Đề Xuất 3/2023 # Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” # Top 6 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đá gà là thú tiêu khiển trong xã hội loài người từ rất xa xưa, thu hút cả bậc đế vương. Hình ảnh các cuộc đá gà, đấu vật… đã được khắc họa nhiều di tích lịch sử nổi danh thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến con gà hiển hách không kém gì anh hùng danh tướng cổ kim như vậy bởi nó “có võ”. Nghe hơi “lạ lỗ tai”! Nhưng nếu có dịp đến trường gà, chúng ta sẽ được thưởng thức không ít chiêu thức độc đáo của mấy chú gà nòi chẳng khác gì võ sĩ nơi sàn đấu.…

Cú “Hồi mã thương”

HLV Tô Xuân Trường (môn phái Vịnh Xuân Kim Long), HCV Hội thi Võ cổ truyền toàn quốc trong thế Kim kê độc lập..

Xem các tuồng tích trên sân khấu hát bội hoặc cải lương, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy cảnh sau một chập giao đấu nơi chiến trường, 1 trong 2 vị tướng bỗng dưng bỏ chạy 1-2 vòng rồi bất ngờ xoay người đâm thương ngược trở lại phía sau để hạ gục đối thủ đang mải mê đuổi theo. Ở trường gà cũng thế, quần thảo, chèo kéo lẫn nhau một hồi, bỗng một con rút đầu ra giả thua bỏ chạy, con kia “tưởng bở” lật đật rượt theo. Không ngờ, con gà đang chạy bất ngờ dừng chân, quay đầu lại đá thật mạnh vào đầu, cổ, mắt, thân đối phương đang bất cẩn xông đến.

Lãnh đủ một vố đau như vậy, không chịu nổi, con gà đuổi theo bị loại khỏi vòng chiến, bằng không cũng suy giảm thể lực… Thì ra, chú gà đã giở trò trá bại (giả thua) để chơi cú hồi mã thương – miếng võ sở trường của dòng họ La (nổi tiếng nhất là La Nghệ, La Thành, La Thông) trong truyện Thuyết Đường của Trung Quốc.

Còn trên đấu trường thì sao? Người võ sinh thu chân phải vòng qua gối trái để tọa tấn (tấn ngồi), xoay người một vòng ngược chiều kim đồng hồ rồi đứng lên và cùng lúc 2 tay chụp thẳng tam công (ngón trỏ, giữa và cái) vào mặt đối thủ đang xông đến… Hoặc từ đinh tấn, võ sinh nhảy lùi về sau trụ chân phải, chân trái co lên cao, sau đó xoay người, hạ chân trái xuống và xỉa thẳng 2 tay về phía trước… So sánh thường khập khiểng nhưng đó chính là những cú hồi mã thương trong bài Hùng kê quyền!

Hùng kê quyền

Hùng kê là bài quyền (còn gọi là bài thảo) do lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm1993. Tương truyền bài thảo này do Nguyễn Lữ (em của Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ) chế tác sau nhiều lần quan sát các trận đá gà. Nguyễn Lữ sinh năm 1754, từng được thầy Trương Văn Hiến truyền dạy miên quyền (nhu quyền) – chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh-hợp với phụ nữ và người tính khí ôn hòa. Hiện nay, võ phái An Bình (gốc Tây Sơn – Bình Định) tại TPHCM vẫn đang thờ Tướng quân Nguyễn Lữ.

Võ sư Nguyễn Công Tâm (Hội Võ cổ truyền TPHCM) cho biết: “Hùng kê quyền vận dụng nhiều thế miếng của gà nòi (gà đá, gà chọi) thành những đòn thế chiến đấu có giá trị cao: nhanh, biến hóa, phòng thủ, đánh xa, đánh gần, giả thua…”.

…với cú đá bay.

Về thủ, võ sinh đứng theo nhiều thế tấn (tạm hiểu là thế đứng thăng bằng trong võ thuật) khác nhau, trong đó có kê tấn: đứng chân phải, chân trái co lên cao, bàn tay thủ bộ kê thủ (gập 4 ngón: cái, giữa, áp út, út) đồng thời 2 cánh tay dang rộng như 2 cánh gà trông rất oai phong, hùng dũng để vừa ghìm đòn, vừa hù dọa đối phương… Lối thủ này kín toàn thân và đối thủ có thể lãnh trọn ngọn cước cùng cú xỉa vào mắt nếu vô ý xông vào.

Lúc tấn công, võ sinh có thể tung liên tục 2 cú song phi cước bên phải và trái. Khi bay đá, 2 bàn tay vỗ vào nhau như gà tung 2 cánh bay đá 2 chân. Đây phải chăng là miếng xạ rơi (quăng) của gà nòi khi 2 bên vừa xáp độ, sức lực còn dồi dào? Ông Vương Hồng Sển giải thích miếng xạ rơi như sau: “Quăng hay xạ rơi: không cắn gà nọ, chỉ cánh bay lên, chân xạ tới, vừa chân vừa cựa phóng hết, xạ hết vào mình gà địch, không khác trận “vũ bão” của võ sĩ thiện nghệ “ban cho” kẻ đối phương”.

Khi nhập nội (đánh gần), võ sinh thực hiện các thủ pháp (đòn tay) như tấn công (đánh bằng cạnh bàn tay), tam công, nhất chỉ (xỉa, mổ, đâm bằng ngón trỏ hoặc biến thế bằng cách dùng ngón cái như cựa gà) để đánh vào mắt, yết hầu… Cũng có khi chân phải thu về quy tấn (tấn quỳ), xoay người đứng lên tấn công vào mặt đối phương bằng kê thủ phải và trái rồi đánh chỏ thốc vào thân đối thủ. Lối đánh này gần giống như “đòn vỉa” (có nơi gọi là vô vỉa) của gà nòi, nghĩa là luồn đầu vào nách con gà kia, dùng mỏ nắm cổ nắm vai, nắm lông lưng và đá thốc lên. Dính đòn vỉa nhiều lần, con gà kia sẽ bị yếu gân cốt, đá không còn mạnh nữa, thậm chí còn bị gãy cánh…

Các thế võ gà còn xuất hiện ở một số bài quyền khác – Kim kê độc lập trong bài Mai hoa quyền. Mê đá gà và yêu thích thế võ này, ông Đặng Văn Anh (1921-1998) lấy tên võ đường mình là Kim Kê – Tây Sơn Nhạn, đào tạo nhiều võ sĩ đấu đài nổi tiếng tại TPHCM. Ở miền Trung, các võ sư Nguyễn Hồng (Quảng Ngãi), Kim Đình (Bình Định)… cũng là dân chơi gà đòn đồng thời thường trá bại để xoay người tung cú chỏ lật hoặc đá hậu (nghịch lân cước) rất có hiệu quả trong một số trận đấu…

Kê quyền trong võ lâm Trung Quốc

Trong võ thuật Trung Quốc, Trần gia Thái cực quyền cũng có thế Kim kê độc lập và Hàn kê bộ ở Mai hoa Đường lang môn. Tại tỉnh Phước Kiến (miền Nam Trung Quốc), Kê quyền rất nổi tiếng với các thế Kim kê chủy mễ (gà vàng mổ gạo) – một tay khóa tay đối phương, bàn tay kia chụm lại mổ vào mắt; Kim kê song đẩu sí (gà vàng rung 2 cánh) – 2 bàn tay đè 2 tay đối phương xuống rồi thuận lực xỉa đầu ngón tay vào mắt đối thủ; Kim kê đối mục (gà vàng nhìn nhau) – một tay khóa tay đối thủ, cổ tay kia đánh vào hông; Liêu âm thủ – bàn tay vổ vào hạ bộ. Kê quyền cũng sử dụng 2 cánh tay như 2 cánh chim – gạt qua 2 bên và tung chân đá lên hạ bộ. Đá là sở trường của loài gà nên Kê quyền còn dạy cho võ sinh luyện tập Nhật nguyệt cước – nhảy đá liên tục 2 chân.

Ở miền Bắc Trung Quốc, ba chi phái Tâm Ý Lục hợp quyền (tỉnh Hà Nam), Hình Ý quyền (tỉnh Hà Bắc) và Đới thị Tâm Ý quyền (tỉnh Sơn Tây) đều sử dụng Hình kê quyền. Tâm Ý Lục hợp quyền tung chiêu Kê đẩu mao (gà rung lông) – tay tấn công vào hạ bộ biểu thị cho động tác gà dùng cánh để đàn áp đối thủ hoặc Kê bào thực (gà bới đất tìm thức ăn) – kéo tay đối thủ xuống và dùng vai đánh vào thân. Xa thị Hình Ý quyền dùng chân đạp vào vùng hạ đẳng, tay tấn công vào mắt như gà vừa đá vừa mổ. Nói chung, những thế Kê quyền thường bắt chước các điệu bộ mổ, phất cánh và đá rất lợi hại của loài gà.

Võ thuật xuất phát từ nhu cầu tự vệ để sinh tồn. Quan sát hoạt động bản năng của các loài vật, những hiện tượng thiên nhiên… cộng với tư duy, con người đã chế tác ra nhiều thế miếng. Chính vì vậy mới có Hầu quyền, Hạc quyền, Hổ quyền, Xà quyền, Kê quyền… Những chiến binh ngày trước đeo những chiếc móng sắt ở tay hay hiệp sĩ vùng Cận đông sử dụng thanh kiếm cong đều mang hình ảnh cái cựa gà. Hoặc nhìn cây liễu mềm mại quằn thân xuống rủ bỏ lớp băng tuyết nặng trĩu để vươn lên, ông Kano Jigoro (người Nhật) đã sáng tác ra môn võ Judo (Nhu đạo). Mỗi môn võ, thế võ đều có giá trị riêng trong từng tình huống cụ thể, quan trọng nhất đối với người học võ vẫn là sự tinh luyện để vận dụng khi “đụng trận”.  

THIỆN TÂM – HOÀNG THỊNH

Gà Tây Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mùa Giáng Sinh?

Nhiều món ăn Giáng sinh bắt nguồn từ các món truyền thống thuộc lễ hội Yule của người Scandinavia cổ hoặc 22-12 để mừng sự trở lại của mặt trời sau một mùa đông dài, giá rét.Trải qua nhiều thế hệ, các món ăn này được truyền bá khắp nơi và thay đổi cho phù hợp với thói quen ăn uống của từng dân tộc.

Gà Tây quay

Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.

Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1- 1788.

Ảnh: chúng tôi

Bánh Pudding

Mỗi độ Giáng sinh, trên bàn tiệc nhà nhà không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy.

Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa tổ tiên xưa của chúng. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thả dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.

Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng nếu ăn phải phần bánh mỳ này, họ sẽ gặp may mắn cả năm.

Bánh khúc cây

Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân câu cháy trước lúc kết thúc lễ hội.

Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.

Kẹo bạc hà cây

Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.

Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo. Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.

Tại Sao Gà Tây Lại Không Thể Thiếu Trong Lễ Giáng Sinh

Thùy An

Gà Tây là món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng Sinh theo phong tục Châu Âu. Vậy tại sao Gà Tây lại là món ăn chủ đạo đặc biệt trên bàn tiệc vào ngày Noel.

Trước thế kỷ 19, người Mỹ không có quan điểm nuôi bò lấy thịt nên không ai muốn xẻ thịt bò trong ngày lễ. Thịt gà được đánh giá cao hơn, nhưng gà trống thường dai, gà mái cần phải đẻ trứng. Thịt nai cũng là một sự lựa chọn, nhưng không phải gia đình nào cũng có thể đi săn trước ngày lễ. Thịt lợn lại không phải món ăn phù hợp cho dịp đặc biệt.

Vào năm 1621, gà tây, vốn là món ăn của những cư dân đầu tiên từ Anh tới định cư tại Mỹ ở thuộc địa Plymouth nhanh chóng trở thành món phổ biến trong ngày lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Người Anh trước đây từng sử dụng thịt ngỗng, thiên nga, công vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, cuối cùng gà tây được chọn nhờ giá rẻ, thịt mềm không tanh, dễ mua.

Năm 1862, tổng thống Lincoln tuyên bố lễ Tạ ơn là ngày lễ quốc gia, gà tây trở thành món ăn truyền thống ở mọi gia đình người Mỹ. Nhà Trắng có truyền thống “ân xá” cho một con gà tây trước dịp lễ.

Ngày 25/11/2009, Tổng thống Obama đã tha cho một con gà tây có tên gọi Courage. Courage sau đó được đưa tới Disneyland và trở thành chủ lễ diễu hành ngày Tạ ơn ở công viên giải trí nổi tiếng này.

Năm 2015, nước Mỹ tiêu thụ 46 triệu con gà tây trong dịp Lễ Tạ ơn. Gà được làm sạch, bỏ đầu và chân, ướp cùng gia vị, gừng, hành tây thái lát và rượu vang đỏ, để vào tủ lạnh qua đêm. Sau khi ướp, bụng gà sẽ được nhồi với cà rốt và khoai tây cắt miếng, nướng trong 1 tiếng và cứ mỗi 20 phút sau đó lại phết một lớp mật ong để có màu vàng đẹp mắt.

Gà tây đã trở thành món ăn rất nổi tiếng, đặc biệt khi nó được nhà văn Anh Charles Dickens đưa vào tác phẩm kinh điển A Christmas Carol của ông được xuất bản năm 1843, tác phẩm được yêu thích trên khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nhà sử học tin rằng gà tây như một món quà của Scrooge dành tặng cho gia đình nhà Cratchit và nó đã được đăt vào giữa bàn tiệc cả ở những gia đình khá giả hay nghèo khó .

Nó gợi đến một hình ảnh no đủ, cho dù vậy điều này đã thay đổi ở những năm giao thoa của thế kỉ 19 và 20 khi mà các loài chim trở thành hình ảnh của tầng lớp lao động và những người nghèo khó, những người thường được nhận gà tây từ các tổ chức từ thiện trong các ngày lễ. Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng gà tây làm món ăn chính cho ngày lễ phục sinh, nhưng vào lễ giáng sinh những người ko có khả năng mua gà tây chuyển sang giải trí bằng các chơi trò chơi hoặc sử dụng thịt lợn để thay cho gà tây.

Chọi Gà Thể Hiện Tinh Thần Thượng Võ

Chọi gà là nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trải qua gần 1000 năm, thú vui này còn được lưu truyền đến ngày nay là bởi có những người yêu nghề và đam mê thú chơi gà.

Những người chơi gà chọi coi 2 con gà đá nhau như những người thi đấu võ. Những miếng đánh hiểm, những trận đấu hay và những con gà được coi là “thần kê” đã đi vào huyền thoại, được dân trong nghề lưu truyền, ca tụng. Người nuôi gà chọi cả đời chỉ cần đúc được một con gà tài thì đi đâu cũng được nhắc đến.

Để đưa gà ra sới, không phải cứ có gà là tham gia được. Người tổ chức thi chọi phải biết cách ghép gà (sắp xếp nhũng con đồng cân đồng lạng chọi với nhau). Hai con gà chọi vào sới phải cùng cân, cao bằng nhau và cựa cũng phải dài bằng nhau. Nếu chênh lệch, con gà nào hơn phải chấp. Nếu hơn 0,1kg phải chấp 10 phút bịt mỏ, hơn 1 thành chiều cao (1cm, tính bằng cách so vai) chấp 10 phút bịt mỏ, cựa chênh lệnh (về độ dài, to) hai chủ gà sẽ thỏa thuận quấn băng, vải thêm. Mục đích của việc ghép gà và tính chấp là bảo đảm công bằng, bởi đối với gà đem ra chọi thì “nhất khỏe, nhì tài”. Con nào khỏe hơn, có ưu thế về chiều cao, cân nặng, cựa sẽ có nhiều khả năng thắng hơn. Nhưng có nhiều trường hợp những con gà thấp hơn, nhẹ cân hơn nhưng nhò có lối đánh khôn ngoan nên giành chiến thắng. Một trận chọi gà thường kéo dài trong 9 hồ, mỗi hồ 15 phút, nghỉ giữa hồ 5 phút. Mỗi trận đấu, chủ gà duy nhất được vay thêm 5 phút cho gà nghỉ ngơi và chữa trị khi gà bị đau. Gà bị tính thua khi bỏ chạy (miệng kêu, chân chạy) hoặc chủ gà bế gà lên xin thua. Nhiều trường hợp, do trúng đòn quá nặng, gà chết ngay trong sới.

Luật Trường gà

Miền Bắc

Luật trường gà khác nhau tùy địa phương. Ở sới Yên Sở, mỗi hiệp đấu được ấn định là 15 phút. Nghỉ và làm nước là 5 phút. Không có giới hạn mỗi độ gà là bao nhiêu hiệp. Số hiệp của độ gà có thể được thỏa thuận giữa hai chủ kê. Các chi tiết như: khớp mỏ, chắp lông, may mắt có thể khác biệt giữa các trường gà.

Miền Trung

Ở tại tỉnh Bình Định, mỗi một hiệp (ôm) được ấn định là 20 phút. Gà ra hiệp làm nước cho nghỉ 5 phút. Gà nòi ra trường cáp độ được phân loại theo sức nặng như sau:

+ Hạng nặng: Trên 3, 5kg

+ Hạng trung: Từ 3 đến 3,5kg

+ Hạng nhẹ: Dưới 3kg.

Các trận đá gà thường được tổ chức vào dịp trước Tết và tiếp tục cho đến tháng Tư.

Miền Nam

Tại Sài Gòn, mỗi hiệp là 15 phút, làm nước nghỉ cũng 5 phút như các nơi khác. Các tay chơi gà thường dùng chữ “chặng” (đọc chệch thành “chạng”)để phân loại gà thành 3 cỡ như sau:

+ Chặng nhất: Trên 4kg

+ Chặng nhì: Từ 3 đến 4kg

+ Chặng ba: Dưới 3kg.

Trong khi phép phân chặng và cáp độ của gà đòn rất cầu kỳ và tốn thì giờ thì phép cáp độ của gà cựa đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Các tay chơi gà cựa thường dùng cân để cân trọng lượng của cả 2 con, vừa nhanh vừa giản tiện. Thường thì gà được cân tại nhà và cả hai bên đều đồng ý cáp gà qua điện thoại hay bằng miệng tại quán cà phê hay các quán ăn rất nhanh chóng trước khi mang gà đến điểm hẹn để xem lại lần cuối trước khi vào độ. Nếu cả hai bên đồng ý họ sẽ mang gà đến một điểm hẹn khác được dùng làm trường gà. Trận chiến kết thúc nhanh chóng cho các trận gà dùng cựa sắt để tránh sự theo dõi và bắt bố của lực lượng công an, cảnh sát. Trước đây những trận gà cựa đá bằng cựa thật thường được cáp tại trường gần giống như lối cáp của gà đòn, nhưng sau này không thông dụng do lệnh cấm của nhà nước nên hiện nay các trận gà cựa được tổ chức tại các trường di động.

Đấu trường là nơi gà tranh tài trong những trận đá được gọi là “sới gà” (tiếng miền Bắc) hay “trường gà” (tiếng miền Nam). Các đấu trường ở miền Bắc và miền Trung đặc biệt dành riêng cho gà đòn. Thú vui đá gà ở Việt Nam mặc dù vi phạm luật pháp và không được chấp nhận nhưng mọi người nói chung đều dễ dãi cho thể loại đá đòn.

Trước năm 1975, hầu hết các trường gà tại miền Nam đều dành riêng cho gà đòn hay gà cựa. Có rất nhiều trường gà nổi tiếng quanh vùng Sài Gòn, Biên Hòa, Hóc Môn. Các đại gia giàu có ở miền Nam thường thích đá gà cựa hơn vì có kết quả ăn thua nhanh chóng. Vào giai đoạn này gà cựa thường ra trận với cặp cựa thật của nó. Rất nhiều câu chuyện trong các sách truyện kể lại những trận gà cựa nổi tiếng trong những vùng như: Cao Lãnh, Bến Tre và Bạc Liêu.

Ngày nay, giới trẻ chơi đá gà cựa tại miền Nam thường gắn dao, cắm nhọn để tranh tài cao thấp trong khi các tay chơi gà thuộc thế hệ lớn tuổi thường trung thành với môn đá đòn truyền thông.

Kỹ xảo trong sới gà

Trong trường gà thường có 4 thành phần chính: chủ trường gà, người giữ lại 10% trên tổng tiền độ của chủ gà đã cáp độ trước; trọng tài, người phân xử thắng thua, thả gà và cho tái đấu; biện gà, là những tay ghi nhớ ai đặt cược bao nhiêu cho gà. Cuối cùng, là những tay hàng xáo ăn theo. Hàng xáo là người không có gà, ít vốn, chủ yếu bắt với nhau thông qua biện gà. Cứ 1 triệu đồng thì biện lấy 50 nghìn, đây là tiền luật từ xưa đến nay trong giới chơi gà độ, không ai thắc mắc hay ngạc nhiên. Biện là những tay cực kỳ sành gà, con gà nào yếu thế hoặc đang thắng thế để giảm giá tiền, biện chỉ cần nhìn ngang là đoán đúng. Về khả năng nhìn gà, biện cũng không thua thầy gà.

Chiêu làm độ gà thường được sử dụng nhất hiện nay là bôi thuốc lên mồng, đầu gà hoặc tích gà. Gà trước khi cho vào sới đá, để kích thích gà, chủ gà thường dứ gà mình cho gà đối thủ mổ vào đầu hoặc tích, mồng vài lần để gà sung hơn. Quy trình kích thích gà này diễn ra hai chiều đối với hai chủ gà. Lợi dụng kiểu “chào hàng” này, trước các trận độ lớn, chủ gà thường bôi thuốc mê lên đầu hoặc mồng, tích của gà mình. Khi chủ gà đối thủ cho gà mổ, nếu như không cảnh giác thì ngay lập tức trúng đòn. Thuốc mê ngấm rất nhanh, gà ra sới vừa nháy vài chân và lập tức sùi bọt mép, đứng không vững và biến thành tấm bia để con gà kia muốn đá hay đâm cựa ra sao thì cứ thoải mái.

Nếu như gà đối thủ thuộc loại gà dữ, thích đá lông, chủ gà sẽ bôi thuốc vào lông gà trước trận đấu. Dĩ nhiên, tâm tính mỗi con gà độ nếu như đá tại trường hẳn 1 hoi đều được chủ gà cho đàn em đi tìm hiểu rất kỹ trước lúc đặt tiền cáp độ.

Cách dùng kỹ xảo này cũng có thể bị phát hiện nếu như trường gà có trọng tài giỏi hay có thầy gà giám sát. Để tránh bị phát hiện, chủ gà nghĩ ra chiêu gọi là “kèo phản”. Với loại “kèo phản” này, chủ gà sẽ dùng cựa sắt, đâm vào phần gân trên chân gà của mình, sau đó âm thầm cho đàn em đặt cược với dân hàng xáo với kèo là gà của đối thủ. Kiểu chơi này là chấp nhận “mất con săn sắt để bắt con cá rô”. Gà bị đâm chân, nhìn rất tươi tỉnh, đi đứng cũng bình thường nhưng khi vào xới, gà không thể nhảy lên để đâm đối thủ. Cái chết đối với các con gà bị chủ dùng “kèo phản” chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Ngoài “kèo phản”, chiêu “búng hột lúa” cũng rất hay được sử dụng. Trong các trường gà lớn, hàng chục con gà được trọng tài cho nhốt trong lồng, quây kín ngoài sân để dân hàng xáo nhìn tướng gà để thuận tiện cho việc đánh cuộc. Những tay chơi kiểu hàng xáo mà đặt lớn, thường cho em út đi quan sát gà đối thủ, thấy không có ai để ý thì nhanh tay búng hạt lúa có ngâm thuốc vào lồng gà. Gà chuẩn bị vào độ thường không được cho ăn để bay nhảy cho gọn nhẹ, nay thấy lúa, lập tức chạy lại mổ. Vậy là dính thuốc. Tất nhiên, mọi tuyệt kỹ làm độ gà đều phải diễn ra rất nhanh và bí mật. Còn giả như bị phát hiện thì hậu quả không ai có thể lường trước được.

Khoảng năm 1994, những con gà độ thuộc dòng gà nòi, gà tre hay gà lai đã được thay thế bằng loại gà mới: gà Mỹ hay còn gọi là Mexico. Đây là loại gà được giới Việt kiều nhập về cho dân chơi gà độ chuyên nghiệp Việt Nam thưởng ngoạn. Gà Mỹ rất đẹp, sức khỏe tốt, ra chân nhanh, lì lợm, nhìn mặt rất có thần. Điều đặc biệt nhất là gan và tim gà Mỹ nhỏ hơn gan và tim gà chọi truyền thông ở nước ta rất nhiều. Mà đã chơi gà độ, chỉ cần gà có tim và gan nhỏ đã là một lợi thế rất lớn. Vì khi gà bị đâm cựa vào phần nách non, nếu không phạm tim và gan thì gà vẫn có thể tiếp tục đá. Tuy nhiên, yếu điểm của gà Mỹ là dàn nạp không tốt, tức là khi băng cựa sắt, gà Mỹ không quen đá bằng gà Việt Nam.

Lý giải điều này, các tay chơi gà độ cho rằng do tại Mỹ, người ta tổ chức thi đấu gà bằng cựa dao hay còn gọi là cựa chém nên thế đá khác với Việt Nam. Việt Nam chủ yếu chơi cựa nhọn hay cựa đâm. Chính vì vậy, một con gà hay phải là gà Mỹ lai với gà mái tài của Việt Nam, cho ra đời loại gà lai đời F2, còn gọi là “lai 25”. Với loại gà “lai 25” này, chỉ cần nhìn khuôn mặt và đôi mắt dân chơi gà độ đã say mê. Theo nguyên tắc chơi gà độ thì “mặt to gà lì, mặt nhỏ gà lanh”, da mặt càng mịn càng tốt.

Con gà “lai 25” đáp ứng tiêu chí mặt nhỏ dài như 2 ngón tay, mắt dài, phần hố mắt lòng trắng nhiều… nhìn như “thần tướng”. Các con gà “yếu gan” khác nhìn dáng gà “lai 25” thì không cần nghe tiếng gáy cũng đã chạy. Ngoài gà Mỹ, dân chơi gà độ còn được bổ sung bằng loại gà của Philippines. Gà Phi lì, mổ đâu đá đó, gọi nhại đi đá. Với gà Phi, dân chơi gà độ thích nhất loại “gà lai 50”.

Từ ngày gà lai xuất hiện, giới chơi gà độ như tìm được một liều doping mới, các tuyệt chiêu làm độ ngày cũng một phong phú hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!