – Trung tâm Ứng dụng & thông tin KH&CN Quảng Nam chủ nhiệm) đã góp phần phục tráng, phát triển giống gà bản địa đặc hữu và hỗ trợ người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi an toàn dịch bệnh. ThS. Nguyễn Văn Thương chia sẻ, ban chủ nhiệm đã trực tiếp mua giống gà bản địa của hộ ông Nguyễn Văn Công, điểm cung ứng gà giống của xã Quế Long để cấp cho 4 hộ nuôi thương phẩm với quy mô 100 – 200 con/mô hình.

Mô hình nuôi gà tre thương phẩm theo hướng an toàn dịch bệnh tại một số hộ dân Quế Sơn. Ảnh: Hoàng Liên

Qua theo dõi, ở 4 mô hình, đàn gà có tỷ lệ sống cao, không xảy ra dịch bệnh, gà sinh trưởng tốt, tăng trọng đạt yêu cầu. Hiện các hộ dân được hưởng lợi từ đề tài chuẩn bị xuất bán lứa gà thứ hai. “Ước tính, mỗi ký gà tăng trọng, các hộ tiêu tốn khoảng 30.000 đồng chi phí thức ăn và các chi phí khác, với đàn gà 100 con, sau 4 tháng nuôi, mỗi ký gà thương phẩm có giá bán hơn 85.000 đồng, người dân lãi ròng gần 4 triệu đồng. Tính ưu việt của phương thức chăn nuôi thả vườn an toàn sinh học so với chăn nuôi truyền thống khá rõ. Các hộ đều cho gà ăn thức ăn tinh gồm bột bắp, lúa, phụ phẩm nông nghiệp; vắc xin tốt, bên cạnh đó sử dụng các loại thuốc nam, củ tỏi để phòng bệnh, dịch cúm cho gà. Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái nên chuồng trại sạch sẽ, không có mùi hôi gây ô nhiễm môi trường” – ThS. Thương nói.

Ông Lê Châu Quang (xã Quế Hiệp), ông Nguyễn Quý (thị trấn Đông Phú), hai trong 4 hộ được hưởng lợi chia sẻ, qua hai lứa nuôi, nhờ nắm rõ quy trình kỹ thuật, áp dụng đệm lót sinh thái, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng chế phẩm sinh học nên gà không xảy ra dịch bệnh, có sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao nên cho thu nhập khá. Với giá bán 85 – 90.000 đồng/kg như hiện nay, lợi nhuận bình quân mỗi ký gà là 40.000 đồng. Hai hộ dân dự kiến sẽ nâng số lượng đàn gà lên 500 con thời gian tới. “Vấn đề thiết yếu trong chăn nuôi hiện là dịch bệnh nên chúng tôi mong muốn được tiếp tục hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa trên đàn gà an toàn, khoa học, kỹ thuật xử lý, vệ sinh chuồng trại giúp người nuôi phát triển tổng đàn” – ông Nguyễn Quý nói.

Giữ thương hiệu

Theo ông Phan Văn Phu – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng & thông tin KH&CN (Sở KH&CN), trong chăn nuôi yếu tố môi trường rất quan trọng, ngoài áp dụng kỹ thuật đệm lót sinh học trên cơ sở sử dụng men vi sinh FPP tạo đệm lót, người dân cần sử dụng chế phẩm sinh học TAMIC để giúp xử lý mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm. Trung tâm và Phòng NN&PTNT huyện Quế Sơn sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như cung ứng chế phẩm sinh học khi người dân có nhu cầu. Ngoài vắc xin đầy đủ, người chăn nuôi cần sử dụng củ tỏi, các cây thuốc nam trong tự nhiên, trái bồ kết xông chuồng… để chủ động phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà, bởi lẽ tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay rất đáng báo động.

Việc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu giống gà tre, đặc sản của vùng đất Quế Sơn dưới dạng nhãn hiệu tập thể “Gà tre đèo Le” là tin vui đối với vùng đất này. Huyện Quế Sơn đang xây dựng đề án mở rộng vùng bảo hộ thương hiệu gà tre trải dài địa bàn 5/10 xã và lần lượt mở rộng ra toàn huyện. Hiện, trên địa bàn xã Quế Long có 9/12 hộ kinh doanh sản phẩm gà thịt đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Gà tre đèo Le” và có 2 địa chỉ cung ứng gà giống phục vụ phát triển chăn nuôi cho người dân trên địa bàn, đó là hộ ông Nguyễn Văn Công (xã Quế Long) với 2 máy ấp trứng, công suất mỗi máy 300 trứng/mẻ và ông Hoàng Văn Minh (xã Quế Hiệp). Tuy nhiên, hầu hết người chăn nuôi gà ta bản địa tại Quế Sơn đang gặp khó khăn về nguồn giống trong phát triển tổng đàn bởi lượng cung từ các cơ sở còn quá khiêm tốn.

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long, dù nhu cầu tiêu thụ trên thị trường là khá lớn, song nan giải ở địa phương hiện nay vẫn là nguồn giống. Hai cơ sở giống không đủ cung ứng nên nhiều hộ dân buộc phải mua giống từ các nơi khác, điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc gìn giữ và phát triển thương hiệu của giống gà bản địa. “Toàn xã Quế Long có tới 10 quán kinh doanh sản phẩm thịt gà tre, nhưng chỉ có 2 – 3 quán là có nguồn gà bản địa, tình trang lạm dụng nhãn hiệu sẽ làm mất đi thương hiệu sản phẩm đặc hữu của vùng đất nếu không được chấn chỉnh kịp thời” – bà Hạnh nói. Ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch UBND thị trấn Đông Phú đặt ra vấn đề là quản lý thương hiệu như thế nào, cần phải yêu cầu người chăn nuôi lẫn các hàng quán cam kết, chịu trách nhiệm khi bán sản phẩm gà thịt không đúng so với nhãn hiệu đăng ký. Ông Trần Vũ Tánh – Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quế Sơn nhấn mạnh, thời gian tới, công tác quản lý nhãn hiệu sẽ được chú trọng hơn nữa, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ vào cuộc, xử lý nghiêm đối với những cơ sở kinh doanh sản phẩm gà thịt lạm dụng thương hiệu. Huyện đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển theo hai hướng: chuyên gà giống và chuyên nuôi gà thương phẩm, khuyến khích các hộ nhân rộng mô hình nuôi. Hiện 5 xã thực hiện đề án đăng ký nhãn hiệu “Gà tre đèo Le” và huyện tiếp tục đăng ký mở rộng ra 5 xã còn lại. Ba hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng được định hướng, cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, đây sẽ là những cơ sở sản xuất giống, quản lý, thu mua gà trong dân, xuất bán gà tre ra các vùng lân cận trên địa bàn.

HOÀNG LIÊN

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gà Tre Đèo Le Quảng Nam. Ga Tre trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!