Đề Xuất 3/2023 # Thu Lợi Nhuận Khá Từ Nuôi Gà Đông Tảo # Top 12 Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Đề Xuất 3/2023 # Thu Lợi Nhuận Khá Từ Nuôi Gà Đông Tảo # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thu Lợi Nhuận Khá Từ Nuôi Gà Đông Tảo mới nhất trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hơn 3 năm tự tìm tòi, ông Trương Văn Rớt, ở ấp 5, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã thành công trong việc chăn nuôi gà Đông Tảo (gà Tiến vua) đem về nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình.

Ông Trương Văn Rớt phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi gà Đông Tảo.

Trong khu vườn nhà rộng khoảng 500m2, gia đình ông Rớt vừa làm nơi ở, vừa chăn nuôi gà Đông Tảo. Hiện nay, ông Rớt xây 3 chuồng để nuôi nhốt hơn 60 con gà giống, trong đó có 10 con gà trống, 4 con gà mái đẻ, còn lại là gà thịt để bán. Hiện nay, ông còn thành lập trang website chuyên bán gà Đông Tảo để thuận tiện cho việc kinh doanh. Ông Rớt kể: “Do con tôi là tài xế chạy tuyến Nam – Bắc nên mua 10 con gà trống và 4 con gà mái về cho tôi nuôi thử, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên chỉ sống được 1 con gà trống và 3 con gà mái. Nhờ tìm hiểu qua sách báo về kỹ thuật chăn nuôi phù hợp nên mới phát triển đàn gà như hiện tại”.

Từ đàn gà bố mẹ hiện có, ông Rớt cho sinh sản gà giống để bán. Trung bình mỗi tháng, 1 con gà mái đẻ được từ 10 – 12 trứng, nở 6 – 8 con. Gà con sau khi nở được 21 ngày sẽ được nhốt vào các chuồng nhỏ, thắp đèn điện sưởi ấm và bán gà giống với giá 150.000 đồng/con. “Vì gà Đông Tảo có nhược điểm về đường hô hấp, chúng yếu hơn so với gà bình thường nên khi mới nở được vài ngày phải cho uống vắc-xin phổi, tiêu chảy, nhỏ mắt, mũi bằng thuốc đặc trị viêm đường hô hấp. Trong 2 ngày đầu chỉ cho gà con uống nước, ngày thứ 3 có thể cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: tấm, thức ăn chăn nuôi”, ông Rớt chia sẻ.

Hơn 3 năm nuôi gà Đông Tảo đã cho ông Rớt nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi gà thương phẩm. Theo ông, gà Đông Tảo dễ nuôi, tuy nhiên cần chú ý thời tiết và lứa tuổi gà. Gà con ít lông nên chịu lạnh kém, thời kỳ đầu cần nuôi nhốt, ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng. Phía dưới sàn cần được trải một lớp trấu dày 10 – 15cm (theo công nghệ đệm lót sinh học) để gà không bị lạnh chân và phòng bệnh tụ huyết trùng… Gà Đông Tảo thích chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi. Gà trưởng thành có thể nặng từ 3 – 6kg cũng cần thực hiện tốt quy trình tiêm phòng đều đặn. Ông Rớt cho biết: “Gà Đông Tảo không biết tự kiếm ăn, lại vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên nếu chăm sóc không kỹ thì chi phí nuôi khá tốn kém, không mang lại lợi nhuận. Cách nuôi gà Đông Tảo đa phần giống như nuôi gà thường, cho ăn chủ yếu là lúa và thức ăn công nghiệp. Để gà Đông Tảo phát triển khỏe mạnh, quan trọng là mỗi ngày phải cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để gà không mắc bệnh. Trong sinh sản gà giống thuần chủng, người nuôi phải nhốt gà bố mẹ chung một chuồng, không để thả lan, tránh phối giống với gà ta sinh ra con giống lai sẽ không có giá trị”.

Đối với gà thương phẩm, sau 6 – 7 tháng nuôi, có thể đạt trọng lượng 3,8 – 4kg, xuất bán với giá 350.000 đồng/kg cũng đem lại cho gia đình ông Rớt nguồn lợi nhuận lớn. Đặc biệt, những con gà trống thương phẩm có dáng cao ráo, lông mượt, chân to bệ vệ có giá bán vài triệu đồng mỗi con và luôn hút hàng vì người mua thường dùng làm quà biếu trong các dịp lễ, tết. Vụ nuôi năm rồi, sau khi trừ chi phí mua thức ăn, điện, nước, gia đình ông Rớt còn lợi nhuận gần 60 triệu đồng và đàn gà giống hiện có. Là người có kinh nghiệm nuôi gà hơn 30 năm, ông Rớt đánh giá nuôi gà Đông Tảo mang lại hiệu quả kinh tế hơn gà nòi thông thường.

Anh Nguyễn Liêm Sĩ, cán bộ khuyến nông xã Long Trị A, cho biết: “Ở địa phương, ông Rớt là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo. Thấy được lợi ích kinh tế, nhiều hộ dân khác trên địa bàn cũng đã mua con giống về nuôi nhưng kết quả không đạt. Để giúp bà con phát triển mô hình này, chúng tôi đã mở các lớp về kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn bà con cách chăn nuôi gà Đông Tảo hiệu quả”.

HOÀNG NHÂN

Thu Nhập Khá Từ Nuôi Gà Đông Tảo

Bà Lê Thị Ngọc Hà ở thôn 15 (xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc) đã học hỏi và nuôi thành công giống gà Đông Tảo xuất bán ra thị trường, đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trước đây, bà Hà cũng từng nuôi lợn, trồng cà phê, hồ tiêu… để phát triển kinh tế gia đình nhưng đều không hiệu quả. Năm 2016, sau khi được người thân giới thiệu về giá trị mà giống gà Đông Tảo mang lại, bà Hà đã bỏ ra 15 triệu đồng đặt mua 100 con gà giống từ tỉnh Hưng Yên về nuôi thử nghiệm.

Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm cùng với sự khác biệt về khí hậu, môi trường sống nên gà chậm lớn, tỷ lệ sống chỉ đạt 50%. Để nuôi gà đạt hiệu quả hơn, bà Hà đã đi học hỏi một số hộ đã nuôi thành công, đồng thời lên mạng Internet để tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng và cách chăm sóc giống gà này. Rút kinh nghiệm từ lần nuôi đầu và tuân thủ các biện pháp vệ sinh, tiêm vắc xin đầy đủ nên các lứa gà sau này của bà phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Bà Hà cho biết, thịt gà Đông Tảo ngon ngọt, săn chắc nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Với chất lượng thịt vượt trội nên giá bán cao hơn rất nhiều lần so với gà thường, khoảng 300.000 đồng/kg. Gà nuôi từ 6-8 tháng là có thể xuất bán, đạt trọng lượng từ 4-5 kg/con.

Bà Hà chăm sóc đàn gà Đông Tảo.

Nhận thấy việc nuôi gà Đông Tảo đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Hà đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm hệ thống chuồng trại để mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài ra, bà còn mua sắm 2 máy ấp trứng để chủ động được nguồn giống. Hiện tại, bà đang sở hữu trang trại rộng 100 m 2 với hơn 100 con gà. Ngoài bán gà thịt, bà Hà còn cung cấp gà sinh sản cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh với mức giá dao động từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/con. Đối với những con gà trống chân to, đẹp có giá từ 5-7 triệu đồng/con. Mô hình nuôi gà Đông Tảo đã đem lại cho bà Hà lợi nhuận ổn định hơn 100 triệu đồng/năm.

Tuyết Mai

Nuôi Gà Mía Thu Lợi Nhuận Cao

Lãi cao

Mới đây, tôi có dịp đến thăm mô hình nuôi gà Mia – gà “phá cựa” của gia đình ông Nguyễn Văn Tích (thôn An Cập, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa – BẮc Giang) khi vợ chồng ông vừa cân gà xuất bán cho thương lái .

Ông Tích vui vẻ cho biết, đầu tháng 7, ông vào 1.000 con, với tỷ lệ nuôi sống 93%, giá bán tại của chuồng hiện nay 91.000 đồng/kg, trừ chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y…, gia đình thu lãi 90.000 đồng/con/5 tháng nuôi. Nếu lứa gà này ông xuất bán hết với giá bán trên, gia đình có lãi trên 80 triệu đồng.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới khang trang, ông Tích cho biết, trước kia gia đình cũng nuôi gà nhưng chủ yếu bằng giống địa phương. Nuôi hơn ba tháng là xuất bán. Với sản phẩm thịt gà trên ba tháng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm khá khó khăn, chưa kể đến việc nuôi nhiều lứa trên năm tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tình cờ ông biết được giống gà Mía đặc sản của vùng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Qua tìm hiểu biết đây là giống gà quý, được thị trường chấp nhận với giá cao nên tôi tiến hành nuôi thử, ông Tích kể.

Sau khi nuôi thử, thấy có lãi cao nên năm nào tôi cũng nuôi ít nhất một lứa. Cứ tầm tháng 7 dương lịch, bên cung ứng giống sẽ mang gà lên tận nơi cho gia đình. Sau thời gian nuôi 5 tháng, thương lái lại về tận nơi thu mua, ông Tích cho biết thêm.

Tìm hiểu thêm, được biết, thôn An Cập có khoảng 15 hộ nuôi gà “phá cựa” theo phương thức nuôi như gia đình ông Tích. Nhiều hộ nuôi 2 lứa/năm, do họ có vườn đồi rộng, có nhiều khu chuồng nuôi khác nhau nên việc gối đàn thuận lợi.

Nhân rộng mô hình

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Tích cho biết: Để thành công trong trong mô hình nuôi gà Mía – gà “phá cựa”, chúng tôi phải tuân thủ một số quy tắc nhất định như: gà giống phải được bắt trực tiếp ở vùng Sơn Tây (do gà nơi đây ít bị pha tạp so với bắt giống ở các nơi khác), bỏ vốn để mua 100% gà trống, vì nuôi gà trống được cân nhanh và việc nhú cựa cũng rõ ràng hơn. Do nuôi 100% gà trống nên việc lựa chọn thức ăn và cân đối khẩu phần ăn cho gà là rất quan trọng, nếu thiếu cân đối dinh dưỡng trong thức ăn, gà sẽ mổ cắn lông nhau. Ngoài ra, khi gà được 4 tháng trở ra, sẽ có hiện tượng đuổi, cắn nhau do bản tính hung hăng của gà trống.

Để hạn chế hiện tượng đuổi cắn nhau trong đàn, tôi làm thêm nhiều gác đứng ở ngoài vườn để những con bị đuổi sẽ đậu trên gác, tránh bị những con khác tấn công.

Sản phẩm gà “phá cựa” đã thực sự chinh phục được thị trường Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh… do thời gian nuôi dài nên chắc thịt, thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó chủ tịch UBND xã Hoàng An, cho biết, những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà Mía – gà “phá cựa” trên địa bàn khá phát triển. Các hộ nông dân được các cấp, các ngành tạo điều kiện hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà lông màu. Đặc biệt, năm 2019, được sự quan tâm của Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Hòa, sản phẩm gà lông màu của xã Hoàng An đã được thực hiện việc truy xuất nguồn gốc. Trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sang các thôn lân cận trên địa bàn huyện.

Theo Kinh Tế Nông Thôn

Bày Cách Nuôi Gà Tre Thịt Hiệu Quả Thu Lợi Nhuận Cao

by Hề Duyên on July 2, 2019

Nuôi gà tre thịt rất chú trọng đến việc chọn con giống. Theo các chuyên gia, người nuôi có thể bắt đầu chọn con giống khi nó được 2 -5 ngày tuổi. Với những con giống đạt tiêu chuẩn thì sẽ có các đặc điểm:

– Gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Mỏ khép kín, chân láng bóng và thon đều. Phần bụng thon và rốn kín.

– Chú ý đến mắt: Mắt phải sáng, láo liên thì khả năng phát triển sau này sẽ tốt hơn

– Gà tre giống không được có bất kỳ dị tật nào trên cơ thể.

– Màu lông: Chọn những con có lông mịn, vàng bông.

– Trọng lượng: Đạt từ 15 – 18/con.

Rõ ràng, cách nuôi gà tre thịt mà chọn giống tốt thì đương nhiên chất lượng đàn tre nuôi sau này cũng sẽ phát triển nhanh hơn.

Kinh nghiệm nuôi gà tre thịt không thể thiếu là việc xây dựng chuồng nuôi. Theo đó, nên làm chuồng ơ những nơi cao ráo, thoáng mát. Đặc biệt, nên chọn hướng chuồng nuôi là Đông, Đông Nam họặc hướng Nam. Đây là các hướng đón ánh nắng tự nhiên, không sợ bị nắng gắt vào buổi chiều hay gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

Vật liệu làm chuồng nuôi có thể là khung lưới sắt, tre , nứa hoặc xây bằng gạch. Nhưng tất cả đều phải đảm bảo sự thoáng mát cho gà. Mật độ gà nuôi phải phù hợp với diện tích của chuồng, khoảng 8 -10 con/m2 là hợp lý.

Cách nuôi gà tre thịt đúng kỹ thuật là cần đảm bảo đầy đủ máng thức ăn và máng nước uống cho gà. Nên bổ sung thêm bể tắm cát , giai đoạn gà đẻ trứng thì cần làm ổ lót. Chọn vị trí phù hợp, không đặt cạnh máng nước để tránh ổ bị ướt.

Gà tre nằm trong số những loại gà đặc biệt nhạy cảm, vì thế thức ăn phải sạch, đảm bảo đủ chất. Không cho gà ăn các loại đồ ăn mốc, ôi thiu. Thức ăn giúp gà tre mau lớn gồm có: cám công nghiệp, lúa, ngô xay, gạo lức, giun đất, rau…

Lúc cho gà ăn, cách nuôi gà tre thịt đúng chuẩn là phải đặt máng ăn và máng uống tại vị trí tốt nhất để tất cả đàn gà cùng tiếp cận được. Đối với những con gà tre mái chuẩn bị bước vào giai đoạn đẻ trứng thì phải bổ sung chất dinh dưỡng để kích thích khả năng sản xuất trứng.

Tiêm thuốc kháng sinh để phòng bệnh dịch cho gà tre là điều cần thiết. Tùy vào từng giai đoạn tuổi mà sử dụng loại thuốc với liều lượng thích hợp để ngăn chặn bệnh.

Cách phòng bệnh tốt nhất cho gà tre nuôi thịt là ăn sạch, ở sạch và uống sạch. Điều này không phải quá mới mẻ nhưng người nuôi thường xem nhẹ, không quá chú tâm,. Do vậy, khi gà bị bệnh thì sẽ rất dễ lây lan sang cho đàn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thu Lợi Nhuận Khá Từ Nuôi Gà Đông Tảo trên website Ngayhoimuanhagiagoc.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!