Gà đá bị rót có biểu hiện gì?
Người nuôi gà chọi lâu năm hẳn sẽ biết “Gà rót” là từ lóng chỉ con gà đá nhát đòn, lỏn lẻn, không chịu cự, đánh nhau. Biểu hiện này thường xuất hiện khi gà đã thua 1 lần từ đó sợ đòn đau, cứ gặp đối thủ là bỏ chạy.
Một số biểu hiện của gà bị rót, lỏn lẻn, cự yếu qua mô tả của người nuôi:
• “Gà nhà em mới mua về cự xổ quá chừng nhưng qua 2, 3 ngày sau nó không chịu cự con nào nữa hết. Cứ xổ là chạy” – Nguyễn Văn Toàn.
Nhà Cái TOBET88 đá gà online cựa dao, cựa sắt mỗi ngày – Đăng ký tobet88 nhận ngay 100k vào tk Ngân Hàng!
• “Gà nuôi cả tháng trời vốn cực sung cự xổ ầm ầm ko ngán con nào. Bỗng dưng giờ lúc chuẩn bị nuôi đá thì lại sợ con gà thái. Gà không có dấu hiệu gì về bệnh tật hay thay lông, Bổn bang thuộc loại hay, chịu cựa tốt, nó cũng không còn tơ. Ko biết gà mình như vậy là nó bị gì ?” – Lê Mạnh.
• “Gà nhà mình mùa đầu không vấn đề gì, xổ thoải mái, không sợ gì, nhưng khi thay lông thì lại lỏn lẻn hẳn, nhốt chung với con nào thì chỉ một lúc từ sáng đến chiều là dựng tóc gáy hết lên. Nuôi lâu rồi mà không biết trị sao nữa.” – Việt Trần.
• “Xin thỉnh giáo các sư kê. Gà nhà mình có phải bị rót không? Trước sống ở chỗ quen thì nó đá như điên nhưng mới chuyển qua chỗ lạ thì nó không chịu đá gì hết, kêu tiếng gà mái và sừng lông cót lên” – Hảo Kê.
Nếu gà chiến nhà bạn cũng đang gặp một trong những biểu hiện miêu tả ở trên thì điều cần làm bây giờ là tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách nuôi gà bị rót hợp lý nhất.
Nguyên nhân gà bị rót, lỏn lẻn
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gà bị rót là do đã từng thua trận.
Gà bị om đòn, đau trong người khi bị bắt chiến với con gà mạnh hơn nhiều.
Gà chưa đủ tuổi nhưng bị nhốt chung với gà già hoặc bị ép chiến với gà lớn.
Gà thả vườn, nhát người.
Ngoài ra, gà cũng có thể bị lỏn lẻn, không chịu cự sau khi thay lông.
Gà bị rót phải làm sao – cách trị gà bị lỏn lẻn
Biện pháp nuôi gà bị rót mau khoẻ, sung và cự tốt trở lại là úp bội cũng như chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho chúng.
Cách nuôi gà bị rót
Có hai cách để giúp gà sung hơn không bị lỏn lẻn, nhát đá nữa, đó là nuôi cách ly cũng như tạo cho chúng cơ hội làm thủ lĩnh.
Về cách ly thì cần làm ít nhất nửa tháng ở lồng tối. Song song với đó, bạn thả gà ra vườn cho chúng làm thủ lĩnh. Nếu bệnh không nặng, chắc chắn chỉ trong khoảng thời gian 2 – 3 tuần đầu là gà sẽ cải thiện rõ rệt rồi.
Bên cạnh, cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập gà đá để tăng sức chịu đựng, độ dẻo dai và chịu đòn tốt cho chúng.
Úp bội cho gà
Úp bội là biện pháp hữu ích nhất có thể sử dụng khi nuôi gà đá bị rót. Cách làm là tách gà ra riêng hoặc nhốt vào 1 ô chuồng.
Sáng sớm (khoảng 7 – 8 giờ) thực hiện úp gà ngoài sương bằng hai bội – bội lớn úp ngoài, bội nhỏ úp trong. Ngoài ra, nên để 1 con gà ở ngoài để chạy bội giúp tăng thể lực. Chú ý, không để 2 con có cơ hội đụng mỏ nhau. Cứ làm vậy cho đến khi gà không sợ và chạy thì cho xổ gà lông.
Chế độ dinh dưỡng cho gà bị rót
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi gà. Đối với gà bị rót cũng vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cho gà trở nên hưng phấn và sung mãn hơn kết hợp với chế độ luyện tập thì gà sẽ càng ngày càng gan lỳ hơn rất nhiều.
Thành phần trong chế độ nuôi gà đá với dinh dưỡng của gà bao gồm:
Thóc, lúa: Giúp gà chắc nịch hơn.
– Rau xanh: Bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho gà.
Sâu super worm hoặc dế: Giúp tăng độ hưng phấn cho gà.
– Thịt bò: Bổ máu, tăng độ sung mãn.
Lươn, trạch nhỏ hoặc cá chép: Giúp chắc xương, tăng sức bền cho gà đá.
– Các loại vitamin cần thiết: A, K, C, B1, B12.
Chế độ luyện tập
Bên cạnh chế đọ dinh dưỡng thì luyện tập là yếu tố không thể thiếu với gà bị rót. Chỉ có luyện tập thì mới đẩy được gà trở nên sung hơn. Khi tập luyện, chú ý nên áp dụng các bài tập cơ bản trước đẩy dần theo tần suất và mức độ. Một số bài tập có thể sử dụng cho gà bị rót là:
1. Vần đòn, vần hơi.
2. Chạy bội.
3. Quần sương.
4. Dầm cán.
Thời gian của các kỳ vần thay đổi theo kỳ vần 1 đến 4 đối với vần đòn và 1 – 3 đối với vần hơi. Các bài tập còn lại có tác dụng làm tăng sức bền, độ dẻo dai và làm chân trở lên cứng cáp hơn.
Cho gà chạy bội để rèn luyện thể lực và độ sung
Trong trường hợp gà chọi bị yếu chân thì cũng có thể cho gà dầm cán kết hợp với các bài tập chân như chạy lồng hoặc tung lên cao cho rơi tự do. Như vậy chân gà sẽ trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Cũng là cách làm cho gà sung mãn, bền bỉ hơn rất nhiều.
Một biện pháp khác giúp gà rót mau cự là om nghệ cho chúng.
Sau các bài tập, các kỳ vần sẽ là quá trình om bóp cho gà làm tăng khả năng chịu đòn. Và hạn chế được các vết thương sâu do đối thủ gây ra trong quá trình thi đấu. Công thức om bóp cho gà chủ yếu bằng rượu nghê và ra nghệ bằng nước chè tươi. Với cách nuôi gà đá bị rót thì chỉ thực hiện om bóp khi gà có đủ sức khỏe, trọng lượng.
Tuyệt đối không thực hiện khi gà đang bệnh, quá gầy hoặc quá yếu. Bởi như thế sẽ làm phản tác dụng của việc om bóp. Không những không làm cho da gà dày lên mà còn làm thể trạng gà ngày một yếu đi.
Om bóp nghệ cho gà
Thuốc trị gà bị rót
Thuốc trị gà bị rót cũng là một món không thể thiếu trong giao đoạn nuôi này. Một số loại thuốc trị rót, cự yếu, lỏn lẻn được đánh giá cao gồm có Lampam, Super Energy,… Có tác dụng làm gà trở nên hứng phấn, lỳ lợm và máu lửa hơn.
Cộng dụng của thuốc trị gà rót:
Bổ sung các vi chất cầ thiết với gà như vitamin, amino axit.
Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng cho gà.
Tăng cường phát triển, thúc đẩy gà mau cự.
Giúp gà thoải mái sau khi thi đấu, giảm stress khi thay đổi môi trường.
Chống rớt bo khi vận chuyển gà đi xa.
Nếu đã thực hiện tất cả các cách ở trên mà gà vẫn bị rót thì cần xem xét lại giống nòi của chúng. Có khả năng chúng bị rót bẩm sinh thì sẽ bị coi là hỏng, không có khả năng đá nữa, nên thay thế bằng con gà khác sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, mỗi ngày ĐáGà.Me sẽ trực tiếp các trận đá gà khác nhau tại Trực Tiếp Đá Gà.