Đề Xuất 3/2023 # Người Việt Làm Trại Gà Công Nghiệp Ở Mỹ # Top 10 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Người Việt Làm Trại Gà Công Nghiệp Ở Mỹ # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Người Việt Làm Trại Gà Công Nghiệp Ở Mỹ mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hơn một thập niên trở lại đây, càng ngày càng có nhiều người Việt ở Hoa Kỳ quay sang tậu đất mở trại nuôi gà, một nghề không quá vất vả mà cuộc sống ổn định hơn làm công nhân trong các hãng xưởng trên thành phố.

Việc tìm người

Đây là những trại gà công nghiệp ở vùng quê nước Mỹ, chỉ nuôi gà lấy thịt chứ không thu hoạch trứng. Và nếu chỉ tính riêng vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, riêng tiểu bang Maryland thôi người ta có thể tìm thấy hơn 40 trại gà công nghiệp của người Việt tại những vùng đất chỉ sống bằng trồng trọt hoặc chăn nuôi như Salisbury, West Over, Pocomoke, Newark, Ocean City…

Làm trại gà không phải là chọn lựa đầu tiên khi chân ướt chân ráo tới Hoa Kỳ, nhưng khi đã vào nghề này thì phần lớn người Việt tự làm chủ chứ không làm công. Mặt khác, cũng rất ít người nuôi gà mà bỏ cuộc nửa chừng. Đó là lời ông Hà Xuân Hải, thuyền nhân đến Mỹ năm 1984:

Tôi đã lên tham quan, sau đó tôi trở về và quyết định bán nhà, dọn lên trên này… Tôi mua một trang trại cũ chỉ có 5 chuồng thôi, sau đó phát triển thêm 3 chuồng nữa. – Ông Hà Xuân Hải

Tôi đã định cư tại California, thành phố Oakland, sau đó tôi về Virginia, định cư tại thành phố Annandale 22 năm. Tôi đã trải qua nhiều công việc khác nhau như rửa chén, cắt cỏ, dọn dẹp vệ sinh trong cao ốc, làm thợ sửa chữa bảo trì ở một khách sạn tại Washington DC.

Năm 2005, như một duyên may, ông Hải quen một người đang làm chủ trại gà ở thành phố Pocomoke, tiểu bang Maryland:

Tôi đã lên tham quan, sau đó tôi trở về và quyết định bán nhà, dọn lên trên này. Hiện giờ tôi đang định cư tại thành phố Newark tiểu bang Maryland. Đầu tiên phải nói cám ơn người bạn đó đã cố vấn và có những khích lệ. Tôi mua một trang trại cũ chỉ có 5 chuồng thôi, sau đó phát triển thêm 3 chuồng nữa.

Bây giờ thì trại gà của ông Hà Xuân Hải có tất cả 8 chuồng với 3 kích cỡ khác nhau. Thứ nhất là 2 chuồng với mỗi chuồng 21,000 con gà. Thứ hai là 3 chuồng với 27.000 con gà trong mỗi chuồng, và thứ ba là 3 chuồng sau này với 43.000 con mỗi một chuồng.

Nuôi gà ở Mỹ là nuôi gà kiểu công nghiệp, hoàn toàn không giống với cách nuôi bên nhà, không cần vườn rộng để thả gà ra khỏi chuồng, cũng không cần phải đi rải thức ăn cho chúng:

Đây là kiểu nuôi gà gia công,mình đi với một hãng cung cấp gà giống, thức ăn, thực phẩm, thuốc men, đó là những hãng của người Mỹ. Đầu tiên là mình có một trại gà trước rồi mình ký hợp đồng với những hãng gà đó. Hợp đồng thỏa thuận xong thì mình chuẩn bị tất cả những dụng cụ trong chuồng gà, máy móc trong chuồng gà sẵn sàng, có hệ thống nước uống và thức ăn, sẵn sàng thì họ mang gà lại bỏ cho mình. Đồ ăn gà họ sẽ mang lại luôn, công việc chính của mình gần như là chỉ chăm sóc gà thôi. Sau 8 tuần thì hãng gà sẽ tới và mang gà đi. Họ đưa nhân viên tới và mang gà về hãng để giết rồi họ sẽ cân ký, trả tiền cho mình theo số ký họ đã mang ra khỏi trại của mình.

Đó là lý do những trại chăn nuôi gà công nghiệp không bao giờ thu hoạch trứng vì gà vừa lớn thì công ty cung cấp gà giống đã tới nhận mang đi, thay vào đó những lứa gà mới nở đã được chủng ngừa cẩn thận:

Tại vì vốn liếng mình đã bỏ một số tiền để xây chuồng xây trại, vốn liếng họ bỏ ra là gà giống và thức ăn, họ đưa những người chuyên về gia súc để coi gà có bịnh hoạn hay không. Ở đây có hai lãnh vực khác nhau, có trại chỉ nuôi gà đẻ trứng ấp ra để có gà giống, còn như của tôi là chuyên về nuôi gà để lấy thịt. Nhưng vùng này không có loại gà để trứng để bán ngoài chợ. Họ phải chia ra vùng để dễ dàng sắp xếp công việc của một khu vực. Đất lành chim đậu

Với trang trại hơn 200.000 con gà, ông Hải chỉ mướn hai nhân công người Mexico để chạy việc, còn lại là máy móc trang bị sẵn:

Tại vì những việc như nhập gà vô, xuất gà ra là hãng gà họ lo, còn sau khi đã xuất gà rồi thì tôi sẽ mướn những công ty khác tới để dọn dẹp chuồng và lấy phân gà ra khỏi trại.

Một ngày làm việc của một ông chủ trại gà công nghiệp như thế nào:

Buổi sáng mình phải ra coi gà có khỏe mạnh đau ốm gì hay không, đồ ăn và thức uống có đầy đủ hay không. Hệ thống thông gió trong chuồng gà, quạt không khí trong lành vô, mang những hơi độc từ mùi phân trong chuồng gà ra, đó là những công việc chính mỗi ngày. Mình đi lượm những con gà chết, những con gà bị còi hay bị què quặt thì bỏ ra ngoài để thiêu hủy. Trong 4 nùa thì công việc gần như khác nhau. Thí dụ mùa hè quá nóng thì mình phải dùng quạt để mang hơi nóng ta ngoài và đưa hệ thống lạnh chạy bằng nước vô. Mùa đông thì ngược lại, lúc gà còn nhỏ mình phải dùng hệ thống sưởi để sưởi ấm cho nó trong thời gian ít nhất là 4 tuần. Mùa xuân và mùa thu mình sẽ dùng hệ thống sưởi theo nhiệt độ của thân con gà.

Không có rủi ro dịch bệnh trong việc chăn nuôi đại trà tại các trại gà công nghiệp là vì gà con khi nhập trại đã được chích ngừa trước:

Cứ mỗi năm như vậy là có thêm một hai gia đình người Việt Nam tới đây, có năm ba bốn gia đình về. Mười hai năm trước đây vùng này người Việt chỉ khoảng 15 gia đình thôi, nhưng mà tới ngày hôm nay đã lên tới con số 40 trại gà ở đây rồi.

Princess-Anne, một thành phố nhỏ của Maryland, không xa Newark là mấy, có trại gà của ông Nguyễn Chí Hiện. Ông Nguyễn Chí Hiện là dân Đồng Nai, vượt biên sang Mỹ năm 1989, làm đủ thứ việc trong mười mấy năm ở New Jersey cho đến khi dọn về Maryland để tiếp tục nghề may.

Năm 2011, sau 4 năm dọn về Marylan, ông Hiện tính đến chuyện làm chủ một trại gà:

Tại vì muốn thay đổi công việc thôi, coi trên báo thấy có một số trại gà người Việt thì tôi liên lạc với một anh ở đây thì anh cũng cho biết cách thức nuôi gà. Tôi cũng chạy xuống coi rồi mua lại một trại nho nhỏ có đất của người Mỹ, có một số chuồng gà thì tôi sửa lại tôi nuôi. Trại của tôi ở thành phố Princess-Anne, nằm trên bán đảo giữa Maryland, Delaware và Virginia. Princess_Anne là một thành phố đồng quê,dân thưa, không có nhà chỉ có rừng, không có business gì hết chỉ có làm rẫy làm gà vậy thôi. Khi vô vùng này thì giống như lạc vô khu rừng hoang vậy, lúc đầu kiểu như mình bị lạc lõng lắm, trại gà nói chung làm chỉ đủ sống thôi. Nhiều khi cũng muốn bước ra nhưng tại vì số tiền khá lớn nên bước ra không được thì mình phải chịu. Vạn sự khởi đầu nan

Đã vậy, khi bắt tay vào việc, ông Nguyễn Chí Hiện mới cảm thấy mọi chuyện lúc đầu không dễ dàng, ít nhất là đối với bản thân ông:

Có nhiều khó khăn, thứ nhất về cách nuôi gà mình không biết một cái gì hết, mình cũng không biết cách kiểm soát cái máy tự động để điều khiển tất cả mọi thứ trong chuồng gà, từ đồ ăn, cám, rồi những cái quạt để có hơi gió cho gà sống, rồi máy điều khiển khi muốn mở cửa số lớn hay mở nhỏ, tất cả bằng máy móc tự động hết. Hãng bỏ gà cho mình thì họ gởi một người kỹ thuật chịu trách nhiệm giúp đỡ mình, người ta chỉ xuống nói nói rồi bấm bấm cái máy control điều khiển cái chuồng gà, mình không thể nào nhớ một lúc được, xong cái người ta đi rồi thì mình ớ ra không biết điều khiển làm sao luôn. Đó là cái mình phải học hỏi ngay từ bước đầu.

Mười hai năm trước đây vùng này người Việt chỉ khoảng 15 gia đình thôi, nhưng mà tới ngày hôm nay đã lên tới con số 40 trại gà ở đây rồi. – Ông Hà Xuân Hải

Phải qua một năm mới thành thạo việc điều khiển máy móc, ông Hiện nhớ lại:

Hiện tại bây giờ làm được 4 năm rồi. Hai năm đầu tiên tôi không lấy được đồng nào, nghĩa là có lấy về được nhưng phải đập vô để sửa chữa tu bổ cho trang trại của mình nó hoàn hảo hơn. Bây giờ tôi cũng xây thêm được 3 cái chuồng lớn nữa. Từ ba chuồng đó với mấy cái chuồng kia cuộc sống mình đỡ hơn, mình không phải vất vả nữa. Lúc mới mua tôi có 5 chuồng, mỗi chuồng 25.000 con. Về sau này tôi xây thêm được 3 chuồng nữa, một chuồng 50.000 con. Tám chuồng gà này là gà công nghiệp, không đẻ trứng vì nó có bằng đó bốn mươi mấy ngày cho nên nó chưa tới thời kỳ đẻ trứng.

Nếu chỉ nói về thành phố Princess-Anne không thì đã có bảy hay tám trang trại nuôi gà công nghiệp của người Việt.:

Trại gà của người Mỹ cũng rất nhiều nhưng họ không làm lớn. Hầu hết những người Việt về đây nuôi gà thì người nào cũng có chiều hướng mở lớn hơn, nghĩa là thêm nhiều chuồng. Người Mỹ mà 3 chuồng hay 4 chuồng là quá nhiều rồi, người Việt thì ham hơn xíu vậy đó.

Cuộc sống của những người làm gà công nghiệp ở Mỹ, nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống cũng đỡ hơn rất nhiều người, là suy nghĩ của ông Hiện:

Nói chung cuộc sống ổn định, đủ để trang trải tiêu xài. Làm trại gà này phải mượn tiền nhà băng rất nhiều, hiện tại một số người Việt Nam mà họ biết thì họ rất muốn nuôi gà, không được giàu có như những công việc khác nhưng mà cuộc sống thanh thản và bình yên lắm.

Đối với ông Hà Xuân Hải ở Newark thì :

Đây là một công việc phải nói là tốt và có thể nói là thành công cho người Việt Nam. Mặc dù cũng có lúc chân lấm tay bùn nhưng được cái an ủi là mình tự làm chủ, mình có thời giờ để sắp xếp cho gia đình. Với tôi đây là công việc mà tôi cảm thấy rất hài lòng. Tôi cũng đang chuẩn bị phát triển thêm.

Còn lợi tức hàng năm, ông Hải nói không thể nhớ con số chính xác, có điều:

Lợi tức của trại gà thì mới đầu nghe mình rất thích tại vì nó cũng cao lắm. Trừ đi hết rồi thì cũng còn con số nhất định, thí dụ một năm là bao nhiêu, nhưng phải để coi lại cái bill điện thoại, điện nước, rồi những chi phí …

Tiếng là có trên 40 trang trại nuôi gà của ngưởi Việt ở Maryland nhưng trại này ở cách trại kia khá xa, điển hình khoảng cách từ trại của ông Hà Xuân Hải ở Newark đến trại của ông Nguyễn Chí Hiện ở Princess-Anne. Điểm đáng lưu ý mà ông Hiện chia sẻ ở đây, làm gà thì phải về vùng quê, do đó những ai có con nhỏ cũng là một trở ngại:

So với thành phố thì nó quá xa, có con nhỏ mà về vùng rừng này ở thì cũng tội cho tụi nó. Tôi thì mấy đứa nhỏ cũng lớn hết rồi, tụi nó đi học xa nhà hết rồi. Đi học ở những thành phố nhỏ này thì không có điều kiện nhiều như những trường lớn của thành phố lớn.

Người Việt ở Mỹ, dù phải dùng thịt gà đông lạnh bày bán trong các siêu thị, lại không mấy chuộng thịt gà công nghiệp này vì cho là bở và nhiều chất béo, thịt lại không ngọt và không thơm bằng “gà đi bộ” được nuôi thả bên ngoài.

Thực tế đã có một số trang trại nhỏ của người Việt chuyên chăn nuôi và giết mổ “gà đi bộ” để bỏ mối cho các cửa hàng thực phẩm của người Á Châu trong vùng.

Cung Cấp Gà Công Nghiệp Mỹ

Về mặt dinh dưỡng không có sự khác biệt giữa gà quý với gà thông thường. Ngon là về mặt khẩu vị, còn về dinh dưỡng về thành phần dinh dưỡng và độ đạm ở thịt gà quý, hay gà ta và gà công nghiệp là tương đương như nhau. Gà nuôi công nghiệp được ăn thức ăn tổng hợp, là những thứ đã được nghiên cứu kỹ, nên hàm lượng dinh dưỡng trong thịt ổn định. Việc thịt gà công nghiệp mềm hơn gà nuôi tự nhiên là vì cùng khối lượng, tuổi gà công nghiệp non hơn. Hơn nữa, trước khi đem bán khoảng 2 tuần, nếu người chăn nuôi biết bớt một số chất trong thức ăn (vitamin, đạm…) thì thịt gà sẽ thơm hơn.

Xét về giá trị dinh dưỡng của trứng gà công nghiệp và trứng gà ta, sự khác biệt giữa chúng không lớn, hàm lượng phospholipid và acid béo omega 3 trong trứng gà ta cao hơn trứng gà công nghiệp, nhưng hàm lượng chất khoáng thì lại thấp hơn một chút. Tuy nhiên, xét về an toàn thực phẩm, thì gà ta chạy lung tung, ăn tạp lại không an toàn bằng gà công nghiệp do đó Nếu lựa chọn về mặt dinh dưỡng thì gà quý bởi không có gì đặc biệt hơn so với gà thông thường.

Người phương Tây thích ăn gà nuôi theo kiểu công nghiệp hơn gà thả rông, gà nuôi tự nhiên. Gà công nghiệp lông ít, mỡ nhiều, nấu lên nhiều nước, thịt bở và nhão. Các giống gà công nghiệp thông thường chỉ nuôi 2 tháng 10 ngày, gà công nghiệp chỉ nuôi 42 ngày tuổi. Gà bị nhốt một chỗ, không được vận động nhiều, ăn thức ăn công nghiệp nên nhanh lớn hơn. Gà công nghiệp trong nước nuôi 38 ngày là lấy ăn thịt, gà thả vườn là 56 ngày, khi ăn gà chất lượng thì khả năng tiêu hóa lên đến 85%, còn gà già (gà dai) thì chỉ còn 55-60%.

Ở nhiều nước, người ta thích ăn thịt mềm, thịt trắng ở các phần thịt lườn, ức vốn bị nhiều người Việt chê vì ăn bở, lại là thịt có nhiều chất dinh dưỡng nhất bởi đây mới là chỗ có độ đạm và giá trị dinh dưỡng lại cao hơn thịt đỏ. Ở các nước tiên tiến, người ta ăn thịt lườn, ức chứ không ăn thịt đùi, cổ vì chúng ít dinh dưỡng và ăn lại còn bị dai Bản thân những nước phát triển, họ có khả năng ẩm thực cao nên không thích ăn các loại thịt đỏ mà chỉ ăn phần lườn con gà[. Người Mỹ nuôi gà chỉ lấy ức bán với giá rất đắt và không ăn đùi gà nên bán với giá rất rẻ. Nhiều người cho rằng, gà có thịt màu đỏ, hoặc màu nâu sậm mới là thịt ngon, còn thịt trắng thì ít chất dinh dưỡng, chính điều này khiến cho ở nhiều gia đình, miếng thịt đỏ, thịt nâu thì coi là miếng ngon, còn miếng thịt trắng thì bị thờ ơ, thịt đỏ thường là thịt ở vùng đùi, cổ do có nhiều vận động nên thịt chắc và dai hơn, ăn đúng là ngon hơn.

Người Đầu Tiên Lập Trang Trại ‘Khủng’ Nuôi Gà Sao Thành Công Ở Mai Đình

Đến thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hỏi anh Nguyễn Trọng Thuân, chủ trang trại gà sao thì không ai không biết đến anh. Bởi, anh là người đầu tiên của xã đem gà sao về nuôi hiệu quả.

Anh Thuân giới thiệu về con gà sao

Chia sẻ với chúng tôi, anh Thuân cho biết, năm 2015 anh bắt đầu nuôi gà sao. Thời điểm đó, anh mua 1.500 con gà sao giống về nuôi. Do đã có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình nuôi gà ta nên khi chuyển sang nuôi gà sao anh không gặp khó khăn.

Thời gian cứ thế trôi đi, đàn gà sao nhà anh mỗi lúc một lớn. Chúng lớn nhanh như thổi, bay nhảy, nô đùa giữa cánh đồng rộng lớn lên đến 10ha. Thấy gà sao dễ nuôi, sức đề kháng tốt, ít nhiễm dịch bệnh nên anh Thuân tăng đàn nhanh chóng.

Sau một thời gian, nhận thấy mô hình nuôi gà sao có xu hướng phát triển mạnh, anh Thuân quyết định mua máy ấp con giống để bán cho bà con trong vùng. Tiếng lành đồn xa, nhiều người biết đến trang trại gà sao của gia đình anh nên đã đến tận trang trại để mua con giống về nuôi.

Theo anh Thuân, trung bình mỗi năm anh tiêu thụ ra thị trường từ 7.000 – 10.000 con gà sao thương phẩm, khoảng 10.000 con giống/tháng. Do gà sao đẻ trứng từ tháng 4 – 10 dương lịch nên anh Thuân chỉ cung cấp con giống trong khoảng thời gian này.

Với giá bán như hiện nay là 160.000 đồng/con gà thương phẩm có cân nặng từ 1,7 – 2kg (khoảng 5 – 6 tháng tuổi); 14.000 đồng/con giống; 5.000 đồng/quả trứng gà so (trứng gà so là lứa trứng đầu tiên – PV), sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi năm anh Thuân thu lãi hơn 500 triệu đồng.

Gà sao có màu sắc rực rỡ

Cũng theo anh Thuân, thị trường tiêu thụ con giống và gà thương phẩm của gia đình rất ổn định. Hiện tại trang trại của gia đình anh là địa chỉ cung cấp nguồn hàng uy tín cho nhiều nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Dẫn chúng tôi đi tham quan chuồng gà sao, anh Thuân nói, giai đoạn này, gà mái đang vào thời kỳ đẻ trứng, trung bình mỗi một con gà mái đẻ khoảng 120 quả/năm. Trứng gà sao to bằng quả trứng gà ta. Vỏ trứng gà rất cứng, ít khi bị vỡ.

Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi gà sao, anh Thuân bộc bạch, so với gà ta, nuôi gà sao rất nhàn, chúng có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Hơn nữa gà sao ăn tạp nhiều, tiêu thụ thức ăn ít, nên đỡ được một khoản chi phí về thức ăn, thuốc thú y…

Để đàn gà sao khỏe mạnh hơn nữa, anh Thuân đã trộn bã bia với cám ngô, cám gạo, men bia. Sau đó, đem ủ 3 ngày rồi cho gà ăn. Theo anh, cho gà ăn kiểu này sẽ giúp chúng tiêu hóa tốt, sức đề kháng càng tốt hơn.

Anh Thuân chia sẻ thêm, gà sao còn gọi là gà trĩ hay trĩ sao, thuộc loài chim họ gà Phi nên phải chăn nuôi ở bãi đất rộng để gà bay nhảy tự do. Ngoài ra, chúng kêu liên tục, suốt ngày, gây tiếng ồn khó chịu cho người dân, vì vậy phải nuôi xa khu dân cư.

Đàn gà sao của gia đình anh Thuân đang trong thời kỳ đẻ trứng

Cầm con gà sao trên tay, anh Thuân nói, gà sao khi lớn lên gà có lông màu xám đen, có điểm các màu trắng nhạt nổi lên như những vì sao, thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp, đầu gà không có mào mà thay vào đó là các mấu sừng, các mấu sừng này to dần theo tuần tuổi….

“So với gà ta, gà sao có chất lượng thịt thơm ngon hơn, thịt ngọt, khi luộc nước thịt trong. Hơn nữa, giá bán cao, ổn định, thị trường tiêu thụ tốt vì vậy mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt”, anh Nguyễn Trọng Thuân nói.

MAI CHIẾN

Dự Án Trang Trại Chăn Nuôi Gà Công Nghiệp Và Gà Siêu Trứng

Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Để phát triển bền vững nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và cơ quan hữu quan, trong đó cần chú trọng một số mục tiêu sau:

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.

Thứ hai, thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, không nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp. Cần thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu trung hạn và dài hạn (50 hay 100 năm), để có chiến lược bảo tồn và sử dụng đất nông nghiệp trước khi thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị. Đối với loại đất nông nghiệp, cần tạo điều kiện cho người sử dụng đất quyết định phương thức sử dụng từng loại đất phù hợp theo tín hiệu thị trường hơn là cố định phương thức sử dụng cho từng loại đất. Nông dân có thể chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, rau màu, các nông sản khác có giá trị hơn theo tín hiệu thị trường.

Thứ ba, cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch hại và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan dịch vụ công cho nông nghiệp chỉ nên cung ứng dịch vụ công ở những nơi và các phạm vi, lĩnh vực mà thị trường không đáp ứng được, những lĩnh vực mang tính chất chủ đạo. Các phạm vi còn lại nên để tư nhân và tổ chức nghề nghiệp cung ứng. Ngân sách dịch vụ công, cần thiết và có thể đấu thầu tự do, công khai.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp. Đây sẽ là động lực mới để nông nghiệp nước ta nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Thứ năm, thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; Quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp.

Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam

TÌNH HÌNH CHUNG

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ. Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm và bò vẫn đang phát triển khá tốt và ổn định. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%.

Chăn nuôi trâu, bò:

Đàn trâu, bò cả nước trong năm nhìn chung không có biến động lớn. Trong vài tháng cuối năm, một số tỉnh có xuất hiện các ổ dịch lở mồm long móng trong phạm vi nhỏ lẻ nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn bò phát triển khá tốt do có nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, dự án đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp được triển khai, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn trâu cả nước có 2,49 triệu con, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 87,9 nghìn tấn, tăng 1,5%; đàn bò có 5,6 triệu con, tăng 2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 321,7 nghìn tấn, tăng 4,2%, sản lượng sữa bò đạt 881,3 triệu lít, tăng 10,8%. Một số tỉnh phát triển tốt đàn bò sữa, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng sữa cả nước là Hồ Chí Minh đạt 285,5 triệu lít, tăng 2,4%; Nghệ An đạt 225,9 triệu lít, tăng 9,5%; Sơn La đạt 81,8 triệu lít, tăng 11,4%; Lâm Đồng đạt 75,5 triệu lít, tăng 8,0%; Hà Nội đạt 40,2 triệu lít, tăng 2,01%.

Chăn nuôi lợn:

Thị trường tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc, giá bán thịt lợn ở mức thấp khiến người chăn nuôi tiếp tục chịu thua lỗ. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%.

Chăn nuôi gia cầm:

Đàn gia cầm cả nước tiếp tục phát triển, thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt gia cầm ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Các mô hình gia trại, trang trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Người chăn nuôi tập trung sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu thụ cuối năm và dịp tết sắp tới. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 18/01/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:

Dịch Cúm gia cầm (CGC)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm.

Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Lở mồm long móng.

Dịch Tai xanh trên lợn

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.

Nhận định tình hình dịch

Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Lở mồm long móng: Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao. Do đó, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (văn bản số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) và thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC

Giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ biến trong khoảng 27.000 – 35.000 đ/kg. Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam tăng 5.000 đ/kg lên 35.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Thái Bình, Quảng Ninh tăng 4.000 đ/kg, hiện dao động trong khoảng 32.000 – 34.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hiện đang ở mức 27.000 – 33.000 đ/kg, tăng 1.000 – 2.000 đ/kg so với tháng trước. Tại miền Nam, giá lợn hơi biến động tăng nhẹ 1.000 đ/kg lên mức 26.000 – 29.000 đ/kg. Trái ngược với xu hướng của giá thịt lợn, giá thu mua gà thịt lông trắng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với tháng 11/2017.

Giá gà thịt lông màu tại 2 khu vực này cũng giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống mức 32.000 – 33.000 đ/kg so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ đang chậm lại. Giá trứng gà tăng 50 đ/quả lên 1.750 – 1.850 đ/quả; giá trứng vịt tăng 100 đ/quả lên 2.100 – 2.300 đ/quả.

Nhìn chung trong cả năm 2017, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng 7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Tuy nhiên, giá lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11 với các đợt tăng giá lần này diễn ra khá từ từ. Dự báo đến tết, giá lợn tết nhiều khả năng sẽ tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết của người dân.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp; nâng cao hiệu quả và khả năng kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm của chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi chăn thả.

Duy trì mức tăng trưởng tốt của ngành chăn nuôi hàng năm 7-8%. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm heo sữa, heo choai, trứng muối và mật ong.

Tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người; kiểm soát có hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Phấn đấu để giá trị GDP ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 30-32% năm 2011; 38% năm 2015 và 42% năm 2020.

Định hướng phát triển

Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp

Chăn nuôi trang trại công nghiệp có mặt thuận lợi: Quản lý được đầu vào; áp dụng tiến bộ khoa học, áp dụng được các công nghệ tiên tiến; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và tạo ra sản phẩm hàng hoá đồng loạt. Bên cạnh đó, sẽ kiểm soát được dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.

Chăn nuôi trang trại công nghiệp có những bất lợi: Khó kiểm soát được ô nhiễm môi trường, nếu kiểm soát được chi phí rất lớn; diện tích đất chăn nuôi đòi hỏi lớn, luôn bị động với phát triển của công nghiệp.

Đối tượng chăn nuôi trước mắt tập trung cho heo, gia cầm và bò sữa.

Địa điểm thực hiện: Ở tất cả các tỉnh, thành, khuyến khích phát triển ở các tỉnh trung du, miền núi, những nơi đất rộng, mật độ dân cư thấp.

Điều kiện chăn nuôi trang trại

Phát triển chăn nuôi trang trại phải có đăng ký kinh doanh.

Có chuồng trại phù hợp với phương thức chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải, c ó các biện pháp bảo vệ môi trường.

Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống ghi chép có thể truy nguyên được nguồn gốc.

Chăn nuôi trang trai bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường hàng năm trên cơ sở số đầu vật nuôi dự kiến như sau:

+ Chăn nuôi heo nái sinh sản bán heo giống khi cai sữa: 600 nái trở lên.

+ Chăn nuôi heo nái sinh sản và nuôi thịt khép kín: 300 nái trở lên.

+ Chăn nuôi heo thịt/lứa: 10.000 con trở lên.

+ Chăn nuôi gà đẻ trứng: 16.000 con trở lên.

+ Chăn nuôi gà thịt 28.000 con trở lên.

+ Chăn nuôi ngan, vịt, ngỗng: 10.000 con.

+ Dê, cừu: 800 con sinh sản.

+ Chăn nuôi ngựa 60 con cái sinh sản không kể ngựa con.

+ Chăn nuôi trâu bò thịt 200 con.

+ Chăn nuôi bò sữa: 100 con cái sinh sản không kể hậu bị.

Chăn nuôi theo truyền thống

Chăn nuôi truyền thống là dựa vào kinh nghiệm và tập quán chăn nuôi của từng tỉnh, từng vùng.

Chăn nuôi truyền thống có lợi: sử dụng được lao động nhàn, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tại chỗ.

Tuy nhiên, chăn nuôi truyền thống có bất lợi: khó kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; năng suất vật nuôi thấp; hiệu quả không cao; chất lượng sản phẩm không đồng nhất và vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.

Điều kiện chăn nuôi hộ gia đình

Có chuồng nuôi hợp vệ sinh và phù hợp với từng loại gia súc gia cầm, chăn nuôi 10 heo hoặc 5 heo và 1 trâu bò trở lên phải có hầm Biogas.

Giống vật nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh

Có tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh theo quy định;

Không sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi và không dấu dịch, không vứt xác vật nuôi ra môi trường;

Các hộ chăn nuôi phải cam kết sử dụng hợp lý phân bón và không gây ô nhiễm môi trường sống trong khu dân cư.

Giải pháp về giống và vật nuôi

Khuyến khích phát triển các giống vật nuôi trong lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền.

Quy định điều kiện các cơ sở sản xuất giống vật nuôi và công nhận các cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo đăng ký.

Tiêu chuẩn hoá từng giống vật nuôi, thương hiệu hoá sản phẩm

+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.

+ Công nhận chất lượng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống.

Kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng giống vật nuôi qua năm, qua thời kỳ.

Song song với phát triển giống năng suất cao phải chú ý đến giống địa phương, những giống năng suất thấp nhưng chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ.

Bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giống vật nuôi và hệ thống quản lý giống vật nuôi.

Thực hiện mô hình tháp khép kín trong nhân giống heo, nâng cấp và tăng cường các trại heo giống heo ngoại cụ kỵ, ông bà.

Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung cần khuyến khích đầu tư, xây dựng các trang trại giống ông bà, bố mẹ.

Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo heo.

Khuyến khích nhập khẩu giống đặc biệt là tinh heo chất lượng cao, từ bên ngoài (tinh tươi, tinh đông lạnh).

Tăng cường quản lý heo đực giống phối giống trực tiếp và heo đực giống khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.

Giống heo cho chăn nuôi trang trại công nghiệp là con lai 04 giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc; sử dụng đực cuối cùng: Pietrain, Duroc.

Giống heo cho chăn nuôi quy mô nhỏ hơn: các con lai 3 hoặc 4 máu, trong đó có máu của heo nội (Móng cái); sử dụng đực cuối cùng là Duroc hoặc Pietrain đôi chỗ dùng cả PD.

Các giống heo nội bản địa: Móng cái, Heo mán, heo Sóc, heo Quảng Trị, heo Lửng , heo Mán, Heo bản.

Tăng tỷ lệ heo giống dự kiến như sau: ngoại 18-20%; heo lai ngoại 70-72%, heo nội 8-10% (hiện nay tỷ lệ là 15, 72 và 13 tương ứng); Heo thịt 95-96% sản phẩm từ heo ngoại và lai ngoại (hiện nay là 92-93%).

Giống gia cầm trang trại công nghiệp: nhập khẩu giống bố mẹ chuyên thịt ROSS 308, COBB 500. Chuyên trứng: Hyline, ISSA-BROWN. Kiêm dụng: Saso, Hubbard.

Giống gia cầm cho chăn nuôi quy mô vừa, thả vườn: gà LV, Kabir, Ai Cập, Th á i Hoà, …

Giống gà nội: Ri, Tàu vàng, H’Mông, Gà ác, gà chọi.

Giống thuỷ cầm: vịt Super M, siêu nặng, Khaki Campbell, Triết giang; ngan Pháp dòng R31, R51 và R71.

Giải pháp về thức ăn

Cải tiến số lượng và chất lượng thức ăn cho từng giống vật nuôi.

Mở rộng sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn cho chăn nuôi.

Sử dụng hợp lý nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi tại c á c vùng có nguồn nguyên liệu lớn và có tiềm năng phát triển chăn nuôi như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền Núi phía Bắc.

Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới năng suất cao. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch để bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát cho nghề trồng ngô.

Giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất hoặc chưa đảm bảo.

Nâng cao quản lý chất lượng, dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực chống gian lận thương mại.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sử dụng TĂCN công nghiệp. Tăng tỷ lệ sử dụng TĂCN từ 53.8% năm 2010 lên 62-65% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020.

Hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình, theo giai đoạn.

Quy hoạch hệ thống các nhà máy TĂCN mới.

Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chất bổ sung vào thức ăn như: Khoáng, vitamin, chất tạo màu, tạo mùi….

Công nghệ áp dụng trong thức ăn chăn nuôi

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi sinh, mem, enzyme để từng bước chủ động sản xuất trong nước về premix và phụ gia TĂCN.

Từng bước đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương.

Công nghệ nuôi cấy và tách chiết từ vi sinh vật để tăng cường hiệu quả tiêu h o á, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm mô trường.

Xây dựng chuồng trại

Tiến trình xây dựng:

Làm móng chuồng

– Xác định rõ kết cấu đất nền đề gia cố móng cho phù hợp

– Lưu ý gia cố móng tại hai đầu hồi chuồng cho chắc chắn vì sự chắc chắn hai bên đầu hồi chuồng ảnh hướng lớn đến kết cấu của cả chuồng gà.

Bổ cột trụ hai bên chuồng

– Trụ cột dựng bằng bê tông cốt thép. Kích thước mỗi trụ là 20 x 20 cm.

– Chiều cao mỗi trụ là 2.5m và khoảng cách giữa mỗi trụ là 3.5m-4m

Khoảng cách giữa 2 trụ cột là 3.5- 4m

Kích thước mỗi trụ tối thiểu là 20cm x 20cm

Làm nền chuồng

– Nền chuồng không trơn trượt, dễ thoát nước, khô ráo, dễ làm vệ sinh và tiêu độc

– Dải nền chuồng bằng bê tông hoặc láng xi măng với độ dày từ 5- 10 cm

– Độ dốc chênh lệch của nền bê tông đầu chuồng- cuối chuồng là khoảng 2-3cm để thuận tiện cho việc thoát nước khi vệ sinh.

Nền chuồng tôn cát trước khi đổ bê tông

Xây tường

– Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm

– Tường hai bên chuồng: có thể chỉ cần gạch 10cm

– Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0. 5- 0.6m

Cửa ra vào

– Bố trí cửa dọc hai bên hông chuồng

– Khoảng cách giữa các cửa: cứ từ 2-4 ô lưới lại bổ chia 1 cửa

– Kích thước cửa có thể là: rộng 0.88 và 1.8m

Độ cao chuồng

– Đọ cao chuồng tính từ nền đến cạnh chuồng là 2.5m, từ nền đến đỉnh chuồng 3.5m.

Cất kèo

– Kèo sắt hoặc kèo tre, khoảng cách giữa các nhịp kèo tương ứng với nhịp cột là 3.5- 4m/kèo.

Mái chuồng

– Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.

– Vật liệu cách mái: Có thể lựa chọn mái tôn hoặc mái pro ximăng

– Tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh, tôn cách nhiệt không dột nát, cách nóng tốt giữ thân nhiệt ổn định.

– Nếu làm bằng tôn thường, lợp tấm xi măng thì cần trải thêm bạt cách nhiệt ở dưới.

Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.

Bạt che chuồng

– Sử dụng bạt che có màu trắng, hoặc bạt trắng sọc xanh sẽ giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và hạn chế tối đa hiện tượng hấp thu nhiệt vào chuồng.

Cách lắp bạt che: Phần mép trên của bạt treo nên đủ dài để che chùm qua bề mặt tường ít nhất 15cm để tránh tạo khe hở.

Có thể lắp đặt thêm hệ thống dòng dọc kéo theo chiều đưa bạt từ dưới lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà trong chuồng.

Bạt nên được lắp đặt theo chiều kéo từ tường dưới phủ lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà.

Quạt thông gió

– Cần thiết cho những trang trại nuôi số lượng lớn và nuôi nhốt toàn thời gian, thậm chí bán thời gian (cho những lúc thời tiết biến đổi thất thường như bão, gió, lạnh…. gà phải ở trong chuồng không có cơ hội ra ngoài).

– Quạt thông gió được lắp tại cuối chuồng nuôi

Giàn làm mát

– Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát.

– Giàn làm mát được lắp tại phải bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng. Kích thước một tấm làm mát là: rộng 0.6 x cao 1.8

Hình ảnh giàn làm mát thực tế

– Xác định số lượng tấm làm mát cần thiết trong chuồng: phụ thuộc vào số lượng quạt thông gió lắp trong chuồng. Thông thường mỗi một quạt gió sẽ cần 5-6 tấm làm mát.

VD Một chuồng nuôi 5000 gà có diện tích khoảng 600m2 cần 4 quạt thông gió vậy thì sẽ cần đến : 4 x 6 = 24 tấm làm mát trong chuồng. Như vậy mỗi bên hông chuồng chia đều thành 2 giàn làm mát 12 tấm.

Hố sát trùng

– Hố sát trùng có thể làm bằng khay nhựa tròn sẵn có hoặc xây bằng gạch xi măng tạo gờ 4 cạnh tại trước cửa ra vào.

CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG CHUỒNG

Tổng quan trang thiết bị chuồng trại trong chuồng:

Thiết kế hệ thống uống

Có hai cách thiết kế hệ thống cho uống phổ biến ở nước ta: sử dụng máng uống hoặc sử dụng hệ thống núm uống tự động.

Dùng hệ thống máng uống

– Thích hợp cho những trang trại số lượng nuôi vừa và nhỏ.

– Thích hợp cho gà con tại giai đoạn < 2 tuần tuổi.

Một trong những ưu điểm của sử dụng hệ thống máng uống là chi phí hợp lý và đơn giản. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống máng uống lại có 2 nhược điểm sau:

– Khó kiểm soát được tính vệ sinh của nước do dễ bị nhiễm phân, chấu cám hay các chất độn chuồng khác gà tãi vào.

– Tốn nhiều công sức lao động cho yêu cầu phải dọn dẹp và vệ sinh liên tục

– Lãng phí nhiều nước hơn so với dùng núm uống.

Lưu ý khi sử dụng máng uống:

– Máng nên được kê hoặc treo cao sao cho chiều cao của mép máng uống tương đương với chiều cao của lưng gà khi đứng thẳng.

– Chiều cao của máng được điều chỉnh liên tục cho tương thích với sự lớn lên của gà, đồng thời để giảm thiểu việc nhiễm bẩn vào lòng máng.

Máng nên được kê hoặc treo cao sao cho chiều cao của mép máng uống tương đương với chiều cao của lưng gà khi đứng thẳng.

Dùng hệ thống núm uống

– Núm uống thường dùng cho gà trên 2 tuần tuổi

– Nên bố trí núm uống theo mật độ 8-10 gà/núm. Khoảng cách giữa hai núm uống

đặt cạnh nhau trên cùng một ống tối đa là 30- 35cm.

Núm uống kèm bát nhựa được dùng rất phổ biến trong chăn nuôi hiện nay

Điều chỉnh độ cao núm uống ngang với tầm mắt gà khi đứng thẳng

Ưu điểm và nhược điểm:

Ưu điểm: Gà chỉ chủ động uống nước khi khát do đó hạn chế việc nhiễm bẩn vào nước, đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ. Tiết kiệm được nước và tốn ít công lao động dọn dẹp hơn.

Nhược điểm: Tuy nhiên do nước ở trong ống khó được nhìn thấy bằng mắt thường, nên người chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tốc độ dòng chảy của ống để đảm bảo mức độ lưu thông của dòng nước.

Lưu ý cách sử dụng núm uống:

Chiều cao và độ dốc của của ống treo cũng nên được điều chỉnh thường xuyên để tương thích với chiều cao của gà và phân bổ áp lực nước từ đầu ống đến cuối ống.

Bố trí hệ thống núm uống đều và đủ trong chuồng để tránh tình trạng gà phải di chuyển xa hơn phạm vi 3m mới tiếp cận được nguồn nước.

Thiết kế hệ thống thức ăn

Các loại máng ăn máng uống phổ biến hiện nay

Máng tôn dài 1,2m. 100 con/máng

Máng nhựa bệt cho gà con 100 con/ máng

Máng treo cho gà nhỡ, gà trưởng thành 15-20 con/máng

Hệ thống máng ăn được trang bị thêm hệ thống dòng dọc để dễ dàng điều chỉnh độ cao lên xuống

Với hệ thống máng ăn trong chuồng cần bố trí thêm hệ thống dòng dọc lên xuống để điều chỉnh độ cao. Người chăn nuôi có thể nâng máng lên cao để đổ trước thức ăn vào tất cả các máng và hạ xuống đồng bộ cùng một, thay vì đổ vào từng máng một – tránh trường hợp gà chen lấn và dồn tụ về những máng có thức ăn trước dẫn đến chết dồn chết đè, gây thiệt hại.

Quạt gió công nghiệp trang bị trong chuồng nuôi

Với chuồng nuôi nhốt toàn thời gian

Với chuồng kín cần phải thiết kế hệ thống quạt thông gió để đẩy mùi hôi trong chuồng ra ngoài và đưa không khí sạch từ ngoài vào trong chuồng. Một chương trình thông gió hoàn thiện, được quản lý tốt sẽ:

– Duy trì không khí trong chuồng thông thoáng

– Điều chỉnh được độ ẩm trong chuồng

– Cung cấp đủ ô xy để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của gà

– Loại bỏ khí thải độc hại, bụi bẩn và độ ẩm dư thừa.

Chú ý: Thời gian lý tưởng cho một chu kì luân chuyển toàn bộ không khí trong chuồng ra ngoài là từ 5-8 phút và không được vượt quá 10 phút.

Người chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi gà theo hướng hàng hoá cần chú trọng tới kĩ thuật xây dựng chuồng trại cho đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả và kinh tế chăn nuôi.

Thuyết minh Quy trình chăn nuôi gà: Gà con đem về ủ bằng điện sau đó cho ăn cám thực phẩm, uống thuốc định kỳ. Trong quá trình nuôi kiểm tra định kỳ và phát hiện những trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh thì mang đi nuôi cách ly cho uống thuốc bổ, nếu mắc bệnh truyền nhiễm thì mang đi tiêu hủy hoàn toàn, những con lành bệnh nuôi được 45 ngày thì xuất chuồng.Sau khi xuất gà thì rửa lại và sát trùng chuồng trại sau đó nuôi tiếp đợt mới.

Nhu cầu nhân lực:

Nhu cầu nhân lực của Trại chăn nuôi là 11 người, trong đó:

– Công nhân: 10 người.

– Quản lý: 01 người.

NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG

Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi

Nhu cầu nguyên liệu:

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của Trại chăn nuôi như cám thực phẩm khoảng 100 tấn/đợt/45 ngày, thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccin và các phương tiện phục vụ cho chăn nuôi. Toàn bộ nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Trại chăn nuôi được mua tại các đại lý trong huyện, và được bảo quản trong kho chứa của Trại.

Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước phục vụ chăn nuôi

Nguồn cung cấp điện:

Hệ thống cung cấp điện cho hoạt động của Trại là hệ thống lưới điện 220V do Công ty Điện lực Long An cung cấp. Số lượng điện năng tiêu thụ khoảng 3000 Kw/tháng.

Nhu cầu và nguồn cung cấp nước:

Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Trại là nước ngầm (giếng khoan). Tổng lượng nước sử dụng khoảng 30m3/ngày đêm dùng cho vệ sinh chuồng trại và cho gà uống.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM Hotline: 028 3514 6426 – 0903 649 782 Email: nguyenthanhmp156@gmail.com , Website: www.minhphuongcorp.com

Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Việt Làm Trại Gà Công Nghiệp Ở Mỹ trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!