Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Gà Tây Thả Vườn mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chọn gà tây bố mẹ: Chọn gà tây trống là những con to lớn cứng cáp nhanh nhẹn, ngực nở rộng, mào đỏ tươi, mắt sáng tinh anh đi lại nhanh nhẹn và không dị tật. Gà tây trống có lông sặc sỡ hơn gà mái, mào tròn và dài. Gà tây trống trưởng thành có thể đạt được 5 – 6 kg/con. Gà tây mái, chọn những con nhanh nhẹn nhưng hiền lành, ăn phàm, mông rộng nở đều và hơi sệ, đạt 3 – 4 kg/con với gà mái.
Chọn gà tây con: Tốt nhất là vào ngày thứ 28 kể từ ngày trứng gà được đem ấp. Trong tuần đầu tiên, nếu thấy gà phát triển khỏe mạnh, ăn uống tốt, nhanh nhẹn thì có thể giữ lại nuôi. Con giống phải có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ từ nơi bán (hóa đơn, giấy kiểm dịch thú y) và phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn giống.
Chọn trứng ấp: Trứng tốt nhìn nhỏ đều, cầm quả trứng lên thấy nặng tay, đầu trứng chứa túi khí to vừa phải, phần đầu nhọn của trứng thon đều chứ không nhọn quá, vò trứng dày và màu tươi sáng.
Chuồng nuôi
Chuồng nuôi làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên. Tổng diện tích nuôi gà tây vào khoảng 20 m 2/con, diện tích sân chơi ít nhất bằng 2 lần diện tích chuồng nuôi. Mái chuồng lợp các vật liệu (ngói, tôn, lá tùy ý). Nền chuồng đầm kỹ, láng xi măng cát có độ dốc thoải dễ thoát nước khi rửa nền sau khi bán gà. Xung quanh chuồng xây tường bao cao 40 cm, phần còn lại căng lưới B40 hoặc đan phên tre để có độ thoáng, bên ngoài căng bạt che gió và chắn mưa hắt.
Vườn thả có thể là vườn phẳng hoặc sử dụng vườn đồi. Xung quanh vườn phải rào chắn đảm bảo gà khi thả không bay hoặc chui ra ngoài. Vườn thả phải san lấp phẳng không tạo thành vũng nước sau mưa, trong vườn không có nhiều cây bụi. Cần trồng cây ăn quả tạo bóng mát ở vườn, dành diện tích tạo các hố tắm cát trong vườn cho gà, mỗi hố dài 15 m, rộng 4 m, sâu 0,3 m tùy theo không gian vườn.
Gà tây thường có thân hình to lớn hơn gà ta, vì vậy cần lưu ý làm chuồng to hơn chuồng gà bình thường. Khi làm chuồng, cần lưu ý chuồng gà tây phải có mái cao, xung quanh được che chắn cẩn thận nhưng vẫn phải có nhiều cửa sổ để đảm bảo thông thoáng. Nên quay về hướng Ðông hoặc Nam. Không nên làm chuồng gà quay về hướng Bắc hay Tây.
Dinh dưỡng
Gà tây có thể sử dụng được cả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự nhiên. Nhưng nên chia theo thành nhiều bữa giúp gà có điều kiện phát triển tốt nhất trong từng thời kỳ khác nhau. Ðối với thức ăn công nghiệp cần đảm bảo hàm lượng protein 20 – 22%. Khi trưởng thành, gà có thể tự kiếm thêm thức ăn như rau cỏ, gà tây đặc biệt ưa ăn rau muống. Nếu cắt cỏ về cho gà ăn, cần phải nhớ rửa sạch các tạp chất có thể gây hại cho gà. Ngoài ra có thể cho gà ăn thêm mối, giun đất…
Ðể đảm bảo gà luôn khỏe mạnh thì thức ăn của gà tây luôn sạch sẽ, không ôi, thiu hay ẩm mốc. Thường xuyên bổ sung vi sinh, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho gà nuôi. Dùng nước sạch được thay mỗi ngày cho gà uống.
Chăm sóc
Cần đảm bảo điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, ánh sáng thích hợp cho gà. Gà tây thường hay dị ứng với thời tiết mưa, sấm chớp, độ ẩm thấp hay tiếng động lạ… Vì vậy cần nắm bắt từng đặc tính để có phương pháp, kỹ thuật chăm sóc tốt nhất.
– Người chăn nuôi cần có các biện pháp an toàn sinh học, đối với các trang trại nuôi cần làm hàng rào xung quanh.
– Vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ. Ðối với máng ăn và máng uống nên chọn mua cùng loại, cùng kích thước để tiện cho việc sát trùng vệ sinh dễ dàng. Các máng ăn và máng uống phải vệ sinh thật sạch sẽ khi tiến hành cho gà ăn.
– Hàng ngày quan sát tình hình sức khỏe đàn gà, phát hiện sớm những gà yếu, loại khỏi đàn những con ốm, đồng thời kiểm tra tình hình gà ăn uống.
– Vệ sinh thay độn chuồng hàng ngày, tránh nấm mốc, đảm bảo chuồng khô và sạch.
– Ðể đảm bảo sức khỏe cho gà tây, cần tiến hành tiêm vaccine định kỳ cho gà. Mỗi chủ trại chăn nuôi nên tìm hiểu kỹ về khu vực và tình hình bệnh dịch ở địa phương để có phương pháp phòng ngừa hợp lý. Hiện nay có rất nhiều loại vaccine ra đời có hiệu quả khá tốt điều này sẽ giúp người nuôi dễ dàng hơn trong việc phòng bệnh cho gà.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn
Trong những năm trở lại đây , sản phảm ga thịt nuôi theo phương thức thả vườn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn , mang tới hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi…
Mỗi giai đoạn có chế độ thức ăn khác nhau:
Giai đoạn 1 ( giai đoạn úm gà ) :
Gà từ 1-21 ngày tuổi, chuồng gà làm bằng cót ép cao khoảng 0,5m, diện tích quây úm 2,5m/100 gà con và nới rộng dần theo thời gian sinh trưởng của gà. Bố trí bóng điện sưởi ấm và thắp sáng, số lượng bóng điện tuỳ theo điều kiện thời tiết. Quan sát độ phân tán của gà để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp. Nếu thấy gà nằm tụm dưới bóng điện là bị lạnh; gà tản ra xa bóng điện là quá nóng; gà phân tán đều là nhiệt độ phù hợp.
Lưu ý : Cần chú ý quan trọng bởi vì những chú gà con mới nở không thể tự điều chỉnh được thân nhiệt cơ thể . Nhiệt độ cần phải đảm bảo vừa đủ không quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của đàn gà
Chúng ta nên dùng thiết bị sưởi ấm là bóng hồng ngoại , nên chọn loại bóng có công suất tối thiểu là 100W và cao nhất là 250W . Bố trí đều trên quây úm với mật độ là 60 – 100 gà/bóng.Chiều cao so với nền chấu là 50 – 60cm . Bóng hồng ngoại được khuyến cáo nên dùng cho động vật , giúp tập trung nhiệt tốt hơn , kích thích hệ miễn dịch và tăng trưởng
Gà mới mua về không cho ăn mà cho uống nước điện giải (Gluco KC hoặc Unilyte vit C…) 8-10 giờ đầu; sau 12 giờ cho uống nước pha thuốc úm (Hamcolifort, Ampi-coli fort, Enrovet 10%…) liên tục 3 ngày đầu. Những ngày sau cho gà ăn thức ăn dạng mảnh, như cám Con Heo Vàng 117A hoặc ngô nghiền trộn đậm đặc 112, 113. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn tươi mới.
Giai đoạn 2 : Gà từ 29 ngày đến trước khi xuất chuồng 15 ngày. Thả gà ra vườn khi trời đã nắng ấm khoảng 2 giờ trong vài ngày đầu, sau đó tăng dần thời gian thả. Giai đoạn này, nên sử dụng thức ăn Con Heo Vàng 117B hoặc ngô nghiền trộn với đậm đặc 112, 113. Ở cả hai giai đoạn, phải luôn đảm bảo đủ nước uống sạch cho gà.
Hướng dẫn nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn :
Hướng dẫn chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn là bộ tài liệu giúp bà con có thêm kiến thức về chăn nuôi gà sạch, gà thả vườn chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn thực sự cho xã hội… Hướng tới xây dựng chuôi cung ứng sản xuất thịt gà tiêu chuẩn chất lượng cao, xuất khẩu thịt gà ra thị trường Quốc tế.
Điều kiện khi chăn nuôi gà thả vườn tốt : 1. Địa điểm
Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào kín ngăn cách với bên ngoài đảm bảo các gia súc khác và người lạ không vào được trong trại
Không xây dựng trại ở gần đường giao thông và nơi có đông người sinh hoạt như trường học, khu dân cư, công sở và nơi có nhiều mầm bệnh khó kiểm soát như chợ, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, nơi giết mổ gia súc gia cầm.
Trong khu chuồng nuôi nếu làm nhiều chuồng thì cự ly mỗi chuồng cách nhau tối thiểu 15m, nơi chứa phân và xử lý xác chết đặt ở trong khu chăn nuôi và cách chuồng nuôi tối thiểu 20 – 30m
+ Vườn thả có thể là vườn phẳng hoặc sử dụng vườn đồi. Xung quanh vườn phải rào chắn đảm bảo gà khi thả không bay hoặc chui ra ngoài. Diện tích thả tối thiểu 1m2/con, nhưng không thả quá 2m2/con. Vườn thả phải san lấp phẳng không tạo thành vũng nước sau mưa, trong vườn không có nhiều cây bụi. Cần trồng cây ăn quả tạo bóng mát ở vườn
3. Chọn giống gà :
– Gà giống 01 ngày tuổi khi nhập nuôi phải có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ từ nơi bán (hóa đơn, giấy kiểm dịch thú y). Con giống phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn giống (đặc điểm màu lông, màu da chân, trạng thái sức khỏe và không có dị tật)
4. Thức ăn cho gà :
Thức ăn hỗn hợp viên phải có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Nên sử dụng thức ăn của các hãng sản xuất có tín nhiệm trên thị trường
Khi bảo quản trong kho, thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu thức ăn phải xếp riêng từng loại và có Pallet kê cao cách mặt nền 20cm và cách tường 20cm. Không để thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật và xăng, dầu trong kho chứa thức ăn chăn nuôi
5. Vệ sinh chuồng trại , thú y :
+ Hố sát trùng trước cửa chuồng thường xuyên có vôi bột hoặc các chất sát trùng phù hợp
+ Đình kỳ phun sát trùng xung quanh khu chăn nuôi (1 tuần/lần hoặc muộn hơn) tùy theo tình hình dịch tễ
+ Thực hiện sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ, thiết bị trước khi chăn nuôi, trong khi chăn nuôi và sau khi bán sản phẩm hoặc di chuyển đàn gà sang các nơi khác
+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gà (marek, newcatson, gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm, cúm gia cầm, đậu gà) theo lịch hướng dẫn
+ Mở sổ ghi chép lịch tiêm phòng, và sử dụng thuốc kháng sinh
6 . Quản lý chất thải và xác chết
Tuyệt đối không chôn lấp xác gà chết ngoài vườn hoặc vứt ra môi trường xung quanh . Các chất thải khác như ni lông, bơm tiêm, chai lọ dựng thuốc, đựng vacxin tập kết vào nơi quy định để tiêu hủy . Nước rửa chuồng phải chảy theo cống gom vào bể chứa, không xả tràn lan ra vườn .
Từ vài trăm con gà ta thuần nuôi thả vườn, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Văn Dũng đã nâng số lượng lên tới hàng ngàn con, đạt mức lãi bình quân hàng năm 180 triệu đồng…
Lúc đầu, ông Nguyễn Văn Dũng (bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La) khởi nghiệp nuôi gà thả vườn với vài trăm con gà mía. Đây là giống gà to, khỏe, thịt ngon nhưng do giống gà này không hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậucao nguyên Mộc Châu nên hay bệnh, kém phát triển. Ông Dũng trăn trở phải tìm giống gà nào đó nuôi phù hợp với khí hậu ở đây. Trong một lần ông Dũng về quê tỉnh Hưng Yên thăm họ hàng, thấy bà con ở nơi đây nuôi gà ta thả vườn rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông trở về Mộc Châu cải tạo lại chuồng trại chuyển sang nuôi hơn 1.000 con gà ta thả vườn, mà nói đúng ra là thả rông bởi đàn gà của ông ra đồi, đậu trên cây…Giống gà ta được ông cẩn thận tìm hiểu và đặt mua từ Sơn Tây nên rất tốt và khỏe mạnh.
Thức ăn cho đàn gà ta được ông chia ra từng khẩu phần rất logic và khoa học. Khi gà 21 ngày tuổi ông Dũng cho gà ăn thức ăn hỗn hợp. Gà đến 30 ngày tuổi ông chuyển sang cho gà ăn ngô xay và gạo xay.Thỉnh thoảng ông bổ sung chút rau xanh để cung cấp vitamin và chất khoáng cho đàn gà. Ông Dũng sử dụng rất ít cám công nghiệp trong chăn nuôi. Chuồng gà, được ông rải lớp vỏ trấu phủ lên trên mặt đất để cho gà không bị đau chân, vừa bảo đảm cho việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại tiện lợi. Khi phân gà bám vào vỏ trấu lúc quét dọn đảm bảo sạch sẽ hơn. Phân gà dọn xong được ông Dũng tận dụng bón cho vườn rau, 1 số cây trồng quanh nhà…
Theo DanViet
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Thả Vườn
Gà Đông Tảo hiện nay được xem là một giống gà mang lại lợi ích kinh tế cao. Do đó nhiều gia đình lựa chọn nó để chan nuôi. Không những vậy giống gà này còn rất dễ chăm sóc. Chỉ cần bạn nắm vững được các kỹ thuật nuôi cơ bản là có thể chăm sóc chúng dê dàng và đem lại lợi nhuận cao rồi đấy!.
1. Chuẩn bị trước khi nuôi gà Đông Tảo
con giống bạn chọn phải khỏe mạnh, có đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn giống. Nếu là con giống thuần chủng thì chân phải mập và có màu hồng hoặc hồng cam. Nếu con nào càng ít lông thì lớn lên da càng đỏ.
– Nếu là gà mới nở bạn cần làm lồng làm sao đủ để giữ ấm cho gà, kín gió để gà không bị cảm lạnh.
– Lồng úm cho gà cần có kích thước đủ cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Bạn cần bao quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng sao cho gà luôn luôn ấm, tránh để gà bị cảm lạnh, nhiễm bệnh.
– Chuồng cho gà trưởng thành phải cao ráo và thoáng mát. Chuồng cần tránh mưa gió tạt trực tiếp vào, đồng thời cũng tránh được chim chuột, rắn đến ăn gà vào ban đêm.
– Khi xây chuồng nên xây chuồng cao hơn nên đất để tránh mưa ngập. Đồng thời cũng tránh được khí lạnh từ đât ẩm lên. Đáy chuồng bạn nên lót trấu để gà được ủ ấm.
– Vách chuồng nên xây cao lên chừn nửa mét. Nên xây chắc chắn để gà không thể bay ra ngoài dược. Đồng thời nen che vải nilon ở trần chuồng để gà không bay nhảy giữa các ô chuồng dược. Lưới nilon nên cao tầm 3m là được.
– Dựng sào cho gà đậu và ngủ. Chú ý sào nên cách nền chuồng từ 40 đến 50cm. Mỗi sào chú ý cách nhau 50m và cách tường chừng 25cm. Sào đậu cho gà tốt nhất nên làm từ tre hoặc nứa.
– Các máng thức ăn và nước uống cần được đặt xen kẽ nhau. Với máng nước thì bạn có thể đặt một đường ống dẫn ước từ 1 bình to chừng 3 đến 4l và nước nhỏ giọt xuống máng. Như vậy vừa tiết kiệm được nước và bạn cũng không cần tiếp quá nhiều nước cho gà. Chiều dài máng chừng 10cm là được.
– Giai đoạn này bạn cần ủ gà cả ngày lẫn đêm. Lồng cần được làm kín không cho gió lọt vào.
– Thức ăn phải bổ sung thêm các loại vitamin để gà khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
– Máng đựng thức ăn và nước uống cần đảm bao vệ sinh sạch sẽ. Máng nước dài tầm 10cm cho 1 máng và đặt xen kẽ với máng ăn. Nếu máng nước uống bẩn thì bạn phải đổ nước cũ rửa sạch máng và thay máng mới vào. Với gà mới nở thì uống nhiều nước hơn nên bạn cần chú ý lượng nước trong chuồng.
– Bạn không nên dùng thức ăn hư hay đã cũ, nấm mốc cho gà ăn. Phải thay bằng thức ăn mới.
– Bạn cần vệ sinh lồng úm sạch sẽ và giữ nhiệt độ chiếu sáng cho phù hợp để gà con ăn uống được nhiều.
– Bạn cần chú ý quan sát hoạt đọng của gà để có thể điều chỉnh nhiệt độ chiếu sáng cũng như phân bố lượng thức ăn sao cho hợp lý là được. Nếu thấy gà có dấu hiệu ốm ,yếu hay chậm hát triển thì cần được chăm sóc kỹ hơn.
-Ở tuổi này gà đã bắt đầu mọc lông tơ nhanh và phát triển tốt. Thịt cũng đã săn và đỏ. Thời điểm này chúng rất hay đánh nhau.
– Đối với gà 1 tháng tuổi nếu nuôi đúng kỹ thuật thì trọng lương từ 300 đến 350g 1 con.
– Gà ở tuổi này ăn rất nhiều và rất hay đấu đá nhau. Lông tơ sẽ rụng hết và lông vũ bắt đầu mọc lên. Bắp thịt cũng chắc và đỏ dần lên.
– Giai đoạn này bạn cần vổ sung thêm vitamin và khoáng chất thông qua thuốc bổ để gà tăng thêm sức đề kháng. Càng vào mùa đông thì càng cần chú ý hành vi của gà để phát hiện dấu hiệu ốm kịp thời.
– Giai đoạn này bạn không cần ủ điện cho gà nữa. Nhưng nếu mùa đông thì bạn cũng cần ủ điện khi trời lạnh để cho gà ấm. Tiếp tục bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn cho gà để chúng khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
– Nếu nuôi đúng kỹ thuật thì giai đoạn này gà phải có cân nặng từ 500 đến 600g 1 con. Ở tuổi này chúng đã bát đầu phát triển nhanh nên bạn cần chia lại chuồng nhốt để chúng có không gian hoạt động nhiều hơn và đỡ cắn nhau.
– Lông tơ đã rụng hoàn toàn và bắt đầu mọc lông vũ.
– Bạn nên thả gà ra vườn sau 1 thời gian dài bị nhốt. Bạn cần thả từ từ để gà có thể thích nghi với môi trường. Khi đã quen thì chúng sẽ có được không gian phát triển tối đa. Chú ý đến chiều tối thì lùa gà vào chuồng để tránh gió lạnh.
– Cần xịt khuẩn 2, 3 ngày 1 lần và thật kỹ lưỡng, chu đáo.
– Gà ở tuổi này phát triển rất nhanh. Cân nặng cung tăng nhanh. Ở tuổi này gà ăn rất khỏe và thịt chắc. Các cơ bắp đã có đầy đủ. Chúng bắt đầu trổ mã và tập gáy.
– Lúc này bạn sẽ thây gà có mào sụn đỏ au rất đẹp.
– Chân gà mập và phát triển. Trên chân đã bắt đầu có vảy cứng cáp màu đỏ.
– Tăng lượng thức ăn và lượng dinh dưỡng cho gà.
– Diện tích vườn cần lớn để gà có thể phát triển tốt đa. Ngoài ra còn giúp chúng khỏe mạnh hơn nữa. Thời gian thả vườn bạn kéo dài ra cho đến khi gà được 1 tuổi rưỡi là đạt chất lượng giống tốt nhất.
– Khẩu phần ăn của gà nên bổ sung thêm các loại như tấm, cám, lúa để gà có thêm dinh dưỡng. Ngoài ra bạn có thể trộn với rau thái nhỏ cho gà ăn để gà phát triển tốt hơn.
Nuôi gà hay gà Đông Tảo thì đều có nguy cơ bị nhiều bệnh khác nhau. Điển hình như dịch tả, cấu trùng, lỵ, tiêu chảy,… Những mầm bệnh này lây lan nhanh dẫn đến gà tử vong nhiều làm ảnh hưởng đến kinh tế và công sức chăm sóc.
Do đó, để giảm thiểu tối đa thì bạn cần vệ sinh chuồng sạch sẽ hằng ngày. Thường xuyên tẩy uế chuồng trại. Các dụng cụ, thiết bị chan nuôi gà cũng cần được làm sạch sẽ và sát trùng định kỳ để sớm phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh.
3. Những lưu ý trong quá trình nuôi gà Đông Tảo
– Giống gà quý hiếm này muốn đạt được chất lượng cao thì bà con nên thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng tốt nhất vẫn là nên thả vườn vì loại này vừa khỏe mạch, thịt chắc, hoạt bát mà chân lại to. Và có thể đạt được trọng lượng tối đa. Không những vậy chất lượng thịt cũng cao hơn gà nuôi nhốt.
– Chuồng nuôi gà cần đủ ấm cho gà và không được ứ nước chút nào. Vì thế bạn nên xây nền chuồng cao hơn mặt đất và lót rơm hoặc trấu cho gà có chỗ ngủ.
– Nếu nuôi nhốt thì cần đảm bảo thức ăn và nước uống đều nhau để cả đàn phát triển đồng đều.
– Chuồn trại cần sạch sẽ để tránh dịch bệnh. Bà con nên dùng thuốc khử trùng tại các nhà thuốc thú y để xịt cho chuồng từ 2 tuần 1 lần hoặc thường xuyên hơn.
Nuôi gà Đông Tảo không khó. Bạn chỉ cần nắm vững được những kỹ thuật nuôi cơ bản thôi là đã có được đàn gà kinh tế cao và khỏe mạnh rồi!
Chúc bà con thành công với phương pháp nuôi gà hiệu quả này. Chúng tôi tất mong nhận được sự chia sẻ, và phản hồi của những người yêu gà và đam mê gà, để hoàn thiện bài viết tốt nhất.
Cập nhật ngày 16/06/2020
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng Thả Vườn Chi Tiết
Mô hình nuôi gà thả vườn lấy trứng đang phát triển ở nhiều địa phương, bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, vì những đặc thù riêng biệt của mô hình thả vườn nên muốn gà đẻ trứng năng suất cao, chất lượng đồng đều, ít bệnh tật, bà con cần thực hiện đúng những kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bà con chi tiết và tỉ mỉ, mời bà con tham khảo.
Chuẩn bị điều kiện nuôi gà đẻ trứng thả vườn
1. Chuồng trại
Địa điểm: Cần lựa chọn khu đất cao ráo, nên cách nguồn giếng nước sinh hoạt, sông, ngòi, kênh rạch để tránh ô nhiễm môi trường nước. Tùy thuộc vào số lượng đàn gà dự tính nuôi mà lựa chọn khu đất phù hợp.
Chọn hướng: Hướng làm chuồng gà thích hợp nhất là hướng Đông Nam. Hướng này có gió tự nhiên mát mẻ vào mùa hè, tránh gió mùa đông bắc vào mùa đông và những ảnh hưởng tiêu cực khi thời tiết có chuyển biến xấu. trường hợp địa hình không thuận lợi để làm chuồng theo hướng trên, bà con có thể chọn hướng Nam hoặc hướng Đông.
Diện tích chuồng: Diện tích chuồng nuôi tùy thuộc vào số lượng đàn gà. Khi nuôi gà thả vườn với số lượng lớn cần phân chia lô, khu vực rõ ràng để thuận tiện trong việc quản lý.
Nền chuồng: Nền chuồng nuôi gà có thể láng xi măng hoặc lát gạch đỏ thuận tiện trong việc vệ sinh, sát trùng, dọn dẹp sau này, đồng thời tránh để chuột, côn trùng đào bới trộm trứng, cắn gà. Nền đất cần phải kiên cố, có thể thêm chất độn (vỏ trấu, cát khô hoặc rơm rạ để nền chuồng không bị ẩm thấp và thuận tiện trong quá trình vệ sinh.
Mái chuồng: Nên lợp mái cách nhiệt cho gà, đặc biệt là giai đoạn gà đẻ trứng. Bởi vì mùa hè, gà bị say nắng và chết hàng loạt nếu nhiệt độ quá cao. Ngoài việc lợp mái tôn cách nhiệt, bà con có thể trồng cây leo, làm giàn mưa nhân tạo hoặc trồng sắn dây để làm nhiệt độ trong chuồng giảm bớt tới 6 độ, giữ ấm cho chuồng vào mùa đông.
Thiết kế quạt hút: để hút khí CO2 ra bên ngoài. Quạt hút nên đặt trên cao.
Kích thước: Chiều cao trung bình của chuồng nuôi gà đẻ trứng: 2,5 – 3m. Phần mái hiên nhô ra ngoài từ 1 -1,5m tránh mưa hắt, nắng chiếu. Vách thường chỉ nên cao từ 30 – 40cm, toàn bộ phần phía trên nên dùng lưới quây.
Mật độ nuôi: Nuôi gà đẻ trứng thả vườn thì mật độ nuôi nhốt hợp lý từ 4 – 4,5 con/m2.
2. Chiếu sáng chuồng đẻ
Cần chuẩn bị đầy đủ ánh sáng cho gà để gà dễ tìm ổ đẻ, tránh được hiện tượng cắn mổ nhau, giảm stress. Đặc biệt gà sẽ đẻ nhiều hơn khi được chiếu sáng tốt, trứng gà đồng đều.
Nhu cầu ánh sáng của gà mái:
Ngoài ra, nuôi gà đẻ trứng thả vườn bà con nên thắp thêm đèn vào buổi tối khoảng từ 2 – 3 giờ. Điều chỉnh thời gian chiếu sáng phù hợp với điều kiện thời tiết, nếu trời u ám, mưa gió thì nên cho thời gian chiếu sáng lâu hơn và ngược lại.
3. Vườn nuôi4. Lồng úm gà con
Lồng úm gà con với kích thước 2m x 1m chiều cao đủ nuôi 100 con, quây bằng cót, nền chuồng có chất độn hoặc vỏ trấu hoặc lưới thép để gà con không bị lạnh.
Thiết kế 2 bóng đèn 75W cho 1 lồng úm để sưởi ấm cho gà con.
Để trống lồng úm gà con khoảng 14 ngày trước khi nhập gà con về, bên cạnh đó tiến hành khử trùng, phòng bệnh sạch sẽ.
Mật độ úm gà con:
5. Máng ăn
Gà con từ 1 – 3 ngày tuổi thì trải thức ăn trên giấy.
Gà từ 4 – 14 ngày tuổi cho ăn máng nhỏ
Gà từ 15 ngày trở lên thì cho ăn máng dài treo.
Vào mùa nóng, gà có nhu cầu ăn nhiều hơn nên phải cung cấp nhiều máng ăn:
6. Máng uống
Máng uống có thể đặt xen kẽ máng ăn hoặc treo lên.
Khi nuôi gà đẻ trứng cần phải chú ý đến việc bố trí máng uống hợp lý theo từng mùa.
7. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà
Trong kỹ thuật nuôi gà thả vườn đẻ trứng, bà con cần chú ý làm bể chứa cát, sỏi cho gà. Kích thước bể khoảng 2m dài, 1m rộng, 0,3m cao với mật độ 40 con gà.
8. Dàn đậu cho gà
Bất kể là gà mái đẻ trứng hay gà thịt đều thích ngủ trên dàn đầu. Vì vậy trong chuồng phải thiết kế dàn đầu bằng gỗ hoặc tre (không làm bằng cây tròn trơn).
Dàn đậu nên cách mặt đất khoảng 0,5m, mỗi dàn cách nhau từ 30 – 40cm.
9. Làm ổ đẻ cho gà
Gà thường có tập tính đẻ vào buổi sáng và nhảy lên cao. Trong kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn, bà con bắt buộc phải làm ổ đẻ vì nếu không làm, gà sẽ đẻ trứng lung tung, làm rơi vỡ rồi ăn luôn. làm ổ đẻ cũng là một cách để kích thích khả năng sinh sản của gà. Làm ổ đẻ cần chú ý:
Ổ có thể lót bằng rơm hoặc tận dụng các loại rổ…
Thiết kế ổ theo dãy, mỗi ổ thường có đường kính khoảng từ 20 – 25cm, sâu khoảng 25cm.
Đặt ở ở vị trí trên cao từ 0,8 – 1m.
Cần thiết kế lối lên xuống cho gà đi lại.
Mỗi ở bên cách nhau từ 10 – 15cm để gà nhảy ổ thoải mái.
Bà con cần cố định ổ đẻ ở một chỗ vì gà có thói quen đã đẻ ở đâu sẽ đẻ tiếp ở đó. Ổ đẻ trứng phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, có ánh sáng chiếu thẳng vào.
Chọn giống gà đẻ trứng thả vườn
1. Chọn giống gà đẻ sai trứng
Một số giống gà ta thả vườn lấy trứng hiệu quả:
Một số giống gà đẻ siêu trứng:
Nếu như nuôi nhiều loại gà mái đẻ trứng khác nhau, bà con nên chọn giống thuần chủng và phân chia thành các ô khác nhau, tránh để gà bị lai tạp trứng giữa các giống khác nhau.
2. Tiêu chuẩn chọn gà con
Cần lựa chọn gà con có sự phát triển đồng đều về trọng lượng, kích thước cơ thể.
Chọn gà con mắt sáng, nhanh nhẹn, không bị khô chân, đi ngoài, phân trắng, bụng vẹo, hở rốn, cánh xệ.
3. Tiêu chuẩn chọn mái đẻ
Gà nuôi đến giai đoạn đẻ cần lựa chọn những con gà mái trên 1kg:
Mồng đỏ tươi và mềm mại, ngoại hình đẹp.
Bộ lông mượt mà, mềm và màu sáng.
Thân hình mập mạp, nhanh nhẹn.
Đít hơi xệ, bụng lớn.
Hậu môn mở rộng, xương chậu rộng, niêm mạc hậu môn mở rộng.
Mắt sáng tươi, con ngươi hẹp nhưng vẫn sáng.
Chân nhỏ, mỏ ngắn, mỏ thẳng không bị cong quặm xuống phía dưới.
Mái đẻ sai, năng suất trứng phải đạt từ 180 quả trứng.
Những con gà khác trong đàn nếu chưa đến thời kỳ đẻ trứng phải nuôi tách riêng để gà tiếp tục lớn cho hiệu quả sinh sản tốt.
Chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ trứng thả vườn
1. Chăm sóc gà con
Gà con khi mới mua về cần được đưa vào lồng úm để chăm sóc đặc biệt. Nên vận chuyển gà vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm để gà không bị ngột ngạt. Tránh những ngày mưa bão, gió mùa đông bắc.
Kiểm tra gà giống, loại bỏ những con không đạt yêu cầu. Bổ sung Vitamin hoặc thuốc bổ hòa vào nước cho gà con với liều lượng từ 2 – 3g/ lít nước. Cần đảm bảo đầy đủ nước và thức ăn (gạo tấm nấu hoặc tấm) cho gà con. Chia bữa ăn thành nhiều lần, mỗi lần cho ăn khoảng 2 giờ để kích thích đàn gà ăn nhiều hơn. Lượng thức ăn của gà sẽ tăng dần, có thể pha thêm cám từ phụ phẩm nông nghiệp.
Từ ngày thứ 7 phải trộn thuốc cầu trùng trong thức ăn của gà con, sử dụng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).
Môi trường lồng úm phải đảm thông thoáng, ấm áp, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp với nhu cầu của gà con, hạn chế các chất độc hại do mùi tạo ra, đặc biệt là amoniac từ phân gà.
Lưu ý:
Không nên úm gà ngay cạnh gà trưởng thành (nếu có) vì rất dễ lây nhiễm bệnh.
Không nên nuôi nhốt với mật độ vượt quá mức được đưa ra vì gà con sẽ dễ bị chết, đè chết.
Không nên bịt quá kín dẫn đến yếm khí sẽ làm gà bị chết ngạt.
Khi thời tiết thay đổi thì cần pha vitamin hoặc Electrolyte vào nước cho gà uống.
Giai đoạn từ 15 ngày trở nên có thể thả nuôi trên diện tích chuồng nuôi rộng có sân vườn để gà nhanh lớn và đẻ trứng.
Vào tuần thứ 6 – 7 phải tiến hành cắt mỏ cho gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau (lưu ý chỉ cắt phần sừng của mỏ).
Máng ăn, máng uống của gà phải luôn sạch sẽ. Cần phải thay nước 2 – 3 lần/ ngày.
Mức độ tiêu thụ nước của 1000 con gà mái đẻ trứng sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết bên ngoài:
2. Giai đoạn gà mái đẻ trứng
Vậy gà nuôi bao lâu thì đẻ trứng? Thường thì tùy thuộc vào giống gà mà bà con lựa chọn, nếu được nuôi trong điều kiện tốt sẽ cho thời gian đẻ trứng nhanh hơn. Đặc biệt nếu như áp dụng mô hình nuôi gà ta thả vườn thì sản lượng trứng gà ta thu được vô cùng năng suất, quả trứng đều, đẹp, sạch sẽ.
Khi gà đến giai đoạn đẻ cần chuyển sang khu vực có ổ đẻ. Nên chuyển trước 3 ngày vì gà rất hay bị stress, đồng thời tăng cường lượng vitamin cho gà mái.
Điều chỉnh ánh sáng phù hợp ở chuồng nuôi gà hậu bị và chuồng nuôi gà đẻ.
Nên vận chuyển đàn gà càng nhanh càng tốt, vận chuyển vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối.
Mật độ chuồng đẻ: 3 – 3,5 con/m2.
Cần đáp ứng đủ nhu cầu ăn, uống cho gà mái đẻ trứng. Điều chỉnh số lượng máng ăn, máng uống phù hợp.
Gà đẻ trứng thường vào sáng sớm, nên tập trung nhiều ánh sáng để gà không bị stress, kích thích gà đẻ nhiều. Một ngày có thể thu hoạch 4 lần trứng và bảo quản trong phòng mát với nhiệt độ từ 13 – 18 độ C, độ ẩm 75 – 80 độ C.
Chu kỳ đẻ trứng của gà:
Bà con có thể điều chỉnh chu kỳ đẻ trứng của gà bằng cách điều chỉnh ánh sáng phù hợp để năng suất đẻ trứng cao hơn.
Bà con cần phân biệt rõ, nếu gà đẻ trứng mà không có con trống thì trứng đó sẽ không sử dụng làm giống được vì không có “tinh trùng” của gà giống. Phôi trong quả trứng không phát triển nên khi ấp, trứng gà sẽ bị hỏng, ung. Do đó, nếu đẻ trứng lấy giống ấp, cần phải tuyển chọn thêm gà trống. Cách ghép gà trống mái với mật độ trung bình 1 con trống cho 7 – 10 con mái là thích hợp.
Khi gà mái ở giai đoạn đẻ trứng, cần phải chăm sóc cả con trống, loại bỏ những con ngả màu, yếu, hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc nằm trong ổ đẻ.
Nếu gà đẻ trứng gà lấy giống thì phôi sẽ bắt đầu phát triển từ 24 độ C, tỉ lệ nở của trứng sẽ giảm dần và không quá 7 ngày nên cần được ấp càng sớm càng tốt.
Lưu ý:
Gà đang đẻ bình thường nhưng ngừng đẻ, mào đỏ tươi hơn hoặc đẻ ra trứng gà xù xì mặc dù vẫn ăn uống bình thường thì có thể gà đang bị viêm phế quản truyền nhiễm, bà con nên tiêm vacxin IB chủng H52
Gà đẻ ra quả trứng không bình thường, khác với màu đặc trưng, xù xì, kích thước không đồng đều… là hội chứng giảm đẻ ở gà. Bà con nên tiêm vacxin nhũ dầu EDS 76, đồng thời cho uống thuốc Embirio- Stimulan, 1-2 gam/lít nước trong vòng 3 tuần.
Nếu cho gà ấp trứng thì gà sẽ không đẻ, đặc biệt là giống gà ta. Vì vậy trong kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn lấy trứng hoặc nuôi bất cứ giống gà nào thì bà con nên tiến hành cai ấp cho gà.
Sau đẻ, gà sẽ ấp khoảng 21 ngày, nếu ta thu nhặt hết trứng thì gà vẫn ấp, dân gian gọi là ấp bóng. Một số cách cai ấp được áp dụng như sau:
Mỗi lần gà vào ấp thì đem nhúng xuống nước 2 lần/ ngày, nhốt gà ở nơi có nhiều ánh sáng, cung cấp đủ thức ăn, vitamin.
Nhốt gà mái vào lồng, ghép chung với gà trống, trông cho tiếp xúc với ổ đẻ.
Buộc phần cánh của gà để gà không thể ấp trứng.
Xua gà mái ra khỏi ổ.
Cho gà uống thuốc aspirin từ 1 – 2 viên/ con/ ngày hoặc anlgin 150 -200mg/con/ngày để giảm thân nhiệt của gà.
Cho gà ăn nguồn thức ăn giàu protein và rau xanh.
Khi gà hết ấp bóng thì thả gà về chuồng đẻ bình thường.
Thức ăn cho gà đẻ sai trứng
Để gà mái có thể đẻ sai trứng với năng suất vượt trội, bà con cần đảm bảo cung cấp cho gà tỉ lệ protein thô từ 16 – 18% và 2.750 Kcal. Đồng thời, bà con phải lựa chọn nguồn thức ăn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không có chứa mầm bệnh.
Thức ăn cho gà đẻ sai trứng bao gồm:
Nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như: gạo, thóc, ngô, khoai, cơ. Ngô, khoai nên được vỡ nhỏ để gà dễ hấp thụ và tiêu hóa tốt.
Rau xanh, bèo tây, rau muống để cung cấp cho gà đẻ ăn thường xuyên liên tục, đặc biệt là khi thả vườn. Đặc biệt bà con có thể băm nhỏ thân cây chuối bằng máy thái chuối cho gà ăn .
Muốn gà đẻ nhiều trứng, bà con phải bổ sung thêm từ 1,5 – 2% protein, bã đậu hoặc khô lạc
Bổ sung thêm canxi cho gà mái đẻ trứng bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền nhỏ bằng máy nghiền ốc và cho gà ăn.
Chú ý một tuần nên cho đàn gà ăn 1 bữa thịt hoặc cá hoặc tép nghiền nhỏ.
Ngoài ra, bà con cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin, ACID Pantothenic, ACID Folic, Biotin, Cholin Clorid… trong khẩu phần ăn hàng ngày của gà đẻ trứng thả vườn.
Nguồn thức ăn trên bà con cũng có thể nghiền thành bột và phối trộn theo tỉ lệ thích hợp sau đó đem ép thành cám viên với sự hỗ trợ của các máy ép cám, sẽ giúp gà ăn nhiều hơn, tiêu hóa tốt.
Video ép cám viên với máy ép cám trục đứng 3A3Kw M3
Khi gà mái đang trong chu kỳ đẻ trứng phải tăng khối lượng thức ăn để kích thích gà đẻ nhiều, cho sản lượng trứng tốt.
Lượng thức ăn cần cung cấp cho gà đẻ trứng như sau:Công thức phối trộn 1kg thức ăn bột cho gà đẻ:
Vệ sinh phòng bệnh
– Tiến hành vệ sinh chuồng trại, khu vườn thả sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng ở vườn thả.
– Vệ sinh, khử trùng các vật dụng chăn nuôi, máng ăn máng uống, thiết bị phục vụ chăn nuôi gà đẻ trứng thả vườn.
– Quan sát và loại bỏ những con gà bị bệnh, nhốt và chăm sóc riêng hoặc đem đi tiêu hủy để không lây lan sang cả đàn.
– Gà thả vườn rất hay bị mắc bệnh cầu trùng, vì vậy cần phòng và chữa bệnh kịp thời cho cả đàn gà.
– Chăn nuôi gà thả vườn lấy trứng cho tỉ lệ sống sót cao, mau lớn, năng suất trứng vượt trội. Khi nuôi bà con cần tiến hành phòng bệnh cho gà theo đúng chu kỳ:
Các bệnh thường gặp ở gà đẻ thả vườn
1. Bệnh cầu trùng
Tỉ lệ gà thả vườn mắc bệnh cầu trùng từ 4 – 100%, trung bình từ 30 – 50%, tỉ lệ gà bị chết từ 5 -15%.
Giai đoạn từ 2 – 8 tuần tuổi có tỉ lệ bị bệnh cao hơn cả.
Có 7 loại cầu trùng ở các giai đoạn khác nhau trên đường tiêu hóa của gà: E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox
Điều trị: Thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà:
2. Bệnh “khò khè” – hô hấp mãn tính (CRD)
Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt
Âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho, tiêu thụ thức ăn giảm.
Sưng xoang mặt
Viêm khớp, đi khập khiễng
Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp
3. Bệnh dịch tả
Gà bỏ ăn, lông lù, đầu gục , thở khó khăn
Phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu
Mào tím, mắt sưng
Cổ còng, quay vòng vòng
Sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt khác lạ.
Bệnh dịch tả ở gà hiện chưa có thuốc đặc trị, vì cần cần có những biện pháp phòng bệnh để không lây lan ra cả đàn.
Sử dụng vacxin phòng bệnh từ 2 – 3 lần.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Sát trùng chuồng nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.
Đối với gà đẻ trứng thì chỉ nên dùng kháng sinh khi gà bị bệnh. Sau 6 tháng đẻ trứng cần phải tiêm phòng lại dịch tả, cầu trùng, Gumboro cho gà mái đẻ trứng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Gà Tây Thả Vườn trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!