Cập nhật nội dung chi tiết về Nhân Dịp Thăm Nhà A Binhst mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tác giả
Hôm nào em cũng thu xếp lên thăm anh Bình 1 chuyến nhể!
Sống bất nghĩa tai ương!Sống bất lương tù ngục!Phải cầu xin là nhục!Phải khuất phục là hèn!Hay đố kị nhỏ nhen!Hay ép chèn độc ác!
Chúc mừng..không biết thế nào chứ thằng bạn thân nhất cách 1 cái nhà nhưng dòng gà đúc ra cả con trống cũng k muốn để lại chứ chi là mái, a,e xa có khi lại tốt ..hi:D
HÀ SƠN BÌNH SDT Đời chỉ đẹp bên vò rượu tămAnh khắc tên em trên cổ con gà
maigiabao@ Nhi đồng
Gia nhập: 15/09/2013Khu vực: namdinhTình trạng: OfflineĐiểm: 165
vidamme Thiếu niên
Gia nhập: 27/12/2012Khu vực: Quảng TrịTình trạng: OfflineĐiểm: 1433
Còn Tiền-Còn Bạn-Còn Huynh ĐệHết Mồi-Hết Rượu-Hết Anh Em..!
Rồi sẽ đến lượt e. :)). Còn con của con ô thánh 4,8kg đâu sao ko thấy a bình post lên. E là e thèm rượu lắm ý. Chỉ thích những con nhiều thịt thôi
~~~~~~Thịnh Việt Trì 0983 888 104~~~~~~
Hôm nào Cóc lên nhà ông anh Sờ Ti ăn vạ phát xem sao
Gà thì chẳng biết quý thế nào, nhưng tình cảm nghe mà thích.
chà chà đồng hương có vẻ mê gà nhỉ, không biết bác ở đâu, khi nào có dịp về quê em ôm về vài em giao lưu vài thùng ken chơi vui nè
pharcomex viết:
em ở trực ninh nam định a à. mà con xám thần chân nó màu gì nhỉ
nhưng nói thật tía nam đứng với xám thần cũng kẻ chín người mười đấy chú con của tía nam nhìn cái đầu ngu ngu nhưng toàn ngược lại nhất cái mắt của nó nhìn đã chán rồi mình nhận sét thế có đúng o bạn
HÀ SƠN BÌNH SDT Đời chỉ đẹp bên vò rượu tămAnh khắc tên em trên cổ con gà
xám thần đây ,hình cũ bạn nào post bài trước đó
Guests Guest
Lựa chọn cho Bài viết Lượt cám ơn(0) Trích dẫn Phúc đáp Ngày đăng: 25/10/2013 lúc 9:07pm
chúc mừng bạn, cố gắng nuôi chúng lớn, chúng sẽ không phụ lòng bạn đâu
Có con của xám thần thì bạn may mắn quá rồi, thể nào ko giấu đc cảm xúc. xin chúc mừng.
Nhân Dịp Năm Mới Đinh Dậu, Tản Mạn Về Chú Gà
Trông ngoại hình thì con Gà rất đẹp, đặc biệt là chú Gà Trống, với bộ nông nhiều mầu sắc rực rỡ,với cái mào đỏ chót, dáng đứng vững chãi, nhất là khi chú vỗ cánh chuẩn bị cất tiếng gáy thì mới thấy họ nhà Gà oai vệ làm sao! Đấy là vẻ đẹp bên ngoài.
Còn hành vi của “gia đình nhà Gà” thì cũng đáng cho chúng ta và nhất là cho các bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân gia đình suy ngẫm. Chú Gà trống luôn tỏ ra “ga lăng”, chú rất cao thượng, bằng chứng là khi kiếm được một con mồi cho dầu mồi đó rất bổ béo và ngon lành: như con nhộng, con giun chú liền gọi “cục cục” cho cô Gà mái đến để nhường cho cô xơi! Cũng vậy quan sát cô Gà mái dẫn theo đàn con đi kiếm ăn trong vườn. Gà mẹ cật lực bứi chãi nơi bãi rác, khi thấy xuất hiện con mồi nó liền dùng mỏ gắp ra nhường cho các con ăn, còn đàn con thì luôn đi theo sát bên mẹ và kêu chim chíp.
Khi có sự cố bất an, như lúc có quạ đen bay đến thi ngay lập tức Gà mẹ kêu lên báo động đồng thời xòe đôi cánh ra để đàn con chui vào ẩn núp. Như vậy Gà mẹ sẵn sàng dùng thân thể mình mà che chắn bảo vệ cho đàn con!
Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh con Gà đã đi vào văn hóa nước ta, khiến nó có mặt khắp nơi: trong tranh ảnh, trong tục ngữ, ca dao và cả trong âm nhạc. Bài hát “mùa xuân đầu tiên” của nhạc sỹ Văn Cao là một điển hình, trong đó có lời “tiếng Gà gáy trưa bên sông…” tự tiếng gáy của chú Gà nó làm toát lên một quê hương yên vui, đầm ấm và thanh bình.
Trong ca dao tục ngữ thì có rất nhiều câu nói đến con Gà. Nhưng ở đây chỉ xin nêu vài câu có ý nghĩa trong dịp mừng xuân:
– “Bút sa, Gà chết”: Ngày xưa trong xã hội đa phần mù chữ, nên muốn viết văn tự, đơn từ người ta thường phải nhờ đến thầy đồ đến nhà viết cho nên ngoài tiền công ra gia chủ phải giết Gà đãi khách ;
– “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”: Xét cho cùng thì chúng ta cùng chung một mẹ Việt Nam nên người Việt chúng ta sẽ mãi yêu thương đùm bọc lẫn nhau như Gà cùng một mẹ và tất nhiên chúng ta sẽ nhường nhịn yêu thương “chín bỏ là mười không hơn thua vi mọi người đều là anh em mà!;
– “Con Gà cục tác lá chanh”: Câu này nói lên tính tự hiến của chú Gà, nó sẵn sàng hiến thân để phục vụ con người để trở thành một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng cho loài người hưởng dùng! Ôi cao cả và đẹp đẽ làm sao!;
– “Lao xao gà gáy rạng ngày,Vai vác cái cày tay dắt con trâu” : Ngày xưa khi chiếc đồng hồ còn khan hiếm, mắc mỏ, người ta thường không có đủ tiền để mua về dùng và người ở vùng nông thôn sẽ căn cứ vào tiếng gáy của Gà để xác định thời gian, giờ giấc, nhất là trong cảnh màn đêm. Thế mới thấy con Gà gần gũi,thiết thực và thân thương với đời sống con người biết bao!
Bước sang lãnh vực Kinh Thánh thì con Gà được nhắc đến rất nhiều lần. Đặc biệt là ở trong Phúc âm:
“Đã bao lần Ta muốn tâp họp các ngươi lại như Gà mẹ tập hợp Gà con dưới cánh.” (Mt 23, 37; Lc 13, 34). Chính Thiên Chúa cũng đã dùng hình ảnh của Gà mẹ che chở, bảo vệ Gà con dưới cánh để diễn tả tình yêu của Ngài đối với nhân loại! Ôi một hình ảnh đẹp đẽ và thân thương làm sao!’ ;
“Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc Gà gáy hay tảng sáng” (Mc 13, 35);
Đức Giê-su nói với Phê-rô “Thầy bảo thật cho anh biết:nội đêm nay, Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần.” (Mt 26, 34; Lc 22, 34; Ga 13, 38; Mc 14,30);
“Lúc đó có tiếng Gà gáy. Ông Phê-rô sực nhớ lại lời Chúa nói, Ông liền ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (Mt 26, 74; Mc 14, 72 ; Lc 22, 60; Ga 18, 27).
Như vậy căn cứ theo Kinh thánh thì nhờ tiếng gáy của chú Gà đã khiến ông Phê-rô nhớ lại lời của Thầy nói trước đó mà giục lòng sám hối ăn năn. Thật là may mắn cho vị Tông đồ Cả, cũng là vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo. Tiếng Gà gáy như một lời nhắc nhở khiến Ngài thống hối ăn năn từ đó biết sống trong khiêm tốn không còn dám cậy dựa vào sức riêng mình nữa mà luôn sống gắn bó chặt chẽ với Thầy, để loan truyền Tin Mừng của Chúa khắp nơi và sau cùng đã dùng chính mạng sống mình làm chứng cho Thầy Giê-su.
Trong năm mới này, chúng ta những thành viên của gia đình Đa-minh sẽ sống trong tâm tình của chú Gà: Sống cao thượng, trung thực, vì mọi người và cho mọi người, đồng thời sẽ luôn biết cất lên tiếng gáy để mang lại niềm vui, hạnh phúc trước là nhắc nhở cho chính bản thân mình sau là như một lời mời gọi mọi người chung quanh: Tiếng gáy đó là: “Hãy canh tân đời sống và hãy đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.”
Đaminh Trần Văn Chính.
Con gà – chuyện từ tây sang đông
Ngày xuân thơi thới đang đến cận kề, chúng tôi ngồi trong xưởng vẽ bộn bề màu giấy. Bên bình trà nóng, họa sỹ Lê Trí Dũng vừa vẽ, vừa kể cho tôi nghe những thăng trầm, bao chuyện lạ của họa giới… Rồi nhân lúc tiễn con khỉ đi, đón con gà về, chuyện con gà nổ như rang không biết tự lúc nào. Gà vốn nhiều loại, gà gô, gà lôi, gà mái mơ, gà chọi, gà tre, gà Đông Tảo, gà dò, gà sếu, gà ri, gà tây… Với mỗi dân tộc trên thế giới, con gà lại có một ý nghĩa riêng, người Pháp coi con gà trống như biểu trưng của sự kiêu hãnh, hãy nhìn dáng đi của nó và tính cách người Pháp không phải không có những nét tương đồng.
Ở Nhật Bản, tiếng gà gáy được ví như tiếng hát của các thần linh khiến cho Amaterasu – nữ thần mặt trời phải rời khỏi nơi ẩn náu làm ta liên tưởng đến Quốc kỳ của họ. Trong thần thoại Hy Lạp, Veldranos thần gà trống của dân đảo Crete đã được cung hiến đồng thời cho cả thần Zeus, Apollon, Leto và Artesmis. Tuy nhiên, vì biểu tượng ánh sáng đang sinh nở, gà trống được xem là một vật hiệu đặc thù của Apollon – vị thần làm nên từng buổi bình minh.
Ở Ấn Độ, nó lại là vật hiệu của thần Skanda – hiện thân của năng lượng mặt trời bởi tiếng gáy báo hiệu mặt trời mọc. Còn các quốc gia vùng Bắc Âu, gà trống lại tượng trưng cho tinh thần sẵn sàng chiến đấu canh giữ sự sống với hình ảnh chú gà ưỡn ngực, gác chân lên cây tần bì hoặc đứng kiêu hãnh trên tháp chuông nhà thờ.
Ở châu Phi, gà trống được coi là khắc tinh với kẻ thù của Thượng đế bởi tiếng gáy báo hiệu thiên thần xuất hiện. Ở các nước Viễn Đông, gà trống có ý nghĩa đặc biệt tốt lành, nó được coi như con vật có đủ ngũ đức: Trung (với đôi cựa sẵn sàng bảo vệ tổ ấm, lãnh thổ của mình); Nghĩa (cần cù chăm chỉ kiếm mồi nuôi con); Lễ (với chiếc mào đỏ oai vệ như một chiếc mũ quan trên đầu, như một viên chức mẫn cán với phận sự); Dũng (chiến đấu không khoan nhượng dù rách mắt bể ngực với kẻ thù) và Tín (cất tiếng gáy báo sáng rất chính xác xua đuổi bóng đêm).
Còn ở Trung Quốc, con gà có sự gần gũi đặc biệt. Thời Đông Hán, Lưu Bang sau khi lên ngôi vua định đô ở Lạc Dương thì xảy ra việc không vui: Thái Thượng Hoàng từ khi về nhà mới suốt ngày ủ dột buồn rầu. Đoán biết tâm lý cha mình, Lưu Bang bèn cho sửa sang nhà cửa, đường sá, cảnh quan giống như ở đất Phong quê mình, lại đưa cả gà, chó ở đất Phong về nuôi, Thái Thượng Hoàng quả nhiên hết “bệnh” – đó chính là tích “Kê khuyển tân Phong”…
Còn ở Việt Nam ta, con gà vừa là con vật thân thiết của nhà nông trong việc báo bình minh đến, vừa tham gia và các cuộc chọi gà đã được nâng thành nghệ thuật với những cái tên nghe như tên các võ sĩ: Tía (lông đỏ như lửa); Ô (đen tuyền); Ô chuối (đen, đỏ, trắng); Ô mơ (đen, trắng); Bạch nhạn (trắng toát); Ngũ sắc (năm màu lông đỏ, vàng, đen, trắng, xanh); Xám (màu chì)… Và các miếng đánh rất cơ bản: quấn theo lối trên, vít xà ngang, miếng hít hầu, miếng quấn hai mang…
Cùng với các cú đá ghê hồn: đá mé trái, đá cao, đá giật dây cương… Có con đặc biệt cao thủ còn dùng miếng đá của Võ Tòng nổi tiếng trong Thủy Hử: “Ngọc hoàn bộ Uyên Ương cước” – tức là giả thua chạy hai bước, bất ngờ quay lại tung chân trái đá dứ, rồi bật mạnh chân phải đá trúng yết hầu đối phương. Với những “nghệ nhân” chơi gà, con gà chọi đôi khi được quý hơn cả một gia sản…
Gà quanh giá vẽ
Tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam ta vẽ nhiều về gà: “Em bé ôm gà” (Vinh Hoa); “Gà đàn” miêu tả gà mái mẹ bên đàn con như muốn nói lên mong ước gia đình sum họp đầm ấm; “Đại Cát” tả con gà trống oai phong, khỏe mạnh đem lại điềm lành… – tất cả đều được lưu hành rộng rãi trong dân gian hàng trăm năm nay.
Các họa sỹ hiện đại Việt Nam cũng thích vẽ gà, nhất là lúc tất niên. Đã thành thói quen, năm hết Tết đến các “họa gia” lại hì hụi màu mè bút giấy. Phóng bút xuất thần về các con giáp chả khác gì các cụ đồ ngày xưa viết chữ Nho trên giấy điều. Nhìn họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm với bộ đồ ta giản dị, chiếc mũ len sùm sụp trên đầu, ngồi xổm bên đống giấy màu, từ bàn tay gân guốc, con gà của bậc thầy hội họa từ từ hiện ra – rất đơn giản, chỉ có vàng đất nâu sồng thêm chút đen, chút trắng – những nét cánh và đuôi run rẩy, toát ra thần lực ghê hồn. Họa sỹ Trương Đình Hào vẽ con gà bột màu trên giấy báo cũ chắc nịch như gốm sành làng Phù Lãng. Họa sỹ Đỗ Phấn thì bao giờ cũng thế, anh vẽ con gà với nét bảng lảng cứ như đùa mặc dù rất biết đây là một việc làm nghiêm túc.
Còn họa sỹ Phạm Minh Tuấn chả biết có bị ảnh hưởng của trò chơi điện tử hay không – nhưng con gà của anh như được lắp ráp như những mảnh áo giáp của các rô-bốt với những hình kỷ hà xanh đỏ rực rỡ. Họa sỹ Phạm Viết Hồng Lam thì ngược lại, con gà của anh vẽ trên nền điệp bằng một thứ màu khó gọi tên, cực khó pha, nó làm ta nhớ đến bờ ao, đống rơm, giàn mướp.
Họa sĩ Hoàng Đình Tài lại đi theo lối riêng, chỉ bằng một thỏi chì than, loằng ngoằng vài nét ngông nghênh là đã ra một đôi gà chọi trong một thế trận khôn lường mà thành bại không thể nói trước, con gà to mào lớn xác ở phía trên những tưởng là chiếm ưu thế thượng phong, nhưng con phía dưới, đôi mắt vẫn dữ dội, mình đầy thương tích đang chuẩn bị tung cú đòn quyết định… Và cũng thật thiếu sót nếu không nhớ đến con “gà tồ” Thành Chương vẽ từ tấm bé đã sớm đem lại vinh quang từ thuở thiếu thời.
Chuyện gà kể đã vãn, bình trà cũng nhạt dần. Họa sỹ Lê Trí Dũng chậm rãi nói: “Tôi cũng vừa xong một chú gà tâm đắc, gửi tặng Báo An ninh Thủ đô – những người bạn trân quý!”.
Một con gà đơn thương độc mã với cặp giò chắc nịch, cái cổ múp lông trắng muốt với bộ cánh sặc sỡ màu, bộ cước với những cái móng sắc nhọn, ung dung bước mà chắc từng nhịp chân, mào nhỏ nhưng đầy tự trọng, lông đuôi dựng ngược vươn cao kiêu hãnh.
Một chú gà mà vàng có, lam đủ, đỏ cánh sen không thiếu. Lạ thay! Như ba màu cơ bản của con nhà họa vẫn thường dùng trong những dịp tất niên. Khi các bạn cầm giai phẩm ngày Tết của Báo An ninh Thủ đô trên tay, chú gà của họa sỹ Lê Trí Dũng đang hiện diện trên tờ bìa của số báo đặc biệt này.
Nguyễn Hùng @ 16:38 01/02/2017 Số lượt xem: 3985
‘Càn Quét’ Cho Bằng Hết Những Quán Chân Gà Nướng Ngon Nhất Hà Thành Nhân Dịp Đông Về
2. Chân gà nướng Cao Đạt (9.000 VNĐ/chân, 25.000 VNĐ/cánh)
Quán có toạ độ khá dễ tìm, ở ngay ngã 3 Lê Đại Hành và Cao Đạt, tuy nhiên các bạn nhớ để ý kỹ có bảng tên quán vì bị khuất nên rất nhiều người đã bỏ qua. Chân gà ở đây thì không quá lớn, size vừa miệng, được tẩm ướp rất đậm đà, nướng chín lên ăn kèm với dưa chua và rau sống thì không còn gì tuyệt hơn. Ngoài chân gà, menu của quán cũng rất đa dạng với nhiều món khác nhau, kèm theo đó là các loại nước uống như trà tắc, trà đào,… Vì là quán vỉa hè nên vệ sinh chính là một điểm trừ, nhưng với giá “mềm” và hương vị ngon lành thì quán chính là sự lựa chọn đáng cân nhắc đấy.
4. Chân gà nướng Minh Khai (10.000 VNĐ/chân, 22.000 VNĐ/cánh)
Nằm sâu trong ngõ 161 Minh Khai, quán khá khó tìm nhưng lại rất đông khách. Những chiếc bếp than luôn hoạt động với công suất rất cao nhưng vẫn không kịp phục vụ. Ở đây thì chân gà có size bự, nhìn rất “sướng” mắt, được nướng vàng cháy xém ở rìa, rồi rưới nước sốt đặc chế lên, khói toả nghi ngút, thật đúng là “thèm từ cái nhìn đầu tiên”. Ngồi “gặm chân, chém gió” cùng lũ bạn vào cái tiết trời se lạnh thế này đúng là “hết xẩy”.
6. Chân gà nướng Thuỵ Khuê ( 15.000 VNĐ/chân, 20.000 VNĐ/cánh)
Là một trong những quán chân gà thế hệ đầu ở Thủ đô, quán lúc nào cũng trong tình trạng hết bàn. Chỉ cần rẽ vào đường Thuỵ Khuê từ Thanh Niên thì mùi thơm đã xộc thẳng vào mũi bạn, dạ dày cũng sẽ “báo động” ngay tức khắc. Gà ở đây được tẩm ướp bằng mật ong nên khi nướng lên sẽ có vị ngọt nhẹ, ăn kèm với nước chấm ớt cay, quyện với vị thanh của chua ngọt và rau sống, đúng chuẩn “combo” của ngày đông buốt giá. Ngoài ra, bạn có thể gọi những món nướng khác cũng được tẩm ướp nêm nếm đậm vị như: dạ dày, sườn, diềm,… Tuy vậy, nếu khắc phục được vấn đề vệ sinh thì quán có lẽ sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các bạn đấy.
7. Quán nướng Yên Phụ (12.000 VNĐ/chân, 22.000 VNĐ/cánh)
Đây không phải quán ăn chuyên về chân gà nhưng chắc chắn bạn vẫn sẽ bị mê hoặc đấy. Chân gà được lựa chọn kỹ lưỡng, tẩm ướp đậm đà, nướng lên cháy xém ở cạnh, khi cắn vào sẽ cảm nhận được sự giòn rụm của chân gà, thật là “chuẩn vị” đúng không. Giá ở quán hơi cao so với mặt chung là điểm trừ ở đây, những vẫn có thể “châm chước” được vì khá sạch sẽ và vệ sinh.
Cách Làm Xôi Chiên Nhân Thịt Gà Giòn Ngon Hấp Dẫn Tại Nhà
1 con gà, loại gà ta làm sẵn khoảng 1,2kg
1kg gạo nếp
Hành lá, hành khô, gừng
Cà rốt, bắp, nấm hương
Nước cốt dừa
Gia vị: Muối, đường, hạt tiêu, bột nêm gà.
Gà làm sẵn mang về dùng muối xát lên khắp thân gà để làm sạch lông tơ rồi dùng nước rửa sạch. Tiếp theo, ngâm gà vào nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra rổ để ráo nước.
Hành lá rửa sạch, thái khúc.
Cà rốt, bắp luộc sơ và cắt hạy lựu.
Nấm hương ngâm với nước và cắt nhỏ.
Gừng, hành khô bỏ vỏ, băm nhuyễn.
Gạo nếp vo với nước cho sạch. Sau đó, cho vào nước ngập khoảng 2 đốt ngón tay cùng 1 phần nước cốt dừa và ít muối, ngâm khoảng 5 tiếng cho gạo nở, sau đó vớt gạo ra để ráo nước.
Cách làm xôi chiên nhân thịt gà
Bước 1: Bạn đun nóng một ít dầu ăn và phi thơm gừng, hành khô, sau đó trút ra chén riêng.
Bước 2: Tiếp tục cho thêm ít dầu ăn vào đun nóng, thả hết hành lá vào đảo đều, cho ra chén riêng.
Bước 3: Gạo nếp trút vào bát to, nêm vào ít muối, bột nêm, hỗn hợp gừng, hành khô phi vàng vào trộn đều.
Bước 4: Ướp gà với một ít muối, hạt tiêu để khoảng 30 phút cho món xôi chiên giòn đậm vị, thơm ngon hơn.
Bước 5: Cho nước vào nồi hấp đun sôi sau đó đổ gạo nếp vào, cho gà lên trên gạo nếp hấp chung. Hấp đến khi gà chín thì gắp ra đĩa và xé thành những sợi nhỏ, tiếp tục hấp xôi đến khi xôi chín mềm, dẻo là được. Khi xôi chín mềm, bạn cho phần nước cốt dừa còn lại vào để xôi thơm và béo ngậy hơn.
Bước 6: Cho thịt gà xé nhỏ, cà rốt, bắp, nấm hương trộn đều với nhau và nêm gia vị vừa ăn.
Bước 7: Khi xôi đã chín, bạn chia xôi thanh từng viên vừa, tiếp theo dàn viên xôi ra và cho hỗn hợp gà rau củ vào giữa và cuốn lại, nặn kín nhân.
Bước 8: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng. Sau đó, cho viên xôi vào chảo chiên đến khi chín vàng và vớt ra đặt vào giấy thấm dầu cho ráo dầu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhân Dịp Thăm Nhà A Binhst trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!