Cập nhật nội dung chi tiết về Nông Dân Thời Đại 4.0 mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Your browser does not support the audio element.
(HBĐT) – Để bắt kịp xu thế sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nông nghiệp thông minh, người nông dân nhất thiết phải làm chủ được khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng tiến bộ KHCN vào thực tiễn. Những năm gần đây, tại tỉnh ta đã xuất hiện lớp nhà nông như thế – nông dân thời đại 4.0.
Bài 1: Nhà nông – nhà khoa học
Nhà nông Cao Văn Dân (bên trái), xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy giới thiệu những chiếc máng ăn, máng uống tự chế, thuận tiện trong chăn nuôi gia cầm.
Không phải trí thức, càng chưa từng học qua trường lớp đào tạo, nhưng bằng trí thông minh và thực tiễn lao động giúp họ nảy sinh những sáng kiến phục vụ nông nghiệp “không phải dạng vừa”. Đa phần các sáng kiến, sáng chế đang ứng dụng tốt và mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất. Có những giải pháp mang về cho những nhà khoa học, nhà sáng chế không chuyên này giải thưởng “Nhà khoa học của nhà nông”.
Là chủ trại gà quy mô chăn nuôi từ 5.000 – 7.000 con, nhưng anh Cao Văn Dân ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) không hề cảm thấy áp lực, mệt nhọc, thậm chí cũng không cần thuê thêm nhân công phụ giúp. Những chiếc máng ăn, máng uống bằng vật liệu tôn, ống nhựa hiện chưa có mặt trên thị trường do anh Dân sáng chế chính là lời giải giúp công việc chăn nuôi trở nên nhàn nhã.
Chia sẻ về công trình này, anh Dân cho biết: Cách đây 3 năm, anh lập trang trại, tổng đàn gà chỉ bằng 1/3 hiện tại mà việc chăm sóc không đơn giản chút nào. Một nhà 2 lao động như gia đình anh nhiều lúc tất bật, chỉ riêng khâu cho đàn gà ăn, uống đã không xuể thời gian. Đó cũng là trăn trở để anh nuôi ý tưởng làm ra những chiếc máng ăn, máng uống khác biệt hẳn so với loại máng nhựa thông thường.
Lựa chọn vật liệu là tôn để làm máng ăn, anh Dân tự lên bản vẽ thiết kế máng ăn dạng phễu, kích thước dài 1,4m, rộng 38cm. Bản vẽ ngay sau đó được anh mang đến Nhà máy tôn gần đó đặt thợ làm. Giữa máng có khung sắt cố định nhằm chia thành khe giúp thức ăn rơi đều sang hai cửa máng, thuận tiện cho gà ăn. Cũng với thiết kế máng ăn hình phễu, đường cám được chảy xuống từ từ, gà mổ đến đâu cám rơi đến đó, thức ăn không bị lãng phí. Máng còn có nắp đậy giúp thức ăn không bị mưa, nắng làm ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị.
Theo tính toán, với 1 đàn gà 2.500 con cần 40 máng ăn nhựa thông thường, chi phí bỏ ra khoảng 2 triệu đồng, nhưng nhược điểm là đựng được ít thức ăn, nhanh bị hư hỏng do mưa nắng, việc chia thức ăn vào các máng nhỏ tốn rất nhiều thời gian. Với máng ăn chất liệu tôn, kinh phí mỗi máng 300.000 đồng nhưng đựng được nguyên bao cám, nhà nông sử dụng vĩnh viễn, mỗi chuồng nuôi 2.500 con chỉ cần 10 máng ăn.
Một sáng chế khác cũng rất hữu dụng trong chăn nuôi của anh Dân là máng uống. Những chiếc máng uống dài 2,2m được làm bằng ống nhựa PVC Tiền Phong phi 110. Nước từ bình chứa khi mở van sẽ tự động dẫn về các máng uống. Với mỗi máng, anh tự chế phao để ngắt mực nước ở chừng nhất định giúp gà uống dễ dàng và hàng rào sắt ở rìa máng khiến gà không tùy tiện dẫm chân hoặc nhảy qua làm bẩn nguồn nước uống.
Nhờ sáng chế của chính mình mà giờ đây, vợ chồng anh Dân chỉ phải bỏ ra 1-2 giờ đồng hồ mỗi ngày cho việc chăm sóc trại gà. Thay vì bận túi bụi với việc cho ăn, cho uống, anh chỉ việc mở van tự động để gà tự uống, đưa nguyên bao cám vào các máng ăn, đậy nắp là xong. Thời gian rộng dài của một ngày, anh thảnh thơi đi chơi hoặc bố trí công việc khác. Gần đây, nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi trong huyện và tỉnh bạn như Phú Thọ, Thanh Hóa biết đã tìm đến anh Dân để tham khảo, học hỏi và vận dụng vào nông trại của gia đình.
Đối với việc chăm sóc cây ăn quả có múi lâu nay, nông dân thường xây bể chứa có dạng hình vuông đặt trong vườn để pha, khuấy thuốc BVTV. Từ thực tiễn sản xuất của gia đình, anh Phạm Văn Cường ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã mày mò tìm ra giải pháp cải tiến từ bể phun thuốc BVTV hình vuông sang hình trụ. Với thiết kế bể hình trụ tạo dòng xoáy ở tâm bể giúp việc khuấy thuốc đều hơn và tiết kiệm thuốc hơn. Anh Cường còn làm thêm rốn bể ở dưới đáy, lắp ống dẫn để thu hồi triệt để những chất cặn bã lắng đọng từ bể đem đổ đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường.
Cải tiến kỹ thuật xây bể hình trụ phun thuốc BVTV cho cây ăn quả được anh Cường hiện thực hóa ý tưởng vào năm 2014. Từ đó đến nay, cải tiến đã được ứng dụng khá phổ biến ở các vùng trồng cây ăn quả có múi trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, cải tiến này là minh chứng nhà nông sáng tạo KHCN khi thuyết phục đạt giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ năm (2014 – 2015). Năm 2018, lần đầu tiên T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức chương trình xét chọn và tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông”. Anh Phạm Văn Cường vinh dự là 1 trong 53 cá nhân nhà khoa học, sáng chế không chuyên trong cả nước được tôn vinh.
Ông Trần Bảo Toàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho rằng, thực tiễn sản xuất chính là “trường học lớn” sản sinh ra nhà nông – nhà khoa học. Nhiều sáng kiến, giải pháp khác nảy sinh qua lao động sáng tạo của nông dân trong tỉnh đang được ứng dụng hiệu quả như sáng kiến “sử dụng thảo dược phòng trị bệnh đường ruột và chế biến thức ăn lên men nhằm nâng cao hiệu quả nuôi chim cút” của anh Hà Văn Thành, xã Tây Phong (Cao Phong); cải tiến máy cấy lúa mini của anh Nguyễn Thái Học, thị trấn Bo (Kim Bôi), máy bảo quản bưởi và nông sản tự động của chị Đào Thanh Nga (Tân Lạc)… Các sáng kiến, cải tiến với tính mới, ưu việt đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm sức lao động, chi phí nhân công.
Kể từ năm 2014, thông qua Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được tổ chức 2 năm/lần đã thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Những nhà nông – nhà khoa học “chân đất” như anh Phạm Văn Cường, Cao Văn Dân, Nguyễn Thái Học… với những sáng kiến, cải tiến của mình đã thúc đẩy việc áp dụng hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
(Còn nữa)
Bùi Minh
Nông Trại Vac 4.0: Khu Vui Chơi Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học
Cách trung tâm Hà Nội 25 km, theo hướng Quốc lộ 32 – Sơn Tây, qua cầu Phùng, rẽ phải, đi khoảng 1 km là đến Nông trại chia sẻ VAC 4.0 Sharefarm xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ (Hà Nội).
Bé làm thợ mộc
Nơi đang có hàng trăm cổ đông cùng góp vốn và cùng hưởng lợi suốt 2 năm qua, về các sản phẩm sạch từ nông trại như: cá trắm, chép, nuôi theo mô hình sông trong ao, gà mía Sơn Tây, bò sữa, bò thịt và rau sạch các loại…
Tuy nhiên, nét mới của mùa hè 2019 là, sau 2 năm đi vào hoạt động, nông trại đã tổ chức những mô hình trải nghiệm thực tế, rất hấp dẫn đối với lứa tuổi mầm non, tiểu học.
Đó là khu nuôi các loại thú, chim thân thiện với môi trường như: công, trĩ, vẹt, bồ câu, bìm bịp, chào mào, nhím, chuột hamster, chuột lang, thỏ, dê, cừu.
Khu gà, vịt, ngan, ngỗng có nhiều loại phong phú như: gà Ai Cập, gà H Mông, gà tre, gà chọi. Tuy nhiên, các bé thích nhất là nhóm dế và các loài bò sát.
Khu trồng rau rộng 500 m2, cũng là nơi các bé rất thích trải nghiệm, ở đó có cây và công cụ để các bé tự trồng rau, tưới rau…
Tại khu đồng cỏ, các con được bắt châu chấu, cào cào, các loại côn trùng để làm thức ăn cho chim.
Đến khu chăn nuôi, các bé được đi nhặt trứng gà hoặc thăm khu chăn nuôi các loài thuỷ sản như: lươn, chạch, ốc ếch, tôm, cua…
Tiếp đến, các bé còn được trải nghiệm khu chăn nuôi bò sữa, vắt sữa và các sản phẩm từ sữa.
Đặc biệt, khu Stem, kết hợp với các giảng viên trường đại học sư phạm giúp các bé trải nghiệm tuổi thơ “giữ dội”, kết hợp các hoạt động khoa học.
Tại đây các bé được tập làm thợ mộc, loa đài, mô tơ, làm chuồng trại bằng gỗ, làm bẫy bả côn trùng các loại, bẫy tôm cua, ốc ếch, các bé tự bẫy và tự đi thu hoạch…
Ngoài ra, còn có hội trường trung tâm rộng 400 m2, sạch, đẹp, thoáng mát, là chỗ cho các bé nghỉ ngơi, giao lưu trước và sau 1 ngày trải nghiệm thú vị tại nông trại.
” Đôi bạn thân”
Anh Hoàng Công H, quận Ba Đình, cho biết, anh có 2 con trai, học sinh tiểu học trường Quốc tế Sinhgapo, thứ 7, chủ nhật, anh thường đưa các con lên nông trại trải nghiệm.
Theo đó, cháu lớn 10 tuổi, học lớp 4, rất thích huấn luyện chim non, bắt châu chấu cho chim ăn; con trai bé 8 tuổi, học lớp 2, thích làm chuồng cho chim ở, từ các mảnh gỗ và công cụ làm nghề mộc để ghép thành chuồng.
Hội Nông Dân Tp Đà Nẵng
Với mô hình kinh tế trang trại, ông Nguyễn Văn Liệu, 54 tuổi, ở phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ), sau khi đã trừ hết mọi chi phí, đạt mức thu nhập 750 triệu đồng/năm.
Ông Liệu trong trại gà đang đẻ rộ.
Trang trại của ông Liệu ở khu đồi gần Trường Quân sự Quân khu 5, rộng 4.000m 2, chuyên nuôi gà, nuôi cá, nuôi bò và trồng cây ăn quả các loại. Ấn tượng nhất là 3 trại nuôi gà, mỗi trại rộng 400m 2 với 2.500 con gà. Trong mỗi trại có 8 dãy chuồng, nằm lệch nhau thành hai tầng (phân gà tầng trên không rơi vào tầng dưới). Hệ thống nước sạch chạy bên trên các dãy chuồng. Gà uống nước bằng cách ngậm vào núm nhựa hút nước. Máng đựng thức ăn đặt phía trước từng dãy chuồng. Gà thò mỏ qua song chuồng để ăn. Dưới máng đựng thức ăn là máng đựng trứng. Gà đẻ trong chuồng, trứng lăn ra theo lớp song sắt có độ dốc từ trong thấp dần ra ngoài và dừng lại ở máng đựng trứng.
Ông Liệu hợp đồng với Nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Khu Công nghiệp Điện Nam -Điện Ngọc, cung cấp bột cám nuôi gà tận nơi, giá 8.000 đồng/kg. Bình quân, trại gà của ông mỗi ngày ăn hết 120kg thức ăn và bán mỗi ngày 120kg trứng. Thương lái đến mua tại trại, giá 30.000 đồng/kg. Đồng thời, ông Liệu còn chở trứng cung cấp cho các đại lý trên địa bàn thành phố với giá từ 31- 32 ngàn đồng/kg. Người nông dân này tự lái xe tải, tự truy cập, tìm tòi kiến thức trên intenetr và vận dụng vào thực tế chăn nuôi, đem lại hiệu quả cao.
Trong 3 trại, ông Liệu nuôi 3 lứa gà khác nhau: 1 trại gà đang đẻ rộ, 1 trại gà sắp đẻ và 1 trại nuôi gà con hậu bị. Ông mua giống gà công nghiệp siêu trứng ở Hà Nội và Đồng Nai, giá từ 8 – 24 ngàn đồng/con. Gà 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, từ 7 – 14 tháng tuổi là giai đoạn đẻ rộ (đạt tỉ lệ từ 90 – 95%/ngày), sau đó giảm dần. Gà đến 20 tháng tuổi, ông Liệu “bán xác” với giá từ 80 – 100 ngàn đồng/con và tiến hành nuôi tiếp lứa gà hậu bị mới. Thương hiệu trứng gà sạch “Văn Liệu” đã được cấp chứng chỉ sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo ông Liệu cho biết, việc phòng ngừa dịch bệnh cho gà không khó và có tài liệu hướng dẫn cụ thể. Gà thường mắc các bệnh khò khè, rù, tả, hen suyển. Bệnh nào thuốc ấy, phải xử lý sớm khi gà vừa chớm bệnh và hết sức chú trọng phòng bệnh, tiêm thuốc ngừa các bệnh cho gà đúng định kỳ. Chuồng trại nuôi gà phải thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông, trong chuồng phải dọn vệ sinh hằng ngày, chung quanh chuồng cũng phải thường xuyên dọn sạch sẽ. Ông Liệu đã đầu tư làm hệ thống hầm bioga để xử lý phân và các chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. “Nhìn con gà phải biết gà khỏe hay gà đang chớm bệnh và đó là bệnh gì, và phải xử lý ngay lập tức, không được chậm trễ”, ông Liệu chia sẻ.
Từ kết quả làm kinh tế trang trại, vợ chồng ông Liệu nuôi các con ăn học chu đáo. Cả 4 người con của ông đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và được các cơ quan tuyển dụng. Trong niềm vui vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen, ông Liệu cho biết: Năm 2017, gia đình ông thu nhập 750 triệu đồng, sau khi trừ hết mọi chi phí và đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Đi Sau Vẫn Thành Công Nhờ Áp Dụng 4.0 Vào Nuôi Gà Đông Tảo
Dù đi sau, nhưng nhờ áp dụng triệt để mạng xã hội, internet, anh Giang Tuấn Vũ ở Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên đã thành công lớn với con gà Đông Tảo.
Anh Giang Tuấn Vũ là một trong những thanh niên khởi nghiệp thành công với con gà Đông Tảo tại quê hương Khoái Châu nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong quảng bá tiêu thụ. Ảnh: Hoàng Dân.
Khởi nghiệp bằng sản phẩm đặc sản quê hương
Để trở thành ông chủ trang trại gà Đông Tảo rộng hơn 3000 m2, thu lãi gần 1 tỷ đồng mỗi năm như hiện nay, Giang Tuấn Vũ xã Đông Tảo (Khoái Châu – Hưng Yên) đã trải qua chặng đường đầy chông gai, thử thách.
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên, Vũ lên Hà Nội làm việc. Khi công việc dần ổn định Vũ đã có một quyết định làm bất ngờ người thân và bạn bè. Đó là về quê làm nông dân và dự định khởi nghiệp bằng con gà Đông Tảo, một đặc sản nổi tiếng của quê hương mình.
“Tôi sinh ra và lớn lên tại Đông Tảo, quê hương của giống gà cổ truyền tiến vua thời xưa, cả tuổi thơ gắn bó với những con gà chân to, dáng hình bệ vệ khiến tôi khao khát khi lớn lên sẽ làm chủ một trại gà Đông Tảo thuần chủng”.
Năm 2013, chàng trai trẻ khi ấy mới tuổi đôi mươi về quê nuôi gà, ban đầu chỉ nuôi mấy đôi gà bởi ban ngày Vũ phải đi làm tại Quỹ tín dụng nhân dân xã. Bố mẹ xin cho Vũ vào quỹ tín dụng nhân dân xã phần vì không muốn con trai mình làm nông dân vất vả, phần khác để Vũ từ bỏ ý định làm trại gà.
Với suy nghĩ là mình có thể tự tạo ra tương lai của mình chứ không phải phụ thuộc vào tương lai nào khác. Vũ lại một lần nữa viết đơn nghỉ việc tại Quỹ tín dụng nhân dân xã năm 2014. Từ đó, anh tập trung toàn thời gian, công sức vào gây dựng trang trại gà Đông Tảo. Biệt danh Vũ gà Đông Tảo có từ đây.
Vũ mạnh dạn nhận thuê đất nông nghiệp của các hộ dân trong thôn, đồng thời vay mượn tiền để xây dựng trại gà quy mô lớn. Anh chọn hướng đi mới là tập trung vào sản xuất gà giống thuần chủng và gà biếu chất lượng cao.
Hàng tuần anh Vũ đều quay video trực tiếp và lập fanpage để quảng bá sản phẩm gà Đông Thảo thuần chủng tại quê hương mình. Ảnh: Hoàng Dân.
Áp dụng công nghệ 4.0 vào tiêu thụ gà Đông Tảo
Sau 2 năm, trại gà của Vũ đã hoàn thiện và bắt đầu đem lại thu nhập. Tuy nhiên, chặng đường khởi nghiệp của Giang Tuấn Vũ lại gặp thử thách lớn bởi chăn nuôi luôn tiềm ẩn rủi ro về bệnh dịch nhất là với người chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi giống gà khó tính này.
“Thời điểm năm 2016, khi trên địa bàn xã sảy ra dịch bệnh trên đàn gà, trại gà của tôi cũng chịu chung số phận, nhặt từng con gà chết cho vào bao tải đem đi chôn, khiến tôi tiếc nuối, nhưng qua đó cũng cho tôi một bài học”, Vũ nhớ lại.
Không nản chí, Vũ quyết tâm tâm gây dựng lại trại gà. Anh chọn lọc lại giống bố mẹ thuần chủng, phát triển gà sinh sản và gà choai. Mất gần 2 năm sau, bằng sự kiên trì, quyết tâm, Giang Tuấn Vũ đã tái đàn thành công.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, gà Đông Tảo cung vượt quá cầu. Nếu như vẫn theo cách bán hàng truyền thống thị trường tiêu thụ khó khăn vì thế Vũ đã tìm hiểu, học hỏi để tìm ra một phương thức bán hàng mới trong thời đại công nghệ 4.0 và phù hợp với những người trẻ như anh.
Phương thức bán hàng qua mạng thuận tiện hơn cho những người ở nơi xa muốn nuôi giống gà Đông Tảo mà không đến trại gà được. Hằng ngày, Vũ quay clip những đàn gà rồi sau đó đăng trên mạng xã hội để quảng bá, đăng bán, làm marketing online. Khi khách hàng chọn được gà ưng ý, Vũ sẽ trực tiếp đi giao gà hoặc gửi xe khách với quy trình nghiêm ngặt, an toàn khi giao gà.
Để không bị đánh tráo chất lượng gà giống, Vũ đã nghĩ ra phương án kẹp chì lồng gà khi vận chuyển. Việc kẹp chì lồng gà không chỉ thể hiện giá trị của sản phẩm, mà nó còn định hình đó là một sản phẩm uy tín, quý hiếm.
Giang Tuấn Vũ còn lập kênh Youtube riêng để hướng dẫn bạn bè và người chăn nuôi gà Đông Tảo trên cả nước về cách làm chuồng trại, kinh nghiệm chọn giống thuần chủng và phương pháp chăm sóc gà. Kênh của Vũ hiện có gần 3000 người đăng ký theo dõi với hơn 100 clip.
Sau gần 10 năm gây dựng trại gà, chàng trai trẻ 30 tuổi này đã có trong tay một trang trại gà rộng 3.000m2 gồm khu gà giống, gà sinh sản, khu gà thịt, khu gà quà biếu tết. Mỗi tháng Vũ xuất bán khoảng 1.000 con gà giống, dịp tết bán ra thị trường từ 400 đến 500 con gà biếu chất lượng cao, giá từ 2 đến 5 triệu đồng/ một con.
Với đôi chân vay to độc đáo, sản phẩm gà Đông Tảo tại trang trại của anh Vũ nhiều lần được xuất hiện trên báo đài nổi tiếng của thế giới. Ảnh: Hoàng Dân.
Đưa gà Đông Tảo lên truyền hình Nhật Bản
Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của nước ta. Với đặc thù to con, dáng hình bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Giống gà Đông Tảo đã thu hút giới truyền thông quốc tế.
Vừa qua, Trại gà của Giang Tuấn Vũ được Đài Truyền hình TBS của Nhật Bản đến làm phóng sự về giống gà đặc sản của Việt Nam. Thông qua đây Vũ có cơ hội quảng bá giống gà quý của quê hương mình đến đất nước mặt trời mọc.
Khởi nghiệp thành công với con gà Đông Tảo giúp Giang Tuấn Vũ được nhiều người biết đến, kinh tế gia đình anh khấm khá, ổn định và quan trọng hơn nữa là góp phần quảng bá rộng rãi giống gà quý tiến vua của địa phương mình. Vũ cho biết, anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trại gà, mở rộng thị trường tiêu thụ và mong muốn giống gà này có thể xuất ngoại.
Giang Tuấn Vũ đã viết lên câu chuyện đẹp về những nông dân 9x thời đại 4.0, dám quay trở về quê lập nghiệp và thành công từ chính thứ đặc sản ở nơi mình sinh ra.
Hoàng Dân (Theo Nông nghiệp Việt Nam/Dân Việt)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nông Dân Thời Đại 4.0 trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!