Đề Xuất 5/2023 # Hỏi Gà Lão Kê Thần Đồng (Gà Non Nhưng Mặt Ông Cụ ) # Top 10 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 5/2023 # Hỏi Gà Lão Kê Thần Đồng (Gà Non Nhưng Mặt Ông Cụ ) # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hỏi Gà Lão Kê Thần Đồng (Gà Non Nhưng Mặt Ông Cụ ) mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tác giả

chào cả nhà mình có con gà Lão kê Thần đồng.theo nhiều sách nói đây là con gà link kê ko biết có fai không ạgà nhà mình mới chỉ có 9 tháng thôi nhưng mặt nó già cụ, da nhăn nheo xù xì mà rất dày ai nhìn cũng tưởng gà già lắm mấy vụ lông rồi nhưng đằng này cựa mới nhú và lông chưa khô hết ^^.em mới cho vần thử được 2 trần mà mặt mũi nó trai sạm quá.Gà nó đánh đòn khá tốt độc và hiểm, lỗi đánh dọc, lùi tát nhiều cái đơ gà họ. nhưng khi bị đau đòn đau nó thường rúc vào đối thủ nghỉ 1 tý rồi chui ra cái là lại đánh ngay.Ak thêm 1 chi tiết nữa là gà này cựa nhật nguyệt, Gà ô ( theo sách nhật nguyệt cũng là link kê )các bác bảo con này bán được bao nhiêu tiền ạ em thì ko muốn bán đâu nhưng bố em cứ bảo bán đi ko thì bị mất trộm vì em ko mấy khi ở nhà đi làm trên hà nội thi thoảng mới về vần gà được thôi.mấy tay chơi gà nhàng nhàng trong làng trả 1tr6 rồi.các bác cho em ý kiến nếu là gà link kê thực sự thì em để lại vần vỗ rồi đi chiếnhnao về quê em chụp vào tấm hình cho các bác

ak gà của mình da nó nhăn nheo xù xì mỗi phần đầu mặt và cần cổ thôi từ diều hất xuống chân cẳng da trắng ởn non búng.em chưa vần vỗ xoa rượu hay trà gì cả đang chuẩn bị cắt lông rồi làm sau 🙂

lão thần đồng là gà giá mặt nhìn như gà tơ mà bạn !

Gà Đòn Hà Nội viết:

lão thần đồng là gà giá mặt nhìn như gà tơ mà bạn !

cái này đúng còn gà bạn nếu đúng như bạn nói thi chỉ là gà mặt lão thôi ….

vậy ak thế em nhầm lẫn rồithế gà mặt lão có chơi được ko báccòn chân cựa nhật nguyệt cũng là linh kê chứ 🙂

duydh viết:

vậy ak thế em nhầm lẫn rồithế gà mặt lão có chơi được ko báccòn chân cựa nhật nguyệt cũng là linh kê chứ 🙂

không ai gọi cựa nhật nguyệt là linh kê cả … gà mặt lão cũng là 1 dòng gà tốt .

oke thế để em chăm bẵm thêm và vần thêm vài trận xem sao cuối tuần về vần úp clip cho các bác 🙂

Ngày đăng: 05/03/2013 lúc 11:57am

mặt gì hay cựa gì đi chăng nữa thì gà cần phải có đòn và lối ko có đòn lối thì thit hết

hacngocbn Nhi đồng

Gia nhập: 25/01/2013Khu vực: Bắc NinhTình trạng: OfflineĐiểm: 131

Ngày đăng: 05/03/2013 lúc 12:56pm

Tơ thì 2tr, đá vần mà gặp khách kết thì 3-10tr là bt 🙂

vang để em tham khảo giá chứ bố em ở nhà không biết toàn gà của em rẻ thôi hjx hjx.toàn sợ mất trộm trước có con gà trả 4 triệu ko bán mấy đêm sau nó vào bê cả trống và 2 mái akay ko chịu được :-snói chung con này em kết hơn con trước có điều gà tơ đánh ít và chưa vần thôi

lão kê thần đồng, thực chất chỉ là con gà có mặt già trước tuổi chứ chẳng phải linh kê j đâu bạn ak. và cựa nhật nguyệt gà ăn cựa hay lấy mắt đối thủ, nhưng gà chơi là phải bằng đòn chứ mấy cái đó k là j hết đâu

tò mò quá. chờ hình xem tn.

tuyenitepu viết:

lão kê thần đồng, thực chất chỉ là con gà có mặt già trước tuổi chứ chẳng phải linh kê j đâu bạn ak. và cựa nhật nguyệt gà ăn cựa hay lấy mắt đối thủ, nhưng gà chơi là phải bằng đòn chứ mấy cái đó k là j hết đâu

vâng biết là gà đá băng đòn, vì em vần gà được 2 trận rồi thấy đòn đánh tốt chắc chân buông tát đánh búp tốt quákết hợp với sách nói lên em tò mò lên đây hỏi anh em xem sao để thêm tự tin vần vỗ cho em nó ra chiến thôi 🙂

duydh viết:

vang để em tham khảo giá chứ bố em ở nhà không biết toàn gà của em rẻ thôi hjx hjx.toàn sợ mất trộm trước có con gà trả 4 triệu ko bán mấy đêm sau nó vào bê cả trống và 2 mái akay ko chịu được :-snói chung con này em kết hơn con trước có điều gà tơ đánh ít và chưa vần thôi

làm chuồng cẩn thận khóa lại !

Guests Guest

Ngày đăng: 05/03/2013 lúc 10:03pm

cuối tuần có ảnh cho các bác 🙂

Ông Lão Mê Gà Chọi

Mê gà từ cái thuở “thò lò mũi xanh” cho đến nay đã bước sang cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng hễ cứ có ai nhắc đến gà là ông lại đứng ngồi không yên. Người dân ở Xóm Nợm, xã Dĩnh Kế thấy ông tay nải bế gà như bế con đi khắp nơi nên đặt luôn tên đệm cho ông Nguyễn Tiến Thịnh là “Thịnh gà”.

Niềm đam mê…

Dĩnh Kế không phải là đất chọi gà nhưng chẳng biết từ bao giờ ở cái xóm nhỏ này người ta cứ rủ nhau nuôi gà chọi. Có người chuyên gột gà để bán, có người nuôi để tăng gia kinh tế nhưng hầu hết là nuôi để đem đi chọi. Cứ 10 hộ gia đình thì có tới 6 hộ nuôi gà chọi. Trong số những người đam mê gà chọi, Thịnh gà không phải là người có nhiều những trận đấu “một thời để nhớ” nhưng không chỉ ở xóm Nợm mà cả đất Bắc đều biết đến ông bởi những kinh nghiệm nhân giống, nuôi, tập luyện và chăm sóc sức khoẻ như một bác sĩ để các “chiến binh gà” lên đài dù yếu thế hơn vẫn có thể chuyển từ bại thành thắng. Dân chọi gà thường gọi những bác sĩ gà là “sư kê” và Thịnh gà là một “sư kê” có thương hiệu.

Theo ông Thịnh, gà chọi ở nước ta hiện nay có rất nhiều như gà gô, gà xiêm, gà tre, gà Tây, hoặc nhập từ Pháp, Campuchia, Thái Lan… Tuy nhiên, dân chơi ở đất Bắc vẫn chuộng những chú gà có xuất xứ từ miền Nam, trong đó phải kể tới Tông Bẩy Quéo và Tông Ngân Hàng. Tông Bẩy Quéo đã lừng danh từ thời Tây Sơn Nguyễn Huệ – niềm tự hào vô song của người Bình Định. Còn Tông Ngân Hàng đá đâu cũng thắng, tiền gửi vào ngân hàng không xuể.

Khi đã chọn được tông gà tốt, người ta tuyển những con gà mái nhanh nhẹn, hung dữ nhưng không quá già. Cho làm bạn với gà trống cũng phải là một “chiến binh” thực thụ. Gà con sau khi nở vẫn nuôi chung cả đàn, đến tháng thứ 3 thì tách khỏi mẹ. Tuyển từ đàn những con ngủ không chui vào lòng mẹ, tự kiếm ăn, chân đi khùynh khoàng. Khi những chú gà choai choai bắt đầu gáy te te thì phải cắt lông ở vùng đầu, cổ ức, cắt tai. Dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà đặc và nước tiểu trẻ con sát lên vùng da gà vào buổi sáng sớm rồi đem gà ra tắm nắng. Việc sát thuốc phải được duy trì trong vòng 3 tháng. “Đó là mẹo để làm da gà dày lên, tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi chiến đấu”. Thịnh gà tiết lộ.

Chế độ chăm sóc và tập luyện cho những võ sĩ có cánh cũng đòi hỏi người chơi rất công phu. Thức ăn chủ yếu là thóc để giúp gà khoẻ mạnh, thịt săn chắc, không béo bệu. Ngày nay có nhiều đại gia còn thuê cả sư kê riêng và chịu chi để cho gà có chế độ bồi dưỡng đặc biệt. Thức ăn có giun tươi, thịt bò, rau sống, nhân sâm… và còn mắc màn cho gà để khỏi bị muỗi đốt khi đi ngủ.

Tập luyện cho gà cũng được kết hợp cả những lúc cho ăn và khi ngủ. Khi cho gà ăn, thức ăn phải treo trên cao để tạo thói quen cho các chiến binh gà luôn ngẩng cao đầu. Chỗ ngủ cũng phải bắc trên cao bằng những thanh tre vừa chân để tránh gà nằm vẹo sườn và tạo sự nhanh nhẹn. Từ tháng thứ 6 trở đi, cần thường xuyên cho gà cọ sát với nhau để xem các thế đánh của từng con, từ đó đưa ra những phương pháp huấn luyện theo đúng sở trường.

 Chọi gà thời nay

Từ bé đã mê đá gà nhưng ông Thịnh bị gián đoạn trong những năm tháng chiến tranh. Gác lại các trận đấu, Nguyễn Tiến Thịnh đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Trở về từ chiến trường Khăm Muộn sau chiến dịch Mậu Thân 1968, “Thịnh gà” lại bế gà đi khắp mọi nơi từ các sới Nhã Nam, Thổ Hà, Bắc Ninh, Cổ Nhuế…

Đúng là cái niềm đam mê chọi gà đã ăn vào máu nên “Thịnh gà” chẳng có thể dứt ra được. Ông nói: “Những người chơi gà chọi tính tình thường điềm đạm, phóng khoáng và kiên nhẫn, thú chơi này còn đòi hỏi trí tuệ, không chấp nhận những người có tính khí hẹp hòi”. Vì thế mà người xưa đá gà thường thiên về tính nghệ thuật chứ không “khát máu” như hiện nay.

Trước khi lên sới, người ta còn quấn giẻ vào cựa và mỏ gà nhằm giảm thương tích và kéo dài thời gian thi đấu. Ngày nay, các chú gà được mài cựa, vót cựa, nối cựa bằng đầu sắt nhọn như kim hay như lưỡi dao con, khi đá có thể thủng diều, đứt cổ đối thủ. Một số các trận đấu cá độ, nhiều chủ gà còn thuê người cho bả, thuốc ngủ vào nước uống bồi dưỡng giữa hiệp, thậm chí còn thuê người nhộn nhạo trong đám đông dọt thẳng gạch vào đầu gà đối phương để khỏi bị mất tiền thua đã cá cược. “Thịnh gà” vừa nói vừa thở dài: “Đá gà là để giải trí nhưng thanh niên bây giờ thường nhằm mục đích cá độ. ở các sới, có kẻ thua còn tuôn ra những lời lẽ rất thiếu văn hoá”.

Có lẽ vì những lý do ấy mà ông Thịnh vẫn nuôi gà nhưng không còn thường xuyên đến các sới chọi như trước đây nữa. Những trận đấu “kinh điển” mang đầy tính nghệ thuật chỉ còn lại trong ký ức xa xăm. Ông kể: Tôi còn nhớ như in trận đấu năm 1990 giữa con xám xiếc của tôi với con tía chân xanh của Hội trưởng hội chọi gà Nam Định. Trận đấu bất hủ ngày ấy đến giờ vẫn còn lưu truyền trong giới chọi gà đất Bắc. Cả một sới chọi gần 2.000m2 ở giữa sân vận động của thành phố Nam Định chật kín người xem, ban tổ chức còn cho biết có người đã đặt mua vé vào xem từ trước đó hàng tháng trời.

 Khi trận đấu bắt đầu, con xám xiếc lao vào đánh theo lối tấn công với những cú đá như xiếc trên không, trong khi con tía chân xanh lại đánh theo lối phòng thủ. Trong suốt 8 hiệp đầu, lợi thế liên tiếp thuộc về con xám xiếc của Thịnh gà. Con tía chân xanh liên tiếp bị giáng những đòn hiểm chỉ còn biết cúi gục đầu rồi luồn xuống cánh. Cả đấu trường vang dội tiếng hò reo mỗi khi xám xiếc ra đòn. Sang tới hiệp thứ 9, con tía chân xanh vẫn chỉ lên đè, xuống chui trước lối đánh như vũ bão của đối phương. Nhưng vào gần cuối hiệp, con tía chân xanh bất ngờ ra liên tiếp những đòn phản công chí tử vào đầu, cổ con xám xiếc làm lật ngược hoàn toàn tình thế khiến con xám xiếc sợ bỏ chạy. Cảm phục trước tinh thần thi đấu của võ sỹ có cánh, ông Hội trưởng hội chọi gà Nam Định đã vịnh một bài thơ ngay tại chỗ:

“Chiến địa loang loang

                              máu đỏ hồng

Tuy mù hai mắt vẫn như không

Gà ô phò chủ xông pha trận

Để lại nghìn thu một chiến công”

 Ôm con xám xiếc trở về, Thịnh gà dù thua nhưng thấy rất sảng khoái vì chiến binh của ông đã đá một trận rất đẹp để lại nhiều ấn tượng cho những người xem. Tới những lễ hội xuân đầu năm, phải chứng kiến những chú gà lên sàn vì những vụ cá độ của ông chủ; những tiếng đặt cược cứ vang lên không ngớt “chân trắng chấp 4, chân xanh chấp 5, chân trắng chấp 7 luôn…”, Thịnh gà lại thấy ngao ngán, chỉ ao ước có được những trận đấu gà ngày nay luôn trong sáng, lưu giữ lại cái hồn cốt của một trò chơi dân gian./

Gà Linh Kê, Thần Kê

Gà thần kê

Gà thần kê thuộc vào hàng rất hiếm, bởi vậy để sở hữu một chú thần kê không hề dễ dàng chút nào. Những gà được cho là thần kê theo sử sách bao gồm:

Gà ô chân trắng mỏ ngà

Gà gáy giật từng tiếng (gáy 7 tiếng trở lên)

Nhưng thực ra, thần kê không có nói rõ là loại nào. Hễ gà đá bất khả chiến bại, trăm trận trăm thắng, vượt qua những đối thủ mạnh ở các trận đấu lớn thì được gọi là thần kê.

Những đặc điểm của thần kê, lựa chọn thần kê đều bắt nguồn từ câu chuyện thần kê Ô Truy mà ra.

Gà linh kê

Có 5 loại gà linh kê, có dị hình, dị tướng được các sư kê lão làng săn lùng rất gắt là:

Gà tử mị: Gà này có dáng ngủ như chết, xõa cánh và xuôi giò. Cũng có loại khi ngủ móc đôi giò lên cây như dơi cũng là gà tử mị.

Gà qui: Gà này khi nằm thường giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào giống như con rùa được phủ một lớp lông mượt.

Gà độc nhãn, độc dao: Gà này lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Đây được coi là gà linh kê bởi tính cách hung ác dữ tợn, đã chọi nhau thì có chết không chạy.

Gà mắt ếch mắt mèo: Gà này có mắt siêu tinh, khả năng né đòn và ra đòn tuyệt hảo. Đặc biệt gà này rất lỳ, có đánh chết cũng không chạy.

Gà tam nhĩ: Gà có 3 lỗ tai ( có thể ở bên trái hoặc phải). Lỗ tai nhỏ thường bị lông phủ kín, phải rất để ý mới có thể thấy được.

Một số loại gà linh kê khác:

Gà sấu (Gà đoản thiệt)

Loại gà này có lưỡi ngắn hoặc thụt sâu vào bên trong, miệng hôi. Gà này có tiếng gáy gáy nghe rất lạ, có con gáy thì không ra giọng, có con gáy như tiếng cá sấu. Cái tên “gà sấu” ra đời từ đó. Gà này đặc biệt rất dai sức, ra đòn mạnh, và liên tục khiến đối phương không kịp thở.

Gà lông voi

Gà có lông voi ở đuôi, cánh hoặc đùi. Những chiếc lông voi được ẩn trong đám lông, phải vạch ra mới thấy. Có 3 loại lông voi:

Lông cứng, hơi cong và đàn hồi như sợi thép.

Lông to, cứng, xoăn như sợi tóc ngứa

Lông xoắn và đàn hồi như lò xo.

Trong 3 loại lông voi, thì loại đầu tiên là loại hiếm gặp hơn cả.

Gà song sinh

Theo các sách kê, loại gà này thuộc hàng cực hiếm, khi đi đá cần phải mang cả 2 con đi. Trăm trận trăm thắng. Nhưng theo thực tế, trứng có 2 phôi đều là trứng hư bởi 2 phôi thai cạnh tranh nhau. Mà nếu có thực thì cũng chỉ chủ nhân mới biết, người ngoài làm sao mà biết được.

Gà cựa nhật nguyệt:

Gà này có hai cựa hai màu, một bên màu trắng, một bên màu đen. Những con gà cực kỳ dữ, tung toàn đòn hiểm. Một là giết địch thủ trong nháy mắt (kiểu gà cựa). Hai là đá gãy cần cổ gà địch (kiểu gà đòn). Nhưng khi xem gà phải cẩn thận, tránh nhầm lẫn với loại cựa đen trắng lem nhem).

Thư hùng kê:

Loại gà linh kê này rất dễ nhận biết, chúng có hai chân hai màu (một đen một trắng hoặc một vàng một xanh). Việc gặp được gà này là diễm phúc của người chơi gà. Vì vậy nếu có cơ hội, đừng bao giờ bỏ qua.

Gà bốc cát, lắc mặt, né lồng:

Đây là nhóm những con gà có động tác khi di chuyển đặc biệt khác lạ.

Gà bốc cát: Khi đi thường co chụm chân lại sau đó xòe chân ra khi bước xuống trông giống như bốc cát ném ra.

Gà lắc mặt: Chỉ khi ngủ, hoặc vào xới mới để yên mặt, không lắc.

Gà né lồng: Mỗi khi bị úp lồng đều nằm xuống như để né cái lồng.

Gà lưỡng nhãn:

Gà có 2 màu mắt khác nhau. Cũng thuộc hàng linh kê hiếm có

Gà lục đinh:

Mỗi chân gà 3 cựa. Tổng 6 cựa (lục đinh)

Gà móng cổ (giáp cần):

Gà có một vảy mọc dưới cổ, được lông che kín. Gà này cực kỳ quý hiếm, càng khuya càng trổ đòn độc, trăm trận trăm thắng, khó mà thất bại.

Lão Nông Hà Tĩnh Gieo “Ngọc Trời” Trên Cánh Đồng Rươi

“Bén duyên” với nông nghiệp hữu cơ ở cái tuổi đã ngoài 60, ông Võ Đình Thành (thôn Quy Vượng, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) bước đầu thành công với mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi…

Hạt gạo siêu sạch

Từ ruộng rươi vừa mới thu hoạch, ông Võ Đình Thành bốc lên một vốc gạo trắng, nổi bật và rất dễ phân biệt với những hạt gạo truyền thống trong vùng. “Các cô nhìn xem, đây là hạt gạo siêu sạch vì được trồng ở vùng nước sạch thuần khiết, lại không sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt là rất đắt hàng!” – ông Thành phấn khởi.

Ấy rồi, phút chốc, ông đi kiểm tra cống ngầm ở ruộng. Cống ngầm mà ông nhắc đến là một trong những yếu tố đảm bảo nước thủy triều lên xuống cho 2,5 ha đất ruộng đang kết hợp sản xuất lúa và nuôi rươi mà gia đình ông đang sản xuất.

2 năm nay, ông Thành là người “mở đường” cho sản xuất gạo ruộng rươi – thứ gạo đặc biệt ở vùng đất ven bờ sông La. Từ dòng La ngọt mát chảy qua hệ thống cống ngầm, rươi theo đó tràn vào ruộng được đắp bờ cẩn thận để sinh sôi nảy nở. Cũng chính trên cánh đồng ấy, ông Thành tiến hành trồng lúa.

Theo ông Thành, rươi là món ăn đặc sản mang lại kinh tế rất lớn, loài này được coi là “lộc trời” đối với bờ hữu sông La. Bởi lẽ, rươi chỉ xuất hiện ở những vùng cửa sông, có điều kiện phù hợp, nó chỉ sống được trong môi trường đất và nước thật sự sạch. Nhờ vậy mà lúa ở đây bắt buộc phải rất sạch.

Trong quá trình sinh trưởng, trước khi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, rươi đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng phù sa lắng đọng vùng cửa sông sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên nuôi cây lúa mà không cần bất kỳ loại phân bón nào.

Nuôi giấc mơ “gạo ruộng rươi Yên Hồ”

Xuất phát từ nhu cầu gạo sạch của gia đình đến mong muốn có thể tạo ra sản phẩm “có một không hai”, ông Thành bắt tay cùng Công ty CP CED (TP Hà Tĩnh) làm nông nghiệp sạch.

Bước vào thực hiện vụ lúa đầu tiên, ông như lạc trong “cơn say” thực thụ khi đầu tư hàng tỷ đồng vào san bằng, cải tạo đất hoang hóa kết hợp đất ruộng thành các tầng đất sạch, có độ mùn. Bờ ruộng được đắp cao, tuyệt đối không có nguồn nước lạ vào mà phải sử dụng cống để thủy triều lên xuống.

Chưa hết, ông còn “tay xách, nách mang” đi học hỏi, tìm hiểu về kỹ thuật trồng lúa giống Nhật Bản trên ruộng rươi để cho ra hạt gạo thơm ngon nhất. Tuy nhiên, do không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào, hệ sinh thái được giữ gìn hoàn toàn tự nhiên nên năng suất lúa trồng trên ruộng rươi không cao, chỉ bằng 1/3 ruộng canh tác thông thường, nhưng bù lại thu nhập từ rươi rất cao (năm 2019, ông Thành thu hoạch 7 tạ rươi với giá bán 350 nghìn đồng/kg).

Với giá bán 20.000 đồng/kg, từ vụ lúa đầu tiên ngon hơn mong đợi, ông Thành đã thu về “trái ngọt” khi gạo bán ra bao nhiêu cũng hết. Vụ lúa Đông Xuân năm nay, dự kiến 12 tấn gạo của ông Thành sẽ thu về trên 200 triệu đồng chưa kể thu nhập từ rươi.

Tự tin với sản phẩm của mình, ông nông dân “tay ngang” tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, liên kết với Công ty CP CED phát triển ý tưởng sản phẩm, mẫu mã bao bì, quy trình sản xuất và chiến lược tiêu thụ “ngọc trời”; giải quyết cho 5-7 lao động địa phương và không quên “nuôi giấc mơ” xây dựng gạo ruộng rươi trở thành đặc sản quê hương.

Với thành công bước đầu, ông Thành đã tạo cảm hứng cho nhiều người dân trong vùng chuyển sang việc trồng lúa trên diện tích canh tác rươi với các giống mới phù hợp.

Ông Bùi Anh Sơn – Chủ tịch UBND xã Yên Hồ cho biết: “Tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng mà hiện nay toàn xã có gần 20 ha đất ruộng hữu cơ được người dân tận dụng trồng lúa kết hợp làm rươi. Ngoài những gia đình đầu tư vào ruộng gạo rươi lớn như gia đình bác Võ Đình Thành thì xã còn có trên 15 hộ sản xuất gạo rươi nhỏ lẻ.

Với nhiều tín hiệu tích cực từ hạt gạo hữu cơ, xã cũng đang từng bước phấn đấu đưa gạo ruộng rươi Yên Hồ trở thành sản phẩm OCOP, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và người tiêu dùng, từ đó từng bước góp phần xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao”.

Say trong những cánh đồng lúa vàng óng, dù không còn trẻ nhưng mỗi ngày, ông Thành lại tha thiết với những hạt gạo sạch Yên Hồ. Bởi với ông, gạo ruộng rươi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Hơn hết, đó cũng chính là cách để người nông dân trả nợ hạt lúa quê hương từng nuôi ông khôn lớn.

Ngân Giang- Thành Chung

Các tin đã đưa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hỏi Gà Lão Kê Thần Đồng (Gà Non Nhưng Mặt Ông Cụ ) trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!