Đề Xuất 3/2023 # Lệ Thủy: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai # Top 3 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Lệ Thủy: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lệ Thủy: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gà chọi lai có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế cao. Nhờ đầu tư phát triển với quy mô trên 5.000 con gà chọi lai thương phẩm, mỗi năm, gia đình anh Phạm Văn Việt ở xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy đã có nguồn thu nhập cao.

Trước đây, vợ chồng anh Việt làm thuê tại trang trại gà của họ hàng. Sau một thời gian, tích lũy được một ít vốn và kinh nghiệm, vợ chồng anh quyết định phát triển chăn nuôi. Ban đầu, chưa có nhiều vốn, anh mua 200 con gà giống chọi lai về nuôi. Nhờ có kỹ thuật chăn nuôi, nên đàn gà phát triển tốt, tăng trọng nhanh, mang về nguồn thu đáng kể.

Để tăng đàn, gia đình anh đã đầu tư xây dựng thêm chuồng trại kiên cố trên diện tích gần 1 mẫu vườn tạp. Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà chọi cho hiệu quả cao, anh Việt cho biết, khi chọn giống gà, phải chú ý chọn con khỏe, nhanh nhẹn, bộ lông mượt, cần tiêm vắc xin phòng bệnh lúc gà còn nhỏ và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Ngoài ra, cần bảo đảm cho gà ăn theo từng giai đoạn phát triển, chú trọng nguồn nước uống và giữ ấm thân nhiệt.

Anh Việt còn sử dụng đệm lót nền bằng trấu để vừa hạn chế được dịch bệnh cho đàn gà, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần giảm thất thu trong chăn nuôi. Nhờ chú trọng kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn gà, nên các lứa gà của gia đình anh đều phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 3 năm phát triển chăn nuôi gà chọi lai theo hình thức gối vụ, bình quân một năm, anh nuôi khoảng 5.000 con, xuất bán từ 4 – 5 lứa gà thương phẩm. Gà chọi lai được chăm sóc bằng quy trình “sạch”, thức ăn chủ yếu là các loại cám ngô, lúa, chuối, rau…, nên thịt gà săn chắc, ngon, được thị trường ưa chuộng.

Với giá bán gà chọi lai khoảng 100.000 đồng/kg, mỗi năm, gia đình anh thu lãi trên 120 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi gà chọi lai của gia đình Phạm Văn Việt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đa dạng hóa vật nuôi ở địa phương, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho người dân trên địa bàn.

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Vàng Rơm

Qua 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con. Theo giá thị trường hiện nay, người nuôi có lãi trên 37.000 đồng/con gà. Đó là kết quả bước đầu của mô hình nuôi gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học do Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị triển khai tại các địa phương trong tỉnh.

Đến thăm mô hình nuôi gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học của anh Lê Văn Sơn ở thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú, Vĩnh Linh, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của anh. Anh Sơn cho biết, sau 3 tháng nuôi anh đã xuất bán với trọng lượng bình quân của gà đạt 1,8 kg. Gà ri lai vàng rơm có ưu thế vượt trội bởi thịt chắc, thơm ngon, tăng trọng nhanh hơn gà ta gấp nhiều lần. Đặc biệt, chân giò của gà cao, màu vàng rơm, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mô hình nuôi gà ri vàng rơm an toàn sinh học đưa lại thu nhập cho nông dân

Theo anh Sơn, trước đây gia đình anh nuôi nhiều loại gà nhưng vì không biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên gà thường mắc bệnh, nuôi 10 thì chết hết 6, 7 con, gà chậm lớn. Bây giờ nuôi gà có đệm lót sinh học, vừa đỡ công vệ sinh chuồng trại mà còn tránh được bệnh tật cho gà. “Gia đình tôi được nhận nuôi 600 con mà chỉ chết 6 con”, anh Sơn nói. Theo anh Sơn, trước đây nghe đệm lót sinh học anh cho là phức tạp, cầu kỳ nên không muốn làm. Khi được cán bộ Hội Nông dân hướng dẫn mới biết nó hết sức đơn giản, rẻ tiền mà hiệu quả lại cao. “Tôi tận dụng trấu, mùn cưa sẵn có ở địa phương kết hợp chế phẩm Balassan No1 để làm đệm lót sinh học. Môi trường xung quanh trại tôi được hướng dẫn xử lý bằng dung dịch Bioxits”, anh Sơn cho hay.

Là giống gà lần đầu tiên thí điểm tại Quảng Trị nên các hộ nuôi được Hội Nông dân tỉnh cung cấp 600 con/hộ, hướng dẫn kỹ thuật úm gà con và chủng phòng các loại vắc xin theo quy định kỹ thuật cho từng giai đoạn. Thức ăn cho gà cũng được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển khác nhau. Ngoài thức ăn bột, gà được cho ăn thêm lúa để chắc thịt.

Hạch toán cụ thể, để nuôi 600 con gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học, anh Sơn đầu tư làm đệm lót sinh học khoảng 1,5 triệu đồng; 3,5 triệu đồng tiền vắc xin, thuốc thú y; con giống 13,2 triệu đồng (22.000 đồng/con); thức ăn 34,5 triệu đồng. Tổng cộng chi là 52,7 triệu đồng. Anh Sơn cho biết, giá gà ri lai vàng rơm bán với giá 80 – 85.000 đồng/kg. Tuy nhiên, anh chỉ hạch toán với giá thấp 70.000 đồng/kg thì sau 3 tháng nuôi anh đã có lãi hơn 22 triệu đồng. Đó là thu nhập đáng mơ ước đối với người dân khu vực nông thôn.

Ông Trần Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tú chia sẻ, bản thân gia đình ông cũng nuôi gà nhưng vì thiếu kỹ thuật, chọn giống gà không phù hợp nên gà chết dần, chết mòn, chậm lớn, hiệu quả thấp. Nay thấy mô hình nuôi gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học đạt kết quả cao nên ông sẽ triển khai cho gia đình và bà con trong xã cùng hưởng ứng, đem hiệu quả kinh tế. Ông Nguyễn Đán, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cho hay, tới đây hội sẽ lập quy trình kỹ thuật chuẩn nuôi giống gà này để tập huấn cho nông dân, nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh. Trong tương lai, mô hình nuôi gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học sẽ mang tính hàng hóa, đem lại thu nhập cho nông dân.

NGỌC VŨ

Triển Vọng Từ Một Gia Trại Nuôi Gà Đông Tảo

Gia trại của ông Cầu là gia trại đầu tiên ở huyện Hoài Nhơn nuôi gà Đông Tảo và được đánh giá đã nuôi gà Đông Tảo thành công ở Hoài Nhơn. Ông Cầu tâm sự: “Tôi vốn là một ngư dân có trên 20 năm hành nghề biển, nhưng do tuổi tác ngày càng cao nên đến đầu năm 2011 tôi nghỉ đi biển. Sau một thời gian tính toán, biết được thông tin giống gà Đông Tảo là giống gà quý hiếm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, hơn nữa hiện ở địa phương vẫn chưa có ai nuôi loại này, nên tôi cùng vợ bàn bạc và quyết định nuôi gà Đông Tảo”.

Anh em ông Cầu (trái) và cặp gà giống Đông Tảo thuần chủng

Được người quen giới thiệu, ông Cầu vào tỉnh Bình Phước – nơi có trại gà giống Đông Tảo cấp 1 – học hỏi kỹ thuật nuôi, chăm sóc và chọn mua 6 con giống thuần chủng (4 mái 2 trống) với tổng giá trị gần 20 triệu đồng đưa về nuôi. Thời gian đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, chăm sóc nên gà hay bị bệnh, chậm phát triển. Nhưng với quyết tâm gầy dựng, ông thường xuyên liên hệ với cơ sở cung cấp giống để được tư vấn giúp đỡ, và sau gần 1 năm, ông xuất bán lứa gà giống đầu tiên thu hồi vượt số vốn đầu tư ban đầu.

Ông Cầu chia sẻ: “Cách nuôi gà Đông Tảo không khác gì nuôi gà thường, nhưng loại này kiếm ăn rất dở, vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nếu chăm sóc không kỹ. Để đàn gà phát triển tốt, ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ chủ yếu là lúa, bắp, rau xanh và vệ sinh chuồng trại hàng ngày để gà không bị mắc bệnh, điều hòa nhiệt độ chuồng trại ổn định, mùa đông ấm áp, mùa hè thoáng mát, nhất là phải có diện tích đủ rộng cho gà hoạt động, bởi loại gà này không ưa nuôi nhốt, chạy nhảy nhiều thì thịt càng ngon. Gà dưới 2 tháng tuổi thì cho ăn cám dạng viên giúp nhanh phát triển. Ngoài việc tiêm phòng định kỳ cho gà theo từng lứa tuổi, người nuôi cần chú ý đến tình hình thời tiết, nếu buổi sáng trời nhiều sương thì không nên thả gà sớm, còn khi có mưa giông đột xuất thì phải nhốt gà vào chuồng để gà không bị mắc bệnh”.

Sau gần 5 năm mở trại chăn nuôi, đến nay đàn gà Đông Tảo của gia đình ông Tôn Văn Cầu phát triển khá ổn định, không xảy ra dịch bệnh, trong đó có 40 mái đẻ, 20 con trống được tuyển chọn từ những dòng huyết khác nhau dùng để nhân giống. Ông luôn đảm bảo cung ứng nguồn giống sạch, kỹ thuật nuôi cho người mua con giống.

Theo ông Cầu, nếu chăm sóc tốt từ lúc gà con đến khi xuất chuồng, khoảng từ 6 đến 8 tháng, gà sẽ đạt trọng lượng trên 3kg/con; giá mỗi cân hơi gà thịt dao động khoảng 250 ngàn – 300 ngàn đồng. Nếu gà có trọng lượng từ 4 – 5kg/con trở lên thì không bán theo cân mà theo giá thương lượng. Riêng đối với gà con mới nở khoảng 1 tuần tuổi giá bán giống là 250 ngàn đồng/cặp, nở 1 tháng là 400 ngàn đồng/cặp và trên 1 tháng là 600 ngàn đồng/cặp. Từ năm 2012 đến nay, trung bình hàng năm ông Cầu xuất bán hơn 150 cặp gà giống với nhiều loại giá từ 250 – 800 ngàn đồng/cặp và trên 100 con gà thịt cho một số nhà hàng trong và ngoài địa phương.

Theo ông Trần Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Hoài Hương: “Gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của ông Cầu đã cho tín hiệu kinh tế khả quan, đã có nhiều người trong và ngoài huyện tìm về đây mua giống về nuôi. Tuy nhiên, do vốn đầu tư con giống khá cao nên người dân chỉ mới phát triển với quy mô nhỏ lẻ. Dự định trong những năm tới, địa phương sẽ tiến hành khảo sát thị trường tiêu dùng và nhu cầu của bà con để kiến nghị lên các ngành chức năng cấp trên tiếp tục hỗ trợ nhân rộng mô hình, nhằm đa dạng hóa các loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn”.

Cao Bằng: Triển Khai Mô Hình Nuôi Gà J

Tháng 7 vừa qua Trung tâm Khuyến nông Cao Bằng triển khai mô hình nuôi gà J-Dabaco tại phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng quy mô 3.000 con với 14 hộ nông dân tham gia.

Mô hình nuôi gà J-Dabaco tại phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà được nông dân đầu tư và phát triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Các sản phẩm từ gà như trứng, thịt là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống nhân dân. Phát triển chăn nuôi gà đã mạng lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt người dân đã biết tiếp cần với khoa học công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học vào chăn nuôi, lựa chọn những giống gà có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Được sự hỗ trợ của Tập đoàn DaBaCo Việt Nam, trong tháng 7 vừa qua Trung tâm Khuyến nông Cao Bằng triển khai mô hình nuôi gà J-Dabaco tại phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng quy mô 3.000 con với 14 hộ nông dân tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ một phần giống, thứ ăn… và đối ứng phần còn lại để hoàn chỉnh mô hình.

Mục tiêu của mô hình nuôi gà J- DaBaCo nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế so với một số giống gà khác, xây dựng và hoàn thiện được quy trình chăn nuôi gà J-DaBaCo phù hợp với điều kiện địa phương, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp người dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nâng cao giá trị thu nhập.

Giống gà J- DaBaCo là sản phẩm độc quyền của Công ty TNHH MTV gà giống DaBaCo, được chọn lọc để lấy những đặc điểm nổi trội nhất của gà ri là mào cờ, lông ôm gọn, màu đỏ mận chín, chân màu vàng, thịt chắc thơm ngon, phù hợp thói quen, tín ngưỡng người Việt… kết hợp với tình trạng trội của một số giống gà đặc sản có năng suất cao khác. Không chỉ bộc lộ ưu điểm vượt trội về thể trạng, ngoại hình, chất lượng thịt, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn, giống gà J-DaBaCo còn chứng minh khả năng thích nghi mọi điều kiện khí hậu, địa hình của mình.

Đặc biệt, trong lượng giữa gà trống và mái đồng đều, tỉ lệ mỡ thấp, phù hợp cho sắp cỗ nên dễ tiêu thụ. Thời gian nuôi gà J-DABACO chỉ từ 90 – 105 ngày (ít hơn gà Ri 90 ngày), tỉ lệ tiêu tốn thức ăn khoảng 2,8 kg/1kg tăng trọng tiết kiệm được khá nhiều chi phí, rủi ro trong chăn nuôi, giá bán từ 120.000 – 130.000 đồng/kg. Với những đặc điểm vượt trội như vậy nên nuôi gà J- DaBaCo là hướng đi đúng đắn, mang lại kinh tế cao cho người dân.

Hiện nay, qua kiểm tra đàn gà sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với địa phương. Trung tâm Khuyến nông Cao Bằng sẽ tiếp tục chỉ đạo bà con chăn nuôi đến xuất bán.

(Trung tâm Khuyến nông Cao Bằng)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lệ Thủy: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!