Đề Xuất 5/2023 # Nông Dân Ninh Bình Nuôi Gà Nòi Ja # Top 13 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 5/2023 # Nông Dân Ninh Bình Nuôi Gà Nòi Ja # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nông Dân Ninh Bình Nuôi Gà Nòi Ja mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi được nông dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình chú trọng đầu tư, phát triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Huyện Yên Mô đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà để tận dụng địa hình đồi núi dễ cho việc chăn thả, nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mô hình nuôi gà nòi Ja-Dabaco được triển khai ở xã miền núi Yên Đồng, huyện Yên Mô là một trong những mô hình chăn nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Phạm Công Hạnh, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô kiểm tra gà con. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Năm 2016, qua khảo sát cho thấy, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển gà thịt, nhưng người dân chủ yếu nuôi các giống gà truyền thống như gà chọi, gà ri, gà lương phượng lai… với quy mô còn nhỏ, hiệu quả chăn nuôi chưa cao.Từ những hạn chế đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Hội Nông dân xã Yên Đồng triển khai mô hình nuôi gà nòi Ja-Dabaco cho các hộ dân trên địa bàn xã với quy mô trên 1.500 con. Toàn bộ giống gà này được Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Gà giống DABACO (Tập đoàn DABACO Việt Nam) hỗ trợ với chất lượng giống đảm bảo uy tín, được tiêm phòng đầy đủ.

Gà nòi Ja-Dabaco không phải là giống mới nuôi nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội như dễ nuôi, sức kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở nhiều vùng miền khác nhau. Đặc biệt là không đòi hỏi kỹ thuật cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, phù hợp với tập quán người nông dân trong điều kiện nuôi bán chăn thả.

Bên cạnh đó, với ưu điểm về ngoại hình như mỏ vàng, mào nụ hoặc múi khế, lông ôm gọn đỏ màu mận chín, chân cao và vàng, giống gà này rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. So với gà chọi truyền thống thì gà nòi Ja-Dabaco có tốc độ lớn nhanh hơn, nuôi từ 100 – 105 ngày có thể đạt trọng lượng từ 1,8 – 2,2 kg/con.

Từ khi bắt đầu triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với chính quyền xã Yên Đồng để chuyển giao giống gà nòi Ja-Dabaco. Để phát huy tối đa ưu thế của giống, trước khi chuyển giao, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, lựa chọn hộ dân đủ điều kiện tham gia mô hình và trực tiếp hướng dẫn các hộ chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi nhận giống. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị các nguyên vật liệu để úm gà con. Sau khi nhận giống, các cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật úm gà con, hộ dân áp dụng tốt quy trình phòng bệnh bằng vắc xin.

Chị Vũ Thị Phương, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô chăm sóc đàn gà. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Các hộ nông dân xã Yên Đồng sau khi tham gia mô hình được hỗ trợ một phần giống, thức ăn và đối ứng phần còn lại để hoàn chỉnh mô hình. Bên cạnh đó, để giúp người dân nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng phối hợp với Hội Nông dân xã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà nòi Ja-Dabaco. Qua đó, nông dân đã tiếp thu được các phương pháp kỹ thuật trong chọn giống, chuẩn bị chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị một số loại bệnh thường gặp.

Là một trong những hộ nông dân tham gia mô hình, chị Vũ Thị Phương, xóm Đồi An, thôn Khê Thượng, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô vui vẻ cho biết, lứa gà vừa qua gia đình chị đã bán được hơn 5 tạ với giá 65.000 đồng/kg. Sau vụ đầu tiên, nhờ ham học hỏi và được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chị đã biết cách áp dụng những tiến bộ khoa học vào chăn nuôi gà nòi Ja-Dabaco. Đàn gà của gia đình chị phát triển tốt và mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà thành công của gia đình, chị Phương cho biết, giống gà nòi Ja-Dabaco tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên để gà phát triển tốt và đạt được chất lượng gà cao thì người chăn nuôi cần phải lựa chọn con giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra cần chú ý giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo về nguồn thức ăn, nước uống. Chị cũng thường bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để gà có sức đề kháng tốt.

Sau vụ đầu tiên triển khai mô hình, kết quả cho thấy đàn gà giống đưa về khỏe mạnh, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao đạt 97%, gà nuôi 3 tháng tuổi cho trọng lượng bình quân đạt 1,9 kg/con, giá bán từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Như vậy, với quy mô 100 con, sau 3 tháng nuôi người dân thu được lợi nhuận trung bình gần 5,4 triệu đồng (bao gồm cả công lao động).

Ông Phạm Thúc Kinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Đồng cho biết, sau khi triển khai mô hình cho thấy giống gà nòi Ja-Dabaco phù hợp với điều kiện địa phương, giúp nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi. Thành công của mô hình cũng cho thấy người dân đã biết lựa chọn những giống gà có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời tiếp cận với khoa học công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học vào chăn nuôi.

Giống gà nòi Ja-Dabaco ngoài ưu điểm ngoại hình đẹp, lông mượt, óng, chân to và vàng thì chất lượng thịt cũng rất thơm ngon, có độ mềm nhưng vẫn đảm độ dai nhất định nên rất được ưa chuộng trên thị trường đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết.

Ông Đinh Sỹ Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình khẳng định, mô hình nuôi gà nòi Ja-Dabaco là một trong những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả cao tại xã miền núi Yên Đồng. Mô hình cũng chứng minh được hướng đi đúng đắn của việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình của địa phương, góp phần chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà nòi Ja-Dabaco không chỉ mở ra hướng phát triển kinh tế giúp người dân Yên Đồng vươn lên giảm nghèo bền vững mà còn góp phần thực hiện mục tiêu chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục hỗ trợ và nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện Yên Mô cũng như các địa phương khác trong tỉnh.

Nông Dân Tây Ninh Nuôi Gà An Toàn Trong Vườn Cao Su

Tận dụng diện tích vườn cao su, nhiều nông dân ở Tây Ninh đã phát triển mô hình nuôi gà thả vườn. Hướng chăn nuôi hiệu quả này còn được Hội Nông dân địa phương hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật. Nhờ đó, đàn gà ngày càng sinh sôi, hạn chế dịch bệnh giúp cho người chăn nuôi ngày càng khấm khá. Giảm chi phí và công chăm sóc

Thời gian gần đây, có rất nhiều bà con nông dân xã Tân Bình (TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) tham gia chăn nuôi gà thả vườn với số lượng vài trăm con. Chỉ sau thời gian ngắn áp dụng cách nuôi gà đúng chuẩn đã nâng cao số lượng vật nuôi của gia đình lên hàng nghìn con và đạt mức doanh thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng. Tại địa phương, nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên và cung cấp nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng trong vườn.

Ông Mạch Văn Đức – Tổ viên Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn ấp Tân Phước (xã Tân Bình) cho biết, mô hình nuôi gà của gia đình ông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi bò, heo (lợn), lại không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bắp, rau xanh và cá được câu quanh nhà nên tiết kiệm được nhiều chi phí, chỉ tốn tiền mua giống là chính.

Theo ông Đức, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi… Thông thường, gà nuôi khoảng 4 đến 5 tháng là có thể bán ra thị trường, nếu chăm sóc cẩn thận gà có thể đạt trọng lượng hơn 2kg/con.

Hiện gà xuất chuồng ông bán khoảng hơn 80.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ, tết giá tăng cao hơn 100.000 đồng/kg. Ngoài việc bán gà thịt, cơ sở ông còn cung cấp gà giống cho bà con nơi đây với sản lượng hơn 3.000 con giống mỗi năm. Với mô hình chăn nuôi và bán con giống, thu nhập của gia đình ông Đức luôn ổn định.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn của ông Đức, nhiều người dân nơi đây đã học hỏi kinh nghiệm, làm theo và xem đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của xã. Các hộ chăn nuôi còn được Hội ND tỉnh và thành phố hỗ trợ vốn, giống và được tham gia các lớp tập huấn.

Người nuôi còn lo đầu ra

Theo ông Lâm Đặng Nguyên Khang – Chủ tịch Hội ND xã Tân Bình, nuôi gà thả vườn không hề khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ, để đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi bà con phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật vào trong thực tế. Trước khi nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà mọi người cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo, chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây ít chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn theo hướng có thể hứng được nắng vào buổi sáng. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng, quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới B40, thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.

Khu nuôi gà thả vườn cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà. Phải xây dựng bãi chăn thả nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà. Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Ưu điểm của mô hình này là ít nhiễm bệnh, sức đề kháng của gà mạnh hơn mô hình nuôi công nghiệp, lại tận dụng thức ăn có sẵn như bắp, cá, cỏ… và thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Cũng theo ông Khang, chăn nuôi được xác định là một trong những lĩnh vực được quan tâm phát triển lâu dài để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Hiện nay, nghề chăn nuôi ở địa phương chưa phát triển ổn định, quy mô đầu tư vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm đầu ra, giá cả bấp bênh, khiến cho các chủ trang trại, người dân chưa mạnh dạn mở rộng đầu tư chăn nuôi. Phát triển trang trại, mô hình chăn nuôi đang là chủ trương cần được khuyến khích trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, các chủ trang trại và người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh những thuận lợi, những hộ chăn nuôi như ông Đức phải đối mặt với khó nhăn, nhất là thị trường tiêu thụ. Ông Đức cho biết: Với quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, khó khăn nhất đối với các trang trại hiện nay là sản phẩm tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh. Người nuôi chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nên cũng chưa yên tâm để phát triển đàn gà.

Để giúp người chăn nuôi yên tâm phát triển sinh kế, ông Đức đề nghị các cấp, các ngành cần có nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ như: Xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm giảm tối đa thiệt hại trong chăn nuôi; Tăng cường kiểm tra quản lý giống vật nuôi, hướng dẫn cho các trang trại và hộ chăn nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn; Tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở vận dụng hiệu quả, linh hoạt cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi; Xây dựng và củng cố thương hiệu, sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị kinh tế.

“Ngành chuyên môn và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt chương trình liên kết trong chăn nuôi và quy hoạch vùng chăn nuôi để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Cần liên kết với các đối tác, các doanh nghiệp để tìm đầu ra sản phẩm ổn định để người chăn nuôi yên tâm mở rộng sản xuất ổn định, lâu dài”. Ông Mạch Văn Đức – Tổ viên Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn ấp Tân Phước.

Bài, ảnh: Vân Nguyễn

Nông Dân Nguyễn Văn Tạo Với Mô Hình Nuôi Gà Nòi Lai Thả Vườn

Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.

Tháng 3/2010, được người quen giới thiệu đến cơ sở cung cấp con giống tại huyện Mõ Cày Nam mua 1000 con gà giống về nuôi. ” Khi mới bắt gà về tôi cũng lo lo, có thể xem mình rất bạo gan vì số lượng quá lớn, kinh nghiệm không nhiều, trước đây gia đình cũng có nuôi gà thả vườn nhưng chỉ vài chục con, mai nhờ cơ sở bán gà giống và đại lý bán thức ăn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà, nên số gà từ lúc bắt về đến khi xuất chuồng hao hụt khoảng 30%”.

1000 con gà giống đầu tiên được Ông mua với giá 12.000 đồng/con giống, sau 3,5 tháng chăm sóc, số gà còn lại khoảng 700 con, trọng lượng bình quân đạt khoảng 1,5-1,6 ký/ con. Sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng, đây được xem là mô hình hiệu quả vì thời gian nuôi ngắn, một năm nếu chịu khó có thể nuôi từ 3- 4 đợt.

Nông dân Nguyễn Văn Tạo đang chăm sốc đàn gà của mình. Ảnh: Tác giả.

Sẳn có kinh nghiệm từ lần nuôi đầu tiên, tháng 8/2010, ông tiếp tục với mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn, đầu tư mua 1070 con gà giống, nuôi trên diện tích 1000 mét vuông. Có kinh nghiệm qua lần đầu chăm sóc nên tỷ lệ đàn gà hao hụt so với trước đây có giảm hơn nhiều, khoảng 10% trên tổng đàn. Qua gần 2,5 tháng chăm sóc gà đạt trọng lượng khoảng 1 ký/con, hiện nay gà thịt đang có giá 72 ngàn đồng/ký được thương lai thu mua tại chuồng, khoảng 30 ngày tới đàn gà của ông sẽ xuất chuồng và giá bán có thể cao hơn vì thời điểm Noel, giáp tết, ông Tạo hy vọng.

Để nuôi gà đạt chất lượng được thị trường chấp nhận mua với giá cao, ngoài cho ăn thức ăn được chế biến sẳn, phân cử vào 3 buổi sáng- trưa- chiều, phải cho gà ăn thêm rau cỏ, lục bình, chuối… để tạo chất sơ, và điều quan trọng khi mới bắt gà về phải ủ ấm.

Đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua 1 đợt nuôi gà và học hỏi trên sách báo, ông Tạo cho biết khi gà mới nở 1 ngày tuổi, mang về ủ ấm chúng trong 5 ô chuồng được che kín, mỗi ô có diện tích 1 mét vuông treo bóng đèn được thiết kế sẳn, trong thời gian 10- 15 ngày và cho ăn thức ăn dạng nhuyễn. Đặc biệt trong giai đoạn 30 ngày tuổi gà phải được chích ngừa đầy đủ các loại bệnh như dịch tả, gút, hô hấp… Nước uống phải được xử lý trước khi cho gà uống từ 3 đến 4 ngày. Chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát và đảm bảo được che chắn kín gió khi trời đêm và phải cho gà ngủ trên gác không nên để gà ngủ dưới nền đất dễ bị bệnh đường hô hấp.

“Nuôi gà thả vườn, được xem là mô hình mới có nhiều nông dân ở các địa phương áp dụng, bởi lẽ mô hình này phù hợp cho điều kiện từng gia đình từ nguồn vốn ít đến vốn nhiều cũng có thể tham gia và điều quan trọng nông dân có thể thoát nghèo vươn lên làm giàu từ mô hình này nếu cần cù, chịu khó và biết cách chăm sóc. Hướng tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp ao cá và khuyến khích bà con trong xóm cùng tham gia, với tôi đây là mô hình hiệu quả”, ông Tạo nói.

Trúc Ly

Công Thức Cho Nông Dân Nuôi Gà Lôi

Những gì bạn cần

Đối với Marinade:

1/3 chén rượu (rượu vang đỏ hoặc trắng hoặc nước lã)

3 muỗng canh giấm (rượu vang đỏ hoặc balsamic)

2 muỗng canh hẹ (băm nhỏ)

1/4 chén dầu ôliu

1 muỗng canh đường

1 muỗng canh tỏi (băm nhỏ)

1 muỗng canh mù tạc khô

1 muỗng canh oregano tươi (xắt nhỏ hoặc 1 thìa cà phê khô oregano)

1 muỗng canh

húng quế tươi (xắt nhỏ hoặc 1 muỗng cà phê húng quế khô)

1 muỗng canh kinh giới tươi (xắt nhỏ hoặc 1 muỗng cà phê khô kinh giới)

1 muỗng cà phê muối

1/4 thìa cà phê tiêu

Đối với gà lôi:

1 toàn bộ gà lôi (trang trại nuôi, 2 đến 3 cân Anh, rửa sạch và vỗ khô)

Tùy chọn: muối

1 củ hành tây nhỏ (gọt vỏ và cắt làm đôi)

Làm thế nào để làm cho nó

Trong một túi nhựa zip-top lớn, kết hợp rượu hoặc nước, giấm của sự lựa chọn, hẹ, dầu ô liu, đường, tỏi, mù tạt khô, rau oregano, húng quế, kinh giới, 1 muỗng cà phê muối và hạt tiêu cho đến khi trộn đều.

Rắc muối trong khoang bên trong của gà lôi, nếu muốn. Đặt toàn bộ chim vào xốt, di chuyển nó xung quanh để nước xốt đến tất cả các bộ phận của chim. Làm lạnh trong 30 phút.

Lò nhiệt đến 325 độ. Loại bỏ gà lôi khỏi nước xốt, nhưng không rửa sạch. Đặt chim vào chảo rang có kích thước lớn hơn một chút so với chim. Đặt chim, úp mặt vào chảo rang. Đặt hành tây giảm một nửa trong khoang của chim. Đậy và nướng trong 30 phút. Loại bỏ nắp, baste chim và để cho nó tiếp tục nướng mà không có nắp vì vậy nó sẽ nâu cho đến khi đùi di chuyển dễ dàng và các loại nước chảy chạy rõ ràng.

(Thông tin dinh dưỡng về công thức nấu ăn của chúng tôi được tính toán bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu thành phần và cần được xem là ước tính. Kết quả cá nhân có thể khác nhau.)

Enjoy similar articles

Users choice

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nông Dân Ninh Bình Nuôi Gà Nòi Ja trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!