Cách nuôi gà tre và kỹ thuật nuôi gà tre, với phương pháp và kỹ thuật nuôi gà tre đúng cách sẽ đảm bảo cho gà được sinh trưởng tốt nhất và khỏe mạnh.
Cách nuôi gà tre và kỹ thuật nuôi gà tre
Gà tre là giống gà nhỏ nhất Việt Nam và được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Giống gà tre có kích thước nhỏ nên khi nuôi nhốt không nên nhốt chung với những giống gà khác có kích thước lớn hơn.
Cách nuôi gà tre, gà tre là loài gà nhỏ nhất Việt Nam
Gà tre con trống có lông màu trắng, đỏ và đen còn gà con mái có màu lông pha giữa đen và trắng hoặc màu nâu.
Trọng lượng của gà mái từ 400 – 600g còn gà trống từ 500 – 800g.
1. Cách chọn gà giống 1 ngày tuổi
Lựa chọn gà tre giống cần lấy ở các cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng và gà tre bố mẹ không bị bệnh. Chọn những con giống có màu lông vàng bông, nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng, đứng vững và đi lại bình thường, bụng thon, rốn kín.
2. Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải được khử trùng cùng máng ăn, máng uống trước khi sử dụng từ 5 – 7 ngày. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn và thuốc thú y cần thiết cho gà. Đồng thời, phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm vào mùa đông, tránh gió lùa. Thiết kế chuồng nuôi đúng kỹ thuật, cao ráo và có thể thoát nước, giữ chuồng luôn khô ráo. Dùng trấu, bào cưa để độn chuồng dày từ 5 – 10cm có phun sát trùng trước khi sử dụng.
Cách nuôi gà tre, khi gà bị bệnh cần được cách ly với đàn
Xây dựng chuồng trại quây kín nhưng vẫn phải đảm bảo lưu thông không khí, làm chuồng trại ở những khu đất cao ráo, thoáng mát. Nuôi nhốt gà cần chú ý mật độ nuôi thích hợp (nếu nuôi gà thịt trên sàn có thể nuôi 8 con/m2, nếu nuôi gà thịt trên nền 10 con/m2).
Đối với đàn gà nuôi thả vườn, chuồng cần đảm bảo tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ thả vườn ít nhất là 1 con/m2.
Lưu ý: Trước khi bắt gà thả vào chuồng nên làm ấm lồng úm, cho tiêm chủng vacxin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi. Sau 24h mới cho ăn kèm uống B-complex, men vi sinh và uống kháng sinh.
3. Một số bệnh thường gặp khi nuôi gà tre
Bệnh Newcastle diễn biến theo 3 thể đó là thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính. Bệnh diễn biến nhanh, gà có thể chết trong 25 – 48h, có biểu hiện bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, gục đầu…Ngoài ra, da tím tái, xuất huyết, ra nhiều dịch nhờn, diều phình to và đi ỉa có máu màu phân trắng xám mùi tanh. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh này và buộc phải tuân thủ lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y. Khi phát hiện gà bị bệnh cần được cách ly ngay lập tức và bổ sung điện giải, vitamin C cho gà. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và sát trùng để đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà.
Kỹ thuật nuôi gà tre, thường xuyên tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ thú y
Bệnh Gumboro là căn bệnh có biểu hiện rõ nhất và dễ nhận biết, gà mổ vào hậu môn của nhau, lông xù và mắt lờ đờ, dáng đi run rẩy. Đối với bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh vì bệnh gây suy giảm miễn dịch ở gà. Tiêm phòng Gumboro cho gà theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Đồng thời bổ sung men tiêu hoá sống chịu kháng sinh.
Bệnh đậu gà là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, biểu hiện khó thở, mụn đậu, sổ mũi, cơ thể suy yếu rồi chết. Điều trị bằng cách cạy vẩy mụn đẩu rồi rửa sạch bằng nước muối loãng, hàng ngày bôi dung dịch 1% Xanh metylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu. Lưu ý bổ sung thêm Vitamin A, dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát nếu bệnh có biểu hiện nặng.
Bệnh cúm gia cầm ở gà thường có biểu hiện cúm sốt cao, chảy nước mắt, nước dãi, mào và yếm tím tái. Điều trị bằng cách tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thuỷ cầm bị bệnh rồi đem đốt hoặc chôn. Thực hiện đúng các bước và tuân thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Kỹ thuật nuôi gà tre, quan sát các biểu hiện của gà để phát hiện ra bệnh sớm nhất
Bệnh tụ huyết trùng gà thường có biểu hiện gà chết đột ngột, mũi và miệng chảy nước nhờn có lẫn máu. Cơ thể gầy còm, có hiện tượng viêm khớp mãn tính hay hoại tử mãn tính ở màng não đều là triệu chứng của căn bệnh này. Sử dụng Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, Tetracylin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị bệnh này ở gà.
Ngoài ra, một số căn bệnh khác còn xuất hiện ở đàn gà như bệnh mareck, bệnh hô hấp mãn tính…cần được điều trị kịp thời để gà phát triển khoẻ mạnh.