Cập nhật nội dung chi tiết về Nuôi Gà Chọi Trong Chế Độ Đúng Cách mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kinh nghiệm nuôi gà chọi trong chế độ đúng cách mà tôi học hỏi được: -GÀ TƠ:thường thì 8 đến 9 tháng tháng gà bắt đầu trưởng thành và có thể thử mở mở thử đòn, nếu thấy đòn lối hợp mắt ta bắt đầu cắt lông lá, tai tích cho vào chế độ – 1:CHẾ ĐỘ ĂN UÔNG:sáng 8h cho ăn 2/3 cóng thóc, thóc nếu có thời gian ngâm càng tốt 10h tắm rửa phun nước chè đặc phơi nắng khoảng 1,5 đên 2 tiếng cho vào mát 13h cho gà ăn thêm ít rau xanh (giá đỗ,cà chua.cách 3 ngày cho ăn thêm ít mồi tươi”thịt chó.thịt bò + lươn+trứng cút lộn”) – 2 CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN: nuôi gà chọi trong chế độ đúng cách là gà mới cắt tai thì nên cho gà chạy lồng vào buổi sáng+chiều(mỗi lần chạy khoảng 30 đến 60 phút). +sau khi gà lành tai tích cho gà nhảy chân 15 phút sau đó nghỉ 2 ngày bắt đàu om chườm nước nóng(tùy theo ae chế biến nồi om của mỗi người.minhphuong thì thường om bằng lá chè xanh+ngải cứu+xả+ít nghệ+1 chút phèn+lá ổi) +1 tuần sau cho gà nhảy lần 2=20 phút=nghỉ 2 ngày sau om chườm+(chạy lồng) +8 ngày sau nhảy lần 3=2 hồ(mỗi hồ 20 phút=nghỉ 4 ngày sau om chườm+(chạy lồng) +15 ngày sau cho gà đi hơi=90 phút hơi=nghỉ 2 ngày sau om chườm+2 ngày sau chạy lồng +10 ngày sau cho gà nhảy chân lần 3= 3 hồ đòn=nghỉ 5 đến 7 ngày tùy theo mức độ tang của gà sau đó om chườm(chạy lồng)”kỳ xổ lần 3 này có thể vào nghệ nhẹ cho gà được” +21 ngày sau cho gà vần hơi=150 phút hơi=nghỉ 4 ngày bắt đầu om chườm(chạy lồng) +18 ngày sau bắn chân ra chiến Mỗi người có 1 kinh nghiệm nuôi khác nhau nhưng hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp anh em có thêm kiến thức chăn nuôi gà chọi chiến thật sung sức, khỏe mạnh.
Chế Độ Dinh Dưỡng Trong Chăn Nuôi Gà
– Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản.
– Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính, đó là Lipid và Glucid.
* Glucid (hay còn gọi tinh bột): có vai trò cung cấp năng lượng, chuyển hóa thành phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng lượng để gà chuyển hóa vật chất và vận động. Glucid chiếm khoảng 60% trong thức ăn cho gia cầm trong các dạng nguyên liệu như: bắp, cám, tấm, khoai mì,… Gia cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột cần có vitamin B 1, tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin nhóm B. Cũng cần lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc khi sử dụng khoai mì làm thức ăn cho gia cầm.
* Lipid (hay còn gọi chất béo): là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: gà con cần dưới 4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic. Chất béo giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo không no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn.
– Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống. Khi thiếu hoặc thừa vitamin sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng như sau:
1. Vitamin A: có vai trò quan trọng trong việc điều hòa trao đổi protein, lipid, glucid, cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng, vỏ tuyến thượng thận, các tế bào biểu mô, là nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác. Thiếu vitamin A gà con còi cọc, chậm lớn, sừng hóa và viêm niêm mạc mắt, sừng hóa thanh khí quản nên dễ bị bệnh hô hấp, bệnh cầu trùng sẽ nặng thêm và khó chữa, gà dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ chết cao (gà con chết sau 2 – 4 tuần với triệu chứng thần kinh trước khi chết, mổ khám sẽ thấy ống dẫn niệu tích đầy urat, gà đẻ giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết phôi cao, thường chết phôi.
– Nguồn vitamin A và sắc tố vàng được cung cấp từ những thực liệu chứa nhiều caroten như bắp vàng, bột cỏ giúp cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn, da và mỡ gà vàng. Vitamin A dễ hư hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm chất chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu sẽ bị mất vitamin A.
– Nhu cầu vitamin A ở gia cầm phụ thuộc vào tuổi và sức sản xuất của chúng: gia cầm non đang sinh trưởng nhanh cần khoảng 12.000 – 15.000 IU/kg thức ăn, gà đẻ trứng cần 10.000 – 12.000 IU.
2. Vitamin D: tham gia vào quá trình trao đổi chất khoáng, protein và lipid. Giúp điều hòa quá trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích thích các phản ứng oxy hóa khử. Khi thiếu vitamin D gia cầm non mắc bệnh còi xương, xương chân và xương lưỡi hái cong, dị dạng; gà đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19 – 20.
– Nhu cầu vitamin D tùy thuộc vào giống gà, gà có sức sinh trưởng và năng suất trứng cao thì nhu cầu vitamin D cao, gà nuôi nhốt trong chuồng thiếu ánh sáng thì nhu cầu vitamin D cao, khẩu phần không cân đối Ca và P cũng khiến gà cần nhiều vitamin D. So với vitamin A, chỉ nên cung cấp vitamin D với tỷ lệ: D/A= 1/8 – 1/10, không nên cung cấp dư vitamin A và D (quá 25.000 IU/kg thức ăn vitamin A; 5.000 IU/kg thức ăn vitamin D 3) vì sẽ gây vôi hóa ở thận, nếu kèm với dư protein thì tình trạng dư thừa sẽ nguy hiểm dễ gây chết.
3. Vitamin E: giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi Phospho, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến yên, tăng cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục. Thiếu sẽ gây tình trạng gà bị ngẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng cơ ức và cơ đùi (giống như tình trạng thiếu Selen); ở gia cầm sinh sản sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp.
– Vitamin E có nhiều trong các mầm hạt, bột lá cây xanh non sấy nhanh, vitamin E rất dễ bị phá hủy trong không khí, nhạy cảm với oxy và ánh sáng.
– Nhu cầu vitamin E cho gia cầm là 20 IU/kg thức ăn, khi hàm lượng chất béo trong thức ăn tăng cao 8 – 10% thì nhu cầu vitamin E tăng đến 30 IU.
4. Vitamin K: có tác dụng làm đông máu, được sử dụng trong thức ăn cho gà con và gà đẻ để phòng chống xuất huyết khi bị bệnh cầu trùng và bệnh Gumboro với liều 2mg/kg thức ăn sẽ cải thiện được tỷ lệ nuôi sống.
Gia cầm rất nhậy cảm với việc thiếu vitamin B 1, khi thiếu dẫn đến triệu chứng chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên trên (ngược với thiếu vitamin E đầu gập xuống), đi đứng khó khăn, tích nước trong mô nên thịt nhão, phù nề do tích nước dưới da nhiều, nhu động ruột kém nên tiêu hóa kém, gà ăn ít, tình trạng nặng có thể co giật và chết. Gia cầm thường thiếu B 1 trong trường hợp sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai mỳ, khoai lang hoặc thức ăn hạt dự trữ lâu ngày, bảo quản không tốt nên bị mốc.
– Nguồn thức ăn chứa nhiều B 1 như nấm men, men rượu, sử dụng chế phẩm từ nấm men 2 – 3% hoặc cám gạo, cám mì 5 – 10% trong thức ăn cho gia cầm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B 1 cho gia cầm là 2mg/kg thức ăn.
Thiếu vitamin B 2 gà con sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lông xù, viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn. Gà đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 12 – 18, gà con mới nở bị liệt chân.
– Cần cung cấp cho gà con 3 – 4 tuần tuổi lượng vitamin B 2 là 8mg/ kg thức ăn, các loại gà khác cần 5 – 6mg/kg thức ăn.
– Vitamin B 2 có nhiều trong các loại rau quả xanh non, mầm hạt, nấm men. Vitamin B 2 rất dễ bị oxy hóa trong không khí và mau hư.
Thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B 3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gà đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm.
– Vitamin B 3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, nghèo trong các loại củ quả. Nhu cầu đối với gia cầm là 20mg/kg thức ăn hỗn hợp.
Tình trạng thiếu vitamin B 5 giống như thiếu vitamin B 2 và B 3, các lóp biểu bì của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém.
– Nhu cầu viatmin B 5 ở gà con là 40mg/kg thức ăn, gà đẻ là 30mg/kg thức ăn.
– Vitamin B 5 có nhiều trong thức ăn hạt, thức ăn lên men, thức ăn xanh, thường gặp những tình trạng thiếu vitamin B 5 là do trong thức ăn thiếu tryptophan làm cho cơ thể khó hấp thu vitamin B 5.
: Thiếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu.
– Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5mg/kg thức ăn, gà đẻ là 3,5mg/kg thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu vitamin B 6 cũng tăng lên.
: có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi khuẩn đường ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gà bị bệnh đường ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, gà con giảm tăng trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lông đen, vàng có những đốm trắng. Gà sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp.
– Nhu cầu vitamin B9 cho gà con là 1mg/kg thức ăn, gà đẻ là 0,7mg/kg thức ăn.
: Khi thiếu gây hiện tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gà đẻ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều, và kéo theo thiếu Cholin.
– Vitamin B 12 có nhiều trong thức ăn động vật, vi sinh vật.
– Nhu cầu vitamin B 12 ở gia cầm phụ thuộc vào sự cung cấp đủ Methionin, Cholin, Vitamin B 9, vitamin B 3, nếu thiếu những chất này thì nhu cầu B 12 sẽ tăng lên. Khi các chất trên đã cung cấp đủ thì nhu cầu vitamin B 12 của gia cầm là 10 – 15µg/kg thức ăn.
– Là vitamin thuộc nhóm B, khi thiếu gây triệu chứng gan nhiễm mỡ, thiếu máu, rối loạn phát triển bộ xương, gà thường bị yếu chân. Nếu trong khẩu phần thức ăn có cung cấp đủ các vitamin khác như B 12, B 6, B 9 và axit amin Methionin thì nhu cầu Cholin chỉ khoảng 600 – 1.300mg/kg thức ăn. Cholin có nhiều trong các hạt họ đậu, nấm men.
– Tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh trùng, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 100 – 500mg/kg thức ăn. Khi thời tiết nóng, chủng ngừa, cân gà hoặc đàn gà bị bệnh truyền nhiễm thì dùng vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi.
Được tổng hợp trong đường tiêu hóa, khi thiếu sẽ gây viêm da, rụng lông, rối loạn sự phát triển của bộ xương, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin H cho gia cầm là 0,2mg/kg thức ăn.
– Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng. Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co,… một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se,…
– Khi thiếu hoặc thừa khoáng chất sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng:
* Thiếu đồng (Cu) ở mức thấp hơn 3 – 4mg/kg thức ăn sẽ làm giảm khả năng sử dụng Fe, giảm sức kháng bệnh, giảm hàm lượng của vitamin C và B 12 trong cơ thể. Thừa sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.
Nguồn: http://nguoichannuoi.com
LÁI THIÊU 1501
LÁI THIÊU 1502
LÁI THIÊU 1503
Sản phẩm đặc biệt cao đạm
từ 1 ngày đến 7 ngày tuổi
Sản phẩm đặc biệt cao đạm
từ 8 ngày đến 22 ngày tuổi
Sản phẩm đặc biệt cao đạm
từ 23 ngày tuổi đến xuất bán
Chế Độ Ăn Cho Gà Chọi
– Ngô: 20%
– Thóc: 30%
– Cá tươi đã nấu chín: 20%
– Rau (có thể là rau cải, rau muống, xà lách): 20%.
+ Từ giai đoạn mới nở đến lúc đạt 0,5 kg thể trọng, bạn vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp (chiếm 30%)
+ Khi gà đã được 1,8 – 2kg thì có thể bắt đầu chọn được những con gà chọi tốt nếu có được những đặc điểm như: mặt nhanh nhẹn, mắt sáng, quản ngắn, đùi dài…Các màu gà chọi thường được chọn là: đen tuyền (gà ô), đen vàng hoặc đen đỏ (gà ô tía), gà tía mơ, gà xám đất, gà tía mật.
Sau khi chọn được gà chọi thì chỉ nên cho ăn lúa ngâm (lúa ngâm khi đã nảy mầm sẽ giảm bớt chất dinh dưỡng, gà có thể ăn no mà không tích mỡ). Chế độ ăn của gà chọi làm sao để giúp gà chắc khỏe nhưng không nặng cân để vận động được nhanh nhẹn.
Chất đạm có thể bổ sung từ thịt bò, lươn, gân bò,… Bạn không nên cho gà ăn ếch, nhái vì đây là những thức ăn chứa quá nhiều đạm khiến gà chiến bở hơi kém bền khi giao chiến
* Khẩu phần của gà chọi trống thi đấu/ngày:
– Lúa: 0.25 kg.
– Rau, giá đỗ: 0.10 kg.
– Thịt bò, Lươn: 0.10 kg.
Nhiều người còn bổ sung vào chế độ ăn của gà chọi các thức ăn khác để bồi dưỡng và giúp tăng sức chiến đấu như giun, dế, lòng đỏ trứng, vịt lộn, tép, chuối Xiêm…
Để có được một chú gà chọi hay thì đòi hỏi người chủ phải dành khá nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cho gà. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn cho gà chọi đầy đủ, hợp lý và khoa học thì người chơi gà còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên, giúp gà có thể lực tốt và sức chịu đòn khi lâm trận. Điều đặc biệt hơn, hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ hỗ trợ cho gà chọi. Mình xin giới thiệu với anh em bộ thuốc nuôi gà chọi hàng ngày của Thái Lan mà mình đã áp dụng nhiều năm qua và cho kết quả khá tốt.
1. Bổ Nội Tạng
Hộp gồm 120 viên có tác dụng bổ máu, bổ não, rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp gà tiêu hóa thức ăn nhanh không bị đầy bụng, gà ỉa phân đẹp hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Trong quá trình nuôi nếu gà được sử dụng thuốc này liên tục thì gà có nội lực tốt hơn, đứng được sâu khuya hơn, khi đá xong gà nhanh hồi sức.
Đối với gà nuôi hàng ngày, mỗi ngày anh em cho uống 1 viên. Gà sau khi đi vần hoặc đá về anh em cho uống ngày 2 viên chia làm 2 lần, sáng – tối.
2. Bổ Xương, Gân, Gối
Lọ gồm 100 viên có tác dụng rất tốt, đã được mình kiểm định với các chiến kê nhà mình. Hiện nay trong chế độ nuôi gà chiến của mình, mỗi ngày các em đều được uống từ 1-2 viên.
+ Thuốc bổ sung canxin rất tốt cho việc phát triển xương, giúp gà cứng chân đứng vững
+ Bổ gân giúp gân gà cứng cáp dẻo dai.
+ Bổ xương cốt, giúp xương chắc khỏe, xương gẫy mau lành.
+ Ngoài ra còn có thể chữa mất gân cho gà.
Với lọ thuốc này thì anh em nên sử dụng như sau:
+ Với gà yếu gân, yếu xương, mất gân cho uống ngày từ 2-3 viên
+ Với gà sức khỏe bình thường nhưng muốn gân, xương tốt hơn thì cho uống hằng ngày mỗi ngày 1 viên
3. Tăng Cơ Bắp
Thuốc có tác dụng tăng thể lực cho gà, dùng cho gà bị gày yếu thiếu vitamin, giúp gà có được đôi chân cứng cáp, đôi cánh khoe mạnh, sức bật tốt hơn.
Đây là một loại thuốc nuôi hàng ngày rất tốt cho gà chọi, đặc biệt là gà tơ, giúp cho gà phát triển hệ cơ và có một cơ bắp săn chắc khỏe mạnh.
Mỗi ngày 1 viên, trước khi đi đá hoặc đi vần 5 – 7 ngày các bạn tăng liều lượng lên thành mỗi ngày 2 viên (sáng 1 viên, chiều tối 1 viên)
Chú ý: Với chế độ nuôi hàng ngày anh em nên dùng thuốc như sau:
+ Nếu gà gầy yếu, thiếu thịt anh em cho uống vào buổi tối, 1 viên bổ nội tạng, 2 viên tăng cơ bắp và 1 viên bổ xương, kết hợp cho gà ăn mồi chín (như thịt bò, trứng cút lộn, lương, rắn….đã luộc chí) và cho ăn thêm rau xanh, phun nước chè, phơi nắng….không nên om nước quá nóng.
+ Nếu gà đã đủ thịt anh em cho uống vào buổi sáng sau khi ăn, kết hợp mồi tươi và cho gà chạy lồng tập thể lực, om bóp bình thường.
Khuyến mại: Nếu anh em mua cả bộ sản phẩm này với giá 290k thì mình tặng kèm một đôi bịt mỏ và một áo gà. A nh em ai cần thuốc có thể liên hệ với mình qua số điện thoại: 0973.055.398 hoặc BẤM VÀO ĐÂY
Nguồn: Tổng hợp internet
Chế Độ Ăn Chuẩn Cho Gà Chọi
Việc cho gà ăn chế độ bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, sau khi ta tuyển chọn những chiến kê tương lại sơ bộ đợt 1.
Nếu cho ăn không đúng mức, một là gà bị béo quá do ăn nhiều hoặc là do ăn ít quá không đủ phát triển sinh yếu ớt gầy còm.
CHẾ ĐỘ ĂN CỦA GÀ CHỌI Chuẩn bị thức ăn:
Thức ăn cho gà tốt nhất là thóc ( không nên ăn ngô vì ngô có chứa hàm lượng chất béo cao hơn thóc), thóc được đãi sạch, loại bỏ thóc lép, phơi khô rồi cho gà ăn.
Thời gian cho gà ăn thóc: sáng 7-8h, chiều 4-5h
Nếu cho ăn thóc ngâm không để lâu dư thừa sẽ lên men, nấm mốc gây mất vệ sinh và có thể sinh bệnh cho gà, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Về mức ăn của gà:
thường mỗi bữa ăn ta cho gà ăn 3/4 bầu diều, nếu gà không ăn liên tục hoặc không ăn hết ngay thì ta cất lượng thóc dư thừa đi, không nên để trên gáo ăn sẽ làm cho gà lười ăn dần. mỗi con gà chiến thường ăn khoảng 1 – 1,2 lạng thóc/ngày ( chia làm 2 bữa sang – tối). Với một số chiến kê, có thể do thể trạng đang yếu, hoặc do đang mắc bệnh nào đó nên sẽ ăn không hết khẩu phần, ta cũng cất lượng thức ăn dư thừa đi.
Chế độ mồi: Thường cho gà ăn mồi vào buổi trưa, thức ăn là thịt bò ( nướng qua), rắn, trạch, thạch sung…mỗi tuần cho ăn 3 bữa mồi còn lại là cho ăn rau củ. Cho ăn mồi khiến gà đầy đủ chất, phát triển khỏe mạnh và sung mãn hơn.
CHẾ ĐỘ ĂN CỦA GÀ CHỌI Như vậy chế độ ăn của gà chọi là:
7-8h ăn thóc – -12h trưa ăn mồi ( hoặc rau xen kẽ)–4-5h chiều ăn thóc
Nếu muốn tăng năng lực cho gà, ta có thể cho gà ăn bổ sung vào 8h tối, cho ăn thóc và uống nước rồi cho gà đi ngủ.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nuôi Gà Chọi Trong Chế Độ Đúng Cách trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!