Đề Xuất 3/2023 # Muốn Biết Bản Sắc Của Một Dân Tộc… (Bài 2): Từ Gà Mã Lai, Đến Gà Ả Rập, Tới Gà Việt Nam # Top 5 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Muốn Biết Bản Sắc Của Một Dân Tộc… (Bài 2): Từ Gà Mã Lai, Đến Gà Ả Rập, Tới Gà Việt Nam # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Muốn Biết Bản Sắc Của Một Dân Tộc… (Bài 2): Từ Gà Mã Lai, Đến Gà Ả Rập, Tới Gà Việt Nam mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gẫm & Bình

Muốn biết bản sắc của một dân tộc… (bài 2): từ gà Mã Lai, đến gà Ả Rập, tới gà Việt Nam 07. 11. 15 – 7:03 am

Phó Đức Tùng

Malaysia

Thực ra, Indonesia và Malaysia từ trước vẫn được coi như một khối văn hóa. Bản thân Malaysia thì cũng là một dạng quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc, trong đó chính người Malay không có thực lực nhiều. Malaysia cũng là một quốc gia không lớn, không có tài nguyên lớn, trừ thiên nhiên, cũng như không có tiến bộ công nghệ, văn hóa gì đặc biệt. Nhưng rõ ràng đất nước này trong vài chục năm qua đã tạo được chỗ đứng nhất định nhờ triệt để thực hiện phương châm đoàn kết. Khẩu hiệu của nước này là số 1, có nghĩa là tiến lên hàng đầu, cũng là chỉ có 1 Malaysia mà tất cả các sắc tộc, các thế lực phải đồng tâm hiệp lực mà xây dựng. Malaysia đã kết hợp được những luồng tư tưởng khác nhau, văn hóa khác nhau, thế lực khác nhau để cùng tạo nên những kỳ tích. Từ công trình tháp đôi, đến sân bay, đến khu trung tâm hành chính, trung tâm công nghệ cao v.v. họ đều đặt tiêu chí đứng đầu thế giới, và nhiều phần thực sự họ đã đạt được. Mặc dù đất nước này do 13 vị vua cùng trị vì, nhưng họ đã có thể thống nhất với nhau mỗi người lên nắm quyền chung một nhiệm kỳ, và chiến lược phát triển phải đồng bộ cả nước. Vì thế dù có dải bờ biển dài không kém gì nước ta, nhưng họ cùng nhau chỉ tập trung phát triển vài điểm cho ra trò, như Penang, Langkawuy, trong khi đó chúng ta tỉnh nào mạnh tỉnh đó, nát hết dải bờ biển mà không tạo được một trung tâm du lịch xứng tầm.

Ứng với lịch sử đó, Malaysia cũng không có một giống gà truyền thống lâu đời như 3 nước trên, nhưng có một thành công trong mấy chục năm nay rất đáng quan tâm, đó là giống Malaysian Serama. Họ đã lai tạo giữa 3 dòng gà nổi tiếng là gà chọi Anh để lấy dáng đứng thẳng kiêu hãnh, gà Cochin lông tơ, biến thể mềm mại nhất trong các loại cochin, để lấy cá tính dịu dành, thuần thục, và gà Chabo của nhật để lấy bộ mào, bộ đuôi sắc sảo, ấn tượng. Cuối cùng họ đã đạt được một giống gà hợp nhất 3 tính cách của 3 đại cường quốc trong một con gà nhỏ nhất thế giới, cân nặng có thể chưa đầy 200gr. nhưng mang đủ 3 tính cách kia hợp lại: oai vệ tự tin, có cá tính như Nhật, kiêu hãnh, thẳng thớm, nhanh nhẹn như Anh, nhưng lại hòa nhã, thân thiện, gần gũi như Tầu. Hiện nay, gà Serama phát triển rất mạnh trên cả nước Malaysia và đã lan ra khắp thế giới. Phải nói, đây là một bài học đáng để kính phục.

Thế giới Ả Rập

Ở trên tôi đã giới thiệu một trong hai loại gà chọi ở châu Á là dòng gà cựa xuất phát từ Indo. Còn loại thứ hai là gà đòn, gọi là gà Asil, xuất phát từ các quốc gia Ả Rập, cũng từ rất nhiều ngàn năm nay. Ở đó, con gà chọi và việc chọi gà cũng là lễ vật tế thần. Nhưng để biểu dương tính thượng võ và sức mạnh chân chính, gà đá nhau chỉ dùng sức, không dùng vũ khí, tức là không dùng cựa nhọn. Cựa của gà thì có thể thoái hoá đi hoặc nếu có thì bị gọt bớt, hoặc buộc vải khi đá. Bản thân con gà như một bức tượng về cơ bắp rắn chắc, rất ít lông, dáng đứng thẳng, hiên ngang như những võ sỹ quyền anh hạng nặng.

Như đã phân tích ở trên, những tộc người có tôn thờ gà chọi đều có những bản tính hiếu chiến tiềm ẩn. (La Mã cũng thờ gà chọi) Việc thờ gà chọi này còn có trước Hồi giáo nhiều, vì vậy tôi không nghĩ Hồi giáo hay bất kỳ tôn giáo nào có thể là nguyên nhân gây bạo động. Tính dụng võ phải nằm trong bản sắc, sau đó một tôn giáo thích hợp mới được lựa chọn hoặc biến cải cho hợp ý. Việc tôn thờ vẻ đẹp cơ bắp, hình khối điêu khắc của con gà rất phù hợp với bản sắc của văn minh A Rập, vốn cũng rất gần với văn minh châu Âu. Ngược lại, đối với chủng người thấp bé nhẹ cân như Indo thì rõ ràng sẽ không thiên về hướng body building mà thiên về hướng bay bướm tinh nhuệ, từ đó ra hai dòng gà rất khác nhau.

Cũng như gà Sumatra, Gà Asil chinh phục châu Á mà không bị gặp phải cản trở nào. Gần như tất cả các quốc gia như Ấn độ, Trung Quốc, Việt Nam v.v. đều dùng gà này từ hàng ngàn năm này hầu như không thay đổi. Ở Việt Nam, dòng gà đòn phổ biến ở miền Bắc. Về cơ bản, con gà vẫn là con gà Asil ban đầu, chỉ có các chủ gà khác nhau có thể trang trí đôi chút bằng cách vặt lông đùi, lông cổ trông cho máu hơn thôi.

Thế nhưng, cũng như gà Sumatra, con Asil sang nước Nhật bị chỉnh đốn lại hoàn toàn để tạo thành hai dòng Ko GunKei và Ko Shamo. Vấn đề đặt ra ở đây không còn là năng lực chiến đấu cơ bắp hay là biểu dương cơ bắp nữa, mà là thuần tuý tư cách. Người Nhật không quan tâm thực sự đến vũ lực cơ bắp. Nếu có chuyện tỷ đấu cơ bắp thì chỉ là vấn đề nghi lễ. Vì vậy độ thiện chiến không quan trọng bằng tư thế và phong độ trước đối thủ và trong trận chiến. Bằng mọi giá phải đứng thẳng và ngửng cao đầu.

Thái Lan

Nếu so với các cường quốc nói trên, có lẽ Thái Lan vẫn còn là nhợt nhạt. Thái Lan cũng không có dòng gà riêng. Có điều gần đây Thái Lan đã tạo ra một dòng gà chọi tương đối nhẹ cân, kết hợp cả cựa lẫn đòn.

Gà này dáng gần giống gà Asil, nhưng tỷ lệ bộ khung lại mảnh dẻ, nhỏ nhẹ như gà Sumatra, lông nhiều hơn gà Asil mà ít hơn gà Sumatra, cựa phát triển tốt, vì thế gọi là đánh võ tổng hợp. Gà này đá rất đa dạng, vừa luồn vừa bay, nhanh nhẹn hoạt bát y như những võ sĩ Thái Lan vậy. Tất nhiên, đây chưa thể coi là một sáng tạo ngang tầm với những thứ chúng ta đã xem ở trên. Vì vậy gần như giống gà này cũng chưa được công nhận là một dòng thuần chủng. Tuy nhiên, vì độ tiện dụng của nó nên giống gà này trên thực tế đã được sử dụng rất nhiều ở châu Á, thậm chí có lẽ nhiều nhất.

Qua đó cũng thấy được phần nào tính cách Thái Lan. Không cần cao siêu lắm, không cần dã tâm nhất thế giới hay hội tụ tinh hoa của những bậc hàng đầu. Chỉ cần sử dụng đa hệ nhiều loại võ, nhiều loại vũ khí, ít niêm luật, và thế là có đủ sức sống. Cũng chẳng cần rốt ráo thành dòng thành gíông gì ghê gớm, miễn là nhiều người dùng, mà vẫn biết là Thái Lan, thế là được. Đừng tưởng người Thái sống được nhờ hiền lành. Trong thế giới ngày nay, ít tộc người nào chỉ lành mà sống được. Người Thái có sức thực dụng và linh hoạt rất cao đấy, cứ nhìn vào con gà Thái mà xem, khó định nghĩa, nhưng mà rõ ràng.

Ấn Độ

Sau cùng, chúng ta đi du lịch sang nền văn minh Ấn Độ. Một nền văn minh lớn, nhưng chẳng thấy tên tuổi một loài gà bản địa nào. Tìm mãi thấy một loài gọi là gà chọi Ấn Độ. Thoạt nhìn là nhận thấy đúng là Ấn Độ, từ dáng dấp, màu sắc, thần thái. Những con gà thấp lùn, bè ngang tới dị dạng, có khả năng chịu đòn gần như vô tận và không có vẻ gì là có sự nhanh nhẹn của kẻ tấn công. Vui nhất là sau khi tìm hiểu thì dòng gà này là do người Anh tạo ra chứ không phải người Ấn Độ, cũng chẳng được nuôi ở Ấn Độ. Nhưng người Anh rõ ràng thuần dưỡng dòng gà này trong sự quan sát và kinh ngạc đối với văn minh Ấn Độ, và sản phẩm ra đúng bản chất Ấn Độ, vì thế không ai gọi là gà Anh mà ai cũng gọi là gà chọi Ấn Độ.

Thế mới biết vì sao Gandhi thành công với bất bạo động ở Ấn Độ, gần như không phải chiến tranh mà lấy lại được đất nước. Người Ấn Độ không cần tự định nghĩa bản sắc. Nếu người khác bỏ công tìm hiểu và định nghĩa nó thì sẽ tự phải coi đó là bản sắc Ấn Độ, vì cũng không thể tự nhận là của mình. Người Ấn Độ chẳng cần phát minh công nghệ, chẳng cần đi tắt đón đầu. Người khác mang công nghệ vào Ấn Độ, rồi cuối cùng đó là sản phẩm Ấn Độ. Nếu có thể nói cá tính người Nhật sáng chói như Mặt trời thì người Ấn Độ thâm dày như đất, bao nhiêu cũng chứa hết, bao nhiêu cũng tiếp hết, giản dị, bị động mà ghê gớm.

Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta chưa có những dòng gà tên tuổi toàn quốc. Chưa có những mẫu hình mà ai cũng thích nuôi. Về gà chọi, chúng ta sử dụng dòng Asil ở miền Bắc, Sumatra ở miền Nam, gần đây nhập khẩu gà Thái. Chúng ta chưa bao giờ đặt những câu hỏi lớn hơn cho con gà chọi giống như người Nhật đã làm. Về gà cảnh, chúng ta chưa hề có loại nào thuần túy làm cảnh.

Các dòng gà thịt của ta thì đa số chỉ dừng lại ở mức đa dạng sinh học địa phương, gần như không có chủ ý. Có lẽ chỉ có dòng gà Hồ, gà Đông Tảo là đã có những lịch sử thi gà, hiến tế gà đẹp, do đó có được sự chọn lọc tốt nhất. Hai dòng này nghe nói vốn cùng một gốc, chỉ có điều gà Đông Tảo thì đặc biệt hơn, cá tính rõ nét hơn. Nhưng mà ngoài việc kỳ kỳ là chân rất to, gọi là gà chân voi, thì giống gà này chưa có được cá tính thực sự xuất chúng nào để có thể được coi là danh kê đất Việt, đại diện cho tinh thần Việt Nam.

Tuy nhiên, càng nhìn kỹ, với lại thấy được trào lưu phát triển gà Hồ, gà Đông Tảo mạnh mẽ khắp nơi, đến nỗi bản thân tôi cũng mua nuôi thử vài chục gà con, mỗi cặp gà Đông Tảo trưởng thành bán tới 4-5 triệu, mình lại thấy có khi phải nghĩ lại, biết đâu ta tìm được ở đây bản sắc Việt Nam?

Tôn Vinh Bản Sắc Việt

Những ai đã từng đọc qua truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” sẽ vẫn còn nhớ các sính lễ thách cưới mà vua Hùng đưa ra như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Trong đó, voi chín ngà, ngựa chín hồng mao chỉ là những loài động vật không có thật, duy nhất gà chín cựa là một giống gà vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.

Những ai đã từng đọc qua truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” sẽ vẫn còn nhớ các sính lễ thách cưới mà vua Hùng đưa ra như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Trong đó, voi chín ngà, ngựa chín hồng mao chỉ là những loài động vật không có thật, duy nhất gà chín cựa là một giống gà vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.

Một con gà chín cựa quý hiếm của công ty Gà Giống DaBaCo

 

Nhắc đến gà chín cựa, nhiều người nghĩ ngay đến màu sắc kì bí, cho đến nay nguồn gốc của loài vật hiếm này vẫn chưa thể xác định được. Người ta chỉ biết loài gà này là giống gà rừng nhưng lại thích gần gũi với con người và đặc biệt thông minh, có thể nuôi để giữ nhà như ngỗng, chó…

 

 

Nhiều người rất bất ngờ khi biết gà chín cựa có thật.

 

Với đam mê lưu giữ và bảo tồn giống gà quý hiếm của Lãnh đạo Tập đoàn

DABACO

Việt Nam,

Công ty TNHH MTV Gà giống DABACO

chính là nơi tiếp nối câu chuyện truyền thuyết xưa thành hiện thực. Sau bao nhiêu năm lặn lội tìm tòi, dày công mày mò nghiên cứu, Công ty đã chọn tạo, lưu giữ thành công giống

GÀ 9 CỰA

có một không hai này. Giống

GÀ 9 CỰA

hội tụ đầy đủ khí phách của các bậc tiên tổ là:

NHÂN – LỄ – NGHĨA – TRÍ – TÍN

và khoác trên mình đủ 5 sắc màu đại diện cho thuyết Ngũ Hành của người phương Đông:

KIM – MỘC – THỦY – HỎA – THỔ

, với hai hàng cựa sắc nhọn vẫn dương lên sẵn sàng đánh tan mọi kẻ thù…

 

Trung tâm nghiên cứu gà 9 Cựa DABACO

     

Trong thời đại hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, chúng ta càng tự hào bởi các truyền thống đặc sắc, quý báu của dân tộc với chính những sản phẩm thấm đẫm bản sắc Việt. Một chú

GÀ 9 CỰA

DÂNG lên TIÊN TỔ trong những ngày trọng đại chính là cử chỉ hiếu đễ nhất mà con cháu dành cho những bậc tiền nhân đã sinh thành ra mình. Qua đó thể hiện đạo lí

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

, một nét truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc.

 

“Theo truyền thuyết xưa thì những con gà có vừa tròn chín cựa mới có giá trị, chuyên dùng để tiến vua. Còn ngày nay,

 c

ác đại gia ở các thành phố lớn săn lùng loại gà có đầy đủ chín cựa để thể hiện

sự giàu có

và ước mơ một lần được trở thành ‘vua’.

Bởi vậy, gia chủ có con gà chín cựa có thể phát giá thoải mái, nhiều khi bán được gần cả 100 triệu đồng. Còn loại gà 8 hay 10, 11 cựa thì nhiều lắm, loại này thường dùng để làm thịt là chủ yếu”

, một người dân cho biết.  

Hiện nay, nhiều người hay nói đùa tưởng gà chín cựa chỉ là trong cổ tích, vậy mà giờ đã có, vậy chắc cũng nên chờ tới ngày ngựa chín hồng mao sẽ xuất hiện ngoài đời thực như đúng với truyền thuyết!

Dịp tết đang cận kề nhu cầu mua gà 9 cựa biếu tết không ngừng một tăng bơi ai cũng hi vọng rặng với sản vật bước ra từ truyền thuyết ấy sẽ mang lại cho mình sự tài lộc thăng tiến, may mắn trong công việc và cuộc sống. Liên hệ theo Hotline: 0982049017 để được tư vấn cụ thể nhất về gà chín cựa tặng/ biếu tết !.

Gà Giống DABACO

Một Số Thuật Ngữ Của Dân Chơi Đá Gà Chuyên Dùng

Ở bất kì một ngành nghề nào hay một lĩnh vực nào đều sử dụng các từ ngữ chuyên ngành. Chơi đá gà cũng không ngoại lệ, có rất nhiều từ ngữ chuyên dụng trong bộ môn đá gà. Nếu một tay ngang không trong lĩnh vực tham gia cuộc nói chuyện giữa hai sư kê thì khó có thể biết họ nói gì. Vậy thuật ngữ chuyên dụng của dân chơi gà là gì? Hôm nay sẽ cung cấp một số thông tin về từ chuyên dụng trong đá gà. Cho các anh em biết thêm để có thể hiểu được lĩnh vực này sâu hơn.

Hay còn được gọi là lồng úp được làm bằng kẽm hoặc tre. Là vật dụng chuyên dùng để úp gà tắm nắng hoặc luyện chân cho gà xới đất. Hình dáng của bội trông giống như chiếc nôm cá nhưng có kích thước to hơn. Tùy vào thể trạng của chiến kê mà lựa chọn kịch cỡ bội khác nhau để gà có thể thoải mái di chuyển.

Là một loại vỏ đệm của ngày xưa được làm bằng cỏ bàng hay lục bình. Là vật dụng chuyên dùng để đựng gà mang đi cho tiện. Bên trên vỏ đêm có đục lổ cho không khí đi vào để gà có thể thở được.

Tương tự như vỏ đệm, cũng là vật dụng chuyên dùng để đựng chiến kê mang đi nơi khác cho tiện lợi. Tuy nhiên với lồng xách thì gà ít bị gãy đuôi hơn do thiết kế chuyên dụng dể đựng gà. Lồng xách được đan bằng nan tre hoặc mây, có nhiều khích cỡ khác nhau để vừa với chiến kê.

Là loại chuồng chuyên dùng để huấn luyện gà đá có khích thước lớn. Bên trong có gác một cây ngang trên cao để gà bay lên và bay xuống. Lồng được làm bằng nhiều cách khác nhau như lưới gân hoặc lưới kẽm.

Đây là thuật ngữ được dùng trong các sới gà và trường gà lớn. Nhằm chỉ phòng để các sư kê cho gà nghĩ dưỡng trước khi vào đấu trường tham gia trận đấu.

Là vật dụng sư kê dùng đẻ nhốt ga chờ thi đấu có hình vuông vừa vặn với chiến kê. Có thể tháo rời và xếp lại thành hình khối nhanh chóng và tiện lợi.

Ở các trường gà lớn có chuẩn bị các loại tủ giống như tủ gửi đồ nhưng với kích thước to hơn bằng lưới. Có đánh số trên đó cho mỗi tủ, các sư kê đến tham dự đặt chiến kê mình vào chờ nghỉ ngơi.

Vật dụng này ta chỉ thấy nhiều ở các trại gà lớn nước ngoài chủ yếu cho gà mỹ. Là mái che để gà trú mưa trú nắng, gà được cột dây dài thoải mái đi lại ra vào lều.

Là từ dùng để chỉ hành động cho gà ăn những loại thức ăn bổ dưỡng giàu đạm. Mồi chỉ các thức ăn như: thịt bò, trứng cút lộn, sâu, dế, lươn, trạch…. Vô mồi cho gà để gà xung hơn, có sức khỏe tốt hơn trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Là công việc bôi một lớp nghệ được trộn theo công thức của các sư kê pha chế. Vô nghệ là quét nghệ lên phần thịt gà giúp gà trở nên đỏ đẹp và săn chắc.

Là từ dùng để chỉ việc tắm rửa và xông hơi cho gà bằng . Mục đích của việc om bóp giúp gà chắc khỏe xương cốt. Tránh được các bệnh về da như nấm mốc.

Thuật ngữ huấn luyện và biệt dưỡng gà chọi

Chỉ công việc cho hai chiến kê quần nhau vào trời trưa nhằm tăng sức bền cho gà chọi. Việc vần hơi được chia ra làm nhiều hiệp mỗi hiệp tầm 5 phút. Tùy vào chế độ biệt dưỡng và tùy vào từng dòng gà mà việc vần hơi được thực hiện nhiều hay ít.

Dầm cán là việc làm cần thiết nhất trong chơi đá gà đặc biệt là huấn luyện gà chọi. Nhằm chỉ công việc làm cho chân gà trở nên cứng cáp. Dầm cán là ngâm chân gà vào trong nước thuốc và muối, tùy mỗi sư kê có công thức khác nhau. Việc này giúp gà chắc chân ra đòn chuẩn, đau hơn.

Là một hình thức huấn luyện gà chọi mà sư kê nào cũng áp dụng. Nhốt con gà phu vào bội nhỏ úp thêm cái bội lớn bên ngoài sau dó thả chiến kê bên ngoài. Hai chiến kê đụng mặt nhau sẽ tìm cách chạm tráng do đó gà sẽ đi và chạy vòng quanh lồng. Đây là bài tập chân và tập sức bền vô cùng hữu dụng của các sư kê.

Là việc cho hai chiến kê đối mặt cự nhau nhưng sư kê vẫn nắm giữ phần đuôi. Việc làm này giúp gà máu chiên và hừng hơn trước khi thi đấu.

Tương tự việc cho hai chiến kê đá nhau như đang thi đấu. Tuy nhiên không có mang cựa sắt hoặc có thể bịt cựa và bịt mỏ. Nhằm tránh gây sát thương cho gà chọi, thông thường xổ chỉ cho ga nhảy vài chân.

Nông Dân Đông Tảo Kiếm Bộn Tiền Nhờ Nuôi Giống Gà “Quý Tộc”

Gà Đông Tảo là giống gà quý hiếm ở Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế cao gấp hơn nhiều lần so với các loại gà thông thường khác…

HTX Chăn nuôi và Kinh doanh gà Đông Tảo ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên vừa thực hiện thành công mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ, đạt năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đem lại lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi và lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.

Với quy mô 3.500 con được nuôi tại 10 hộ gia đình là thành viên của HTX theo quy trình được Chi cục Phát triển nông thôn cử cán bộ chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ, đến tháng 12/2018, sau 7 tháng nuôi, bình quân gà đạt trọng lượng 3kg và đã tiêu thụ hết. Về hiệu quả kinh tế, trừ các khoản chi phí, người nuôi lãi hơn 469 triệu đồng.

Để tìm hiểu kỹ về mô hình của HTX Chăn nuôi và Kinh doanh gà Đông Tảo, phóng viên VOV đã đến một trong những trại gà có uy tín của xã, đó cũng chính là trang trại của anh Lê Quang Thắng, Giám đốc HTX, ở xóm Đoàn Kết, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Gà Đông Tảo là một giống gà quý, hiếm, mang lại giá trị kinh tế cao.

Anh Thắng chia sẻ, Đông Tảo là một trong những xã có tên gắn liền với giống gà Đông Tảo nó như một thương hiệu khẳng định về nguồn gốc của giống gà quý, nói đến gà Đông Tảo là nói đến xã Đông Tảo và ngươc lại.

“Trải qua bao đời, qua sự phát triển của đất nước, các giống gà địa phương, gà lai được phát triển nhân giống và nuôi tràn lan, nhưng giống gà Đông Tảo vẫn là một loại đặc biệt và quý hơn bao giờ hết, nó gắn liền với những câu chuyện từ thời vua chúa, triều đình”, anh Thắng tự hào nói.

Gà Đông Tảo là một giống gà quý, hiếm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng, đem lại giá trị kinh tế cao gấp hơn nhiều lần so với các loại gà thông thường khác. Mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo đã trở thành nguồn phát triển kinh tế chủ yếu của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đông Tảo, tính đến nay toàn xã có trên 2.000 hộ nuôi với khoảng trên 500.000 con cả gà giống lẫn gà thịt, mỗi năm cho thu hoạch từ 200 – 300 triệu đồng/hộ/năm.

Anh Lê Quang Thắng cho hay, thông tin một con gà Đông Tảo thuần chủng, chân to, xù xì, da đỏ au có mức giá lên đến 50 – 70 triệu đồng là chưa đúng. Trên thực tế thì giá một con gà mã đẹp, ngoại hình ấn tượng cũng chỉ khoảng 10 – 15 triệu đồng.

Mặc dù cung không đủ cầu vào các dịp lễ, Tết nhưng không vì vậy mà bà con trong vùng nâng giá bán. Đối với HTX nói riêng và các trại gà trong vùng nói chung vẫn luôn giữ mức giá bán ổn định để mọi người đều có thể sử dụng sản phẩm, anh Thắng khẳng định.

Dù giáp Tết, nhưng gà Đông Tảo không hề bị “thổi giá”.

HTX Chăn nuôi và Kinh doanh gà Đông Tảo được anh Lê Quang Thắng đứng ra thành lập từ tháng 10/2016 với 16 xã viên. Hợp tác xã lo “đầu vào” cho các hộ xã viên, đứng ra ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thú y để bảo đảm thức ăn chất lượng và phù hợp, kiêm luôn tìm “đầu ra” cho cả HTX và các hộ liên kết sản xuất kinh doanh trong vùng.

Anh Thắng chia sẻ: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng chuỗi sản xuất cung ứng gà Đông Tảo khép kín từ trang trại đến bàn ăn để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời mong muốn ký kết được hợp đồng đưa các sản phẩm gà Đông Tảo vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, thậm chí là xuất khẩu”.

Ông Lê Trung Cần – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên

Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi này tại xã Đông Tảo đã kết hợp giữa tăng gia sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao và sản xuất ra lượng thực phẩm có giá trị cao đáp ứng được yêu cầu rộng lớn của thị trường, gắn kết được phát triển sản xuất với liên kết xây dựng chuỗi giá trị ngành và tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình hỗ trợ HTX chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo đã góp phần tạo đà cho Hợp tác xã đẩy mạnh hợp tác sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, giá trị kinh tế trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. Sự thành công của mô hình góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, ông Lê Trung Cần nhấn mạnh.

nông dân đông tảo kiếm bộn tiền nhờ nuôi giống gà “quý tộc”

Hợp tác xã Chăn nuôi và Kinh doanh gà Đông Tảo được thành lập từ tháng 9/2016, số lượng thành viên gồm 16 thành viên, tổng vốn góp 200 triệu đồng. HTX được thành lập từ các hộ chuyên chăn nuôi giống gà Đông Tảo có quy mô khoảng 400 gà bố mẹ, 5.000 gà thương phẩm.HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, liên kết giữa các thành viên là các chủ trang trại, các hộ nông dân chăn nuôi gà trên địa bàn xã Đông Tảo, nhằm phát huy sức mạnh hợp tác, có đủ điều kiện tổ chức hoạt động theo hướng đa năng, mở rộng sản xuất, tăng tính cạnh tranh, tạo việc làm, tăng thu nhập…/.

Theo Trần Ngọc-Huy Phương/VOV.VN

Bạn đang đọc nội dung bài viết Muốn Biết Bản Sắc Của Một Dân Tộc… (Bài 2): Từ Gà Mã Lai, Đến Gà Ả Rập, Tới Gà Việt Nam trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!