Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Gà Đá Xào Sa Tế Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Cháo Gà Nòi Nấu Sa Tế

Mỗi dịp rảnh rỗi, tôi và vài người bạn thường rủ nhau ngao du vùng sông nước miền Tây, cũng là dịp thưởng thức các món ăn dân dã độc đáo. Có một món tôi nhớ mãi và mong có dịp thưởng thức nữa là cháo gà nòi sa tế ở cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang.

Những chú gà nòi oai phong trong trận chiến, khi sa cơ thất bại lại trở thành món ngon dân dã khó quên.

Gà nòi ở vùng này được nuôi rất nhiều, thường làm gà đá. Chúng thường được người nuôi chăm sóc rất kỹ, thậm chí chỉ cho ăn thịt bò, tôm hay lươn con… chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ. Thịt của loại gà này rất săn chắc và nhiều chất dinh dưỡng, da chúng đỏ au so với loại gà thường và hình dáng chúng trông rất oai phong. Khi một con gà nòi nuôi như thế mà lúc đem đi thi đấu lại thua, người nuôi chúng thường mang về bán rẻ (chứ họ không làm thịt để ăn) và chúng trở thành một món ăn ngon. Trong dịp về nhà người bạn lần này, tôi được gia đình chị ấy đãi một bữa cháo gà nòi sa tế no nê, đến bây giờ nghĩ lại còn thèm.

Sau khi gà được cắt cổ, nhổ lông làm sạch, để ráo vài phút thì chị ấy đem chặt ra từng miếng vừa ăn, rồi đem gà ướp với gói sa tế mua ở tiệm tạp hóa gần nhà. Sau đó cho vào thêm một ít tỏi và gia vị để cho gà ngấm đều khoảng 15 phút.

Chị biểu tôi vào trong khạp lấy một lon gạo đem đi rang vàng trên bếp than hồng, để khi đem nấu cháo hạt gạo sẽ mau nở. Gạo rang vàng xong, tôi cho thêm nửa chén đậu xanh trộn chung vào rồi đem vo lại cho sạch và bắc lên bếp nấu cho đến khi cả gạo và đậu xanh nhừ ra.

Cũng trong thời gian này, gà đã thấm gia vị, chị ấy đem chảo bắc lên bếp cho nóng rồi bỏ dầu vào khử vài tép tỏi cho thơm. Sau đó, bỏ thịt gà vào xào cho săn lại rồi vặn nhỏ lửa vì gà nòi thịt rất dai và da rất dày, cần phải để lửa riu riu gà mới chín và thấm gia vị. Cứ như thế 40 phút sau thì gà sẽ mềm và thịt có vị thơm, cay nồng của sa tế lan tỏa khắp bếp.

Lúc này, nồi cháo đậu xanh cũng đã chín, tôi đem chảo gà đã xào sa tế bỏ vào nồi cháo, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi rắc hành lá thái nhỏ và tiêu vào cho thơm. Tiếp tục để nồi cháo gà này trên bếp với lửa nhỏ riu riu. Nhìn trên mặt nồi cháo lúc này, lớp váng của mỡ gà xào sa tế, màu xanh của từng cọng hành xắt nhuyễn, màu vàng sa tế của những miếng thịt gà săn bóng lại. Chưa dọn lên bàn mà chỉ nhìn thấy và ngửi qua hương vị hấp dẫn của nồi cháo, mọi người cũng đã thấy bụng đói cồn cào rồi.

Món cháo này, thức chấm đi kèm phải là muối hột giã nhuyễn với ớt xanh hái sau vườn nhà vì ớt xanh khi chấm thịt gà thì có mùi thơm hơn ớt chín. Và có thêm bắp chuối xắt mỏng trộn chua ngọt ăn kèm thì bạn mới cảm nhận hết vị ngọt của thịt gà, vị cay cay nồng của sa tế và vị bùi bùi của đậu xanh nấu kèm.

Theo Nguyễn Kim Oanh Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Cách Làm Món Ếch Xào Sả Ớt, Sa Tế Ngon Đậm Đà Hương Vị

Nếu bạn đã “chán chê” với các món thịt heo, bò, gà thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đổi vị với 2 món ăn rất hấp dẫn là ếch xào sả ớt và ếch xào sa tế đậm đà hương vị miền quê. Với sự hướng dẫn từ các đầu bếp của chúng tôi bạn sẽ học được ngay cách làm ếch xào xả ớt và ếch xào sa tế siêu ngon chỉ với vài bước chế biến đơn giản.

Thịt ếch tuy không phổ biến như thịt heo, bò, gà nhưng nếu xét về độ dinh dưỡng thì chúng không hề thua kém. Trong thịt ếch chứa rất nhiều protein, canxi, photpho, kẽm… có lợi cho sức khỏe cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Với món ếch xào sả ớt hay ếch xào sa tế thì bạn không chỉ có thêm một món ăn ngon cho bữa cơm gia đình mà còn phù hợp để bồi bổ cho sức khỏe của người thân.

Cách chế biến thịt ếch an toàn

Các món được làm từ thịt ếch rất ngon, tuy nhiên trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai. Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… Nếu vào mắt sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu ấu trùng chui vào gan, phổ, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tụy cấp, đau bụng…

Do đó, để sơ chế ếch sao cho đúng, khử được mùi tanh, nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe chính là điều mà chị em nào cũng cần phải biết được. Khi chế biến thịt ếch tại nhà, chị em chúng ta đừng quên những lưu ý sau đây:

– Khi chế bến ếch phải lọc phần xương sống vì phần xương sống có chất gây tê, có hại cho sức khỏe.

– Khi rửa thịt ếch, bạn lưu ý phải rửa bằng rượu gừng (rượu + gừng ngâm) để khử mùi tanh.

– Nếu không có rượu, bạn thay bằng muối và giấm như nhiều chị em vẫn thường dùng, có thể khử được một phần mùi tanh. Tuy nhiên, hiệu quả của việc rửa bằng rượu gừng sẽ tốt hơn.

– Chần ếch bằng hỗn hợp bột nghệ và rượu gừng có tác dụng lấy màu và diệt khuẩn.

– Dù là rán, chiên, xào hay nấu cháo cũng nên chần ếch trước để diệt khuẩn. Ngoài ra, thịt ếch sẽ săn lại và khi xào, rán sẽ ngon và lên màu đẹp hơn.

Cách làm ếch xào sả ớt

Nguyên liệu cần chuẩn bị món ếch xào sả ớt

– Thịt ếch (loại làm sẵn): 500 gr

– Sả: 3 – 4 cây

– Ớt chuông: ½ quả

– Hành tím, tỏi khô: 1 – 2 củ

– Hành lá, ngò, ớt tươi

– Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu, ớt, nước màu, đường, hạt nêm.

Các bước thực hiện ếch xào sả ớt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ớt chuông: bạn cắt bỏ cuống, lõi và phần hạt bên trong, rửa sạch rồi thái thành sợi với kích thước vừa phải, để ráo.

– Hành tím và tỏi lột vỏ đập dập, băm nhỏ.

– Hành lá và ngò thì rửa sạch, thái nhỏ.

– Thịt ếch: sau khi mua về thì rửa sạch, dùng nước muối rửa thêm lần nữa rồi xả lại nước sạch (công đoạn này giúp thịt ếch không còn mùi hôi), sau đó cắt khúc vừa ăn, để ráo. Sau đó nêm nếm gia vị theo tỉ lệ: 1 muỗng café hạt nêm + ½ muỗng café tiêu xay + 1 muỗng café nước mắm + 1 muỗng café nước màu + hành, tỏi, ớt băm, trộn đều để ếch thấm gia vị, để thịt ếch ướp trong 30 – 45 phút.

Bước 2: Chế biến thịt ếch

– Sau khi thịt ếch ngấm gia vị, bạn bắc chảo lên bếp và cho vào chút dầu, dầu sôi thì cho hành tím, tỏi, sả, ớt băm vào phi lên cho thơm. Sau đó cho thịt ếch vào xào cùng với lửa vừa phải.

– Xảo thịt ếch khoảng 5 phút thì bạn cho vào chảo chút nước để xào lần nữa thì cho ớt chuông vào xào cùng. Lúc này, bạn nêm vào chảo 1 muỗng café hạt nêm, 1 muỗng đường, ½ muỗng muối, ½ muỗng nước mắm và đảo đều tay.

– Khi ớt chuông chín thì bạn hạ lửa liu riu rồi cho phần hành lá và ngò vào và tắt bếp.

Bước 3: Trình bày món ếch xào sả ớt

– Cho ếch xào sả ớt ra dĩa và rắc lên chút tiêu xay, dọn kèm với nước tương và vài lát ớt. Món này dùng kèm với cơm trắng hoặc cháo đều hợp.

Cách làm ếch xào sa tế

Nguyên liệu ếch xào sa tế cần có

– Thịt ếch (loại làm sẵn): 500 gr

– Hành tây: 1 củ

– Hành lá, ngò, hành tím, tỏi băm

– Ớt sa tế: 3 muỗng café

– Gia vị: hạt nêm, nước mắm, đường, muối , tiêu.

Các bước thực hiện ếch xào sa tế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt ếch: sau khi mua về thì rửa sạch thì rửa lại với rượu trắng rồi xả sơ với nước sạch rồi để thật ráo, chặt miếng vừa ăn và ướp thịt ếch với tỉ lệ gia vị: 1 muỗng café hạt nêm + ½ muỗng café tiêu xay + 1 muỗng café nước mắm + 1 muỗng café đường + hành tím, tỏi băm để ướp trong 30 – 45 phút để ếch ngấm gia vị.

– Hành tây: lột vỏ, thái mùi cau. Hành lá và ngò thì rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Chế biến

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun đến khi sôi thì cho tiếp hành tím, tỏi, ớt sa tế vào đảo đều, phi lên cho dậy mùi.

– Cho tiếp thịt ếch vào xào, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Đến khi thịt ếch săn lại, chuyển dần sang màu vàng thì cho tiếp hành tây vào xào cùng và nêm nếm lần cuối. Đảo đều chảo ếch đến khi thịt chín và hành tây chín hẳn là được, bạn cho hành lá và ngò vào, rồi tắt bếp.

Bước 3: Trình bày món ếch xào sa tế

– Dọn ra dĩa và rắc chút xíu tiêu xay. Vậy là bạn hoàn tất món ếch xào sa tế.

1️⃣ Cách Nấu Lẩu Gà Hầm Sả Ớt Sa Tế, Lá Chanh, Nước Cốt Dừa Thơm Ngon

Cách nấu lẩu gà sả ớt cho những ngày cuối tuần thư thái dường như còn khiến cả nhà bạn thích thú hơn. Bởi lẩu gà sả ớt từ lâu đã nổi tiếng là món ăn bổ dưỡng “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, được hầm từ những miếng gà tươi kết hợp với nhiều nguyên liệu chế biến sẵn. Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay vào bếp với chúng tôi ngay thôi!

1. Cách nấu gà hầm sả cay thơm ngon

Cách nấu lẩu gà sả ớt thơm ngon, ngọt thịt, thơm mùi sả và vị cay cay của ớt thực sự không quá khó nếu bạn thực hiện ngay tại nhà. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và áp dụng đúng công thức hướng dẫn là sẽ có ngay nồi lẩu gà nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” cho cả nhà xuýt xoa khi thưởng thức cùng nhau.

1.1. Nguyên liệu chuẩn bị lẩu gà sả ớt sa tế

Thịt gà tươi (đùi hoặc ức gà): 800 gram

Sả: 2 nhánh

Mù tạt xanh: 300 gram

Cải bó xôi: 300 gram

Ớt trái + ớt sa tế

Hành, tỏi băm

Rượu trắng: 100 ml

Nêm gia vị: dầu ăn, nước mắm, đường, muối, hạt nêm….

Món lẩu: 1 kg mì tươi và một ít mì gói

1.2. Hướng dẫn cách nấu lẩu chua cay lẩu gà sả ớt tại nhà

1.2.1. Sơ chế nguyên liệu và ướp gà

Cải bó xôi và cải bẹ rửa sạch, cắt khúc to, bày ra đĩa.

2 nhánh sả rửa sạch, đập dập cắt khúc.

Ớt trái rửa sạch, băm nhỏ.

Làm sạch gà bằng cách cho 2 thìa cà phê muối + 100 ml rượu trắng. Đồng thời, dùng tay bóp để gà sạch, săn chắc và da không bị hôi.

Sau đó rửa sạch gà với nước, để ráo.

1.2.2. Cách nấu lẩu sả ớt thơm ngon

2. Cách nấu lẩu sả đu đủ thơm ngon cho ngày cuối tuần

2.1. Nguyên liệu nấu lẩu sả đu đủ

Gà tre: 1 con

Đu đủ: 1 quả

Rau mồng tơi

Sả: 4 nhánh

Tỏi: 1 củ

Hành tây băm nhỏ

Nước tinh khiết: 1,5 lít

Mì tươi, mì gói

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, đường, bột ngọt, muối ớt, chanh….

2.2. Hướng dẫn cách nấu lẩu gà đu đủ đơn giản

Thịt gà tre mua về làm sạch chặt miếng vừa ăn.

Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, xắt miếng vuông, rửa sạch để ráo.

Sả rửa sạch, cắt khúc.

Ướp gà với 1/2 thìa đường + 1/2 thìa bột ngọt + 1 thìa hạt nêm + vài nhánh sả đập dập + hành băm trong 30 phút cho gà ngấm gia vị.

3. Cách nấu lẩu gà lá giang thanh nhiệt, giải độc.

3.1. Nguyên liệu cho món lẩu gà lá giang thơm ngon

Gà tươi: 800 gram

Sả: 3 nhánh

Lá giang: 150 gam

Đầu hành lá: 5 nhánh

Hành tây 50 gam

Ớt: 5 trái

Ớt: 1 trái

Ngò 15 gram

Ngò 15 gram

50 gram tỏi băm

Nước tinh khiết: 2 lít

Mì hoặc mì tươi

Gia vị nêm lẩu: muối, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn …

3.2. Cách làm lẩu gà lá giang

3.2.1. Sơ chế nguyên liệu và ướp gà

Rửa gà với nước và gừng cho hết mùi hôi, để ráo. Sau đó, chặt gà thành từng miếng vừa ăn.

Lá lốt nhặt lá rửa sạch, giã nát một chút.

Sả bạn rửa sạch, đập dập và cắt khúc.

Hành tây, ớt sừng cắt lát.

Lột sạch vỏ, băm nhuyễn, ngò cắt nhỏ.

Trộn đều hỗn hợp gia vị gồm: 1/2 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê đường + 1 thìa cà phê hạt nêm rồi ướp gà.

Ướp gà trong vòng 15 phút cho gà ngấm gia vị.

3.2.2. Cách nấu lẩu gà chua ngọt lá sả

Khuấy đều nước lẩu rồi cho tỏi băm vào là hoàn thành nồi.

Bày lẩu ra bàn, ăn kèm với bún hoặc mì gói, gà chấm nước mắm ớt đều ngon.

4. Cách nấu lẩu gà sả lá chanh miền tây nước cốt dừa

4.1. Vật chất

1 thìa dầu ăn (nên dùng dầu thực vật để giảm béo)

40 gam sả, sả

40 gam hành tím, tỏi bóc vỏ, thái múi cau.

2,2 lít nước hầm xương (hoặc nước luộc rau)

80 ml nước cốt dừa tự vắt hoặc mua sẵn trên thị trường

Nêm gia vị: 30 gam bột nêm, 30 ml nước mắm, 1/3 thìa tiêu đen xay, 40 ml dầu điều màu, 1/2 thìa bột năng, 1/2 thìa đường.

1 củ cà rốt gọt vỏ, thái sợi (bạn có thể tỉa hoa cà rốt cho đẹp mắt)

7 – 10 lá chanh

Một ít ớt tươi

800 gram thịt gà tươi (rửa sạch, chặt nhỏ, để ráo)

Rau ăn kèm lẩu: rau muống bào, cải thảo, …

Nước chấm: muối, tiêu chanh

4.2. Cách nấu lẩu gà lá chanh sả nước cốt dừa thơm ngon

Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng, cho sả vào đảo đều, phi thơm. 30 giây sau, cho tỏi và hành tím vào chảo.

Các nguyên liệu đã phi thơm, bạn đổ nước hầm xương vào nồi, nấu lửa lớn cho sôi. Nước dùng sôi, bạn cho nước cốt dừa vào và lần lượt nêm nếm gia vị, khuấy đều. Điều chỉnh hương vị nước lẩu cho vừa ăn.

Nước lẩu sôi trở lại, bạn cho cà rốt, lá chanh, ớt tươi vào. Sau đó, cho thịt gà vào nồi nấu cùng các loại rau củ. Khi các nguyên liệu chín, bạn vớt gà ra chấm với muối tiêu chanh.

Bích Tuyền

Mách Bạn Cách Làm Chân Gà Nướng Sa Tế Ngon Như Ngoài Hàng

Cách làm chân gà nướng sa tế

Để thực hiện cách làm chân gà nướng sa tế ngon, trước hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cần có để làm chân gà nướng sa tế như sau:

Nguyên liệu làm chân gà nướng sa tế

Sa tế + dầu hạt điều tạo màu + nước tương

Hoa hồi + quế khô

Rượu trắng + mật ong + dầu hào

Tỏi + sả + ớt băm nhỏ

Sả đập dập

Dầu ăn + gia vị

Nước lọc

Hướng dẫn cách làm chân gà nướng sa tế

Nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, tuyệt đối không được chọn những chiếc chân gà có màu sắc lạ như vàng, xanh hay đỏ và bị nhớt vì có thể là gà để lâu.

Sơ chế nguyên liệu làm chân gà nướng sa tế

Pha một thau nước cho chút muối và gừng giã nhỏ vào, sau đó đó đổ chân gà vào ngâm khoảng 10 – 15 phút. Bóp sạch chân gà để khử mùi tanh và hôi.

Thực hiện cách làm chân gà nướng sa tế

Lấy một chiếc xoong cho rượu + hoa hồi + quế + sả + muối để luộc chân gà. Đun nhỏ lửa, khi chân gà sôi khoảng 15 phút các bạn vớt chân gà ra rổ để ráo nước.

Trộn đều màu điều + dầu hào + mật ong + nước tương + tỏi + sả + sa tế và ớt băm với nhau rồi cho chân gà vào ướp khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó đem nướng.

Nướng chân gà khi nào thấy chân vàng đều và giòn các bạn để ra đĩa và thưởng thức cùng tương ớt có thể ăn kèm với dưa leo hoặc củ đậu sẽ không bị ngấy. Hoặc nhâm nhi cùng vài ly rượu, bia là món nhậu yêu thích của đấng mày râu.

Thưởng thức món chân gà nướng sa tế

Ăn kèm chân gà nướng với dưa chua, rau sống.

Cảm nhận được vị thơm ngon, béo ngậy, vị dai gòn của chân gà

Vị cay đặc trưng của sa tế, chân gà nướng có màu vàng và không bị cháy

Khi thực hiện cách làm chân gà nướng sa tế ngon và đảm bảo vệ sinh, các bạn lưu ý nướng bằng lò hoặc than hoa nhiệt độ 180 độ C, thời gian nướng khoảng 15 – 20 phút. Sau đó phết nước ướp chân gà lên đều bề mặt để chân gà không bị khô.

Ngoài ra, các bạn chú ý trong việc lựa chọn chân gà, vì trên thị trường bày bán nhiều chân gà công nghiệp có tẩm hóa chất gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất nên mua chân gà ở những nơi uy tín và kiểm tra chất lượng kĩ trước khi mua.