Cập nhật nội dung chi tiết về Quảng Trị: Thả Nuôi Loài Gà Lai Đá Trên Cát, Dân Ở Đây Rủng Rình Tiền Tiêu mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đến bây giờ, nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế bền vững cho ngư dân vùng biển bãi ngang sau sự cố ô nhiễm môi trường biển đã thực sự phát huy hiệu quả kinh tế trong thực tế.
Có dịp đi dọc theo miền chân sóng từ xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh) đến xã Hải Khê (huyện Hải Lăng), chúng tôi đã thấy màu xanh của hoa màu trồng trên cát trắng; các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xây dựng khang trang.
Người dân các xã ven biển bãi ngang đã có thu nhập nhờ kết hợp phương châm “chân biển, chân đồng”…
Trên trảng cát trắng bạc màu của thôn Cang Gián (xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), thôn Trung An (xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) chỉ cách đây vài năm còn hoang vắng, đìu hiu thì nay nhiều trang trại chăn nuôi gà, vịt, lợn theo hướng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp, tiêu thụ sản phẩm đã mọc lên.
Có dịp trò chuyện với những chủ trang trại mới thấy hết sự phấn khởi cũng như khát vọng làm giàu trên miền cát trắng, trên chính mảnh đất quê hương của những người từng một thời là ngư dân vào lộng, ra khơi.
Dù đang tất bật với công việc chăm sóc đàn gà hàng nghìn con chuẩn bị xuất bán cho công ty chuyên cung cấp và thu mua gà thương phẩm, anh Dương Đức Dần (sinh năm 1986) vẫn tranh thủ trò chuyện với chúng tôi.
Anh Dần cho biết, trước năm 2016 do không có vốn để đóng tàu, thuyền bám biển, nên anh vừa làm nông, vừa làm nghề “đi bạn” cho nhiều tàu đánh bắt xa bờ ở xã Trung Giang. Nguồn thu nhập từ nghề “đi bạn” luôn bấp bênh, không đủ lo cho cuộc sống gia đình.
Năm 2016, khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra, tàu, thuyền của ngư dân xã Trung Giang cũng như nhiều xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh phải tạm nằm bờ. Không có việc làm, không còn nguồn thu nhập nên cuộc sống của gia đình anh trở nên khó khăn.
Không cam chịu để gia đình rơi vào cảnh nghèo khó, đầu tháng 7/2016, anh Dần vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thương phẩm trên cát. Được xã Trung Giang tạo điều kiện cho thuê đất, anh Dần đã đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà khép kín; 100 triệu đồng để mua gà giống từ công ty chuyên cung cấp và thu mua gà thương phẩm.
Cũng trong năm đó, anh bắt tay nuôi 4.000 con gà/ lứa (mỗi năm trang trại gia đình anh nuôi 3 lứa). Sau khoảng 3 – 4 tháng nuôi, anh xuất bán cho công ty mà anh mua gà giống với giá 40.000 đồng/kg gà thương phẩm. Trang trại gia đình anh thu lãi 30 – 40 triệu đồng/lứa.
“Gà nuôi theo hình thức khép kín nên ít xảy ra dịch bệnh. Khi gà nuôi lớn đảm bảo tiêu chuẩn về cân nặng, công ty sẽ thu mua toàn bộ số lượng gà thả nuôi với giá cả ổn định, nên hiện tại trang trại gia đình tôi không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, trang trại gia đình tôi thả nuôi khoảng 4.000 – 4.500 con/lứa. Mỗi năm thu lãi khoảng 100 – 150 triệu đồng”.
Đang chia sẻ cách thức làm ăn với anh Dần thì anh Trương Xuân Lại đến chơi và góp chuyện. Cùng ra trảng cát trắng hoang hóa thôn Cang Gián để đầu tư 250 triệu đồng xây dựng trang trại trong năm 2016, nhưng anh Lại không chỉ chăn nuôi gà mà còn nuôi thêm lợn.
“Phải chăn nuôi cả gà và lợn cho chắc ăn. Trang trại gia đình tôi hiện tại nuôi mỗi lứa khoảng 500 con gà lai đá, gà ri (mỗi năm nuôi khoảng 1.500 – 2.000 con). Giống gà lai đá, gà ri có thời gian nuôi kéo dài khoảng 4 – 6 tháng, nhưng bù lại giá gà thường ổn định từ 70.000 – 80.000 đồng/kg. Ngoài ra, tôi thả nuôi thêm 100 con lợn thịt/lứa (mỗi năm 2 lứa)…”.
Theo anh Lại, gà, lợn mà anh chăn nuôi được các thương lái đến thu mua tận trang trại với giá cả ổn định. Bình quân mỗi năm trang trại của gia đình anh thu lãi khoảng 80 – 100 triệu đồng. Khó khăn hiện tại của nhiều chủ trang trại tại thôn Cang Gián đó là nguồn điện phục vụ sản xuất chưa đảm bảo; thời gian cho thuê đất của xã Trung Giang còn ngắn nên các chủ trang trại chưa mạnh dạn đầu tư”…
Chúng tôi đã đến thôn Trung An (xã Hải Khê, huyện Hải Lăng) để cảm nhận sức sống mới từ những trang trại được xây dựng khang trang trong khu chăn nuôi tập trung trên cát trắng một thời hoang hóa. Ghé thăm trang trại của vợ chồng anh Trương Nhật Tiến, chị Nguyễn Thị Cẩm Vân ở thôn Trung An, chúng tôi được biết, anh chị đã từ bỏ công việc với mức thu nhập khá ở tỉnh Bình Dương, về quê khởi nghiệp với trang trại nuôi vịt khép kín.
Anh Tiến cho biết, cuối năm 2017 khi về quê thăm người thân, anh được biết xã Hải Khê đang có chủ trương quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các mô hình chuyển đổi sinh kế cho người dân.
Trở về Bình Dương, anh bàn với vợ rồi quyết định xin nghỉ việc để trở về quê lập nghiệp. Ổn định cuộc sống xong, vợ chồng anh đến UBND xã Hải Khê xin được cấp đất mở trang trại nuôi vịt khép kín với quy mô từ 1.000 – 2.000 con.
“Khi nghe tôi trình bày dự án trang trại chăn nuôi vịt khép kín của mình, lãnh đạo UBND xã quyết định cấp cho chúng tôi 4.000 m2 đất tại khu chăn nuôi tập trung của xã”.
Với kinh nghiệm có được từ những năm làm cho công ty thức ăn chăn nuôi, đầu năm 2018 anh chị dốc toàn bộ nguồn vốn tích lũy của gia đình, vay thêm bạn bè và ngân hàng được gần 450 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng nuôi, bể nước để vịt bơi lội, mua một lò ấp trứng công nghiệp bằng điện và thả nuôi 1.000 con vịt đẻ.
Hiện tại, mỗi ngày đàn vịt 1.000 con trong trang trại của anh chị đều đặn cho từ 700 – 750 quả trứng. Sau khi thu, trứng được phân loại, chọn lựa kĩ càng và đưa ngay vào lò ấp tự động. Do có chất lượng tốt nên vịt con ra lò đến đâu đều được thương lái thu mua ngay đến đó, nhiều khi không đủ cung cấp cho thị trường.
“Bình quân mỗi tháng gia đình tôi cho ra lò khoảng 20.000 vịt con 1 ngày tuổi. Không chỉ cung cấp cho người nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận mà còn sang nước bạn Lào. Với giá bán 11.000 đồng/con, ước tính doanh thu mỗi tháng hơn 200 triệu đồng”, anh Tiến cho biết.
Quảng Trị: Nuôi Gà Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học
Với mục đích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học, thay đổi phương thức chăn nuôi, từ chăn nuôi thả rông, tận dụng, chuyển sang hình thức chăn nuôi có chuồng trại, có đầu tư, chăm sóc, quản lý và kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường. Năm 2019, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trạm Khuyến nông huyện Đakrông đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt trên nền chuồng đệm lót sinh học tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông.
Mô hình được triển khai tại 3 thôn Thạch Xá, Hà Vụng và Mai Sơn, với quy mô nuôi 1.100 con, gồm 11 hộ tham gia nuôi (mỗi hộ 100 con). Đây là giống gà J-Dabaco 3/4, 01 ngày tuổi, tỷ lệ trống mái 50/50, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo quy trình phòng bệnh, cách ly, kiểm dịch theo quy định. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 70% chi phí mua gà giống, chế phẩm làm đệm lót, chi phí thức ăn và thuốc thú y, vật tư. Bên cạnh đó, các hộ tham gia mô hình và bào con nơi đây còn được cán bộ của Trạm Khuyến nông huyện tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Thông qua các hoạt động thiết thực bằng việc “cầm tay chỉ việc”, mô hình đã nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương và người dân, giúp cho bà con nông dân dễ dàng tiếp thu các kỹ thuật làm chuồng đệm lót và chăn nuôi.
Kiểm tra mô hình chăn nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông.
Theo kỹ sư chăn nuôi Nguyễn Ngọc Chiến – Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đakrông cho biết: Về đệm lót thì mô hình đã sử dụng nguyên liệu là trấu, độ dày của đệm lót từ 10 – 12 cm. Men vi sinh (Balasa) là một chế phẩm sinh học có chứa tế bào sống các chủng vi khuẩn, nấm men, nấm sợi, các enzyme làm phân hủy chất hữu cơ, ức chế và tiêu diệt các hệ vi sinh vật có hại, giảm thiểu được mùi hôi thối. Trong quá trình nuôi sẽ áp dụng đệm lót sinh học và nuôi nhốt chuồng trong hai tháng đầu, qua tháng thứ 3 sẽ thả gà ra vườn vào ban ngày để gà vận động, giúp chắc thịt.
Trước đây hầu hết bà con trên địa bàn xã Ba Lòng chăn nuôi gà hầu như không áp dụng các quy trình kỹ thuật nên hiệu quả chăn nuôi thấp. Nhờ triển khai các mô hình chăn nuôi gà đệm lót tại địa phương, bà con đã nhận thấy được nhiều lợi ích và hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại như: Không mùi hôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh có hại, phân giải được một phần chất độn chuồng, tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi và đàn gà ít bị dịch bệnh. Qua quá trình nuôi, đàn gà tăng trọng nhanh, trọng lượng bình quân sau 3 tháng nuôi đạt 1,6 kg/con đối với gà mái và 1,8 kg/con đối với gà trống, khả năng tiêu tốn thức ăn bình quân 2,7 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống đạt 97%. Hiện nay, tại huyện Đakrông, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên đàn gà J-Dabaco của mô hình bán được giá 100.000 đồng/kg, cao hơn bình thường 20.000 – 30.000 đồng/kg. Hoạch toán kinh tế cho thấy, sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi hộ thu lãi 7,4 triệu đồng/100 con gà, sau 3 tháng nuôi.
Trước đây cũng như các hộ dân trên địa bàn xã Ba Lòng, gia đình ông Nguyễn Thú ở thôn Hà Vụng nuôi gà bằng phương pháp truyền thống, nên gà hay bị dịch bệnh và mùi hôi thối từ chất thải, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Từ khi tham gia mô hình, tiếp thu kỹ thuật từ các lớp tập huấn, áp dụng phương pháp nuôi mới được cán bộ Trạm Khuyến nông chuyển giao hướng dẫn, đã mang lại hiệu quả một cách toàn diện. Giờ đây ông Thú đã biết cách chăm sóc đàn gà một ngày tuổi, tiêm phòng và bổ sung khẩu phần ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng nên đàn gà của gia đình ông nhanh lớn, tỷ lệ hao hụt thấp, giảm tỷ lệ mắc các loại dịch bệnh, bầu không khí và môi trường quanh gia đình rất trong lành.
Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình, kỹ sư Nguyễn Ngọc Chiến cũng cho biết thêm: Việc chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học sử dụng đệm lót sinh học đã làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi giảm rõ rệt, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sống tốt cho đàn gà. Trong quá trình nuôi, bà con chỉ đầu tư một lần, không phải thay chất độn chuồng, giảm tối đa công dọn chuồng. Gà được nuôi trên nền đệm lót giúp giảm tỷ lệ gà mắc bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch, thịt chắc và thơm ngon.
Gà nuôi trên nền đệm lót lông tơi mượt và sạch, thịt chắc và thơm ngon.
Điều đáng ghi nhận khi chúng tôi đến tham quan các mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền chuồng đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông huyện Đakrông triển khai là mô hình rất thân thiện với môi trường. Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại, giờ đây ý thức của người dân đã thay đổi từ việc chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi có đầu tư kỹ thuật, biết đầu tư công lao động cho việc chăm sóc đàn gà nhiều hơn. Mô hình được chính quyền địa phương và bà con nông dân trong và ngoài mô hình đánh giá hiệu quả cao và rất phù hợp với việc phát triển chăn nuôi tại địa phương. Thông qua những hoạt động thiết thực trong việc xây dựng các mô hình đã giúp cho các hộ nghèo xã Ba Lòng tiếp cận với cách làm ăn mới, có thêm kinh nghiệm chăn nuôi, để phát triển kinh tế trong hộ gia đình. Các hoạt động mà Trạm khuyến nông huyện Đakrông triển khai đều dựa vào nguồn lực tại chỗ của các hộ dân, để khi kết thúc người dân dựa vào nội lực của hộ biết cách phát huy lợi thế của địa phương, các mô hình này sẽ được duy trì, phát triển và nhân rộng một cách bền vững trong cộng đồng.
Trao đổi với chúng tôi ông Phan Minh Lộc- Phó Chủ tịch UBND xã Ba Lòng cho biết: Từ thực tế qua các mô hình chăn nuôi gà được Trạm Khuyến nông huyện triển khai trên địa bàn xã cho thấy, việc ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà đã góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng đàn gà. Mô hình chăn nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện hiện nay khi chăn nuôi lợn trên địa bàn gặp nhiều rủi ro, nên được người dân cũng như địa phương chúng tôi đang rất quan tâm. Đây là mô hình dễ ứng dụng, vốn đầu tư không cao, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao cho người chăn nuôi. Từ thành công của mô hình UBND xã sẽ tuyên truyền vận động bà con quanh vùng đến tham quan, học hỏi. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân rộng mô hình này, nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi ở địa phương, giúp bà con phát triển kinh tế.
Phan Việt ToànTT Khuyến nông Quảng Trị
Nông Dân Nguyễn Văn Tạo Với Mô Hình Nuôi Gà Nòi Lai Thả Vườn
Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.
Tháng 3/2010, được người quen giới thiệu đến cơ sở cung cấp con giống tại huyện Mõ Cày Nam mua 1000 con gà giống về nuôi. ” Khi mới bắt gà về tôi cũng lo lo, có thể xem mình rất bạo gan vì số lượng quá lớn, kinh nghiệm không nhiều, trước đây gia đình cũng có nuôi gà thả vườn nhưng chỉ vài chục con, mai nhờ cơ sở bán gà giống và đại lý bán thức ăn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà, nên số gà từ lúc bắt về đến khi xuất chuồng hao hụt khoảng 30%”.
1000 con gà giống đầu tiên được Ông mua với giá 12.000 đồng/con giống, sau 3,5 tháng chăm sóc, số gà còn lại khoảng 700 con, trọng lượng bình quân đạt khoảng 1,5-1,6 ký/ con. Sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng, đây được xem là mô hình hiệu quả vì thời gian nuôi ngắn, một năm nếu chịu khó có thể nuôi từ 3- 4 đợt.
Nông dân Nguyễn Văn Tạo đang chăm sốc đàn gà của mình. Ảnh: Tác giả.
Sẳn có kinh nghiệm từ lần nuôi đầu tiên, tháng 8/2010, ông tiếp tục với mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn, đầu tư mua 1070 con gà giống, nuôi trên diện tích 1000 mét vuông. Có kinh nghiệm qua lần đầu chăm sóc nên tỷ lệ đàn gà hao hụt so với trước đây có giảm hơn nhiều, khoảng 10% trên tổng đàn. Qua gần 2,5 tháng chăm sóc gà đạt trọng lượng khoảng 1 ký/con, hiện nay gà thịt đang có giá 72 ngàn đồng/ký được thương lai thu mua tại chuồng, khoảng 30 ngày tới đàn gà của ông sẽ xuất chuồng và giá bán có thể cao hơn vì thời điểm Noel, giáp tết, ông Tạo hy vọng.
Để nuôi gà đạt chất lượng được thị trường chấp nhận mua với giá cao, ngoài cho ăn thức ăn được chế biến sẳn, phân cử vào 3 buổi sáng- trưa- chiều, phải cho gà ăn thêm rau cỏ, lục bình, chuối… để tạo chất sơ, và điều quan trọng khi mới bắt gà về phải ủ ấm.
Đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua 1 đợt nuôi gà và học hỏi trên sách báo, ông Tạo cho biết khi gà mới nở 1 ngày tuổi, mang về ủ ấm chúng trong 5 ô chuồng được che kín, mỗi ô có diện tích 1 mét vuông treo bóng đèn được thiết kế sẳn, trong thời gian 10- 15 ngày và cho ăn thức ăn dạng nhuyễn. Đặc biệt trong giai đoạn 30 ngày tuổi gà phải được chích ngừa đầy đủ các loại bệnh như dịch tả, gút, hô hấp… Nước uống phải được xử lý trước khi cho gà uống từ 3 đến 4 ngày. Chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát và đảm bảo được che chắn kín gió khi trời đêm và phải cho gà ngủ trên gác không nên để gà ngủ dưới nền đất dễ bị bệnh đường hô hấp.
“Nuôi gà thả vườn, được xem là mô hình mới có nhiều nông dân ở các địa phương áp dụng, bởi lẽ mô hình này phù hợp cho điều kiện từng gia đình từ nguồn vốn ít đến vốn nhiều cũng có thể tham gia và điều quan trọng nông dân có thể thoát nghèo vươn lên làm giàu từ mô hình này nếu cần cù, chịu khó và biết cách chăm sóc. Hướng tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp ao cá và khuyến khích bà con trong xóm cùng tham gia, với tôi đây là mô hình hiệu quả”, ông Tạo nói.
Trúc Ly
Mô Hình Nuôi Gà Nòi Lai Thả Vườn
Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.
Tháng 3/2010, được người quen giới thiệu đến cơ sở cung cấp con giống tại huyện Mõ Cày Nam mua 1000 con gà giống về nuôi. ” Khi mới bắt gà về tôi cũng lo lo, có thể xem mình rất bạo gan vì số lượng quá lớn, kinh nghiệm không nhiều, trước đây gia đình cũng có nuôi gà thả vườn nhưng chỉ vài chục con, mai nhờ cơ sở bán gà giống và đại lý bán thức ăn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà, nên số gà từ lúc bắt về đến khi xuất chuồng hao hụt khoảng 30%”.
1000 con gà giống đầu tiên được Ông mua với giá 12.000 đồng/con giống, sau 3,5 tháng chăm sóc, số gà còn lại khoảng 700 con, trọng lượng bình quân đạt khoảng 1,5-1,6 ký/ con. Sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng, đây được xem là mô hình hiệu quả vì thời gian nuôi ngắn, một năm nếu chịu khó có thể nuôi từ 3- 4 đợt.
Sẳn có kinh nghiệm từ lần nuôi đầu tiên, tháng 8/2010, ông tiếp tục với mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn, đầu tư mua 1070 con gà giống, nuôi trên diện tích 1000 mét vuông. Có kinh nghiệm qua lần đầu chăm sóc nên tỷ lệ đàn gà hao hụt so với trước đây có giảm hơn nhiều, khoảng 10% trên tổng đàn. Qua gần 2,5 tháng chăm sóc gà đạt trọng lượng khoảng 1 ký/con, hiện nay gà thịt đang có giá 72 ngàn đồng/ký được thương lai thu mua tại chuồng, khoảng 30 ngày tới đàn gà của ông sẽ xuất chuồng và giá bán có thể cao hơn vì thời điểm Noel, giáp tết, ông Tạo hy vọng.
Để nuôi gà đạt chất lượng được thị trường chấp nhận mua với giá cao, ngoài cho ăn thức ăn được chế biến sẳn, phân cử vào 3 buổi sáng- trưa- chiều, phải cho gà ăn thêm rau cỏ, lục bình, chuối… để tạo chất sơ, và điều quan trọng khi mới bắt gà về phải ủ ấm.
Đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua 1 đợt nuôi gà và học hỏi trên sách báo, ông Tạo cho biết khi gà mới nở 1 ngày tuổi, mang về ủ ấm chúng trong 5 ô chuồng được che kín, mỗi ô có diện tích 1 mét vuông treo bóng đèn được thiết kế sẳn, trong thời gian 10- 15 ngày và cho ăn thức ăn dạng nhuyễn. Đặc biệt trong giai đoạn 30 ngày tuổi gà phải được chích ngừa đầy đủ các loại bệnh như dịch tả, gút, hô hấp… Nước uống phải được xử lý trước khi cho gà uống từ 3 đến 4 ngày. Chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát và đảm bảo được che chắn kín gió khi trời đêm và phải cho gà ngủ trên gác không nên để gà ngủ dưới nền đất dễ bị bệnh đường hô hấp.
“Nuôi gà thả vườn, được xem là mô hình mới có nhiều nông dân ở các địa phương áp dụng, bởi lẽ mô hình này phù hợp cho điều kiện từng gia đình từ nguồn vốn ít đến vốn nhiều cũng có thể tham gia và điều quan trọng nông dân có thể thoát nghèo vươn lên làm giàu từ mô hình này nếu cần cù, chịu khó và biết cách chăm sóc. Hướng tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp ao cá và khuyến khích bà con trong xóm cùng tham gia, với tôi đây là mô hình hiệu quả”, ông Tạo nói.v
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quảng Trị: Thả Nuôi Loài Gà Lai Đá Trên Cát, Dân Ở Đây Rủng Rình Tiền Tiêu trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!