Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Nghệ Luyện Gà Chọi Chiến # Top 8 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Nghệ Luyện Gà Chọi Chiến # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Nghệ Luyện Gà Chọi Chiến mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vừa vào sới, “võ sĩ” Bạch nhạn lao tới xông phi, đạp vào ngực làm Ô tía loạng choạng. Không để đối phương kịp hoàn hồn, Bạch nhạn lại tấn công, “buông” liền ba “quả” nữa…

Cả sới hò reo, vỗ tay ầm ầm, khen chú gà thiện chiến. Chủ của Bạch nhạn thì hả hê lắm bởi “lính” của mình đã “đền đáp” công sức cả năm trời chăm bẵm, huấn luyện.

“Kê quyền” so tài

Trận “thư hùng” giữa chú gà Ô tía và Bạch nhạn trên là một trong những trận đấu mà tôi không sao quên được trong một lần du hội mùa Xuân. “Võ sĩ” Ô tía có màu lông đen tía, tướng mạo dữ dằn, đùi to, chắc. Còn Bạch nhạn lông trắng, chân vàng mắt xếch, mặt mày thanh tú, nhanh nhẹn.

Vừa xung trận, cả hai đã dùng những miếng đánh sở trường phía đối phương. Bạch nhạn liên tiếp có những cú đấm, những cú song cước vào bả vai, ngực con Ô tía. Không để đối phương bắt nạt, Ô tía đáp trả bằng những đòn mé, đòn hầu dọc khá ác độc. Nó áp sát con Bạch nhạn không cho ra đòn và liên tiếp dùng chân và mỏ đánh tới tấp vào mặt đối thủ.

Sang hồ hai [thời gian của mỗi hồ thường dài 15 phút, nghỉ giữa hồ là 5 phút – pv], Bạch nhạn chủ động giữ khoảng cách và dùng những miếng song cước sở trường của mình với đôi cựa sắc đá vào ngực đối phương, nhiều pha làm Ô tía ngã dúi dụi.

Bị dính đòn, Ô tía hăng máu, cố áp sát và ra những đòn liên tiếp vào con Bạch nhạn. Lúc ấy, Bạch nhạn chỉ còn nước lo chống đỡ và thi thoảng đánh vài đòn vu vơ theo bản năng. Cái đầu thon và cặp mắt vốn nhanh nhẹn, tinh nhanh là thế mà đến cuối hồ hai đã be bét máu me, húp híp.

Hết hồ, những người chủ gà như những bác sĩ thú y, thoăn thoắt khâu vết rách ở mí mắt. Họ dùng khăn mặt thấm nước lạnh lau, vỗ vào những vết máu, chườm những vết bầm dập trên cổ, đầu “võ sĩ” của mình để giúp chúng thư giãn, giảm đau và tỉnh táo…

Vừa bước vào hồ 3, Bạch nhạn đã lập tức lao tới, xông phi đạp vào ngực làm con Ô tía loạng choạng. Không để đối phương kịp hoàn hồn, Bạch nhạn lại xông tới buông liền ba quả nữa vào ức.

Cuối hồ, Bạch nhạn kết thúc trận đấu bằng những cú song cước, dọc hầu, cựa đâm thái khiến Ô tía chỉ còn nước chạy vòng quanh sới, “xin” thua. Cách nuôi gà chọiKỹ nghệ luyện “đấu sĩ”

Khi đám người quanh sới chọi đã vãn, Trần Văn Tuấn, chủ của chú Bạch nhạn mới có thời gian để tiếp chuyện với người khách hiếu kỳ, đang chăm chú nhìn anh đang cầm khăn lạnh, chườm lên mình chú gà chiến thắng.

Tuấn kể, anh sinh ra ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Được thừa hưởng niềm đam mê chọi gà từ người cha. Bởi thế, ngay từ nhỏ đã để ý cách luyện gà chọi.

Theo lời anh, để có được “gà chiến” ưng ý, người chơi phải chọn được giống gà chọi nòi, lông mượt, đầu và đùi to, mắt to, xếch, nhanh nhẹn.

Khi đã chọn được gà con, người chơi còn phải chăm bẵm chúng rất công phu. Những “võ sĩ” tương lai được cho ăn đúng bữa, điều độ. Thông thường, thức ăn của gà là thóc, tuyệt đối không được cho gà chọi ăn cám công nghiệp.

Khi gà trưởng thành, anh Tuấn lại phải lựa ra những chú gà chân phải sạch, có vảy đều, cựa sắc, mỏ cân đối với mặt. Theo anh, gà mỏ nứa thì nhanh, mỏ quặp thì bền sức. Người chơi gà bằng kinh nghiệm cũng phải nhìn mặt gà mà đoán độ lì và thông minh của chúng.

Ông Nhân, một người chơi gà lâu năm ở Hà Trì (Hà Đông) thì cho hay, cái quan trọng nhất đối với một con gà chiến là “nhất khoẻ, nhì tài”. Bởi thế, người chơi phải đặc biệt chăm lo đến “bữa ăn, giấc ngủ” của con gà, theo dõi phân, diều, tiếng gáy… để xem chúng có bị bệnh hay không để chữa trị hoặc loại bỏ.

Sau lần chọn cuối để tìm ra “võ sĩ,” người chơi phải “chạy hơi” cho chúng bằng cách dùng bao da bịt mỏ, quấn chân gà. Công việc này cứ làm 10 ngày 1 lần, để luyện cho gà “có hơi có sức.”

Bữa ăn của những chú gà nòi này khi huấn luyện cũng được cải thiện. Ngoài thóc, những ông chủ thi thoảng phải móc hầu bao mua sâm, thịt hoặc bổ sung B1 nếu thấy gà mệt mỏi, kém ăn.

Ngoài việc chạy hơi, gà còn phải được “om chườm” cho “ngấu.” Ở công đoạn này, tuần một lần, người chơi thường lấy lá tre, rượu, vỏ cây gạo, ngải cứu, nghệ đun lẫn. Sau khi nước sôi, để ấm rồi dùng khăn mặt thấm nước ấy, chườm đắp vào cơ thể gà để cho gà rắn rỏi và da có độ lì.

Sau 10 tháng kể từ khi mới nở, các chú gà chiến đã có thể thi đấu “giao hữu” bằng cách cho “vần” (đánh tập) ở sới nhà. Đây là cách để chú gà chiến tích luỹ thêm kinh nghiệm trận mạc và cũng là để chọn ra “võ sĩ” xuất sắc nhất đem du đấu.

Ông Nhân cũng buồn buồn cho hay, xưa kia, chọi gà thường được tổ chức vào những ngày hội mùa Xuân. Khi ấy, những lời ca tụng, thán phục các miếng “kê quyền” vốn là “độc chiêu” không thể dạy dỗ trong quá trình luyện tập của loài gà lại râm ran quanh các sới chọi.

Đó là một thú vui dân dã bình dị, một nét đậm trong bản sắc văn hoá đã từ lâu tồn tại trong lễ hội nông nghiệp của làng xã Việt Nam.

Còn bây giờ, người ta có thể gặp chọi gà ở bất cứ đâu. Người chơi, đôi khi cũng không phải bỏ công chăm sóc gà mà chỉ móc ví, trả cho những chú gà chọi chiến với cái giá cao ngất ngưởng. Những chú gà ấy cũng không lâm trận một cách “vô tư” để đem về giải Nhất cho chủ chỉ là bao thuốc, lá cờ ghi nhận như xưa mà, phục vụ cho mục đích cá cược. vỗ hen cho gà chọi

“Tiếc thay, thú chơi thượng võ đang mất dần đi vẻ tao nhã vốn có của nó…,” ông Nhân thở dài./.

Tuyệt Kỹ Huấn Luyện Gà Chọi Bình Định Chiến Cực Hay

Gà chọi chiến Bình Định hay nhờ có giống tốt?

Gà hay thì tất nhiên phải có được giống tốt thì quá trình đúc gà mới có thể hoàn hảo. Thực tế, mỗi chuyên gia luyện gà tại Bình Định đều có trong tay những giống gà chọi thuần chủng. Đó là một cơ sở, một mạch ngầm giúp lưu trữ được nguồn gen quý hiếm mà không lo bị lai tạp giữa các dòng khác. Giống gà được chọn là thuần chủng nhưng còn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Có tầm vóc to lớn, cao ráo

Chân to, xương ống to, ngón dài và khỏe, không có dị tật

Ngực rộng, cơ ngực nổi rõ

Đùi to dài, các cơ phát triển cứng cáp, chắc nịch

Sức khỏe tốt, ít bệnh, có biệt tài đá riêng

Gà mái phải hung dữ, có tướng tốt ít bệnh và có đời con đá hay

Có thêm các vảy độc thì càng tốt

Bí kíp luyện gà chọi Bình Định chiến được hé lộ

Không chỉ xem tướng tá và mức độ hung dữ của gà mà đối với việc chọn gà mái Bình Định càng trở nên khắt khe hơn. Đó cũng là một trong bí kíp riêng của các sư kê Bình Định

“Chó giống cha, gà giống mẹ”, đời gà mẹ có tốt thì sẽ di truyền cho đời con đến 70%. Vì thế chỉ có những con mắt tinh đời của các sư kê lão luyện mới có thể nhận ra hết đặc tính của gà mái theo các trường phái khác nhau. Mỗi trường phái đại diện cho các đòn độc như đá sỏ ngang, đá mé, hồi mã thương…

Theo nhận định thì một con gà mái tốt mỗi lứa chỉ đẻ khoảng 7 trứng, trên 10 trứng là gà lai đều bị loại bỏ ngay lập tức. Tất cả các trứng đẻ ra đều được gà mẹ ấp chứ không để ấp nhân tạo.

Một số gà mái được chọn làm giống thường có các thế đá hiểm như đâm lườn, xỏ dĩa, điệu hổ ly sơn, đóng trụ cầu…thì gà con sinh ra mới đá tốt và mang lại giá trị kinh tế gấp 5, 10 lần so với bình thường.

Công phu luyện gà chọi Bình Định chiến

Trong quá trình đẻ trứng nên cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng để chất lượng trứng được đảm bảo. Sau khi trứng nở thì bắt đầu vào công cuộc nuôi gà.

Cho gà ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa. Sau đó hàng tuần thì cho ăn thêm bột đậu xanh, rau lách, lươn con, trứng vịt lộn hoặc thịt bò. Kết hợp với đó là các loại vitamin cần thiết. Có như vậy, gà con mới đủ chất dinh dưỡng và có lực ngay từ khi còn nhỏ, đủ tiêu chuẩn để bước vào giai đoạn luyện tập để trở thành chiến binh thực thụ có sức bền dẻo dai và sức khỏe vô địch.

Gà 6 tháng tuổi sẽ được nuôi nhốt và cho ăn thóc, lúa được đãi sạch và phơi khô. Đến 8 tháng tuổi khi gà đã gáy tròn thì cắt tai tích và cắt tỉa lông gà. Các bài tập luyện của gà sẽ là các bài đá xổ thời gian thay đổi theo từng lần sổ.

Ngoài ra cho gà chạy lồng để chân gà khỏe, dẻo dai hơn. Trong lúc tập cũng là lúc đánh giá được gà hay, gà dở và có sanh thế hay không. Nếu gà có những thế đá hiểm như đá hầu, đá xỏ ngang, đá mồng, mặt…sẽ được lộ rõ.

Nghệ Thuật Nuôi Và Luyện Gà Chọi Đòn.

c) Thức ăn chuyên dùng cho gà chọi do công ty Vina Sakê sản xuất ( Chiken Gola, Chiken Win, Chiken King ).

a)Tắc kè, thảo long, thạch sùng, hải mã ngâm rượu, thỉnh thoảng cho ăn điểm thêm, rất bổ. b)Cua đồng băm nhỏ ăn ít chắc gà, ăn nhiều rạc gà. c)Thịt bò băm nhỏ trộn với bột Mã Tiền, ủ thối lên ròi, mỗi ngày 1 gà chiến chỉ cần cho ăn 1 đến 2 con, gà rất sung, tuy vậy không nên ăn nhiều rất nóng. Chú ý: Mã Tiền là độc dược, để bảo đảm an toàn, khi ủ mồi phải làm xa chỗ người & vật sinh sống. Nhớ mỗi tuần vào lúc mát trời, nên cho gà ăn thêm 2 lần Tỏi, 1 lần ớt (1 quả) tránh dịch toi & làm gà không quáng mắt.

a) Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ “quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn. b) Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập”quay thóc”.

Cường độ vần gà : Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao;Từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh (MAX) của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh. Vậy 1con gà “mộc” muốn ra trường thi đấu được, cần vần theo “cung bậc” nào ? Bảng vần sau đây đã đươc quy chuẩn : Một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng & thuốc men khoảng 1 tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.

Vần 1 hồ đòn kỳ 1 (15 đến 20 phút) số ngày nghỉ là 8 ngày, Vần 1 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 7 ngày.

Vần 2 hồ đòn kỳ 2 (17 đến 25 phút ) nghỉ 14 đến 20 ngày, vần 2 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày.

Vần 3 hoặc 4 hồ đòn kỳ 3 (17 đến 25 phút ) nghỉ 21 đến 28 ngày bắn chân 5 phút, 3 ngày sau vần 4 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút, 4 ngày sau bắn chân 10 phút nghỉ 7 ngày cho ra trường.

Sau kỳ vần 3: kỳ bắn chân này đặc biệt quan trọng người chơi phải quan sát kỹ ( SỨC BẬT khi giao chân – ĐỘ CHÍ CHỢP BÉN MỎ khi vào díu – ĐỘ CĂNG XIẾT khi tung chân đá – quan trọng hơn cả là THẦN KHÍ của ” Chiến Kê ” thể hiện qua sắc đỏ & hơi thở trong khi bắn chân.)

Muốn cho gà an toàn khi bắn chân, phải tìm gà “phu” bịt mỏ, cuốn chân to, đứng cho gà chiến “bắn”. Nên bắn chân hoặc vần gà những kỳ cuối vào lúc nào ? Các hình thức vần gà đều nên chọn lúc thời tiết đẹp, Lý tưởng nhất là ngoài trời có nắng nhẹ, khô ráo, nhiệt độ không quá nóng, lạnh. Ngược lại, không bắn chân hoặc vần gà vào ngày nắng to, nhiệt độ ngoài trời cao hoặc lúc gió mùa mưa rét, sẽ hỏng gà.

Thường sáng dậy, trước khi cho gà ăn, hãy cho gà chạy lồng, chia số vòng chạy lồng làm 2 hoặc 3 đợt, giữa mỗi đợt chạy, gà được phun nước chè để kích thích sự hưng phấn tự nhiên trong luyện tập. Sau khi chạy lồng, phun nước chè, xoa khô, cho dùng thuốc & ăn sáng rồi mới được ” vào nghệ”.

VÀO NGHỆ là công đoạn không thề thiếu được trong ” trình” nuôi gà chọi : Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.

Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: hay sinh mỡ như: ĐẦU, MẶT,CẦN CỔ,VAI, LƯNG, CÁNH, vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào HỐC NÁCH, HÔNG SƯỜN, NGỰC & những vùng loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà. gầm bụng, đít gà. Chú ý: Đùi

QUAY THÓC là cách tập bộ gà bằng việc cầm gáo thóc nhử gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ. Tổng số vòng chạy lồng & quay thóc ~ 110 vòng /ngày. Ví dụ : hôm nay chạy lồng 70 vòng, thì số vòng quay thóc là 110 – 70 = 40 vòng; chủ gà điều khiển cho gà tập quay tại chỗ 10 vòng thuận chiều kim đồng hồ & 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ cứ làm thế cho đủ 40 vòng. Chú ý: Riêng ngày cuối của kỳ tập, để chờ vần lại, tổng số vòng tập giảm xuống còn 80 vòng để tránh mỏi; ví dụ: ngày cuối của các kỳ tập, thường số vòng chạy lồng là 50 vòng, vậy số vòng quay thóc là 80 – 50 = 30 vòng. Một số lưu ý khi dùng thuốc: Nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc là biết phối hợp điều hoà tính HÀN & tính NHIỆT của các loại thuốc; Biết lựa chọn thời tiết, thời khắc thích hợp để dùng thuốc không bị phản tác dụng, lại có hiệu quả cao. Ví dụ: Buổi trưa hè, nhiệt độ ngày đang cao 35- 36 độ C mà dùng các loại thuốc có tính nhiệt như Hải Cẩu Hoàn hay STRICHNIN, không những chẳng lợi mà còn có thể làm mất gân hoặc dạc gà. Ngược lại, trời lạnh, nhiệt độ ngày thấp 8-10 độ C, đừng uống SÂM tính hàn cao, hại gà. *Khi dùng thuốc có tính NHIỆT cao như: Hải Cẩu Hoàn, STRICHNIN, Hổ Cốt, Nghệ v..v…phải cho ăn kèm theo cà chua mát, tránh táo bón. *Mũi tiêm bắp( B12 hoặc B12 – 5500 MEXOCO ) phải cách ngày ra trường ít nhất trước 7 ngày.

CÁC ĐỘNG TÁC TẬP BỘ Có tác dụng hỗ trợ, bổ sung & nhấn mạnh vào các động tác vận động trong thi đấu; Tuy vậy luyện tập phải nhịp nhàng, các động tác càng tự nhiên càng tốt.

” QUẦN SƯƠNG”-“DÃI NẮNG” là hình thức rèn khổ luyện cho gà,chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh ; Không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào trời ĐÔNG lạnh,vẫn vần tập đều Càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hàng ngày.

Thời gian phơi 1h nắng / ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước. cho gà uống 1 nhát SÂM khi phơi nắng. Chú ý: nếu nắng nóng 34-35 độ C trở lên, phải

Tay 1 ( T1): Nhúng khăn om, vắt khô, chấm tảng, mặt, vuốt xuôi cần cổ xuống sống lưng, âu vai, cánh gà; chuyển nếp khăn lấy hơi nóng chấm 2 quả táo& day ngực gà; dở khăn om mặt trong cánh bên trái, rồi nắm khăn đấm vào gầm bụng, đít gà cuối cùng mở khăn còn ấm xoa mông, hông, đùi & gập nhẹ quản bàn ngón chân trái gà.

Tay 2: Thao tác như T1, nhưng làm bên cánh & chân phải gà.

Tay 3-T4 làm lại như T1-T2 Lúc này nước đã nguội, tiếp tục om theo thao tác sau:

Tay 6 : Nhúng khăn 2 lần om như T5, nhưng làm với cánh & chân phải gà.

Tay 7 – T 8, T 9 – T 10 làm lại như T5-T6.

NỒI OM CỔ TRUYỀN : Là nồi om có 2 lớp: Lớp ngoài gọi là nồi thành( gồm nghệ củ, chè tươi, lá ỏi, ngãi cứu ).

Các thao tác T1,2,3,4,5,6 dùng nước om nồi Các thao tác T7,8,9,10 dùng nước om nồi Quách. Thành.

CÁC ĐIỀU CẦN THIẾT KHÁC, ĐỂ CÓ ĐƯỢC 1 GÀ CHIẾN :

1) Chuồng gà chiến: Kích thước: dài 2m , rộng 0,8m , cao 1,3m(chưa kể mái).

Chọn hướng Đông Nam hoặc Tây Nam để lấy nắng & gió lành. Nền chuồng đất thịt nện, cao ráo, có rãnh thoát nước xung quanh. Mái chống mưa nắng & tránh bức xạ mặt trời.

3) Muốn gà đá vần về chóng tan đòn, mau khoẻ, hãy dùng phương thuốc Gia Truyền phương thuốc gồm các vị sau :

Gà mộc, trước khi vần đá bôi BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN của người khách vãng lai : MỠ CÁO hoặc mỡ RẮN HỔ HÀNH vào cần cổ & mặt trong nách, cánh gà, khi thi đấu làm gà đối phương rợn mùi yếu vía dễ bỏ chạy.

Việc làm quen với MỠ CÁO hoặc mỡ RẮN HỔ HÀNH phải làm từ từ đối với gà, bôi từ ít tới nhiều, từ diện hẹp đến diện rộng, lớp mỏng tới lớp dầy. Để chống lại biệt dược trên, bôi tỏi vào mũi gà sẽ tránh được ám khí này.

Người xưa đã dạy: “Nhất KHOẺ, nhị TÀI, tam BỀN, tứ LỐI “, như vậy các bậc tiền nhân đã đánh giá, săp xếp rõ ràng các yếu tố để so sánh sự hơn kém giữa 2 chiến kê trên đấu trường.

Tuy vậy, là người ham mê muốn đi sâu vào “Nghệ thuật đấu gà chọi”, ta không thể bỏ qua Sắc mạng – tương sinh tương khắc 4 mùa là những điều đã được chiêm nghiệm nhiều đời mà người xưa đã đúc kết thành.

Nội dung như sau : Sắc mạng gà được chia theo Ngũ hành ; còn Thiên canh Sinh Khắc dựa vào 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Chiều ngược lại Khắc là Sinh đó là vòng Sinh-Khắc trong thuyết ngũ hành. Ngoài vòng Sinh-Khắc nêu trên, Ngũ Hành Tinh Tú còn có quan hệ Sinh- Khắc khác : KIM khắc THỔ, THỔ khắc HOẢ , HOẢ khắc MỘC , MỘC khắc THUỶ , THUỶ khắc KIM. Khi sự Thần Bí của Sắc Mạng theo Ngũ Hành, sự Vượng Hưu của gà chọi theo 4 mùa, con người ta chưa lý giải nổi, chỉ thâu nhận được qua kinh nghiệm nhiều đời, thì người SƯ KÊ phải luôn nhắc nhở mọi TRÒ nhớ câu quyết định cao nhất đến thắng bại của đấu gà. “Nhất KHOẺ, Nhị TÀI..” là điều

D) CÁCH CHỌN GÀ ĐÁ THEO ĐÒN LỐI:

Cách Huấn Luyện Gà Chọi Thần Chiến

Cho gà chọi chạy lồng là một phương pháp huấn luyện cực hay và hầu như được tất cả kê sư áp dụng. Bài tập này giúp cơ bắp của gà được gia tăng, khỏe mạnh hơn và đặc biệt bền sức trong quá trình đá gà. Đồng thời cũng tăng cường sức đề kháng cho gà tránh mắc các bệnh tật thông thường.

Cách thực hiện:

+ Chọn thêm 1 con gà phu có sức khỏe tốt để cùng tập luyện với gà chọi. Dùng 2 cái lồng có kích cỡ khác nhau để up chú gà phu lại. Lưu ý, lồng nhỏ bên trong cũng phải đủ lớn để không làm gà phu bị chùn chân.

+ Hai con gà bên trong và bên ngoài lồng sẽ cự nhau nên gà chọi sẽ tìm cách để chạy đến chỗ con gà phu. Và gà chọi sẽ bắt đầu chạy vòng quanh bội được gọi là cách huấn luyện gà chọi chạy lồng.

+ Thời điểm cho gà chạy lồng: 6 – 7 giờ sáng. Thời gian chạy: chạy 15 – 30 phút / lần/ ngày. Có thể tăng dần lên trong quá trình huấn luyện gà chọi.

Cách huấn luyện cho gà chọi theo kiểu cho gà chạy lồng là phương pháp giúp gà tăng cường phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt, đồng thời gà cũng có đôi chân dẻo dai, cơ đùi mạnh và săn chắc. Gân và khớp của gà chọi cũng nhờ đó mà linh hoạt hơn. Về lâu dài, gà chọi sẽ biết duy trì hơi thở, có hệ hô hấp khỏe mạnh.

Nhờ đó mà trong khi thi đấu đá gà, gà chọi dài hơi, bền sức hơn. Ngoài ra còn giúp gà chọi sung và luôn được hưng phấn. Việc có sức khỏe và sự dẻo dai rất có ích cho những con gà muốn trở thành gà đá cựa sắt hay.

Cách huấn luyện gà chọi thần chiến – Quay thóc

Quay thóc là một trong những kỹ thuật huấn luyện gà chọi nhất định phải thực hiện nhằm giúp gà chọi sở hữu đôi chân chắc khỏe, nhanh nhẹ và linh hoạt. Phương pháp huấn luyện quay thóc là cách tập bộ gà bằng việc cầm gáo thóc nhử một chú gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ để rèn luyện sức chạy của chúng.

Cách thực hiện:

Sau khi cho gà chạy lồng được tầm 70 vòng thì bắt qua bài tập quay thóc sao cho tổng số vòng chạy và quay bằng 110 vòng mỗi ngày mới có tác dụng. Lưu ý, các sư kê nên cho gà tập quay tại chỗ 10 vòng theo chiều kim đồng hồ sau đó dảo lại cứ làm thế cho đủ 40 vòng.

+ Riêng ngày cuối của kỳ tập, để chờ vần lại, tổng số vòng tập giảm xuống còn 80 vòng để tránh mỏi; ví dụ: ngày cuối của các kỳ tập, thường số vòng chạy lồng là 50 vòng.

Cách huấn luyện gà chọi thần chiến – Vần hơi

Bài tập vần hơi chuyên dùng cho gà đá cựa sắt mà các loại gà chọi khác không áp dụng. Nên chọn lúc trưa tầm 11 – 12 giờ lúc có nắng để gà được sung hơn, tránh tập luyện lúc trời mát mẻ. Thời gian cho gà chọi vần hơi: từ 5 – 7 phút/hiệp. Mỗi lần cho gà tập 3 hiệp, và duy trì chế độ 2 ngày 1 lần.

Cách thực hiện vần hơi:

Sư kê cần chọn một con gà phu khỏe mạnh để tập luyện cùng gà chọi. Bộ dụng cụ hỗ trợ gồm có: dụng cụ để bịt mỏ, cựa gà, móng gà cho cả hai con gà phu và gà chọi.

Dùng dây để buộc 2 con gà lại với nhau. Nên buộc dây vào đầu gối của gà độ dài của sợi dây bằng với khoảng cách 2 chân của gà khi gà đứng thẳng. Cho gà chọi tập luyện ở nơi có đất cát hoặc chuẩn bị thêm thảm lót. Để tránh việc gà chọi bị thương trong lúc tập luyện.

Tác dụng của bài tập vần hơi:

Vần hơi giúp gà chọi nâng cao khả năng hô hấp, duy trì hơi thở tốt hơn. Trong khi tập luyện 2 con gà đã bị buộc lại với nhau nên cũng không thể nhảy mổ hay cắn đạp đối phương chỉ có thể dùng sức mình để đẩy hoặc né đối phương. Do đó, gà chọi sẽ có khả năng phân tích linh hoạt, biết đánh giá đối thủ và khi thực sự ra trận nó cũng sẽ biết xử lý tốt hơn trong những tình huống bất lợi.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn đọc loạt bài viết cách huấn luyện gà chọi đá hay, huấn luyện gà chọi, huấn luyện gà đá dễ áp dụng nhất. Các bài tập luyện gà chọi còn là cách tập thể lực cho gà. Cách làm gà chọi sung, cách vần gà chọi tơ, cách huấn luyện gà tre, luyện gà chọi cấp tốc,… ở các bài viết tiếp theo để bạn cùng theo dõi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Nghệ Luyện Gà Chọi Chiến trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!