Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nuôi Gà Chọi Mau Lớn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Cách Nuôi Gà Chọi Con Mạnh Khỏe, Mau Lớn

Gà chọi con mạnh khỏe, bách chiến bách thắng là niềm mong mỏi của bất kì người nuôi gà chọi nào. Thế giới mẹo vặt sẽ mách bạn những cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe, mau lớn. Thật đơn giản và hiệu quả để có được những chú gà chiến mạnh mẽ nhất.

Tầm quan trọng của việc nắm giữ bí quyết nuôi gà chọi con mạnh khỏe.

Không chỉ lĩnh vực gà chọi, mà nếu bạn muốn nuôi bất kì thú nuôi nào, việc năm vững phương pháp cũng là vô cùng quan trọng để tạo nên được hiệu quả. Nuôi gà chọi cần có chế độ chăm sóc chuyên sâu và khoa học. Đặc biệt với những người nuôi gà chọi với mục đích kinh tế, thì càng cần phải đảm bảo nắm vững kiến thức từ đặc điểm, lối sống, thức ăn, chiến thuật huấn huyện…thì mới khiến khách hàng chọn lựa những chú gà của mình.

Cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe nói dễ không dễ, nói khó không khó. Nắm giữ được bí quyết chính là phương pháp tối quan trọng để bạn có thể kiểm soát được những chú gà của mình. Nhất là những người mới nuôi gà chọi, thì cũng có thể nói là trầy trật để có được một chú gà chiến mạnh khỏe.

Với gà chọi, mỗi giai đoạn bạn cần phải có được những bí quyết nuôi dưỡng khác nhau. Sau giai đoạn chọn giống cũng lắm công phu, chính là việc bạn cần phải đủ kiên nhẫn để nuôi dưỡng và huấn luyện chú gà chọi của mình sao cho thành thục, trở thành một chú gà chiến mạnh khỏe và đủ sức đánh bật bất kì đấu thủ nào.

Cách nuôi gà chọi con mau lớn, khỏe mạnh bắt đầu từ việc bạn phải đảm bảo dinh dưỡng cho chúng.

Từ giai đoạn gà con mới nở, cho đến khi gà đạt trọng lượng khoảng 0,5kg, cách ăn uống của gà khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng kết hợp 30% thức ăn công nghiệp, cộng với thóc, gạo nhà sẵn có, thêm ít rau xanh và tốt nhất nên để gà ăn tự do cộng với thả rông gà để gà bắt đầu có cơ bắp săn chắc, mạnh khỏe, linh hoạt hơn.

Nhưng từ giai đoạn gà được 0,5kg, là giai đoạn bạn cần phải bồi dưỡng, huấn luyện để trở thành gà chọi đúng nghĩa. Lúc này, cần đảm bảo khẩu phần của gà như sau:

Lúa: 0,25kg

Rau, giá: 0,1kg

Lươn, thịt bò: 0,1kg

Nhiều người chăm gà chọi con rất kĩ, họ còn cho ăn thêm giun, ngũ cốc, trứng gà, trứng lộn…để tăng cường sức chiến đấu cho gà. Nhiều người thường xuyên nấu thuốc bắc với nghệ, gừng…để xoa lên mình gà, giúp gân cốt chắc khỏe và khi chiến đấu vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên nếu bạn nuôi kĩ quá, gà mập mạp thì sẽ không dẻo dai mà thường bị nhanh đuối sức khi chiến đấu.

Theo quan niệm từ xưa, khi gà đủ 1 tuổi, người ta sẽ bắt đầu huấn luyện kĩ năng chiến đấu cho chúng, và cũng có thể sử dụng nhiều thuốc kích thích, giúp gà chiến đấu mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tuổi thọ của gà.

Ngày nay, người nuôi gà chọi đã nắm phương pháp tốt hơn, nuôi và huấn luyện gà chọi đúng kĩ thuật hơn, khoa học hơn. Vì vậy, có thể huấn luyện gà chọi chiến đấu khi gà đạt 4-5 tháng tuổi.

Kĩ thuật huấn luyện gà chọi cần tuyệt đối tuân thủ theo quy trình, không thể dục tốc bất đạt được. Đồng thời, khi gà vào tuổi chiến đấu, thì càng cần phải chú ý đến thức ăn của gà. Bổ sung nhiều đạm, vitamin, tuy nhiên tránh cho nhiều đạm quá, gà tăng cân nhanh không tốt. Đồng thời, cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe tốt nhất là bạn nên để gà có chút không gian tự do để vận động, nuôi suốt trong chuồng không phải là biện pháp hay.

Source: Cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe, mau lớn

Những Cách Nuôi Gà Chọi Con Nhanh Lớn, Khỏe, Mau Ra Lông

Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn đảm bảo các điều kiện về thể chất là yếu tố quan trọng. Như vậy sau này mới có thể sinh ra những chiến kê xuất sắc. Khi đã có nền tảng thể chất vững chắc thì việc sau này có rèn luyện, vần hơi, vần đòn sẽ dễ hơn rất nhiều. Nên nhớ rằng kích thước gà khi đã trưởng thành không thể thay đổi được. Còn các yếu tố khác có thể tập luyện mà thêm vào. Vì thế hãy đảm bảo những điều kiện chăm sóc phù hợp nhất để giúp chọn được gà chọi con khỏe mạnh.

Chọn gà chọi con tông dòng tốt

Tông dòng là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi muốn tìm cách nuôi gà chọi con. Tông dòng đảm bảo có thể sinh ra những cá thể gà xuất sắc. Bố mẹ có xuất chúng thì con cái mới có nền tảng để phát triển. Tuy không phải là 100% sinh ra gà con chất lượng nhưng ít nhất cũng phải từ 20-40%. Việc này nằm nhiều ở kỹ thuật nhân giống nên không đề cập tới.

Chọn gà chọi con khỏe mạnh

Ngoài tông dòng thì yếu tố tiếp theo chính là sức khỏe của gà. Con giống có khỏe mạnh thì rút ngắn được thời gian nuôi, chăm sóc, thuốc thang… Ngược lại con giống ốm yếu thì có cho ăn thuốc tiên cũng khó mà khỏe như người bình thường được.

Chọn gà con không dị tật các bộ phận như mắt, mũi, mỏ, chân, cẳng.

Thân hình cân đối không siêu vẹo

Linh hoạt, chạy nhảy tốt, sức khỏe đảm bảo.

Chọn gà đã chọi con đã được tiêm phòng đầy đủ.

Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn như thế nào?

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà sẽ có những chế độ ăn uống và chăm sóc khác nhau. Vì thế nếu nuôi 1 vài con thì cũng không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên nếu bạn nuôi số lượng lớn với số lượng hàng chục, trăm con thì cũng nên chú ý một chút.

Nuôi gà chọi con mới xuống ổ

Gà mới xuống ổ không cần phải cho ăn quá nhiều. Bởi lượng dinh dưỡng chúng vẫn tích tụ trong cơ thể của gà từ 1-3 ngày. Việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó chính là làm sao để chúng thích nghi với môi trường một cách tốt nhất.

Tiến hành làm chuồng úm gà kín gió nhưng đảm bảo sự thông thoáng và nhiệt độ.

Quây tròn các tấm cót và đổ trấu sạch vào bên trong để gà phát triển.

Bổ xung hệ thống đèn chiếu sáng để sưởi ấm cho gà. Tùy theo số lượng mà bố trí đèn phù hợp. Nếu gà túm tụm thì đèn quá lạnh, chúng tản ra thì đèn quá nóng.

Bố trí khay nước sạch để gà uống. Nên kết hợp với các chất, thuốc úm gà để cho gà uống hàng ngày.

Thức ăn có thể là các loại cám úm nếu nuôi số lượng lớn. Hoặc nếu nuôi số lượng nhỏ cho ăn tấm gạo cũng được.

Muốn nhẹ nhàng hơn thì nên để gà mẹ nuôi và chăm sóc. Chúng ta sẽ giảm được khoảng 80% công sức chăm sóc.

Nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà con để bổ xung thuốc và vitamin phù hợp.

Nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi

Sau khi úm tầm 1 tuần thì gà đã khá cứng cáp và có thể tự kiếm ăn được rồi. Chúng ta vẫn nên nhốt trong chuồng úm cho tới thời điểm hết 1 tháng để gà đủ lông đủ cánh trong thời điểm này. Nếu vẫn nuôi với gà mẹ thì nên nhốt gà mẹ và để gà con trong khu vực tự đi kiếm mồi.

Tuần 1

Cho ăn những thức ăn cơ bản như gạo, cám úm cho gà. Vì gà mới nở nên cũng không thể tiêu hóa các loại thức ăn khác được. Hạn chế cho ăn các loại thức ăn tươi sống như cá, thịt. Lượng thức ăn cho nhiều lần nhưng số lượng ít. Để đảm bảo chúng ăn hết không bới sẽ tương đối phí phạm. Kết hợp với vụn tấm có sẵn trong trấu là đủ.

Tuần 2

Thời điểm này gà đã cứng cáp hơn với hệ thống lông mọc nhanh thay thế cho lông tơ ban đầu. Dưỡng chất cần nhiều hơn để đáp ứng cơ thể gà phát triển. Loại bỏ dần các loại cám úm và tăng cường thêm cám dưỡng chất cho gà. Song song với đó có thể băm nhỏ thêm những loại sâu, worm hoặc rau xanh cho gà.

Tuần 3

Lông mọc tương đối đầy đủ với hệ thống lông cánh và lông đuôi. Thời điểm này có thể bổ xung thêm các loại thức ăn tươi băm nhỏ cho gà. Các loại thức ăn tanh bao gồm cá, trạch, lươn, thịt bò, rắn… Khẩu phần hàm lượng chiếm khoảng 15-30% số lượng thức ăn trên 1 ngày. Loại bỏ dần cám công nghiệp trong quá trình này. Đây là cách nuôi gà chọi con nhanh lớn mà nhiều người thường áp dụng.

Tuần 4

Chuyển gà con sang một khu vực mới và có thể dần tách mẹ. Khu vực này nên là khu vực nhỏ được quây kín hạn chế rắn rết, chuột, chim quạ. Không gần nguồn nước hạn chế gà bị chết do ngã nước. Thức ăn một phần chúng tự kiếm để duy trì bản năng. Hoặc có thể cung cấp thêm 70-80% lượng thức ăn thêm thông quá cám hoặc thóc, lúa, mồi tươi.

Chú ý trong tất cả các giai đoạn cũng nên nhớ lịch tiêm phòng cho gà con để tránh những bệnh cơ bản như marek, hen, tụ huyết trùng….

Cách nuôi gà chọi con 4 tháng – 6 tháng tuổi

Thời điểm này cần đẩy mạnh thức ăn cho gà đảm bảo đủ liều lượng và chất lượng. Chúng lúc này chỉ biết cắm đầu cắm cổ vào ăn uống để phát triển thể chất trước khi nghĩ tới đánh nhau sau tháng thứ 6.

Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của gà. Đây vừa là giai đoạn chuyển giao giữa gà con và gà tơ. Vì thế ma cách chăm sóc gà con cần được đảm bảo và chú ý. Đối với gà trống thì lông mã bắt đầu mọc và bắt đầu học gáy. Còn với gà mái thì bắt đầu phát triển buồng trứng. Tăng thêm liều lượng thức ăn cho gà là tốt nhất.

Thức ăn chuyển sang chủ yếu là thóc để đảm bảo cơ được phát triển tốt. Không sử dụng cám công nghiệp nữa vì nó sẽ tăng lượng mỡ trên cơ thể gà.

Bổ xung thêm nhiều chất tanh cho gà như tôm, cua, rắn, lươn trạch. Có thể chiếm khoảng từ 30% lượng thức ăn hàng ngày của gà. Nên cho ăn theo dạng cách nhật hoặc tuần 3-4 lần là tốt nhất.

Bổ xung thêm rau xanh cho gà như rau muống hoặc các loại thân chuối để tránh việc xót ruột.

Cũng nên chú ý tách riêng gà chọi tơ và gà trưởng thành. Tránh trường hợp gà già dùng tiếng gáy có thể khiến gà tơ bị áp lực, kìm hãm không phát triển được. Đây cũng là thời điểm gà chọi trống tơ ngứa cựa nên thường xuyên đánh nhau. Vì thế mà nên chú ý tách riêng hoặc phân bầy đàn.

Nuôi gà chọi con tơ trên 6 tháng

Bổ xung thêm thóc ngâm cho gà. Nhất là nếu được ngâm mầm thì lại càng tốt.

Có thể cho ăn thêm trứng vịt lộn, cút lộn tuần 2-3 quả.

Cho ăn thêm thịt bò để tăng cơ bắp cho gà.

Đừng quên bổ xung thêm canxi, các loại chất dầu giúp lông mượt như lạc, đỗ, vừng.

Quan trọng hơn đó là chế độ vần hơi và vần đòn vào tháng thứ 9 hoặc tháng thứ 10. Chúng sẽ giúp da gà đỏ hơn, tinh tế hơn và dày hơn. Không nên làm quá sớm có thể ảnh hưởng tới thể chất và phát triển của gà.

Cách nuôi gà chọi con lên cân mau ra lông

Để đảm bảo gà chọi con mau lớn thì chúng cần khỏe mạnh trước đã. Vì thế mà cần đảm bảo điều kiện chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ cho gà. Kết hợp với để ý theo dõi thường xuyên sẽ có kết quả tốt nhất.

Nhớ lịch tiêm phòng gà con

Không nên cho ăn quá nhiều

Nhằm đảm bảo gà đủ khả năng ham mồi, không bị béo phì thì nên chú ý tới thời gian và liều lượng cho ăn. Nên cho ăn theo 2 cữ sáng chiều là tốt nhất. Buổi sáng là thời điểm từ 6-8h, buổi chiều từ 4-5h. Không nên cho ăn quá sớm hoặc quá tối đều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của gà.

Khu vực nuôi nhốt thông thoáng

Đảm bảo vệ sinh hơn, nuôi nhốt thông thoáng hơn cho gà. Giúp gà con có thể phát triển tốt. Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn phụ thuộc khá nhiều yếu tố này. Bổ xung thêm hệ thống cát, sỏi để gà có thể sinh trưởng, tắm nắng hiệu quả. Nhờ đó gà phát triển gần với tự nhiên hơn bao giờ hết.

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Con Mau Lớn

Gà con bắt đầu nở con đầu tiên cho đế con cuối cùng thì ta không nên cho gà con ăn thức ăn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, làm như vậy là để cho gà con tiêu hết lượng dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cơ thể và chỉ cho gà con non uống nước sạch.

Gà con non nở hết thì ta cho gà xuống ổ cả gà mẹ lẫn gà con. Chỉ cho gà mẹ ăn thức ăn nhưng chú ý phải để cao tránh gà con non ăn trong khoảng thời gian nêu trên.

1. Thời gian 1 tháng đầu:

Sau thời gian nêu trên ta bắt đầu cho gà con non ăn tấm gạo hoặc các loại cám công nghiệp có bán trên thị trường dành cho gà con non (Gà mới tập ăn trong một tuần đầu ta chú ý không được cho gà ăn no vì gà con ăn no dễ bị trúng thực…), cho gà ăn tấm gạo hoặc cám công nghiệm trong khoảng 1 tháng đầu và thái các loại rau tươi như rau muống – rau cải ra thật nhỏ cho gà ăn kèm. Trong thời gian này ta lên tiêm phòng dịch tổng hợp cho gà.

2. Những tháng kế tiếp:

– Từ thàng thứ 2 trở đi ta bắt đầu cho gà ăn thóc ngâm trong vòng 8 – 12 giờ rồi đãi sạch vỏ chấu (Chuyển đổi từ việc cho gà ăn tấm gạo hoặc cám công nghiệp sàng ăn thóc thì ta phải cho ăn kèm vào từ từ để gà làm quen với thức ăn mới), để ráo nước sau đó trộn với men tiêu hóa theo liều lượng chỉ dẫn mua tại nhà thuốc thú y. Thỉnh thoảng cho gà ăn thêm các loại thức ăn giàu chất đạm như thịt, cá, tôm …

– Từ tháng thứ 3 trở ra ta bắt đầu bổ xung cho gà ăn thêm các loại thức ăn giầu can xi hoặc ta xay vỏ trứng, cua, ốc bột đá cho thật mịn rồi trộn lẫn vào thức ăn cho gà ăn kèm. Thời gian này ta bắt đầu tẩy giun sán cho gà con và một tuần cho gà uống 1 viên thuốc bổ nhóm B B1,B6,B12.

– Từ 6 tháng trở đi ta cho gà ăn thêm lạc nhân, hạt đỗ tương vì trong lạc và đỗ tương nó có chứa rất nhiều đạm thực vật và dầu thực vật. Tăng cường thêm chất béo, giúp cho gà phát triển tốt về lông lá như mềm mại bóng mượt, thỉnh thoảng cho gà ăn thêm cà chua chín thái nhỏ…

– Tháng thứ 8 – 9 đây là giai đoạn gà bắt đầu thay lông gà mẹ ta lên tẩy giun sán cho gà là thích hợp nhất, tiêm phòng dịch bệnh tổng hợp lần 2 cho gà và tăng cường cho gà uống thêm thuốc bổ nhóm B B1,B6,B12 một tuần từ 2 -3 viên.

Sau giai đoạn nêu trên này là đấm đá được rồi do vậy mà không nói nữa .

3. Ghi chú:

– Kiểm tra thường xuyên để diệt con mò, mạt. Tối cho gà đi ngủ phải trùm màn tránh muỗi đốt và che chắn gió thật kỹ cho gà.

– Có gì cần bổ sung hay góp ý, thắc mắc. Đề nghị mọi người cứ nêu lên một cách thẳng thắn trân tình trên tinh thần tương ái giúp đỡ học hỏi lẫn nhau.

Sưu tầm

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Từ Nhỏ Mau Lớn

Gà con mới nở có sức đề kháng kém nên rất cần sự chăm sóc đặc biệt. Để đảm bảo tỷ lệ sống sót của gà con cao, người nuôi gà nên tìm hiểu cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ khoa học và chính xác nhất. Bài viết sau xin giới thiệu những điều cần lưu ý và cách chăm sóc gà chọi mau lớn cho những người đang băn khoăn, lo lắng.

Những lưu ý về sức khỏe của gà chọi mới nở

Muốn có cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ chính xác và khoa học, người nuôi gà cần nắm rõ đặc điểm sinh lí của gà con.

Gà chọi mới nở có thân nhiệt không ổn địnhvà chưa thể điều tiết thân nhiệt. Thêm vào đó, lớp lông tơ không thể sinh nhiệt hay giữ nhiệt nên gà con dễ bị lạnh, giảm thân nhiệt và có thể chết vì lạnh. Do đó, gà con mới nở đặc biệt cần sưởi ấm.

Gà con mới nở có nhu cầu dinh dưỡng cao để theo kịp tốc độ sinh trưởng nhanh trong những ngày đầu. Vì vậy cần cung cấp đủ thức ăn và các khoáng chất cần thiết cho gà con.

Ngoài ra, gà con cũng cần làm quen với môi trường và điều kiện ngoại cảnh để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.

Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ mau lớn

Với những đặc điểm sinh lí trên, người nuôi gà cần thực hiện các cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ như sau:

Chuẩn bị chuồng úm cho gà con

Chuồng nuôi gà con cần được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc. Chuồng không được quá chật chội.

Mùa đông, chuồng úm phải được quây kín, tránh gió rét. Mùa hè cần thoáng mát nhưng không được tiếp xúc ánh mặt trời trực tiếp.

Cần treo 1 bóng đèn 60-100W, cách nền 30-40cm cho gà con.

Cung cấp dinh dưỡng cho gà chọi nhỏ

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp cho gà con mới nở. Thức ăn công nghiệp khá đầy đủ chất dinh dưỡng nên người nuôi không cần quá lo lắng vấn đề thiết hụt dinh dưỡng.

Nếu người nuôi có ý định dùng thức ăn tự nhiên thì có thể sử gạo, bột ngô và cung cấp thêm canxi bằng bột vỏ sò hay bột cá.

Nước uống cho gà chọi mới nở

Nước uống cần phải sạch sẽ, nên sử dụng nước đã đun sôi hoặc nước đã qua lọc. Có thể cho thêm đường Glucozo và Vitamin C để bổ sung chất khoáng cho gà con mới nở. Tỷ lệ: 5g Glucozo + 1g vitamin C / 1 lít nước

Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ: Phòng bệnh

Người nuôi cần giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống. Ngoài ra, người nuôi cần bổ sung vitamin A, D, E và Bcomplex để tăng sức đề kháng cho gà con.

Nếu không may gà con hở rốn người nuôi cần sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.

Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ không đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật. Người nuôi gà chỉ cần lưu tâm tới đàn gà con và thực hiện các cách chăm sóc gà con như trên thì đàn gà sẽ khỏa mạnh và có tỷ lệ sống sót cao. Chúc những người nuôi gà sẽ thành công với những cách chăm sóc gà chọi trên.