Đề Xuất 5/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Bò Thịt Nhốt Chuồng. Cách Làm Chuồng Nuôi Bò Thịt # Top 10 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 5/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Bò Thịt Nhốt Chuồng. Cách Làm Chuồng Nuôi Bò Thịt # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Bò Thịt Nhốt Chuồng. Cách Làm Chuồng Nuôi Bò Thịt mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Diện tích đất chăn nuôi gia súc ngày càng bị thu hẹp nhưng nhu cầu về thịt thương phẩm gia súc thì vẫn cao, nhất là thịt bò. Do vậy, mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng đang được nhân rộng, có khả năng cho năng suất cao chất lượng khi chăm sóc tốt. Để nghề chăn nuôi bò không bị mất thì bà con nên nắm vững kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng để có hiệu quả kinh tế cao.

1. Vị trí chuồng nuôi

Bò là loại gia súc có khả năng chịu bẩn, mưa nắng gió rét rất kém nên chuồng nuôi nhốt bò phải được xây dựng đúng kỹ thuật. Nên chọn nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông để làm chuồng nuôi bò. Chuồng hướng về phía nam hoặc đông nam là đẹp nhất.

2. Kích thước chuồng

Mặc dù nuôi nhốt nhưng cũng phải có đủ diện tích cho chúng có thể đứng nằm thoải mái nhất. Diện tích tối ưu là từ 3 -5m2/con. Quy mô nuôi bò có thể làm thành 1 -2 dãy tùy vào số lượng của bò.

3. Thiết kế chuồng

Nền chuồng bò nên lót gạch để đảm bảo sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh. Nên chọn loại gạch chống trỡn trượt có rảnh nước. Để tiết kiệm chi phí thì láng bằng xi măng là hiệu quả nhất.

Phía bên ngoài chuồng bò là máng ăn , máng uống nước kích thước của máng ăn phù hợp với chuồng khoảng từ 60 cm x 120 cm để đựng đủ thức ăn nước uống cho bò và khi ăn uống không bị rơi vãi ra ngoài lãng phí.

4. Xử lý chất thải

Chuồng bò chọn nơi vườn có cây xanh là đẹp nhất để lấy không khí mát mẻ cho bò sinh sống. Hệ thống xử lý phân bò nên làm hố biogas kín để lấy gas đồng thời không làm ô nhiễm môi trường sống, không có mùi hôi thối khi chăn nuôi bò trong chuồng.

II. Vệ sinh chuồng trại nuôi bò

Trong điều kiên chăn nuôi bò ở trong chuồng nuôi cố định thì khâu vệ sinh chuồng là quan trọng nhất. Nếu chuồng bẩn, để sinh ra ký sinh trùng sẽ khiến bò bị bệnh, chất lượng thịt không cao và năng suất kém.

Chuồng trại, đặc biệt là máng ăn, máng uống nước phải luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Sử dụng các dung dịch tẩy uế để rửa chuồng bò. Khi chuồng xuất hiện các loại côn trùng, chuột dán, ruồi muỗi… phải xử lý ngay để mầm bệnh trung gian gây hại cho đàn bò không phát triển.

Theo dõi thường xuyên từng con bò trong quá trình nuôi để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý nhanh chóng. Phải thường xuyên tiêm vac-xin hoặc thuốc phòng bệnh cho đàn bò. Nếu có trường hợp bò bị ốm hoặc chết phải cách ly, xử lý chôn ngay để tránh lây bệnh cho cả đàn gây thiệt hại kinh tế rất lớn.

Nuôi bò rất dễ gặp tình trạng bò bị ký sinh trùng bám và gây hại. Lúc này cần xử lý chúng bằng cách phun thuốc. Thuốc trị ký sinh trùng thường sử dụng là Neuguvon hoặc Asuntol hòa tan thành dung dịch tắm hoặc xoa. Liều lượng 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều khi sử dụng. Chú ý tắm, xoa hoặc phun trực tiếp vào các khu vực vùng bẹn, nách và yếm, nơi ký sinh trùng thường ở.

Đối với kí sinh trùng trong hệ tiêu hóa thì sử dụng Levamisole, Tetramisole để điều trị nội ký sinh trùng trong đường ruột và thuốc đặc trị Fasinex điều trị sán lá gan.

Liều lượng:

Levamisole khoảng 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng.

Fasinex dùng 1 viên/75kg thể trọng.

Cách sử dụng: uống trực tiếp hoặc trôn với thức ăn

IV. Thức ăn nuôi bò bịt

Để bò lớn nhanh, có chất lượng thịt thương phẩm ngon thì nguồn thức ăn là cần chú ý hơn cả. Thức ăn cho bò thịt cần đạt khoảng 2,5% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ: 1 con bò nặng 200kg cần tiêu thụ 5kg thức ăn khô trong một ngày, còn với thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20 kg.

Thức ăn nuôi bò thịt nhốt chuồng gồm có:

Thức ăn thô: các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp ( bã bia, rượu, rỉ mật, bã mía, bã đậu, vỏ hoa quả.

Thức ăn tinh: sắn nghiền nhỏ, ngô bắp nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu…

Phương pháp cho bò ăn rất quan trọng. Thời gian đầu khi nuôi nhốt bò cần tập cho chúng ăn thô xanh, ít sử dụng thức ăn tinh để cho bò quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ăn nhiều thức ăn tinh, nhiều chất sẽ khiến bò bị ngộ độc axit (acidosis). Sau đó mới tăng dần khẩu phần thức ăn tinh lên.

Với quy mô chăn nuôi lớn thì bà con nên đầu tư máy băm nghiền thức ăn vào quá trình chế biến thức ăn cho bò nhốt chuồng. Nó vừa đảm bảo vệ sinh thức ăn cho bò, tiết kiệm chi phí chế biến thức ăn và tiết kiệm chi phí trong tương lai.

Bà con cũng nên dành một khoảng đất để trồng các loại cỏ có thành phần dinh dưỡng cao để cho bò ăn. Cỏ không chỉ là nguồn thức ăn chính của bò mà có thể thu hoạch từ 3-6 năm nếu chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí thức ăn rất nhiều.

Nuôi nhốt bò trong chuồng quanh năm có nhiều mặt lợi như có thể điều chỉnh được lượng thức ăn, quan sát và xử lý bệnh của bò một cách dễ dàng nhanh chóng và giúp bò lớn nhanh mau xuất chuồng hơn. Tuy nhiên bà con phải chú ý kỹ thuật chăn nuôi khoa học.

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa. Cách Làm Chuồng Nuôi. Chọn Bò Sữa Giống,…

Nhu cầu sữa bò ngày càng tăng kéo theo mô hình chăn nuôi bò sữa cũng nở rộ ở khắp các vùng miền của cả nước. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp tại Việt Nam. Nếu đang nghiên cứu đầu tư mô hình này, bà con cần áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo chuẩn để có năng suất cao, và sản phẩm khi xuất bán đạt yêu cầu chất lượng.

Phải chọn nơi làm chuồng cao ráo, thông thoáng.

Hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh gió lùa, và hướng nắng ấm.

Có sân cho bò vận động, đi lại.

Cách chọn bò sữa giống

Chất lượng con giống chiếm đến gần 50% sản lượng sữa, do đó khâu chọn giống cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển hình thức nuôi bò lấy sữa này.

Bà con cần chú trọng đến 4 yếu tố sau:

Ngoại hình

đầu nhẹ, cân đối với toàn cơ thể; chân trụ vững, chắc chắn; bộ phận vú phải mềm mại, phát triển đồng đều, bầu to rộng; da nhìn mượt, không bị dị tật ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Trọng lượng

Trọng lượng phù hợp của các giồng bò sữa hiện nay tính cho bò đã được 3 – 4 tuổi.

HF thuần chủng: ít nhất 450 kg/con, tối đa 500 kg/con

HF lai bò nội: ít nhất 350 kg/con, tối đa 400 kg/con

Lai Sind: ít nhất 280 kg/con, tối đa 320 kg/con

Di truyền

Khi chọn giống nên biết rõ nguồn gốc bố mẹ, nếu bố mẹ sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, khả năng cho sữa cao thì con sinh ra cũng sẽ thừa hưởng được những đặc điểm này.

Năng suất sữa

Bà con cần lựa chọn con cho sữa phải đạt ở mức sau:

HF lai: trung bình phải cho từ 9 kg/ngày

Lai Sind: trung bình phải cho từ 7 kg/ngày

Cách phối giống bò sữa

Dấu hiệu động dục

Bò bỏ ăn, hay nhảy lên những con bò khác, bộ phận sinh dục của bò cái chuyển sang màu đỏ, chảy dịch nhờn.

Thời gian biểu hiện dấu hiệu động dục thường trong khoảng 1 – 1,5 ngày. Nên cho bò nhảy giống 2 lần để tăng tỷ lệ đậu thai.

Sau khoảng 21 – 25 ngày từ thời điểm sinh, con cái có thể tiếp tục động dục. Tuy nhiên, để lượng sữa tiết ra đạt năng suất cao, nên cho chúng động dục sau 3 – 4 tháng.

Cho phối giống

Hiện nay có 2 cách phối giống cho bò cái sinh sản: cho phối trực tiếp và phối nhân tạo

Hình thức trực tiếp: cho bò đực và bò cái phối giống trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự hiệu quả vì dễ bị nhiễm bệnh.

Hình thức nhân tạo: phương pháp này hiện đang được áp dụng rất phổ biến vì người nuôi có thể lựa chọn theo ý muốn, chất lượng cũng đảm bảo hơn.

Thời gian bò mẹ mang thai là từ 9 – 10 tháng.

Chăm sóc tiền sản và hậu sản

Trường hợp bò đẻ khó phải cần có sự can thiệp kịp thời của chủ nuôi. Trước khi tiếp xúc với bò mẹ và bê con phải sát trùng tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho cả bò mẹ và bê con.

Sau khi sinh xong, cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh (đảm bảo sạch) và bổ sung thêm các khoáng chất bổ dưỡng khác để bò mẹ nhanh lại sức.

Vệ sinh tử cung của bò mẹ trong khoảng 4 ngày kể từ ngày sinh.

Chuẩn bị nước ấm để massage vùng vú cho bò, để kích thích tuyến sữa chảy đều. Massage mỗi ngày 3 – 4 lần, trong vòng gần 2 tuần. Kiểm tra màu sắc sữa thường xuyên, nếu không phải màu trắng đục mà là hồng nhạt thì kiểm tra lại khẩu phần ăn, tăng thức ăn xanh non, giảm thức ăn chế biến sẵn.

Chăm sóc bê con

Giai đoạn 1 tuần tuổi: ở giai đoạn này, người nuôi phải vắt sữa ra dụng cụ chứa để tập cho bê con bú, tránh bú trực tiếp vào vú mẹ vì sẽ tạo thói quen cho mẹ, sau này vắt tay sẽ rất khó ra sữa. Tập cho dê bú phải kiên nhẫn, dùng tay chấm sữa rồi nhỏ vào miệng bê, chuyển dần dần tay xuống dụng cụ chưa sữa, khoảng vài lần là bê đã tự uống được.

Giai đoạn 1 tuần – 4 tháng tuổi: thức ăn của bê giai đoạn này vừa là nguồn sữa mẹ, vừa cung cấp thêm thức ăn có chứa đạm, chất khoáng.

Giai đoạn cai sữa: đây là giai đoạn phải đặc biệt chú ý vì rất nhạy cảm trong sinh trưởng và sức đề kháng sau này. Cần phải đặc biệt chú ý khi chăm sóc, cho ăn, vệ sinh …

Nguồn thức ăn chính vẫn là thức ăn thô xanh (các loại cỏ), rơm. Ngoài ra, cung cấp thêm từ 0,5 – 1,2 kg/ngày/con thức ăn tinh trộn sẵn. Cho ăn thêm mật, Ure, muối …

Khai thác sữa

Vệ sinh núm vú trước khi vắt

Massage kích thích sữa chảy xuống

Người vắt ngồi phía bên phải, nắm đầu vú của bò mẹ trung bình mỗi phút thực hiện 80 vắt.

Vắt bỏ 1 ít sữa lúc đầu để kiểm tra xem có cáu cặn không, nếu có chứng tỏ bò mẹ đang bị viêm vú.

Vắt đều các núm, theo kiểu chéo thẳng hàng.

Đến khi lượng sữa còn lại ít, cần massage 1 lần nữa để sữa dồn hết xuống, vắt hết lượng sữa trong vú để tránh tình trạng tồn đọng gây ra bệnh viêm vú.

Thời gian cho sữa của mỗi con bò mẹ trung bình là 250 – 300 ngày

Chú ý, tập vắt sữa theo một giờ cố định để tạo thói quen cũng như lượng sữa ra sẽ đều hơn.

Lưu ý quan trọng khi nuôi bò sữa

Phải thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống;

Khử trùng chuồng trại và khuôn viên chuồng trại;

Tiêm phòng các bệnh phổ biến theo đúng lịch tiêm chủng

Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt Nhốt Chuồng. Cách Nuôi Gà Thịt Nhanh Lớn

Chọn vị trí đặt chuồng nuôi xa khu dân cư, xa sông ngòi để không ảnh hưởng đến môi trường đô thị và dễ kiểm soát dịch bệnh khi cần.

Chuồng nuôi phải cao, thoáng, mát, ngoảnh mặt về hướng đông hoặc đông nam. Nền chuồng xây sao cho tránh trơn trượt, dễ thoát nước. Mái chuồng đảm bảo tránh mưa, tránh nắng, tránh nóng cho đàn gà được là tốt nhất. Tường bao chuồng gà có thể xây bằng gạch (xây kín toàn bộ hoặc xây lửng, phía trên phủ bạt) hoặc quây bằng lưới thép, có bạt che.

Chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi, trang bị biển báo nhắc nhở khách đến tuân thủ cách khử trùng trước khi vào khu vực nuôi gà.

Đảm bảo mật độ nuôi gà 6-8 con/m2. Cứ mỗi một m2 này, bà con bố trí 1 bóng đèn um gà công suất 75W để dùng khi cần. Nếu quan sát thấy gà nằm tụ quanh bóng đèn, tản ra xa khỏi bóng đèn hoặc nằm tụ vào một góc thì chứng tỏ, nhiệt độ chuồng nuôi có vấn đề. Lúc đó, bà con điều chỉnh làm sao để gà thấy thoải mái đi lại tự do trong chuồng là được.

Là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định chất lượng đầu ra của đàn gà thịt và hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi, chọn giống là khâu nên được dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Có thể nói, chưa bao giờ thị trường giống gà lại đa dạng, việc tiếp cận nguồn giống lại tiện lợi như hiện nay. Để nuôi gà lấy thịt, bà con có thể chọn các giống gà nội địa có giá trị kinh tế cao như gà ri, gà Hồ, gà tàu vàng, gà Đông Tảo hoặc các giống gà lai, gà Tam Hoàng, Lương Phượng.

Dù chọn nuôi giống gà nào, bà con cũng nên nhập giống ở các trang trại có tên tuổi, uy tín, có hỗ trợ người mua những thông tin về kỹ thuật càng tốt. Khi chọn mua gà làm giống, bằng cảm quan, bà con hãy lựa những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mịn, bông xốp, thân mình mập, da săn.

Khi gà dưới 15 ngày tuổi, bà con dùng máng chuyên dụng để đổ thức ăn vào cho gà con ăn. Mỗi máng treo hình trụ chứa đầy thức ăn sẽ đủ cho 50 gà con ăn trong 24 giờ. Thức ăn còn thừa, bà con nên dọn dẹp và đổ bỏ đi để thay mới.

Cùng với thức ăn, nước uống sạch là không thể thiếu cho gà. Máng nước nên treo hoặc đặt dưới nền xen kẽ với máng ăn để gà tiện ăn, uống.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và cách phòng bệnh tốt nhất là thông qua việc vệ sinh chuồng trại. Trước khi cho gà vào chuồng nuôi, bà con nên rải trấu, cát hoặc mùn cưa trên nền chuồng để quét dọn định kỳ, tránh phân gà lại trở thành nguồn phát sinh bệnh tật.

Bên cạnh đó, bà con nên đặc biệt nghiêm túc thực hiện tiêm vắc – xin phòng bệnh cho đàn gà, tránh các bệnh do vi trùng gây ra.

Quan trọng hơn nữa, tuyệt đối KHÔNG nuôi nhiều lứa gà trong một chuồng nuôi; trước khi nuôi lứa gà mới, bà con cần khử trùng chuồng nuôi sạch sẽ.

Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng Thịt. Thức Ăn Cho Ngỗng Thịt. Cách Làm Chuồng Nuôi Ngỗng,…

Chọn Ngỗng Giống

Có thể liệt kê một vài giống ngỗng cao sản như: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng hộ chăn nuôi để lựa chọn loại giống phù hợp. Nếu muốn nuôi ngỗng đàn, bà con nên chọn những con ngỗng xám hoặc vằn, chân to vì chúng đi khỏe và chịu khó kiếm ăn. Ngỗng giống tốt là những con ngỗng nở đúng ngày, đạt khối lượng cơ thể từ 85 – 100g/con. Khi ngỗng mới nở, bà con chọn những con có bộ lông bóng mịn, mắt sáng, đi lại vững vàng nhanh nhẹn, ăn uống bình thường, lỗ hậu môn gọn khô. Tốt nhất bà con nên chọn mua những nguồn giống chuẩn, với giống bố mẹ đều được kiểm tra dịch bệnh gia cầm, được bổ sung chất dinh dưỡng trước thời kỳ sinh sản.

Quá trình chăn nuôi ngỗng được chia thành 3 giai đoạn, tương ứng với các khoảng thời gian sinh trưởng của ngỗng: giai đoạn nuôi (gột) ngỗng con (dưới 1 tháng tuổi), giai đoạn nuôi ngỗng dò thịt (trên 1 tháng đến 2 tháng rưỡi) và giai đoạn vỗ béo ngỗng (12 – 15 ngày trước lúc xuất chuồng). Với mỗi giai đoạn, ngỗng cần được chăm sóc dưới các điều kiện chuồng trại và thức ăn khác nhau.

Cách Làm Chuồng Trại Nuôi Ngỗng Con

Giai đoạn này do khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên ngỗng không chịu được rét, cần được sưởi ấm thường xuyên. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt. Bà con nên nhốt ngỗng mới nở trong quây kín bằng cót cao từ 0.8 – 1m, che chắn cẩn thận, sử dụng lò sưởi hoặc bóng điện vừa để thắp sáng vừa để sưởi ấm. Tuần đầu, nhiệt độ chuồng quây nên giữ ở mức 32 – 35 0C, các tuần sau có thể giảm dần nhiệt độ: tuần thứ hai 27 – 29 0C, tuần thứ ba 25 – 27 0C, tuần thứ tư 23 – 25 0 C.

Bà con lưu ý, nếu muốn sử dung than hoặc trấu để sưởi cho ngỗng thì phải thiết kế lối thoát cho khói, tranh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu ôxi và ngộ độc khí than. Có một cách nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không rất đơn giản: nếu ngỗng thiếu nhiệt bị lạnh sẽ nằm đè lên nhau thành từng đống, nếu ngỗng quá nóng sẽ tránh xa nguồn nhiệt, nếu nhiệt độ vừa đủ thì ngỗng đi lại ăn uống bình thường. Ngoài cần được sửa ấm, ngỗng cũng là loài thích hoạt động dưới ánh sáng, bà con nên bật bóng đèn chiếu sáng cho ngỗng 24/24h với những ngày đầu, và 18 – 20h ở các tuần tiếp theo.

Mật Độ Đàn Nuôi

Chuồng gột ngỗng con cần đảm bảo mật độ nhiều nhất 10-15 con/m 2 với ngỗng dưới 7 ngày tuổi, 6-8 con/m 2 với ngỗng trên 7 ngày và dưới 1 tháng tuổi.

Giai Đoạn Nuôi Ngỗng Dò Thịt

Cách Làm Chuồng Trại

Giai đoạn này, việc đầu tư hệ thống chuồng nuôi ngỗng đơn giản hơn rất nhiều. Bà con chỉ lưu ý một điều rằng do ngỗng là loài vật thích chạy nhảy tắm nắng nên không gian chuồng phải quây theo kiểu mở: chuồng phải thoáng, có nhiều ánh sáng và có khoảng sân rộng. Việc xây dựng chuồng nên tận dụng các vật liệu tự có với hệ thống mái che đủ mát khi nắng mưa. Chuồng có thể xây trên khu đất cao có cây xanh che mát, nền chuồng không cần đổ bê tông. Chuồng phải quây xung quanh bằng dây thép vững chắc để ngăn ngỗng bay và chạy ra ngoài.

Mật độ đàn nuôi

Phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi hộ chăn nuôi để quy định mức độ nuôi trong đàn. Thông thường một công lao động có thể chăn thả được đàn 100- 120 con/đàn/người. Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông, từ vài chục con đến vài trăm con. Lứa tuổi của ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng lớn đều dễ chăm sóc.

Nuôi ngỗng tuy không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhưng khi nuôi với số lượng lớn, có thể ngỗng sẽ mắc phải một số chứng bệnh làm thiệt hại đến đàn ngỗng, do vậy bà con cần lưu ý các bệnh thường gặp ở ngỗng như:

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn

Bệnh phó thương hàn làm ngỗng ỉa chảy, viêm kết mạc và gầy sút. Bệnh này thường xảy ra khi ngỗng bị quá mệt do vận chuyển, hoặc do chuồng trại chật chội, độ ẩm cao, bẩn, thiếu nước uống hoặc do có sự biến đổi nhiệt lớn.

Bệnh cắn lông, rỉa lông thường xảy ra ở các đàn ngỗng nuôi nhốt chật chội, không có sân chạy nhảy cho ngỗng, chuồng trại ẩm ướt thiếu ánh sáng, hoặc do nhốt chung con lớn với con bé, hoặc do có con ngỗng mới về chuồng.

Để phòng tránh các bệnh thường gặp ở ngỗng như trên, bà con cần làm vệ sinh chuồng trại thật chu đáo, đảm bảo chuồng đúng tiêu chuẩn. Các dụng cụ ăn uống cũng cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. Bà con không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Ðịnh kỳ, các đàn ngỗng đều phải được tiêm vaccine phòng bệnh theo các giai đoạn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Bò Thịt Nhốt Chuồng. Cách Làm Chuồng Nuôi Bò Thịt trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!