Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Sư… Nuôi Gà Nòi mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Báo Quảng Ngãi)- Vốn là kỹ sư tự động hóa làm việc tại cảng Dung Quất, nhưng anh Hồ Xuân Dân (42 tuổi) đã từ bỏ công việc của mình, về lập trại nuôi gà nòi ở thôn Trung An, xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Đối với chàng kỹ sư này, nuôi gà nòi vừa giải cơn “ghiền”, vừa cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Lớn lên với… gà Sinh ra, lớn lên ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước (Bình Định), anh Dân kể, mình là con thứ 7 trong một gia đình rất khó khăn. Năm 12 tuổi, muốn học hành tử tế, bản thân phải tự thân kiếm tiền mua sách, vở, bút và anh Dân chọn cách nuôi gà nòi. Cứ thế, mỗi lần nuôi vài con, khi gà lớn lên rồi bán lấy tiền. “Có khi bán con gà mua 2-3 phuy lúa. Hồi đó, cứ có lúa là cái bụng no thôi”, anh Dân nhớ lại. Thế rồi, như cái nghiệp với gà nòi, lớn lên đi học hay đi làm, anh Dân đều mang theo gà để nuôi. Ngày còn học sinh nuôi là để trang trải học hành, còn khi lớn lên, anh Dân nói nuôi gà còn là tâm huyết, đam mê.
Anh Hồ Xuân Dân. Ảnh: PHẠM ANH
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư tự động hóa, anh Dân ra cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) làm việc, nhưng không quên mang theo mấy con gà bên mình để khi rảnh rỗi lại mang ra vuốt ve cho đỡ ghiền. Đến năm 2006-2007, nhìn thấy tiềm năng nghề nuôi gà nòi vừa chơi, vừa kiếm tiền được, anh Dân bắt đầu chú trọng hơn để đầu tư. Thế nhưng, bước ngoặt khiến chàng kỹ sư tự động hóa chuyển hẳn sang nuôi gà nòi 100% là năm 2008. Khi đó đơn vị mình đang công tác lâm vào cảnh khó khăn. Trong lúc đồng nghiệp đi tìm việc làm khác thì anh Dân tìm được 2.000m2 đất ở thôn Trung An, xã Bình Thạnh để đầu tư nuôi gà nòi theo hướng kinh doanh. Nuôi gà nòi là nghề chơi, nhưng vừa được kinh tế, được thị trường chấp nhận và duy trì được lâu dài mới là khó. Anh Dân đã làm được điều này và đến nay thương hiệu “Gà nòi Dân Kiểu” đã có tiếng trong và ngoài nước.
THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG
“Trại gà nòi Dân Kiểu” của anh Hồ Xuân Dân đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam biểu dương bằng cúp và giấy chứng nhận là “Thương hiệu nổi tiếng đất Việt”.
Gà nòi 6.000 USD Đưa tôi vào trại gà với thế giới gà chiến đủ màu sắc: Tía, ngũ sắc, ô, hoàng… nhìn con nào cũng hừng hực như lính sắp ra trận. Anh Dân bảo, đến tháng Chạp hay vào tháng Giêng và tháng 2, 3 âm lịch, cơ sở của mình còn nhiều gà hơn nữa. Hiện tại, trại gà nuôi 200 con “gà chiến”, 30 con gà mái đúc giống, 400 gà con. Đây là cơ sở chính, còn anh em, họ hàng, bè bạn nuôi cho anh Dân xung quanh nữa, với diện tích khoảng 1ha, trong đó đáng kể nhất là 200 gà mái nòi, trong đó gà mái đúc ra những “chiến binh” có thương hiệu là 50 con. Nghề chơi cũng lắm công phu. Anh Dân bảo, để tạo ra trại gà thương hiệu thì phải có những con giống thiện chiến và các gà mái chịu đựng… đòn giỏi. Có khi con này đạt 7 điểm, thì tìm con khác lai tạo lại, miễn sao khi sinh ra đàn con đạt điểm 10. Có điều muốn thành công kiểu này, phải mất 4-5 năm công sức chứ không ít. Còn với người nuôi, khi đã tâm huyết, đam mê với gà nòi, trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và học hỏi đạt đến “cảnh giới” nào đó, nhìn con gà nòi sẽ biết nó thuộc đẳng cấp nào trong làng “gà chiến”; hay nhìn vào mắt sẽ biết nó bệnh gì, sau đó mới đến da, lông gà… Nhiều người không tin, khi thịt con gà ra thấy đúng như anh Dân nói. Ai nói nuôi gà nòi là “đánh bạc”, nhưng anh Dân nuôi gà mục đích là giải trí, là trò chơi dân gian. Vì thế, bao nhiêu năm “ăn ngủ” với nghề nuôi gà, anh Dân cho biết mình sản sinh ra nhiều “chiến tướng” lừng danh, xuất bán cho thị trường miền Trung, miền Nam, miền Bắc và cả Campuchia, Lào, Thái Lan, thậm chí sang cả Châu Âu và đất Mỹ nữa. Để tạo ra các chiến tướng kiểu này, anh Dân cho biết, quan trọng nhất là kỹ thuật nuôi gà. Vì vậy, hằng ngày anh và 4 người nuôi gà nòi trong trại mình luyện gà 2 buổi trong ngày, xoa bóp, vỗ về, xoay xổ và luyện kỹ thuật cho gà. Còn trước lúc ra trận, anh Dân có bí quyết nuôi riêng giống như thế võ gia truyền, giúp con gà nòi mình nuôi đúng điểm rơi phong độ, đá giỏi gấp đôi ngày thường. “Gà của tôi nổi tiếng với chuyện, thua thì chết trên trường gà, chứ chưa bao giờ có con thua mà chạy cả”, anh Dân quả quyết. Khi đã tạo dựng thương hiệu uy tín, việc bán gà nòi ra thị trường đối với anh Dân chẳng hề khó. Tuy nhiên, trong nguyên tắc nuôi gà của mình, anh Dân nói chỉ chia sẻ gà cho người quen, thân mà thôi. Hỏi gà nòi mình bán ra bao nhiêu một con? Anh Dân tính toán, rồi cho hay, cứ mỗi một con gà con 1 tuần tuổi là 100.000 đồng; gà nhỏ 2 tháng tuổi là 300.000 đồng/con; gà 11 tháng tuổi đã qua huấn luyện từ 3-7 triệu đồng/con. Ấy là chưa kể, mỗi con gà sau khi qua trường, đá hay giá sẽ nhảy lên hàng chục, trăm triệu là thường. Vì thế, trong trại gà của anh Dân, gà nòi 40-50 triệu đồng/con rất nhiều. Vừa rồi, dân nuôi gà Thái Lan còn bỏ 6.000 USD mua đứt một con gà nòi của anh Dân. “Mỗi năm, cơ sở mình bán 200-300 con gà các loại. Cứ mỗi tháng kiếm 40-50 triệu đồng, sau khi trả công, trừ chi phí còn lại trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Có thời điểm tiêu thụ mạnh, có tháng kiếm cả trăm triệu đồng”, anh Dân chia sẻ.
PHẠM ANH
Chàng Kỹ Sư Đam Mê Nuôi Gà Chọi
Tốt nghiệp đại học năm 2007, nhưng hơn 7 năm qua, anh Phạm Văn Hiếu, sinh năm 1983, ở tổ 8, phường Hương Sơn (T.P Thái Nguyên) lại đeo đuổi công việc chăn nuôi gà chọi. Nhìn cách anh chăm sóc những chú gà có màu da đỏ ửng mới thấy được niềm đam mê và tình cảm của anh dành cho loại vật nuôi này thật đặc biệt.
Cần sự hiểu biết tổng hợp
Trong khu vườn rộng vài trăm mét vuông, anh Hiếu dành phần lớn để xây và đặt lồng nuôi gà chọi, với số lượng được duy trì thường xuyên là trên một trăm con lớn nhỏ. Lúc chúng tôi đến, anh đang “khám” họng cho một chú gà do có tiếng kêu khang khác. Bên cạnh đó là khăn và chậu nước để lau người cho những chú gà trưởng thành. Công việc không quá vất vả nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Một ngày làm việc của anh thường bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc lúc 9-10 giờ đêm. Anh Hiếu chia sẻ: Thời gian cho gà ăn không nhiều, chỉ mất khoảng 2 tiếng mỗi ngày, nhưng để quan sát, chú ý đến mọi biểu hiện của từng con gà thì cần đến cả chục giờ.
Muốn có được những chú gà có khả năng đánh tốt, người nuôi cần một lượng kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực: đó là của một chuyên gia dinh dưỡng, vì khẩu phần ăn của mỗi con gà lại khác nhau, con thì thiếu đạm, con thì thiếu sắt, con lại thiếu can-xi… ; cần tố chất của một bác sĩ thú y để khi nghe tiếng thở, tiếng gáy, xem biểu hiện của mào gà, sắc mắt, mũi và phân là có thể biết gà đang mắc bệnh gì để tìm cách chữa trị hay điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Có khi chỉ sau 2-3 ngày gà không được uống thuốc kịp thời đã bị mất khả năng thi đấu. Ngoài ra, người nuôi gà còn phải có chuyên môn của một huấn luyện viên võ thuật, với đôi mắt tinh tường để nhận ra tố chất hung hăng, lì lợm, đá giỏi của từng “chiến binh”. Rồi phải am hiểu cả phong thủy, tướng số âm dương mới biết cách tư vấn và tung ra những con gà có màu sắc phù hợp với mỗi mùa trong năm.
Thấy tôi có vẻ băn khoăn, anh cặn kẽ giải thích: Trong ngũ hành có tương sinh, tương khắc. Mùa xuân là hành mộc, nên những con gà ô (màu đen hoặc xám) thường có tỷ lệ thắng cao hơn vì gà màu này có hành thủy, mà thủy lại sinh mộc. Còn mùa hè hành hỏa thì nên chọn những con có màu tía vì màu này cũng thuộc hành hỏa, hỏa với hỏa sẽ vượng phát, hoặc có thể chọn những con màu xám thuộc hành mộc, vì mộc sinh hỏa… Nói về cách chọn gà chọi tốt, anh Hiếu bảo có tới vài chục tiêu chí và cho đến giờ, bản thân anh vẫn còn phải tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, có thể khái quát qua mấy câu sau: “Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai/ Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai”, hay “Nhất tướng, nhì tông, tam lông, tứ vẩy”.
Đi lên từ thất bại
Mong ước khôi phục trò chơi dân gian
Gà có khả năng thi đấu được anh Hiếu bán ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và còn xuất sang Lào, Thái Lan. Anh chia sẻ: Giống gà chọi của Việt Nam chất lượng tốt, có khả năng xuất đi nhiều nước. Tuy nhiên, do lượng gà nuôi chưa được nhiều nên tôi chưa dám lập trang panpage riêng, mà mới bán qua trang Facebook cá nhân. Một mặt tôi cũng chưa mở rộng quy mô mà muốn tập trung nâng cao chất lượng gà nuôi để có thể xuất sang thị trường châu Âu như: Ai-len, Anh, Pháp, Bỉ vì giá bán có thể cao gấp 7-10 lần so với hiện nay. Từ vốn tiếng Anh tích lũy được, anh đã mời được một số người quan tâm đến loại vật nuôi này ở một số nước nhưng thủ tục về kiểm dịch tại Việt Nam và các nước đang là trở ngại lớn với anh. Ngoài ra, việc đến một số nước chưa có đường bay thẳng, mà phải quá cảnh ở nước thứ ba khiến sức khỏe của gà khó đảm bảo cũng là vấn đề anh cần có thời gian tìm hiểu thêm.
Anh Hiếu trăn trở: Chọi gà vốn là trò chơi dân gian, mang nét đẹp của người Việt vốn gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp bao đời nay. Thực tế cũng cho thấy, những năm qua, phần lớn khách hàng của anh đều là những người có thu nhập ổn định và có chung niềm đam mê chọi gà. Tuy nhiên, do một số người lợi dụng việc chọi gà để cá cược, ăn thua đã làm mất đi ít nhiều giá trị tốt đẹp của trò chơi vốn mang đậm bản sắc dân tộc này. Vì thế, tôi mong, việc quản lý trò chơi này sẽ được cơ quan chức năng và chính quyền các cấp tăng cường hơn nữa, không vì khó quản lý mà cấm đoán như ở một số lễ hội vừa qua. Hoặc, cơ quan chức năng có thể nghiên cứu để hợp thức hóa bộ môn chọi gà dưới hình thức quản lý thu thuế, như một số nước Thái Lan, Phi-lip-pin, Mỹ đang làm. Qua đó vừa giúp bảo tồn và phát triển nguồn gen gà đòn của Việt Nam, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân và lành mạnh hóa được một trò chơi dân gian. Trăn trở của anh Hiếu có lẽ cũng là mong muốn chính đáng của nhiều người.
4 Kỹ Thuật Tắm Cho Gà Chọi ✅ Sư Kê Nên Biết
Đối với anh em chơi gà thì việc tắm cho gà chọi cơ bản thì hầu như ai cũng sẽ biết? nhưng ý nghĩa của nó và có rất nhiều. Và cách tắm cho gà cũng rất nhiều. Ý nghĩa của việc tắm cho gà đó chính là luôn giúp cho gà được sạch sẽ. Tắm nước cho gà với nhiều loại tắm khác nhau có tác dụng khác nhau.
Tắm nước cho gà chọi có 4 loại thông thường mà các sư kê hay sử dụng cho gà trước khi chiến đấu trong khi chiến đấu và sau khi chiến đấu. 4 loại tắm cho gà bao gồm: Tắm nước cho gà, Tắm khô cho gà, Tắm cho gà bằng nước chè xanh( có thể xả nghệ), Phun rựu cho gà.
Tắm Nước Cho Gà chọi
Tắm nước cho gà chọi là bình thường nhất loại tắm nước mà các anh em choi gà thường hay sử dụng. Tắm cho gà cách tốt nhất đó chính là phun sương cho nhiều vị trí trên cơ thể gà cũng không phải là trực tiếp nhúng gà vào trong nước mà tắm. Phương pháp thực hiện phun sương cho gà chính là bắt đầu từ vùng đầu và cổ, sau đó là tới vùng nách và bụng gà và toàn thân.
Tắm bằng nước không cho gà là cách mà hiện tại rất nhiều sư ke thường sử dụng chúng phổ biến bởi cách tắm dễ dàng không cần phải chuẩn bị quá nhiều. Mà lại tốt cho gà vào những ngày nắng nóng có thể tắm nhiều lần giảm nhiệt độ cho gà.
Tắm Khô Cho Gà chọi
Tắm khô cho gà hay còn gọi là gà tắm cát ( tắm cho gà chọi bằng cát, tro). đây cũng là một loại tắm rất tốt cho gà và cách tắm cho gà cũng rất dễ dàng thực hiện đó chính là vùi gà vào cát sau đó tầm dưới 15p thì gà sẽ tự động giảy mình để bay hết tro cát trên người ra.
Tắm cát cho gà đây là một loại tắm mà gà thích nhất. Mà tác dụng cũng rất tốt đó chính là có thể loại bỏ các loại sinh vật không tốt cho gà ra như chấy , giận, các loại bọ… Nếu bạn cảm thấy tắm cho gà bằng tro hoặc cát chưa đủ sạch cũng có thể tắm lại cho gà bằng phương pháp tắm cho gà bằng nước ở trên.
Tắm Cho Gà Đá Bằng Nước Chè Xanh ( Có Thể Xả Nghệ )
Tắm cho gà chọi bằng nước chè xanh tắm cho gà trước khi tắm tắm nước chè xanh thường gà đã được om qua, cũng là một trong những cách nuôi gà đá bóng lông. Bởi vì tắm gà bằng nước chè xanh thường sẽ dùng để xả màu nghệ.
Om gà có rất nhiều hình thức om gà trong đó có 3 loại om gà được sư kê để ý nhất đó chính là : làm nước om gà choi gà chọi đỏ ửng , thứ 2 đó là om gà cho gà trước khi chuẩn bị thi đấu, thứ 3 đó chính là om gà chọi cho da của gà săn chắc hơn dày hơn giúp đỡ rất nhiều cho gà trước khi thi đấu. Cách tắm cho gà chọi bằng nước trà xanh mặc dù có chút phức tạp và rườm rà. tốn nhiều thời gian và công sức.
Nhưng tắm cho gà bằng nước trà xanh mang lại cho gà rất nhiều lợi ích .Trà xanh là một loại thuốc tốt nếu tắm cho gà thường xuyên có thể dễ dàng thấy nhất đó là lông gà đẹp hơn. Nước trà xanh có rất nhiều vitamin cho nên có tác dụng rất tốt cho da khiến da dày hơn.
Kết hợp tắm cho gà chọi bằng nước trà xanh cùng với om gà bằng nghệ là một phương thức rèn luyện cho gà giúp lông gà giày hơn, da gà dày hơn nhiều sức sống và hiếu chiến , giảm thiểu đau đớn khi chiến đấu vào chỗ hiểm.
Phun Rựu Tắm Cho Gà chọi
Tắm cho gà bằng rựu thường dùng chính là rựu đế. Thay thế sử dụng nước bằng rựu đế là được cũng không cần chuẩn bị gì nhiều . Sau khi phun rựu xong có thể để gà đi lại thoải mái để hong khô , Tắm cho gà nên tắm liên tục hằng ngày cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian. Tốt nhất là nên tắm vào lúc trời nắng mát mẻ. Phun rựu tắm cho gà chọi cũng là cách xả thuốc gà đá rất tốt.
Một Số điều cần lưu ý khi tắm cho gà chọi
Tắm cho gà mỗi ngày để gà để có thể vệ sinh cho gà giúp gà tránh bệnh tật phòng các loại vi sinh. Các loại côn trùng nhỏ.
Nên tắm cho gà vào thời tiết nắng hoặc vào lúc trời nắng. Tránh để gà dính mưa sau khi tắm xong có thể khiến gà bị cảm. Trường hợp mưa quá nhiều để gà khô lông có thể dùng máy sấy.
Tắm khô rất tốt gà củng rất thích tắm khô. Nhưng nên thay các loại tắm thường xuyên cho gà. Như tắm nước trà xanh hay tắm rựu thay đổi luân phiên.
Gà đang bị thương hoặc có các viết thương lâu lành. Thì hãy dùng rựu tắm cho gà có thể sát trùng. Có thể giúp vết thương của gà mau lành nhất có thể.
Om gà chọi có nhiều phương thức mà dân gian lưu truyền. Gà chọi việt sưu tầm được 3 loại om gà mà các anh em chơi gà thường được tìm kiếm. Đó chính là Om gà trước khi thi đấu. Om gà chọi cho da gà săn chắc hơn, Om gà cho da gà đỏ hơn.
Om gà trước khi thi đấu :. Các vật dụng cần lá ngải khứu, lá chè, nghệ. Cách làm nước om cũng rất đơn giản đó là cho tất cả những vật liệu trên. Vào nồi nấu là được. Nấu tầm 30p sau đó cho lửa nhỏ.
Om gà cho da gà săn chắc hơn:. Nguyên liệu cần là nghệ( hoặc lá trà xanh), lá tre, muối, lá ngải cứa. Cách làm nước cũng giống như trên đó là bỏ tất cả vào nồi nấu lên . Chỉ có để nước om có tác dụng tốt nhất đó chính là hãy om khi còn hơi nóng. Om theo công thức là 3 ngày là 1 lần om. Lưu ý tránh om vào đùi và đầu gối.
Om gà cho da gà đỏ hơn: Chuẫn bị nước om gà gồm có lá ổi. Lá ngải cứu, lá xả, lá bưởi. Giúp gân cốt gà khỏe mạnh, nửa lạng trà khô. Với các vật dụng trên sau khi nấu và om cho gà có thể đảm bảo với các bạn. Giúp cho gà đỏ hơn thật nhiều mang gà đẹp hơn.
Lời kết:
Gà chọi việt cung cấp kiến thức về ga choi , về bệnh gà. Hi vong sau bài viết này bạn có thể có thêm kiến thức để tắm cho gà và om gà chuẫn nhất. Không chỉ vậy gà chọi việt cũng sẽ thường cung cấp rất nhiều kiến thức về gà chọi, đá gà chọi, những chú gà chọi đẹp. Và những giống gà nổi tiếng tại việt nam như gà chọi bình định, gà chọi cao lãnh, hay những video nổi tiếng về đá gà trực tiếp tại trường gà thomo. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết !
▏ facebook ▏ gachoiviet.com
Quấn Cựa Gà Đá Bằng Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Nhiều Năm Của Sư Kê
Cùng tham khảo về cách quấn cựa gà đá bằng kỹ thuật và kinh nghiệm nhiều năm của các cựu sư kê
Cựa tròn: thân cựa hình tròn, mũi nhọn, đế hình thang.
Cựa dao: thân và mũi dẹt, sắc như lưỡi dao nhỏ tuổi , đế hình thang.
Dù là cựa tròn hay cựa dao thì cũng sở hữu tính đả thương cao. Nên lúc tuyển lựa cựa sắt cho hùng kê đại chiến của mình. Và khác biệt là khi băng cựa, các sư kê cần phải căn chỉnh và lên cựa kiên cố . Để các đòn đá được xác thực, không để cựa lung lay khiến cho xây xước chân chiến kê của mình.
Bước nhị : các sư kê đặt cựa sắt lên cựa. Phần thân cựa sắt thẳng ngay ngón thới. Phần mũi cựa phải thẳng sở hữu đoạn đường gân, ngay giữa gối của chọi gà .
Bước 3. các sư kê chêm thêm tàn thuốc “chéo” dưới cựa sắt. Phần bị trống để cựa được cố định cứng cáp . Và ko bị lung lay trong thời kỳ chọi gà đá.
Bước 4: dùng băng keo quấn quanh quéo cựa sắt và chân hùng kê đại chiến . hai – 3 vòng trên và dưới cựa gà để nhất mực cựa sắt.
những sư kê mang thể tham khảo cách thức băng cựa gà. Qua video hướng dẫn cách thức băng cựa chơi đá gà sau.
Size cựa tham khảo. (Tùy lò cựa nhưng mà size cựa dành cho chiến kê có thể khác nhau)
chiếm hữu các sư kê thường gà chọi cựa sắt. Thì việc bảo quản cựa là điều một mực phải biết. Để giữ cựa sắt luôn được sắc bén, không bị gỉ sét.
Sau các trận chọi gà , thì cựa sắt có thể bị dính keo trong khoảng băng keo quấn cựa. Bị dính bụi đất, … Nên để giữ cựa được như mới, dùng được lâu. các sư kê tiến hành rửa sạch sẽ cựa hùng kê đại chiến . Sau ấy sử dụng khăn lau khô. Rồi nhúng hoặc chùi lại cựa bằng dung dịch dầu máy, dầu ăn… Để ráo cựa một tí rồi cho vào bao cựa.
nếu cựa sắt bị mòn, bị cùn lưỡi, đầu cựa bị cùn. Thì sư kê sở hữu thể sử dụng miếng mài cựa để mài lại đầu cựa, lưỡi cựa. các miếng mài cựa các sư kê chiếm hữu thể mua tại những lò bán cựa sắt. mang tầm giá khoảng 50.000 – 100.000đ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Sư… Nuôi Gà Nòi trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!