Top 11 # Xem Nhiều Nhất Gà Chọi Đá Lúc Trắng Lúc Đỏ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Gà Đá Lúc Đỏ Lúc Tái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Gà đá lúc đỏ lúc tái là trường hợp không quá hiếm gặp. Nói dễ hiểu thì hầu như kê sư nào cũng thấy tình trạng này ở chiến kê. Có người thì tìm hiểu nguyên nhân rồi chữa bệnh. Có người thì tặc lưỡi bỏ qua vì qua cho rằng không có gì nghiêm trọng. Vậy nên bài viết này sẽ giúp anh em có câu trả lời chính xác cho vấn đề gà đá lúc đỏ lúc tái.

Gà đá lúc đỏ lúc tái là bệnh gì?

Gà đá lúc đỏ lúc tái, nhất là trong mùa hè, cộng thêm các dấu hiệu như gà thở hồng hộc, mở cả miệng ra để thở,… thì 90% là do yếu trong – ốm trong.

Một số dấu hiệu nhận biết gà bị ốm trong như: gà ủ rũ, dễ sụt cân, da dẻ nhợt nhạt,…. Nếu không tìm phương pháp chữa phù hợp có thể dẫn đến tụt lực. Đối với gà chiến tham gia đá gà Campuchia thì điều này sẽ gây ra những tổn thất nhất định. Nghiêm trọng hơn nữa là chết.

Nói về nguyên nhân của bệnh ốm trong, có rất nhiều lý do, chẳng hạn như môi trường sống của chiến kê bị ô nhiễm, gà thiếu dinh dưỡng hoặc chế độ luyện tập quá sức, cho gà vần quá nhiều,…. Ngoài ra thì việc nóng gan cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà đá lúc đó lúc tái.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người cho rằng đây là một dấu hiệu đơn giản khi gà cảm thấy lạnh. Nó được ví như khi con người nổi da gà khi cảm thấy lạnh vậy. Cách nhận định này cũng không sai, nhất là trong trường hợp chiến kê đó không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Vậy nên đối với câu hỏi “Bệnh gà lúc đỏ lúc tái có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là CÓ. Nhưng tùy vào từng nguyên nhân mà kết quả sẽ khác nhau.

Hướng dẫn điều trị dấu hiệu gà đá lúc đỏ lúc tái

Dựa vào từng nguyên nhân mà kê sư sẽ có cách chữa bệnh cho gà đó phù hợp. Chẳng hạn như:

Nếu gà đá nóng gan nên xảy ra tình trạng lúc đỏ lúc tái thì anh em chỉ cần cho chúng sử dụng Forkid – Thanh nhiệt, giải độc. Sản phẩm được bán rộng rãi tại các tiệm thuốc tây, thường được dùng cho trẻ.

Cách sử dụng rất đơn giản, mỗi ngày cho uống 2 ống, vào buổi sáng và buổi chiều, trước khi ăn. Bên cạnh đó anh em nên bổ sung thêm cà chua và gan lợn vào khẩu phần ăn hàng ngày để gà mát gan.

Đối với trường hợp gà đá lúc đỏ lúc tái do chế độ dinh dưỡng, môi trường,…

Nếu như không phải vấn đề do gan mà là do chế độ dinh dưỡng, luyện tập, môi trường sống,… thì kê sư cần áp dụng cách chữa trị khác.

Đầu tiên bạn cần tạm dừng lại quá trình chăm sóc của mình. Tổng vệ sinh chuồng trại, máng ăn – máng uống để loại trừ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Tiếp đó:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng:

Cho gà ăn uống như bình thường, bởi việc thay đổi quá đột ngột sẽ khiến chúng không quen và bỏ ăn. Thay vào đó nên hạn chế thóc, thịt, lươn, cá,… xuống. Những thức ăn sống trước kia cần nấu chín trước khi cho gà sử dụng. Đồng thời bổ sung thêm rau xanh, giá và cà chua vào.

Trong trường hợp gà bị sụt cân thì cần chia thành nhiều bữa trong ngày để chúng nhanh tăng cân, lấy lại sức.

Khi gà ốm trong, nên hạn chế tập luyện thay vào đó cho chúng nghỉ ngơi nhiều hơn. Ưu tiên cho gà phơi nắng (không phơi quá lâu và nắng quá gắt) và thả lang – nếu có diện tích chăm sóc rộng rãi. Việc thả lang vừa giúp chúng tăng cơ bắp ở chân, cơ thể săn chắc, khỏe mạnh vừa tạo sự thư thả.

Khi gà có dấu hiệu hồi phục hoặc khỏe hơn chút thì cho chúng tập chuồng quần – chuồng bay khoảng 5 phút/ lần là được.

Kết hợp với thuốc trợ lực:

Đối với trường hợp muốn gà khỏe nhanh hơn, kịp cho trận thi đấu sắp tới thì anh em có thể kết hợp thêm vài loại thuốc trợ lực. Ví dụ như cho dùng kháng sinh enervon C và boganic (mỗi loại 1 viên/ ngày). Cách 1 ngày thì tiêm 1cc Catosal, tiêm 3 lần thì nghỉ.

Đừng kết hợp quá nhiều thứ thuốc, rất dễ dẫn đến tình trạng sốc thuốc. Nhất là trong thời điểm gà đang yếu, bệnh dễ nặng hơn và khó chữa hơn.

Gà đá lúc đỏ lúc tái chỉ là dấu hiệu cho thấy chiến kê của bạn đang không thực sự ổn, chứ không phải là bệnh. Đừng bỏ qua bất cứ triệu chứng khác thường nào đến từ chiến kê. Còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký, theo dõi ngay trang website của chúng tôi để cập nhật các bài viết hay nhất về việc chăm sóc chiến kê nào!

Nhớ Chuyện Đá Gà Lúc Bé

Hè 2003 với cái nắng oi ả và chói chang như muốn mang đi hết những giọt hơi nước ở một cái thôn nhỏ nằm ở môt nơi mà ít ai biết đến của tỉnh Bình Định. Nắng nóng là như thế nhưng chẳng ngăn được bọn trẻ con trong xóm trốn ra khỏi nhà vào lúc ban trưa khi mà người lớn đang tranh thủ chợp mắt sau một buổi sáng làm đồng mệt nhọc. Mãi đến bây giờ mình mới thấy được giá trị của giấc ngủ trưa nhưng đã lớn rồi, đâu có được ngủ thoải mái như hồi bé nữa đâu, ai mà chẳng vậy cái gì đi qua rồi cũng có một chút tiếc nuối hị hị.

Cu Ngọng ôm con gà ô chân trắng mỏ ngà có đôi mắt trắng dã vô tình ra sân, con ô sở hữu một chân 3 hàng vảy và 1 chân 2 hàng trơn và đôi cựa nhật nguyệt mới nhú. Cùng lúc Cu Cheo cũng mang con tía chân xanh lưng gù mắt ếch ra, con tía sở hữu án thiên 2 o 2 chân và 1 chân có vảy huyền châm 1 chân có song phủ đao. Có thể nói là hai con gà hiếm thấy mà bao người lớn thèm thuồn muốn có được. Hồ 1 bắt đầu với vô vàng những cú nạp, cú đá dò sét trên không trung, có lúc cả hai cùng bị trúng đòn văng ra xa rồi lại nhanh chóng sáp vào nhau. Hồ 1 kết thúc với lợi thế nghiên về tía chân xanh, có lẽ vì nó lùn và lưng bị gù bẩm sinh nên nó có phần hạ bàng rất vững không bị ngã nhiều như con ô. Hồ 2 đánh sáp lá cà thì ưu thế cũng bắt đầu thuộc về ô, với thế đánh thập cẩm ngũ vị của mình cùng với những tiếng gáy vang bên ngoài của con bạch nhạn như cổ vũ tinh thần, con ô tung đòn như bão táp mưa xa về phía tía. Dù con tía là bậc thầy về phòng thủ và né tránh nhưng vẫn thường xuyên bị trúng đòn rất đau, cũng phải thôi với thế đánh đầu mặt hầu kiềng mu lưng không bỏ xót chỗ nào thì làm sao mà né tránh kịp. Hồ 2 kết thúc cũng là lúc Cheo xin thua vì con tía chẳng có đòn nào đáng kể có đánh nữa thì cũng làm tổn hại đến con gà mà chẳng được gì cả. 1-0 nghiên về xóm nam, cuộc chiến đã phân thắng bại giữ những thằng đàn ông nhưng 2 con gà dường như không khuất phục cứ điên tiếc muốn xông vào nhau buộc phải nhốt 2 con ở xa nhau và không cho thấy mặt nhau nữa. Trận 2 giữ con gà khét vàng chân xanh của thằng Heo và con ô bông chân chì của thằng Cống. Cống nuôi gà thả tự nhiên ít chăm sóc còn Heo nuôi cũng không kĩ lắm có điều gà của heo được ăn uống đầy đủ hơn nào là lương, lịch biển nên rất sung mãng và tràng trề nội lực. Mới được 1/2 hồ 1 con ô bông đã kiệt sức và bị khét liên tục nã pháo, kết thúc hồ 1 sau khi lau người vô nước xong thì con ô bông không đứng lên được nữa vì quá mệt và bị thấm đòn. Con khét vàng sang bằng tỉ số cho 2 xóm 1-1. Trận cuối cùng quyết định xem xóm nào sẽ thành nô lệ trong mùa hè này, trái ngược với áp lực bị thua của 2 khổ chủ hai con gà cứ gáy vang và thi nhau vỗ cánh phành phạch. Trận 2 bạch nhạn của Dr T sở hữu chân vàng móng tím cùng với nhân tự thới và hắc hổ thới nổi bật trong bộ lông trắng như cây gòn của bà chín Quỳnh ở đầu thôn đang trong mùa trái chín, thỉnh thoảng những cơn gió nam lại mang những miếng bông gòn trên cây bay khắp thôn. Trái với vẻ thanh thoát của bạch nhạn là sự uy nguy của sám sắc chân chì vuông cạnh khế đầy mạnh mẽ với những hàng vảy loạn, gà của út chín ngón. Hồ 1 bạch nhạn tung song cước liên tục bay lên hạ xuống, sám cũng nhanh nhẹn hụp lặng né đòn gần hết hồ 1 thì thế trận đã vào sáp lá cà, sám ra đòn chắc và nặng như búa bổ, bạch nhạn ra đòn nhẹ nhưng tiềm ẩn sự cáo trong đòn thế. Hồ 2 sau khi nghỉ giải lao 5′ được massage nghỉ ngơi 2 chú gà đã sung mãng trở lại và bắt đầu hồ 2 vơí những cú nạp chân không của bạch nhạn vào đầu mặt của sám, kết thúc chỗi liên hoàn cước của bạch nhạn là 1 cú chộp vào vai và tung 1 đòn ngay đốc cần như trời gián của sám sắc dành cho bạch, bạch nhạn đứng hình và loạn choạng hết 3s con sám laị túm được đầu định tung 1 cước nữa thì con nhạn nhanh chóng chui vào lường con sám mà núp. Bây giờ con ô chân trắng bên ngoài cũng hồi phục gần như 100% sức khoẻ và bắt đầu gáy liên hồi như cổ vũ tinh thần cho người anh em bạch nhạn đang thất thế. Xắp hết hồ 2 con nhạn chui ra tranh cưa đè với sám nhưng với thân hình rắn chắc của sám thì nhạn ta liên tục bị thất thế và trúng đòn đau. Hồ 3 cũng bắt đầu với song cước rồi chui vỉa của bạch nhạn sau đó là con nhan bỏ chạy con sám vội vàng đuổi theo chộp được cánh tung ra 1 cước trật lất chân chưa kịp chạm đất thì con nhạn quay lai túm được cổ tung ra 1 chuỗi đòn dài miên mang tưởng chừng như không kết thúc cho đến khi con sám thất thế vật ngửa ra đất. Hồ 3 cứ thế tiếp diễn con nhạn cứ chạy, con sám cứ đuổi theo mặc dù đã xuống sức và không ra được 1 đòn nào đáng kể nữa. Xong hồ 3 con sám bị thủng 3 lỗ ở đầu do hắc hổ thới và nhân tự thới gây ra, mặc dù xóm bắc muốn đấu nữa nhưng máu con sám cứ tuôn ra không sao cầm lại được, út chín ngón đành ngậm ngùi xin thua. Kết thúc buổi đá gà với tiếng gáy vang của ô chân trắng và bạch nhạn kê giữa buổi trưa hè, và một mùa hè đầy sung sướng của các bạn trẻ xóm nam.

P/s: còn tiếp nếu có hứng

Cách Chọn Gà Chọi Con Đá Hay Lúc Mới Nở Khi Còn Nhỏ

Cách chọn gà chọi con đá hay thường tỉ lệ không quá cao. Đơn giản vì chúng ta chỉ chọn theo kiểu hình bên ngoài mà thôi. Từ lúc gà con mới nở cho tới khi gà bộc lộ bản chất, khả năng là một quá trình dài. Cần sự kiên nhẫn kết hợp với cách chăm sóc và luyện tập của chủ nhân mới có thể tạo ra con giống chất lượng. Hãy lắng nghe lời khuyên của chúng tôi trong trường hợp này.

5 Cách chọn gà chọi con đá hay sư kê nào cũng nên biết

Quân Lực sẽ hướng dẫn anh em các tiêu chí để chọn được gà chọi con mới nở cho tới khi bước vào giai đoạn gà tơ. Từ đó anh em có thể chọn lọc ra những con gà chọi con chất lượng nhất để chăm sóc và nuôi dưỡng.

Chọn gà con qua chân vảy, cựa gà

Do gà con mới nở hoặc còn nhỏ thì chưa có biểu hiện gì nhiều về mắt, mỏ, dáng người nên hệ thống chân vảy là những tiêu chí nên quan tâm đầu tiên. Trước đó bạn cần nắm vững được cách xem vảy gà chọi và biết được vảy gà nào tốt, vảy gà nào xấu. Từ đó mới có thể đánh giá được chúng.

Các loại vảy gà có thể là dấu hiệu để nhận biết được gà có đá hay hay không? Tuy nhiên điều này có thể đúng hoặc sai do chưa có công trình nghiên cứu kỹ càng về vấn đề này. Tất cả đều do kinh nghiệm của những sư kê đi trước để lại.

Những loại vảy nổi tiếng được nhiều người tìm kiếm như vảy gà vấn cán, vảy gà song thủ đao, vảy gà khai vương, vảy đại giáp…. Những loại vảy này có thể khiến gà có đòn độc, đòn cáo kết liễu đối thủ nhanh.

Các bạn có thể đọc qua những bài viết sau để biết được như nào là vảy đẹp, như nào là vảy gà xấu.

Chọn gà chọi con đẹp còn nhỏ qua bố mẹ

Việc biết được bố mẹ có đẹp hay không, đá hay hay không cũng phụ thuộc nhiều vào gà bố gà mẹ. Người ta có câu hổ phụ sinh hổ tử hoặc chó giống cha gà giống mẹ để cho thấy sự quan trọng khi chọn gà bố mẹ giống. Ở đây cả gà bố hoặc gà mẹ đều rất quan trọng. Chúng có đẹp, đá hay thì mới có thể truyền cho con cháu những ưu điểm này.

Nếu bố mẹ là gà đá nổi tiếng qua trận mạc hoặc có ngoại hình đẹp thì quá tốt. Chúng sẽ giúp tăng khả năng gà chọi con có thể trở thành chiến kê. Ngược lại những con gà chọi con có bố mẹ không nổi tiếng, không đẹp cũng có thể là gà đá hay. Tuy nhiên xác suất ở đây thấp hơn và có thể nói là đất sỏi có trạch vàng.

Chọn gà chọi con đá hay qua dáng đi

Một yếu tố nữa quyết định tới khả năng gà chọi con có đá hay có tiềm năng hay không chính là qua dáng đi. Gà dáng đi càng oai vệ khoan thai thì tỉ lệ gà đá hay cũng sẽ cao hơn. Bởi khi đó cơ thể chúng cân đối và có sức khỏe tốt. Ngược lại những con gà dáng đi lật đật, siêu vẹo thì khó có thể là gà hay, gà tài được. Sức khỏe đâu mà đòi chiến đấu.

Lựa chọn gà con qua tính cách

Những chú gà con càng bạo dạn thi lại càng có tiềm năng. Ngược lại những con gà con càng nhút nhát thì lại càng ít tiềm năng. Điều này một phần do cách chăm sóc của chủ nhân 1 phần cũng do bản năng của gà. Gà có tự tin, gần người thì mới có cơ hội trở thành chiến kê tài giỏi. Những con gà nào càng sợ người, sợ đám đông thì khả năng mang đi đá trận không cao. Đang đá mà nghe người xem hô hào sợ quá chạy mất thì chết chủ nhân.

Cách chọn gà con qua đầu mặt

Sau khi qua giai đoạn gà chọi con mới nở thì tới giai đoạn gà con được 3-5 tháng là có những bộc lộ về đầu mặt. Tuy chưa phải là bộc lộ hết nhưng sẽ đảm bảo được phần nào. Con nào đầu mặt cân đối bố trí xương hộp sọ to thì được chọn. Chúng cũng cần phải cân đối với đầu cổ gà thì mới được. Nhìn mắt sáng, lanh lợi và cảm giác không sợ ai.

Mỏ gà cần lựa chọn những con có mỏ màu trắng như vậy sẽ tốt hơn. Mỏ dạng mỏ trấu cắp rất chắc tạo nên lợi thế sau này.

Chọn gà con qua sức khỏe

Hệ thống sức khỏe đảm bảo thì mới có khả năng trở thành chiến kê tốt. Đây là điều cuối cùng trong những cách gà chọi con khi còn nhỏ. Sức khỏe của chúng thể hiện qua hình dáng, dáng đi, tỉ lệ cân nặng cân đối. Ngoài ra còn hệ thống chân cẳng, cánh đập tốt, bay nhảy cao. Điều này có được khi điều kiện chăm sóc cần phải đảm bảo cũng như tập luyện đầy đủ. Vì thế rất cần sự chú ý và chăm sóc cẩn thận của các sư kê.

Vì sao nên chọn gà chọi con khi còn nhỏ?

Nhiều người thắc mắc tại sao không đợi chúng tới giai đoạn gà tơ mới bắt đầu chọn chẳng phải là dễ dàng hơn hay sao? Nhưng cái gì cũng có lý do riêng của nó. Và cũng không phải ngẫu nhiên người ta tuyển sinh thể thao ở độ tuổi nhỏ.

Giá gà con rẻ hơn

Việc chọn và mua gà con giá rẻ hơn rất nhiều so với mua gà tơ. Với số tiền đó chúng ta có thể mua 3-5 gà con so với chỉ 1 con gà tơ. Vì thế mà sẽ nhiều sự lựa chọn hơn nhưng lại tốn nhiều công sức hơn và rủi ro cao hơn.

Phân loại được gà con dễ dàng

Việc chọn gà chọi con từ nhỏ khi mới nở sẽ giúp phân loại gà dễ hơn. Những con gà chọi con có tiềm năng sẽ được ưu đãi và tách riêng ra để chăm sóc, ăn uống nhiều hơn. Từ đó nâng cao thể chất, tập luyện của gà một cách tốt nhất. Tạo mọi điều kiện để ăn, tập sao đạt hiệu quả cao trở thành những chiến kê tương lai.

Dễ mua hơn

Chúng ta có thể mua cả đàn gà con trong 1 lần nhưng nếu để mua cả đàn gà tơ thì không thể. Khi đó gà tơ đã phần nào thể hiện được tố chất của mình rồi nên người ta sẽ không bán cả đàn mà sẽ giữ lại những cá thể có tốt chất. Vì vậy cách chọn gà chọi con đá hay là hết sức quan trọng khi mua. Tuy rằng kết quả hơi xổ số một chút.

Chọn gà con đẹp đá hay sẽ cho ra chiến kê đá hay?

Những chiến kê đá hay chưa chắc đã là những con gà con ưu tú khi còn nhỏ. Ở cấp 1-2-3 có thể bạn học rất giỏi nhưng khi đi làm, làm việc chưa chắc bạn đã làm tốt, làm giỏi và có tốt chất làm lãnh đạo. Việc chọn gà chọi con khi còn nhỏ chỉ là để phân loại và lọc ra những chú gà tốt mà thôi. Việc tiếp theo chính là sự luyện tập của của chúng và chế độ chăm sóc của chủ nhân.

Tăng cường lượng thức ăn chuyên dụng bổ xung thêm các chất dinh dưỡng. Kết hợp với đó chính là chế độ tập luyện, vần hơi, vần đòn nâng cao thể chất. Không thể bỏ qua om bóp, vào rượu nghệ, ra rượu nghệ. Đây là tất cả những bước để một con gà chọi con có thể đạt được hiệu quả trở thành chiến kê chiến thắng.

Dinh Dưỡng Cho Gà Từ Trong Trứng Đến Lúc Tơ

Nuôi gà chọi khác hẳn với gà thịt, gà cảnh bởi còn phụ thuộc rất lớn vào độ bền và xương sức con gà mà độ bền thì chỉ có sau này đi đá khuya hồ mới thấy rõ được.

Chúng ta không chỉ chú ý đến dinh dưỡng lúc gà nở thành con mà phải chuẩn bị từ khi gà mái, gà trống trong lúc đẻ và trước khi đẻ để có được con gà chọi con tốt nhất.

Chuẩn bị dinh dưỡng cho gà trước và trong lúc đẻ:

Đặc biệt là rau củ phải đều và nhiều, gà mái đẻ phải chắc gà, bóng mượt lông và béo chút thì mới tốt. Chế độ của nhà mình là ngày nào trưa cũng có rau không thể thiếu. Tuần cho thêm 2 bữa cà chua thái nhỏ mỗi bữa mái nhà mình ăn phải đến quả rưỡi/con 😀

Đối với gà trống thì ăn cùng chế độ gà mái nhưng không ăn cám gà đẻ, thay vào đó là tuần 1-2 quả trứng gà hoặc vịt ( dinh dưỡng tương đương nhau) và thêm ít thịt bò.

Dinh dưỡng cho gà từ lúc mới nở đến gà tơ:

– Từ 2 tháng tuổi cho đến 7 tháng : Nhiều người có quan niệm cho gà ăn thóc là chính để gà chắc gà ít mỡ còn với mình, quan điểm của mình là cứ phải để gà phát triển hết sức có thể. Và mình thấy mấy anh chơi lớn mình biết cũng vậy. Giai đoạn này mình cho ăn nhiều thứ lắm : thóc, cơm trộn ngô cám, bỗng rượu trộn ngô cám ( gà ăn bỗng coi như tẩy giun luôn còn ae ko có bỗng rượu thì nhớ tẩy run) còn rau thì ngày nào cũng cho ăn vào buổi trưa tuần cũng được 2 bữa cà chua và 2 bữa cá. Đối với cá thì ae có thể nấu lên cho đỡ đi ỉa. Nhưng mình thì có bố mẹ chịu khó băm nhỏ ra vứt cho gà ăn, gà con thì băm nhuyễn trộn vào cơm cho chúng nó như vậy bổ sung đầy đủ canxi cho sự phát triển xương cốt

Trong giai đoạn 7-9 tháng này ae cho gà lên chuồng càng rộng càng tốt, nếu có điều kiện thì tuần chạy lồng 2-3 buổi om bóp thêm rượu thuốc nữa.

Mình từ xưa chủ yếu nuôi đúc lên gà tơ lên cho các anh chơi nên về phần dinh dưỡng và những yếu tố quyết định mình lắm rất rõ.

Sắp tới mình sẽ viết một bài về nuôi gà chiến, ở phần đó là mình học lại các anh thường xuyên đá C1 cũng tương đối ổn. Còn nuôi gà đỉnh cao thì để hôm nào mình xin phép hỏi và tiết lộ cho ae chắc được 80% công thức !