Top 12 # Xem Nhiều Nhất Chăm Gà Chọi Sau Khi Đá Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Cách Chăm Sóc Gà Sau Khi Đá

Đối với gà chọi sau khi đi đá về nếu anh em không cẩn thận sẽ làm hỏng còn gà hoặc nhẹ hơn là gà bị ốm lâu phục hồi. Bài viết này hướng dẫn các bạn một số bước quan trọng để chăm sóc gà sau khi đá về.

Việc đầu tiên là anh em càn làm sạch cho gà bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước chè tươi loãng (nước chè tươi rất tốt, có tác dụng xát khuẩn tránh nhiễm trùng cho da gà).

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cho gà anh em bắt đầu đi kiểm tra các vết thương trên toàn bộ cơ thể gà để có biện phát sử lý.

– Kiểm tra các vết cựa đâm xem vết thương nguy hiểm ở mức độ nào, nếu bị đâm sâu dẫn đến sưng phù thì cần phải nặn hết các máu đọng bên trong và vệ sinh thật sạch sẽ vết thương bằng cồn y tế là tốt nhất.

– Kiểm tra chân gà, do gà chọi nhau thường dùng băng dính quấn cựa đứng sâu khuya thường tụ máu dẫn đến có thể vỡ mạch máu hoặc dẫn dến sưng phù lề chân, biện pháp khắc phụ là sau khi kiểm tra xong vết thương ta tiến hành cho gà ngâm chân nước lạnh 20-30 phút.

Việc tiếp theo là anh em nên cho gà uống một số loại thuốc kháng sinh. Theo kinh nghiệm của mình thì anh em nên cho uống những loại thuốc sau:

– 1 viên Amoxicillin 500mg, 2 viên chống phù nề Alphachoay

Amoxicillin là một kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, tránh được gà bị kén còn Alphachoay có tác dụng kháng viêm, chống sưng viêm, phù nề, làm cho gà nhanh hết sưng phù vết thương.

– Cho gà uống1 viên thuốc đi ỉa của Thái

Nhiều con gà khi đi đá sâu khuya về hay bị đau bụng, đi ỉa vì trong trận đấu anh em hay cho uống đường, bò húc hoặc các loại thuốc công nên việc cho uống thuốc này là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra đây cũng là loại thuốc đặc trị phân xanh phân trắng cho gà chọi rất hiệu quả và được nhiều người dùng hiện nay.

– Cho gà uống một viên thuốc chậm tiêu, (vì gà đánh sâu khuya hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nên nhiều con bị chướng diều, không tiêu hóa được thức ăn còn lại trong diều, có nhiều khả năng sẽ khó cứu)

Nói về chữa chậm tiêu cho gà chọi thì đây là loại thuốc số 1 rồi, không phải bàn thêm nữa. Thuốc chậm tiêu Natta có tác dụng chữa bệnh đầy hơi, ứ diều, ăn không tiêu, chậm tiêu rất nhanh và hiệu quả. Nếu bạn phát hiện gà bị những triệu chứng như trên thì nên cho gà ngay một viên và bơm thêm nước cho gà chọi. Chỉ trong khoảng vài tiếng bạn sẽ thấy hiệu quả của thuốc.

– Tiếp theo anh em nên bôi ngoài da cho gà chọi một lớp cao tan đòn trúc linh, thuốc này rất hiệu quả giúp nhanh tan các vết bầm tím trên cơ thể gà, chống nhiếm trùng các vết thương hở. Nếu không có điều kiện mua thuốc này thì anh em có thể dùng thuốc đau mắt mỡ của người bôi cũng được.

Chơi gà chọi mà không có cao tan đòn là giở rồi phải không anh em? Gà sau khi đi đá hoặc đi vần về anh em nên sử dụng thuốc này bằng cách: “đau đâu bôi đó” để gà nhanh phục hồi. Cao tan đòn trúc linh giúp gà tan đòn, chống sưng phù nề, giảm đau hiệu quả.

Công dụng :

– Giảm đau,tiêu sưng phù nề.

– Tan đòn giúp gà nhanh hồi phục.

– Hiệu quả nhanh chỉ trong 8 đến 10 tiếng là có kết quả

Về cơ bản làm như trên là xong, anh em cho gà vào chỗ khô ráo thoáng mát tránh gió cho gà nghỉ ngơi. Lưu ý vì gà mới đi đánh về rất mệt và mất nước vì vậy anh em nên làm ấm cho gà và để cóng nước đầy cho gà uống. (Nên cho hòa một gói chống mất nước oresol cho gà uống sẽ tốt hơn)

Tiếp theo anh em dùng loại thuốc phục hồi sau đá như ảnh bên dưới:

Cách dùng hết sức đơn giản, anh em dùng xilanh đi kèm hút đầy 1 xilanh (1cc) tiêm vào lườn cho gà, hôm sau tiêm nhắc lại một lần nữa là ok.

Về chế độ ăn uống ngủ nghỉ những ngày tiếp theo

– Gà sau khi đi đá về việc ăn uống cũng rất quan trọng anh em nên cho gà uống thuốc bổ Vitamin hay thuốc bổ tổng hợp tránh gà mất nước, gà đá về nhất định bị đi ỉa phân xanh, phân trắng anh em cho uống phòng thuốc luôn sẽ rất tốt cho gà không bị bệnh.

– Trời lạnh ta có thể cho gà ngủ hộp hay thắp điện công suất nhỏ ( dưới 25W).

– Giúp gà tan đòn bằng cách trườm khăn ấm (nước lá ngải là tốt nhất) hoặc một số loại thuốc tan đòn gia truyền tùy từng điều kiện của anh em, trên trị trường có nhiều loại cũng có thể là bí kíp khác nhau của từng người.

– Chỗ nhốt gà chọi việc vệ sinh anh em đã làm tốt rồi nhưng nếu anh em nhốt gà ở nơi ẩm thấp mùa này thì cũng làm cho sức khỏe gà bị ảnh hướng rất nhiều, anh em nên nhốt gà ở chỗ thoáng mát không ẩm thấp thì sẽ rất tốt cho gà và phòng tránh được nhiều bệnh có thể gặp phải.

Chú ý:

***** Anh em thường xuyên phải theo dõi sức khỏe của gà hàng ngày, hàng giờ của gà chọi để có biện pháp chữa trị và khắc phục tình trạng sức khỏe của chiến kê kịp thời và hiệu quả.

Chăm Sóc Gà Chọi Trước Và Sau Khi Mang Đi Đá

Chọn giống gà chọi thiện chiến

Bước đầu tiên để sở hữu một chiến kê tốt là bạn phải biết cách xem tướng gà để chọn giống. Trước khi quyết định mua một con gà chọi bất kỳ, hãy chú ý quan sát bố mẹ của chúng. Người ta hay nói “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, vì thế dòng giống là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó quyết định phẩm chất thiên bẩm của những chú gà. Tốt nhất, bạn nên chọn những chú gà mạnh mẽ, khỏe mạnh và hiếu chiến.

Tiếp theo là xét đến ngoại hình. Một chiến kê đẹp phải đảm bảo có thân hình săn chắc, cao khoảng 40 – 50cm (tính từ chân đến vai). Gà phải có mào công, khung bệ tốt, mỏ ba soi, lông mịn, vảy chân đều, mắt tinh, mặt nhỏ,… Đặc biệt, gà chọi quan trọng nhất là ở đôi chân. Đây là vũ khí tác chiến khi thi đấu. Chân vàng điểm mực, hậu độ nổi phồng lên. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến tướng đi, dáng đứng, tiếng gáy của chúng nữa.

Việc nắm rõ những đặc điểm của giống gà giúp người nuôi biết sở trường, sở đoản của chiến kê. Từ đó, bạn sẽ có cách chăm sóc cũng như những kế sách phù hợp mỗi khi chú gà của bạn lên sàn đấu.

Chăm sóc gà chọi giai đoạn nuôi thúc: Cần chú ý thể trạng

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi

Trong giai đoạn nuôi thúc, chế độ dinh dưỡng cho gà vô cùng quan trọng. Thức ăn chính của gà thường sẽ là rau xanh, thóc và nước sạch.

Thóc cho gà ăn phải được đãi sạch và phơi khô để đảm bảo sự săn chắc cho cơ thể gà. Rau xanh sử dụng cho gà thường là xà lách, rau muống, giá đỗ vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại tăng tính sung mãn cho gà khi thi đấu.

Để tăng cường thể lực cho gà, ngoài thức ăn chính bạn cần bổ sung nhiều nguồn thức ăn bổ dưỡng khác, chẳng hạn như:

Thịt bò

Lươn trạch nhỏ

Sâu super worm hoặc dế

Cá chép hoặc các loại tôm, tép

Một số loại vitamin cần thiết

Các nguồn thức ăn bổ sung này nên được lặp lại 2-3 ngày/lần. Đồng thời, bạn có thể thay đổi lượng thức ăn tùy vào thể trạng của gà.

Ngoài ra, nhiều người còn bổ sung thêm giun, dế, vịt lộn, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, chuối xiêm… cho các chiến kê của mình. Những thực phẩm này có thể tăng cường sự sung mãn cho gà.

Lưu ý:

Tuyệt đối không cho gà ăn nhiều thức ăn có độ đạm cao. Vì gà dễ bị tăng cân, tích mỡ và thiếu sự linh hoạt khi di chuyển.

Chế độ Tập luyện

Trước khi chính thức lên sàn đấu, gà chọi cần trải qua giai đoạn tập luyện vô cùng vất vả.

Giai đoạn xổ gà:

Khi chiến kê của bạn chuẩn bị thi đấu, bạn nên đem về một con gà có ngoại hình tương tự. Sau đó bịt cựa gà lại và thả cho chúng tự đá lẫn nhau để làm quen. Trải qua nhiều lần luyện tập như vậy, gà sẽ trở nên gan dạ, khôn hơn và quen cảm giác bị đòn để khỏi bỡ ngỡ khi thi đấu. Sau khi đá xong, bạn nhớ lấy hết nhớt dãi trong cổ họng gà ra. Bạn có thể dùng một chiếc lông gà đã rửa sạch, luồn nhẹ nhàng vào trong cổ họng để kéo đờm dãi ra ngoài. Như vậy, gà sẽ không bị khò khè khi lâm trận.

Giai đoạn nước rút:

Ở giai đoạn cấp bách này, bạn cần làm cho gà mất thăng bằng bằng cách nâng ức gà lên cao, sau đó buông tay. Lúc này, chúng sẽ bị mất thăng bằng và tìm cách chống chân. Cứ luyện tập như vậy để gà quen thủ thế trước khi bước lên sàn.

Giai đoạn gà chọi:

Tùy theo kỹ thuật của gà mà các bạn hãy chọn cho chúng những đối thủ thật xứng tầm. Đừng vì háo thắng, hoặc thiếu kiên nhẫn mà bỏ mặc chúng. Bạn hãy kiên trì chăm sóc gà chọi và tập cho chúng trước khi chiến đấu.

Sau khi thi đấu

Chăm sóc gà chọi sau khi đá cũng quan trọng không kém gì lúc trước khi thi đấu. Sau khi chiến kê của bạn đã chiến đấu xong, việc đầu tiên cần làm là lau sạch cơ thể cho gà. Tiếp theo, vô đờm và om bóp cho gà với rượu nghệ để các vết thương nhanh chóng hồi phục.

Sau đó, để tránh bị cảm lạnh bạn nên cho gà nghỉ ngơi trong chuồng kín gió. Đồng thời, thức ăn cho gà lúc này phải được nấu chín kỹ để gà tiêu hóa nhanh hơn. Sau 2-3 ngày nghỉ ngơi, tiếp tục nuôi gà theo chế độ ban đầu để chúng dần lấy lại phong độ của mình.

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Sau Khi Đá Hồi Phục Nhanh Nhất

Gà chọi sau khi đi đá về không khỏi tránh đước những vết thương hay những vết bầm ở khắp cơ thể. Nên gà đá thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, nặng hơn có thể là kiệt sức. Vì vậy, công việc của các sư kê là cần có một cách chăm sóc gà chọi sau khi đá về một cách tốt nhất và thực hiện nhanh nhất.

Tại sao phải chăm sóc gà chọi sau khi đá

Sau khi mới đá về, sức khỏe gà chọi rất yếu đi kèm với những chấn thương khiến cho cơ thể gà rất dễ bị nhiễm lạnh và rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu…Trong thời điểm này, cần phải chăm sóc đặc biệt cho gà. Các bài tập được tạm dừng, chế độ ăn uống cũng có sự thay đổi để giúp cho gà dễ tiêu hơn. Mà vừa có đủ chất dinh dưỡng để dần hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Đồng thời tránh được các bệnh thông thường xâm nhập đến có thể gà.

Các bước trong cách chăm sóc gà chọi đều đóng vai trò rất quan trọng. Hỗ trợ cho gà chiến hồi phục nhanh nhất. Không nên bỏ qua các bước hay bất kỳ quy tắc nào để tránh cho kết quả của quá trình chăm sóc không đạt hiệu quả cao.

Xử lý khi gà mới thi đá về

Sau khi gà mới thi đấu về cơ thể sẽ có nhiều đất, bụi bẩn và cả máu đi kèm với những vết thương do hai gà đá nhau gây ra. Có thể gà đá về bị sưng đầu, bầm tím vì thế nhiều người sợ gà đau không đụng vào gà khiến cho vết thương càng trở nên nặng hơn. Khi đó, bạn phải làm như sau:

Dùng nước ẩm để lau sạch bụi bẩn, đất cát và máu trên mình, đầu và cổ gà.

Tiếp tục dùng một chiếc lông gà sạch nhúng vào nước lạnh và vuốt ngược lông

Dùng tay mở miệng rồi lùa cho lông gà vào sâu cổ họng để lấy đờm và chất bẩn. Làm lặp đi lặp lại cho đến khi sạch đờm và hết chất bẩn trong cổ gà thì dùng khăn lau sạch

Cho gà ăn một mồi cơm nóng kết hợp với om bóp rượu cho gà, đặc biệt là các vết bầm tím để cho gà mau lành. Không bóp rượu trực tiếp vào các vết thương hở khiến gà bị xót.

Gà chọi thường dùng băng dính để quấn cựa đứng sâu khuya có thể dẫn đến vỡ mạch máu hoặc phù lề. Vì vậy, sau khi kiểm tra mức độ của vết thương. Thì cho gà ngâm chân với nước lạnh trong khoảng 20-30. Để giảm căng cơ và đỡ phù lề. Đồng thời, việc ngâm nước lạnh sẽ giúp cho chân gà tránh được các triệu chứng khác. Như sưng cụm bàn chân, lậu đế do chân bị xước mà không để ý gây ra nhiễm trùng.

Nếu gà bị gió yếu chân sau khi đá về thì sao? Thì chỉ cần dùng dầu gió om bóp chân cho gà mỗi ngày thì gà sẽ nhanh chóng lại chân ngay. Vì vậy, cách làm gà chọi khỏe chân đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ và phải kiên trì chứ không phải làm một lần là sẽ khỏi được ngay nên mọi người phải chú ý.

Kiểm tra sức khỏe của gà

Gà đá về cho uống thuốc gì? Tùy theo vào mức độ, tình trạng của gà mà có thể cho uống thêm thuốc kháng sinh EN 150 giúp tiêu kén, giảm đau, chống sưng và phù nề.

Cách làm như sau: Lấy một lượng bằng viên thuốc con nhộng hòa vào 3-5cc, khuấy đều cho tan. Dùng bơm tiêm bơm trực tiếp cho gà uống trong 3 – 5 ngày thì thôi.

Bên cạnh đó, để tăng sức khỏe cho gà thì cũng có thể cho uống thêm B1 để tăng cường sức lực và sự dẻo dai. Tuy nhiên, không nên uống quá 2 viên bởi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn trên cơ thể gà.

Lúc này cơ thể gà còn khá yếu nên nhốt riêng để gà được yên tĩnh nghỉ ngơi. Chuồng nhốt gà mới đá về phải được dọn dẹp sạch sẽ và kín gió tránh việc gà bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp thời tiết mùa đông thì nên sử dụng bóng sưởi. Hoặc quạt sưởi để làm ấm gà. Vào mùa hè thì nên để thêm một máng nước cạnh gà.

Sang đến ngày thứ 2 thì tiếp tục kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình hình sức khỏe của gà đã ổn hay chưa. Nếu xuất hiện các biến chứng bệnh khác thì cần phải xử lý kịp thời. Còn không thì tiếp tục lau nước ấm và xoa bóp rượu cho gà để nhanh lành vết thương.

Lưu ý: Sau khi đi đá về gà rất dễ bị mắc các triệu chứng như cảm cúm. Đi ngoài phân xanh, phân trắng hoặc khó tiêu. Vì thế, cần thường xuyên theo dõi thể trạng biểu hiện của gà để tránh bệnh để lâu ngày gây hại sức khỏe mà lại khó chữa.

Chế độ ăn uống cho gà mới đi đá về

Sau khi đi đá về cho gà chọi ăn gì là tốt nhất?

Cách chăm sóc gà đá mới đi đá về thay vì cho ăn thóc, lúa ngay thì nên cho ăn cơm nóng trộn cám với B1. Nếu gà quá yếu thì đút cho gà ăn cẩn thận. Nếu gà đá khuya hồ bị nhiều vết thương không ăn được thì nên nấu cháo và bơm trực tiếp cho gà.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước chăm gà sau khi đá về thì chỉ sau 3 ngày bạn có thể bắt đầu om nước cho gà được khỏe mạnh hơn.

Cách om gà sau khi đi đá về

Om bóp gà chọi cũng thuộc vào một trong các bước chăm sóc gà sau khi đá về. Vừa giúp cho gà không bị mốc, giảm các vết thương bầm tím mà om bóp nghệ lại giúp cho da gà trở nên dày hơn, đỏ đẹp hơn. Nguyên liệu om bóp cho gà bao gồm có:

Nguyên liệu

Cách thực hiện om bóp cho gà

Đầu tiên cho các nguyên liệu đã được chuẩn bị ở trên vào đun cũng trong một nồi nước om, đun sôi cho thật kỹ và sau đó để nguội bớt để bắt đầu om cho gà.

Thực hiện lại các bước om cho tới khi các vết thương từ từ bong hết. Thì bắt đầu tăng lượng nghệ lên để da gà thêm đỏ đẹp hơn. Hoặc phun rượu cho gà chọi cũng là một cách làm đơn giản để cho gà không bị mốc mà lại sát trùng các về thương ngoài da. Đồng thời làm cho gà chọi máu chiến hơn bao giờ hết.

Các bài tập kết hợp với om bóp nghệ

Thực hiện như vậy 1 tuần liên tục sẽ giúp gà nhanh hồi phục sau thi đấu. Đồng thời sức khỏe cũng có thể lấy lại được như ban đầu. Khi gà chiến đã bắt đầu khỏe mạnh hơn thì cho chạy lồng để rèn luyện sức bền. Thời gian tiếp theo sẽ cho gà bắt đầu huấn luyện lại bằng các kỳ vần đòn, vần hơi để tiếp tục tham gia vào những trận đấu ở những lần tiếp theo.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Gà Chọi Sau Khi Đá Phục Hồi Nhanh Nhất

Chăm sóc gà chọi sau khi đá về là một trong những bước vô cùng quan trọng và cần thiết mà bất cứ sư kê nào cũng phải tuân thủ. Sau mỗi trận đấu là thời điểm gà chọi khá yếu và có nhiều vết thương trên cơ thể. Nếu không có sự chăm sóc phù hợp sẽ khiến cho gà dễ bị mất sức, mệt mỏi và dễ bị nhiễm lạnh. Dẫn đến việc, chiến kê không còn cơ hội để quay lại đấu trường thêm bất cứ lần nào nữa. Chính vì thế, cần theo dõi thường xuyên các biểu hiện của gà để đưa ra cách chăm sóc gà chọi sau khi đi đá về và đưa ra biện pháp chữa trị bệnh hiệu quả nhất.

Quy trình chăm sóc gà chọi sau khi đá về

Chăm sóc gà chọi sau khi đi đá về cần đảm bảo được sự nhẹ nhàng, khéo léo, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến vết thương của gà. Bên cạnh đó, cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy trình sau đây:

Dùng nước ấm lau sạch hết bụi bẩn, đất cát và máu trên cơ thể gà. Đặc biệt là phần đầu và cổ

Dùng 1 chiếc lông gà sạch nhúng cùng với nước lạnh. Vuốt ngược lông gà rồi từ từ dùng tay mở miệng gà, rùa lông vào sâu trong cổ họng để lấy bụi bẩn và đờm.

Lặp đi lặp lại bước 2 vài lần cho đến khi sạch đờm thì dùng khăn lau sạch

Cho gà ăn một mồi cơm nhỏ kết hợp với dùng tay có chứa một ít rượu xoa bóp các bộ phận của gà (không xoa bóp vào vùng vết thương hở, tránh việc gà bị xót).

Phương pháp chăm sóc gà chọi sau khi đá về phục hồi nhanh

Tùy thuộc vào vết thương và sức khỏe của gà mà có thể cho uống thêm một viên tiêu kén gà chọi EN 150, giúp giảm đau và chống phù nề. Ngoài ra, sẽ bổ sung thuốc B1 để tăng cường sức dẻo dai cho gà. Sử dụng tối đa 2 viên/ ngày để tránh gây ra tác dụng phụ đáng tiếc.

Tiếp theo đó sẽ là quá trình cho gà nghỉ ngơi và được sưởi ấm, tránh gió lùa (trong mùa đông). Kèm theo đó là một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đầy đủ dưỡng chất để gà nhanh chóng hồi phục. Lưu ý để chăm sóc gà chọi sau khi đá về tốt nhất thì mọi thức ăn của gà nên được nấu chín kỹ. Giai đoạn này có thể thay thóc bằng cơm nóng. Để cho gà tiêu hóa được dễ dàng hơn. Mà không ảnh hưởng đến các vết thương. Cùng với đó là một quy trình lau nước ấm. Và xoa bóp bằng rượu cũng sẽ được diễn ra vài ngày sau khi đi đã về.