Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Rửa Gà Chọi Khi Đá Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Cách Rửa Gà Chọi Hay

Hướng dẫn cách thức làm nước gà và cách om gà chọi chi tiết nhất – những công thức và nguyên liệu bí truyền được chia sẻ từ sư kê chuyên nghiệp

Có rất nhiều cách làm nước om gà được các sư kê áp dụng. Với mỗi nồi nước om ta đều phải có sự chuẩn bị kì công và tỉ mỉ để giúp gà có lớp da dày dặn hơn và phòng chống được bệnh ngoài da.

Đang xem: Cách rửa gà chọi

Mỗi vùng miền hầu như lại có những cách làm nước om gà riêng nên da gà cũng có vẻ khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số cách làm nước om gà đơn giản với các nguyên vật liệu dễ kiếm tìm.

NỘI DUNG

Cách om gà chọi sau khi vần đá

Chuẩn bị 1 nồi om gà sau khi vần đá về gồm:

Nghệ nguyên củNgải cứuÍt muối

Chú ý: nồi om này không được để quá 4 ngày phải thay nước mới, nồi om mới tiếp theo vẫn vậy, có thể thay ngải cứu bằng lá chè tươi, không để quá 5 ngày lại thay nước mới, nguyên liệu không đổi.

Cách làm: Cho tất cả những gì đã chuẩn bị vào nồi và nấu tầm 30 phút sau đó cho.nhỏ lửa,nếu như gà bị lác,nấm thì cho ít muối vào nồi thuốc đó và om mỗi ngày cho gà,đảm bảo chưa đến 1 tuần sẽ sạch đẹp mà không ảnh hưởng đến da.

Cách om gà chọi non tơ

Công thức này áp dụng để om gà chọi non.

Cách om gà tơ là phải sử dụng nồi om cổ truyền. nghĩa là loại nồi được dùng phổ biết từ xưa đến nay. Là nồi om có 2 lớp:

Lớp ngoài gọi là nồi thành( gồm có nghệ củ nguyên và chè tươi)

Lớp trong được gọi là nồi quách( gồm vỏ gạo, rễ si, lá tre tước nhỏ,cắt ngắn, nghệ giã nhuyễn và một ít muối).

Cách làm: Cho tất cả những gì đã chuẩn bị vào nồi và nấu tầm 30 phút sau đó cho.nhỏ lửa,nếu như gà bị lác,nấm thì cho ít muối vào nồi thuốc đó và om mỗi ngày cho gà,đảm bảo chưa đến 1 tuần sẽ sạch đẹp mà không ảnh hưởng đến da.

Làm nước om cho gà chọi da đỏ chuẩn chỉ

Chuẩn bị nước om gà gồm có:

Lá ổi (giúp gà bắt nắng tốt)Lá ngải cứu + lá sả + lá bưởi giúp gân cốt gà khỏeNửa lạng Trà khô

Cách làm: Cho tất cả những gì đã chuẩn bị vào nồi và nấu tầm 30 phút sau đó cho.nhỏ lửa,nếu như gà bị lác,nấm thì cho ít muối vào nồi thuốc đó và om mỗi ngày cho gà,đảm bảo chưa đến 1 tuần sẽ sạch đẹp mà không ảnh hưởng đến da.

Công thức om bóp gà chuẩn bị thi đấu

Chuẩn bị:

Lá chè khôNghệ (củ nghệ cái, giã nhỏ)Lá ngải cứu ( lá già thì càng tốt)

Cách làm: Cho tất cả những gì đã chuẩn bị vào nồi và nấu tầm 30 phút sau đó cho.nhỏ lửa,nếu như gà bị lác,nấm thì cho ít muối vào nồi thuốc đó và om mỗi ngày cho gà,đảm bảo chưa đến 1 tuần sẽ sạch đẹp mà không ảnh hưởng đến da.

Om vần gà chọi cho da săn chắc

Chuẩn bị một nồi om gồm:

Nghệ nguyên củLá ngải cứaLá treMột chút muối

Chú ý: Sau khi chuẩn bị xong rồi om nóng lên người gà, công thức om 3 ngày ra 1 ngày tức là ta om gà 3 ngày bằng nghệ, ngải cứu hay cái gì đó mà có nghệ thì đến ngày thứ tư vẫn om bình thường nhưng ta thay bằng lá trà xanh hoặc lá ngải đun sôi chứ không phải nồi nước om như 3 ngày trước nữa (không dung nghệ hay bất kì cái gì khác chỉ trà xanh hoặc lá ngải rưa sạch đun sôi).

Sau đó cho nghỉ một vài ngày ta lại om tiếp theo quy trình vào 3 ra 1 hoặc vào 3 ra 2 tuỳ theo mức độ nghệ bạn om nhiều hay ít. Nên lưu ý tránh om nóng vào đùi và đầu gối,chỉ khi khăn nguội thì mới lau đến phần đó nhằm tránh teo gân cơ.

Đặc biệt: với tất cả các cách làm nước om gà trên sau khi om, nhớ lấy khăn khô lau kỹ, dùng tay mát-xoa thư giãn toàn thân gà rồi cho thuốc, ăn chiều và mắc màn, ngủ.

Cách làm: Cho tất cả những gì đã chuẩn bị vào nồi và nấu tầm 30 phút sau đó cho.nhỏ lửa,nếu như gà bị lác,nấm thì cho ít muối vào nồi thuốc đó và om mỗi ngày cho gà,đảm bảo chưa đến 1 tuần sẽ sạch đẹp mà không ảnh hưởng đến da.

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Trước Khi Đá Chuẩn Nhất

Bất cứ chú gà chọi nào trước khi lâm trận cũng cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng theo đúng kỹ thuật, nếu không chúng sẽ không đạt được phong độ tốt nhất cho các trận chiến.

Để chú chiến kê luôn sung sức, dẻo dai và sẵn sàng trong mỗi trận đấu thì bạn cần biết cách chăm sóc gà chọi trước khi đá một cách khoa học và nhuần nhuyễn nhất.

Nuôi thúc gà chọi trước khi đá theo lịch trình khoa học

Sau quá trình nuôi dưỡng dài từ lúc nhỏ cho đến lúc trưởng thành, bắt đầu đến tuổi ‘tham chiến’ thì bạn cần nuôi thúc gà chọi trong khoảng 10 ngày trước khi cho chúng tham gia trận đấu.

Quá trình nuôi thúc này có tác dụng giúp cho gà chuẩn bị sẵn sàng cả về tinh thần và thể lực để đạt đến phong độ cao nhất của nó.

Lịch trình nuôi thúc một ngày như sau: Tầm 3 – 4h sáng, bạn cần phải chọn cố định một giờ để dậy cho gà uống nước với định lượng nhất định, lưu ý cho chúng uống điều độ, không để chúng uống tự do bừa bãi.

Việc làm này không những giúp chú gà tăng cường sức bền mà còn tránh được tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá. Tiếp tục đến 5h sáng, bạn dậy cho gà tắm sương sớm bằng chiếc khăn bông thấm ướt sương trời đã chuẩn bị trước bằng cách phơi qua đêm.

Trước khi tắm, bạn vắt khăn lấy vài giọt sương và cho gà uống, sau đó dùng chính chiếc khăn đó lau lên khắp cơ thể gà. Tuyệt đối không được thả gà tự do để quần sương sớm vì như thế sẽ khiến gà dễ mất sức.

Riêng về chế độ ăn trong cách chăm sóc gà chọi sau khi ra trận và trước khi đá thì phải cho gà ăn đúng bữa vào một giờ nhất định ,thường là cho ăn hai bữa trong ngày, bữa sáng trong khoảng 8 – 9h và bữa chiều trong khoảng 6 – 7h.

Chế độ dinh dưỡng trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá

Để thần kê luôn khỏe mạnh với lực đá và sức bền tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng trước khi đá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có hai loại thức ăn cần sử dụng đến là thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng.

Cho gà ăn với thức ăn thường

Thức ăn thường trong chế độ dinh dưỡng cho gà chọi chính là lúa. Tuy nhiên, bạn không thể cho chúng ăn lúa trực tiếp như các loại gà thông thường nuôi để lấy thịt khác.

Loại lúa này cần phải đãi sạch trấu rồi ngâm nước đến khi mọc mầm hoặc đã được nấu chín, sau đó mang ra phơi nắng cho khô. Thậm chí nhiều người nuôi còn cầu kỳ hơn khi nấu lúa chín, sau đó rắn men, phơi sương qua đêm, phơi khô rồi mới cho gà ăn.

Bởi khi làmvậy, gà thường sẽ chắc thịt và đó chính là cách nuôi gà chọi sung sức hơn nhiều.

Cách chăm sóc cho gà chọi trước khi đá với thức ăn bổ dưỡng

Ngoài việc ăn thức ăn chính là lúa thì bạn cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi bằng những loại thức ăn bổ dưỡng hơn.

Theo chế độ khoa học thì với chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày, bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò hay cá sống không để máu tươi và các loại rau như cà chua, các loại đậu.

Với các loại thức ăn dinh dưỡng này thì bạn có thể cho chúng ăn bất cứ lúc nào nhưng tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính, vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Sau Khi Đá Hồi Phục Nhanh Nhất

Gà chọi sau khi đi đá về không khỏi tránh đước những vết thương hay những vết bầm ở khắp cơ thể. Nên gà đá thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, nặng hơn có thể là kiệt sức. Vì vậy, công việc của các sư kê là cần có một cách chăm sóc gà chọi sau khi đá về một cách tốt nhất và thực hiện nhanh nhất.

Tại sao phải chăm sóc gà chọi sau khi đá

Sau khi mới đá về, sức khỏe gà chọi rất yếu đi kèm với những chấn thương khiến cho cơ thể gà rất dễ bị nhiễm lạnh và rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu…Trong thời điểm này, cần phải chăm sóc đặc biệt cho gà. Các bài tập được tạm dừng, chế độ ăn uống cũng có sự thay đổi để giúp cho gà dễ tiêu hơn. Mà vừa có đủ chất dinh dưỡng để dần hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Đồng thời tránh được các bệnh thông thường xâm nhập đến có thể gà.

Các bước trong cách chăm sóc gà chọi đều đóng vai trò rất quan trọng. Hỗ trợ cho gà chiến hồi phục nhanh nhất. Không nên bỏ qua các bước hay bất kỳ quy tắc nào để tránh cho kết quả của quá trình chăm sóc không đạt hiệu quả cao.

Xử lý khi gà mới thi đá về

Sau khi gà mới thi đấu về cơ thể sẽ có nhiều đất, bụi bẩn và cả máu đi kèm với những vết thương do hai gà đá nhau gây ra. Có thể gà đá về bị sưng đầu, bầm tím vì thế nhiều người sợ gà đau không đụng vào gà khiến cho vết thương càng trở nên nặng hơn. Khi đó, bạn phải làm như sau:

Dùng nước ẩm để lau sạch bụi bẩn, đất cát và máu trên mình, đầu và cổ gà.

Tiếp tục dùng một chiếc lông gà sạch nhúng vào nước lạnh và vuốt ngược lông

Dùng tay mở miệng rồi lùa cho lông gà vào sâu cổ họng để lấy đờm và chất bẩn. Làm lặp đi lặp lại cho đến khi sạch đờm và hết chất bẩn trong cổ gà thì dùng khăn lau sạch

Cho gà ăn một mồi cơm nóng kết hợp với om bóp rượu cho gà, đặc biệt là các vết bầm tím để cho gà mau lành. Không bóp rượu trực tiếp vào các vết thương hở khiến gà bị xót.

Gà chọi thường dùng băng dính để quấn cựa đứng sâu khuya có thể dẫn đến vỡ mạch máu hoặc phù lề. Vì vậy, sau khi kiểm tra mức độ của vết thương. Thì cho gà ngâm chân với nước lạnh trong khoảng 20-30. Để giảm căng cơ và đỡ phù lề. Đồng thời, việc ngâm nước lạnh sẽ giúp cho chân gà tránh được các triệu chứng khác. Như sưng cụm bàn chân, lậu đế do chân bị xước mà không để ý gây ra nhiễm trùng.

Nếu gà bị gió yếu chân sau khi đá về thì sao? Thì chỉ cần dùng dầu gió om bóp chân cho gà mỗi ngày thì gà sẽ nhanh chóng lại chân ngay. Vì vậy, cách làm gà chọi khỏe chân đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ và phải kiên trì chứ không phải làm một lần là sẽ khỏi được ngay nên mọi người phải chú ý.

Kiểm tra sức khỏe của gà

Gà đá về cho uống thuốc gì? Tùy theo vào mức độ, tình trạng của gà mà có thể cho uống thêm thuốc kháng sinh EN 150 giúp tiêu kén, giảm đau, chống sưng và phù nề.

Cách làm như sau: Lấy một lượng bằng viên thuốc con nhộng hòa vào 3-5cc, khuấy đều cho tan. Dùng bơm tiêm bơm trực tiếp cho gà uống trong 3 – 5 ngày thì thôi.

Bên cạnh đó, để tăng sức khỏe cho gà thì cũng có thể cho uống thêm B1 để tăng cường sức lực và sự dẻo dai. Tuy nhiên, không nên uống quá 2 viên bởi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn trên cơ thể gà.

Lúc này cơ thể gà còn khá yếu nên nhốt riêng để gà được yên tĩnh nghỉ ngơi. Chuồng nhốt gà mới đá về phải được dọn dẹp sạch sẽ và kín gió tránh việc gà bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp thời tiết mùa đông thì nên sử dụng bóng sưởi. Hoặc quạt sưởi để làm ấm gà. Vào mùa hè thì nên để thêm một máng nước cạnh gà.

Sang đến ngày thứ 2 thì tiếp tục kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình hình sức khỏe của gà đã ổn hay chưa. Nếu xuất hiện các biến chứng bệnh khác thì cần phải xử lý kịp thời. Còn không thì tiếp tục lau nước ấm và xoa bóp rượu cho gà để nhanh lành vết thương.

Lưu ý: Sau khi đi đá về gà rất dễ bị mắc các triệu chứng như cảm cúm. Đi ngoài phân xanh, phân trắng hoặc khó tiêu. Vì thế, cần thường xuyên theo dõi thể trạng biểu hiện của gà để tránh bệnh để lâu ngày gây hại sức khỏe mà lại khó chữa.

Chế độ ăn uống cho gà mới đi đá về

Sau khi đi đá về cho gà chọi ăn gì là tốt nhất?

Cách chăm sóc gà đá mới đi đá về thay vì cho ăn thóc, lúa ngay thì nên cho ăn cơm nóng trộn cám với B1. Nếu gà quá yếu thì đút cho gà ăn cẩn thận. Nếu gà đá khuya hồ bị nhiều vết thương không ăn được thì nên nấu cháo và bơm trực tiếp cho gà.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước chăm gà sau khi đá về thì chỉ sau 3 ngày bạn có thể bắt đầu om nước cho gà được khỏe mạnh hơn.

Cách om gà sau khi đi đá về

Om bóp gà chọi cũng thuộc vào một trong các bước chăm sóc gà sau khi đá về. Vừa giúp cho gà không bị mốc, giảm các vết thương bầm tím mà om bóp nghệ lại giúp cho da gà trở nên dày hơn, đỏ đẹp hơn. Nguyên liệu om bóp cho gà bao gồm có:

Nguyên liệu

Cách thực hiện om bóp cho gà

Đầu tiên cho các nguyên liệu đã được chuẩn bị ở trên vào đun cũng trong một nồi nước om, đun sôi cho thật kỹ và sau đó để nguội bớt để bắt đầu om cho gà.

Thực hiện lại các bước om cho tới khi các vết thương từ từ bong hết. Thì bắt đầu tăng lượng nghệ lên để da gà thêm đỏ đẹp hơn. Hoặc phun rượu cho gà chọi cũng là một cách làm đơn giản để cho gà không bị mốc mà lại sát trùng các về thương ngoài da. Đồng thời làm cho gà chọi máu chiến hơn bao giờ hết.

Các bài tập kết hợp với om bóp nghệ

Thực hiện như vậy 1 tuần liên tục sẽ giúp gà nhanh hồi phục sau thi đấu. Đồng thời sức khỏe cũng có thể lấy lại được như ban đầu. Khi gà chiến đã bắt đầu khỏe mạnh hơn thì cho chạy lồng để rèn luyện sức bền. Thời gian tiếp theo sẽ cho gà bắt đầu huấn luyện lại bằng các kỳ vần đòn, vần hơi để tiếp tục tham gia vào những trận đấu ở những lần tiếp theo.

Cách Chăm Sóc Gà Sau Khi Đá

Đối với gà chọi sau khi đi đá về nếu anh em không cẩn thận sẽ làm hỏng còn gà hoặc nhẹ hơn là gà bị ốm lâu phục hồi. Bài viết này hướng dẫn các bạn một số bước quan trọng để chăm sóc gà sau khi đá về.

Việc đầu tiên là anh em càn làm sạch cho gà bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước chè tươi loãng (nước chè tươi rất tốt, có tác dụng xát khuẩn tránh nhiễm trùng cho da gà).

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cho gà anh em bắt đầu đi kiểm tra các vết thương trên toàn bộ cơ thể gà để có biện phát sử lý.

– Kiểm tra các vết cựa đâm xem vết thương nguy hiểm ở mức độ nào, nếu bị đâm sâu dẫn đến sưng phù thì cần phải nặn hết các máu đọng bên trong và vệ sinh thật sạch sẽ vết thương bằng cồn y tế là tốt nhất.

– Kiểm tra chân gà, do gà chọi nhau thường dùng băng dính quấn cựa đứng sâu khuya thường tụ máu dẫn đến có thể vỡ mạch máu hoặc dẫn dến sưng phù lề chân, biện pháp khắc phụ là sau khi kiểm tra xong vết thương ta tiến hành cho gà ngâm chân nước lạnh 20-30 phút.

Việc tiếp theo là anh em nên cho gà uống một số loại thuốc kháng sinh. Theo kinh nghiệm của mình thì anh em nên cho uống những loại thuốc sau:

– 1 viên Amoxicillin 500mg, 2 viên chống phù nề Alphachoay

Amoxicillin là một kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, tránh được gà bị kén còn Alphachoay có tác dụng kháng viêm, chống sưng viêm, phù nề, làm cho gà nhanh hết sưng phù vết thương.

– Cho gà uống1 viên thuốc đi ỉa của Thái

Nhiều con gà khi đi đá sâu khuya về hay bị đau bụng, đi ỉa vì trong trận đấu anh em hay cho uống đường, bò húc hoặc các loại thuốc công nên việc cho uống thuốc này là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra đây cũng là loại thuốc đặc trị phân xanh phân trắng cho gà chọi rất hiệu quả và được nhiều người dùng hiện nay.

– Cho gà uống một viên thuốc chậm tiêu, (vì gà đánh sâu khuya hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nên nhiều con bị chướng diều, không tiêu hóa được thức ăn còn lại trong diều, có nhiều khả năng sẽ khó cứu)

Nói về chữa chậm tiêu cho gà chọi thì đây là loại thuốc số 1 rồi, không phải bàn thêm nữa. Thuốc chậm tiêu Natta có tác dụng chữa bệnh đầy hơi, ứ diều, ăn không tiêu, chậm tiêu rất nhanh và hiệu quả. Nếu bạn phát hiện gà bị những triệu chứng như trên thì nên cho gà ngay một viên và bơm thêm nước cho gà chọi. Chỉ trong khoảng vài tiếng bạn sẽ thấy hiệu quả của thuốc.

– Tiếp theo anh em nên bôi ngoài da cho gà chọi một lớp cao tan đòn trúc linh, thuốc này rất hiệu quả giúp nhanh tan các vết bầm tím trên cơ thể gà, chống nhiếm trùng các vết thương hở. Nếu không có điều kiện mua thuốc này thì anh em có thể dùng thuốc đau mắt mỡ của người bôi cũng được.

Chơi gà chọi mà không có cao tan đòn là giở rồi phải không anh em? Gà sau khi đi đá hoặc đi vần về anh em nên sử dụng thuốc này bằng cách: “đau đâu bôi đó” để gà nhanh phục hồi. Cao tan đòn trúc linh giúp gà tan đòn, chống sưng phù nề, giảm đau hiệu quả.

Công dụng :

– Giảm đau,tiêu sưng phù nề.

– Tan đòn giúp gà nhanh hồi phục.

– Hiệu quả nhanh chỉ trong 8 đến 10 tiếng là có kết quả

Về cơ bản làm như trên là xong, anh em cho gà vào chỗ khô ráo thoáng mát tránh gió cho gà nghỉ ngơi. Lưu ý vì gà mới đi đánh về rất mệt và mất nước vì vậy anh em nên làm ấm cho gà và để cóng nước đầy cho gà uống. (Nên cho hòa một gói chống mất nước oresol cho gà uống sẽ tốt hơn)

Tiếp theo anh em dùng loại thuốc phục hồi sau đá như ảnh bên dưới:

Cách dùng hết sức đơn giản, anh em dùng xilanh đi kèm hút đầy 1 xilanh (1cc) tiêm vào lườn cho gà, hôm sau tiêm nhắc lại một lần nữa là ok.

Về chế độ ăn uống ngủ nghỉ những ngày tiếp theo

– Gà sau khi đi đá về việc ăn uống cũng rất quan trọng anh em nên cho gà uống thuốc bổ Vitamin hay thuốc bổ tổng hợp tránh gà mất nước, gà đá về nhất định bị đi ỉa phân xanh, phân trắng anh em cho uống phòng thuốc luôn sẽ rất tốt cho gà không bị bệnh.

– Trời lạnh ta có thể cho gà ngủ hộp hay thắp điện công suất nhỏ ( dưới 25W).

– Giúp gà tan đòn bằng cách trườm khăn ấm (nước lá ngải là tốt nhất) hoặc một số loại thuốc tan đòn gia truyền tùy từng điều kiện của anh em, trên trị trường có nhiều loại cũng có thể là bí kíp khác nhau của từng người.

– Chỗ nhốt gà chọi việc vệ sinh anh em đã làm tốt rồi nhưng nếu anh em nhốt gà ở nơi ẩm thấp mùa này thì cũng làm cho sức khỏe gà bị ảnh hướng rất nhiều, anh em nên nhốt gà ở chỗ thoáng mát không ẩm thấp thì sẽ rất tốt cho gà và phòng tránh được nhiều bệnh có thể gặp phải.

Chú ý:

***** Anh em thường xuyên phải theo dõi sức khỏe của gà hàng ngày, hàng giờ của gà chọi để có biện pháp chữa trị và khắc phục tình trạng sức khỏe của chiến kê kịp thời và hiệu quả.