Top 8 # Xem Nhiều Nhất Gà Chọi Gà Ma Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Ma Thổi Đèn (Tập 7)

CHƯƠNG 40

HẮC TÌ BÀ

Trong mắt người đời, Ban Sơn Phân Giáp thuật của Ban Sơn đạo nhân sử dụng khi đổ đấu thực sâu xa huyền diệu, song mấu chốt hết thảy đều không rời xa thuyết “sinh khắc chế hóa.” Lần này vào Bình Sơn trộm mộ, chính vì trong khe núi có lắm độc trùng chướng khí nên mới đặc biệt đi tìm gà Nộ Tinh ở bản Kim Phong, trăm loài độc vật tiềm dưỡng thành hình bên sườn núi Bắc này đều không phải đối thủ của nó. Nhưng ban đêm, gà trống chỉ còn lại một nửa dũng khí, nhất thời không làm gì được con bọ cạp núi đã chui khỏi áo quan.

Bọn Gà Gô đứng cách đó mười mấy bước, thấy con bọ cạp lưng bè bụng dày đang lồng lộn điên cuồng, tả xung hữu đột mà không sao thoát được, cuối cùng bỗng co rúm lại, trên lưng nứt ra một kẽ to, từ bên trong bay lên một làn sương trắng, dập dềnh lên xuống chứ không tan ra, ba con gà trống tuy đang máu chiến, nhưng thấy con bọ cạp núi đột nhiên biến đổi khác thường cũng không khỏi kinh ngạc, không biết xảy ra chuyện gì, lập tức mạnh con nào con nấy chạy.

Gà Gô thấy lưng con bọ cạp bốc lên một làn sương trắng cổ quái cũng vội vã xua tay bảo Hồng cô nương và gã người Miêu kia lùi lại mấy bước. Gió núi khẽ thổi, đánh tan là sương trắng, lúc này vết nứt trên lưng con bọ cạp đã rộng ngoác ra như một cái mồm đen ngòm, một lũ bọ cạp con trắng lốm đốm từ bên trong bò ra, giẫy giụa thoát khỏi lưng bọ cạp mẹ, rồi tán loạn tìm đường trốn.

Bọ cạp mẹ bị rách toạc cả lưng, giống như bọc giáp rách nằm im lìm dưới đất, chắc là đã chết. Gà Nộ Tinh thấy bao nhiêu bọ cạp con trắng trắng đỏ đỏ bò ra từ lưng bọ cạp mẹ, vốn đã thiên địch khắc tinh, lẽ nào chịu bỏ qua, lập tức vỗ cánh xù lông xông vào mổ từng con một, nuốt gọn vào bụng. Hai con gà trống còn lại cũng tả xung hữu đột,trong nháy mắt đã ngốn sạch mấy chục con bọ cạp con, như gió cuốn mây bay, hết thảy đều chui vào bụng gà không sót lấy nửa con.

Người Miêu đứng bên thấy vậy liền đưa tay vỗ đầu, đoạn nói với Gà Gô: “Hóa ra bọ cạp núi chui vào áo quan là muốn nhờ âm khí để sinh con…” Độc vật ở núi Bình Sơn đều là những loài kì độc, lại quanh năm suốt tháng hít nhả dược khí trong núi, nên đều thích trốn ở những nơi âm u lạnh lẽo, đặc biệt bò cạp cái lúc sinh con lại càng tích chui vào quan tài hay phần mộ.

Quanh Lão Hùng Lĩnh vốn lưu truyền câu ngạn ngữ “Bọ cạp từ nhỏ không có mẹ,” bọ cạp núi ở đây cả đời chỉ sinh sản một lần, đẻ con đằng lưng, khi bò cạp con ra đời cũng chính là lúc bọ cạp mẹ từ giã cõi đời, bởi thế những đứa trẻ mồ côi không người thân thích trong các làng bản Tương Tây đều được sơn dân gọi là “bọ cạp con.”

Bọ cạp mẹ chui vào quan quách có xác chết vì tử khí âm u sẽ giúp nó tạm thời giảm bớt đau đớn do nứt da mà chết. Đa phần sơn dân bản địa đều biết bọc con mà bọ cạp mẹ sinh ra lúc nào cũng có ba mươi sáu con, không hơn không kém, vừa bằng số xương sườn của một bộ xương sườn, vì thế bọ cạp núi còn được gọi là “xương sườn.”

Gà Gô trước giờ chưa bao giờ từng đi qua Lão Hùng Lĩnh vùng Mãnh Động này, anh ta tuy kiến thức sâu rộng nhưng không phải điều gì cũng biết, tập tính đặc biệt của loài bọ cạp núi ở vùng này chính là một trong những điều anh ta không am tường, nghe người Miêu giải thích ngọn nguồn mới biết. Có điều Bình Sơn này lắm dược thạch quý hiếm, độc vật sinh sống trong núi hình dạng đều kì quái, sao mà biết cho hết được, chỉ cần nắm rõ thuyết sinh khắc, mang theo mấy con gà trống vào núi là ổn thỏa cả thôi.

Gà Gô thấy ba con gà trống đã ngốn sạch mấy chục con bọ cạp con, bụng no căng, tinh thần càng thêm ủ rũ, liền bảo người Miêu nhốt chúng lại vào sọt, còn anh ta và Hồng cô nương tiến lên trước kiểm tra tình hình bên trong áo quan.

Hai người xách dao súng tới bên áo quan, trước tiên kiểm tra con vượn già bị đè dưới cỗ quách. Phần đáy quách tử kim đúc tám con kì súc khiêng quan, đều mang hình dạng nửa người nửa thú, cơ thể to khỏe mình đầy vảy giáp, quái vật có vảy khiêng quan không chỉ thể hiện địa vị tôn quý của người chết trong quan, mà còn có tác dụng chống ẩm bên trong mộ thất, giúp nâng cỗ quách tử kim lên cao cách mặt đất một đoạn, phòng khi nước mưa tràn vào mộ thất không thể thoát ra ngay, quan tài gỗ bên trong cũng không bị ngâm nước.

Con vượn già toàn thân lông trắng bị cỗ quách rơi trúng, may mà phần đáy quách có quái thú khiêng quan, tạo thành khe hở giữa áo quan với mặt đật, lại thêm lá mục sau mỗi trận mưa táp gió quật, phủ lên mặt đất một lớp thảm dày êm ái, cộng với bản thân nó xương cốt chắc khỏe, trải qua đại nạn không chết, có điều thương tích cũng không nhẹ.

Gà Gô cúi xuống, xách đèn bão soi vào đấy quách, thấy con vượn già lông bạc mồm mũi chảy đầy máu tươi, bị đè chặt không thể cựa quậy, nằm im như chết.

Anh ta nghĩ bụng, con vượn già ban nãy còn động đậy, sao giờ lại bất động thế này, liền giơ chân đá vào cánh tay vượn đang thò ra. Con vượn già quả nhiên rụt tay lại tránh, hai con mắt gian xảo mở to, đảo loạn lên rồi nhe nanh ra bộ hù dọa Gà Gô, trong ánh mắt nó ngoài bảy phần sợ hãi còn ba phần độc địa.

Gà Gô thấy con vượn già lông bạc trắng, thần sắc gian xảo thì biết không phải loài lương thiện. Vạn vật trên đời sinh diệt đều theo lẽ tự nhiên, nếu sống lâu năm, màu lông nguyên bản trên thân mình tất sẽ thay đổi, từ màu tro chuyển sang màu trắng, rồi lại từ màu trắng chuyển thành màu bạc, đến giai đoạn này đã không còn là vật thường nữa, không phải tiên tất là yêu, có thể nhìn thấu lòng người.

Nghe tay người Miêu nói, bầy vượn này ở hang Vượn Trắng trên núi Bình Sơn, thường chặn đường thương khách để cướp thức ăn, đã hại chết rất nhiều mạng người, ngay cả quần áo hàng hóa cũng không chừa, khuân tất vào hang rồi giành giật với nhau, có khi mặc cả quần áo, bắt chước dáng vẻ con người, diễu qua diễu lại trong núi, quá nửa đều do con vượn lông bạc này bày trò dẫn lối.

Gà Gô thầm nghĩ thứ này cũng cùng một giuộc với con báo già ở bia cổ, rắp tâm trừ khử, định cho nó một phát đạn, xóa sổ cái tên hang Vượn Trắng. Hồng cô nương lại không tin vào chuyện lũ vượn hại người của tay người Miêu, hắn đâu có tận mắt nhìn thấy bầy vượn hại người, huống hồ con vượn già này đã bị trọng thương, có được thả ra cũng không thể sống thêm mấy ngày, cô ta bèn khuyên Gà Gô nương tay, niệm tình con vượn trắng chỉ còn chút hơi tàn mà để nó sống thêm ngày nào hay ngày nấy, hôm nay số anh em ta mất mạng đã quá nhiều, chúng ta cũng nên vì họ mà tích chút âm đức.

Gà Gô nghe cô ta nói vậy không tiện phản đối, đành bỏ ý định giết con vượn già, đằng nào nó cũng đã dở sống dở chết, tạm để lại cái mạng cho nó cũng chẳng sao, sẵn súng trong tay, muốn lấy mạng nó thì thiết nghĩ chẳng có gì khó. Giờ đại sự phải đặt lên hang đầu, khai quật lấy báu vật mới là việc gấp, nghĩ vậy anh ta bèn thu súng đứng dậy, để mặc con vượn già bị đè dưới cỗ quách nhe nanh nhe lợi, không thèm để ý đến nó nữa.

Ba người lập tức đến bên cỗ quách tử kim, nhờ ánh trăng sáng thò đầu vào trong xem xét tình hình. Lúc này trăng đã ngả bóng, ánh sáng lạnh lẽo mờ ảo rọi vào trong quan tài, chỉ thấy bên trong xác vượn và cương thi vẫn đè chồng lên nhau, bọn họ liền dùng thang rết móc xác con vượn cụt đuôi, lôi nó ra ngoài quăng dưới gốc cây đằng xa.

Cổ thây nằm ngửa trong quan bây giờ mới hiện rõ mồn một. Cương thi đời Nguyên tuy chết đã gần bảy trăm năm, ngay cả bộ áo bào tím thêu hoa mặc trên người cũng bắt đầu biến chất, nhưng diện mạo vẫn không hề thay đổi, chỉ có da thịt trên người là trương lên tím bầm cứng ngắc, tóc trên đầu bù xù che khuất nửa mặt, thân hình cao lớn hơn hẳn người thường, tuy chết mấy trăm năm rồi nhưng khí phách uy phong lẫm liệt vẫn chưa tiêu tan.

Quân đội thời Nguyên không chỉ có người Mông Cổ, mà còn tụ họp đủ trai tráng từ các nước ở sa mạc phía Bắc Tây Vực đến Cao Ly, Hán Di. Vị tướng này diện mạo màu tóc đều mang đặc điểm của người Tây Vực, duy có cái miệng ngậm chặt, hai má hơi nhô vẫn chưa tóp lại, có lẽ đang ngậm báu vật trụ nhan.

Gà Gô đương nhiên hi vọng thứ cương thi ngậm trong mồm là một viên minh châu, nhưng anh ta biết rõ, xưa nay vật trụ nhan ngậm trong mồm thi thể vương công qúy tộc phân làm ba loại: một là Trụ nhan tán, phương thuốc chống thối rữa bí truyền lấy thủy ngân làm nguyên liệu chính; hai là ngọc, bởi ngọc sinh hàn, đem miếng ngọc lạnh đẽo thành hình lưỡi người, đợi khi liệm thì đặt vào mồm người chết sẽ giúp cửu khiếu thoáng mát, thi thể không bị thối rữa; tốn kém nhất chính là minh châu Nguyệt Quang dưới đáy biển sâu, hoặc các loại trân châu quý hiếm, riêng cách ngậm tiền áp khẩu, giới quý tộc cổ đại hầu như không dùng.

Gà Gô trong lòng nghi hoặc, không đoán được đầu đuôi sự tình,chỉ còn chách vạch mồm xác chết ra xem thế nào. Đúng lúc định nhập quan phanh thây, chợt nghe sau vạt cây có tiếng sột soạt, vội ngẩng lên nhìn thì thấy một cành cây cong đang rung lên bần bật, lá rụng tơi tả, như bị ai đó lắc mạnh, nhưng thân cây đó to đến vừa một sải tay người ôm, sức mạnh thông thường sao có thể làm nó lay động?

Gà Gô ngoác mồm chửi: “Nhiễu quá, lại là lũ vượn trộm cắp kia phải không?” Chưa dứt lời đã rút khẩu súng pạc hoọc lia một vòng, chốt an toàn mở sẵn, nòng súng nhắm thẳng vào con vượn trắng nằm dưới áo quan, bụng nghĩ nếu bầy vượn còn ở bên chọc phá thì làm sao yên tâm phanh thây moi ngọc, tốt nhất là cho con vượn già ngắc ngoải này một phát cho sạch sẽ.

Thấy Gà Gô định kết liễu con vượn già, tay người Miêu bấy giờ mới nhảy dựng lên chừng hơn thước, la lớn: “Không xong rồi, lại quên béng mất chuyện quan trọng. Ông anh mộc công ơi, giờ Tý đã qua mất rồi, hôm nay là mồng mấy nhỉ?”

Gà Gô và Hồng cô nương thấy tay người Miêu biến sắc, không biết sợ hãi điều gì mà cứ như bị quỷ nhập tràng, càng không hiểu anh ta hỏi thế có ý gì, đồng thanh hỏi: “Mồng mấy cái gì cơ?”

Tay người Miêu ôm cái lồng gà vào lòng lắc lấy lắc để, cũng đã nhớ ra ngày giờ, liền bảo: “Nói để hai vị biết, vào thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm, bọ cạp núi thường đi thành đôi, ban nãy vữa trừ khử một bọ cạp cái, quanh đây ắt vẫn còn một con đực độc hơn ẩn nấp.” Trong loài bọ cạp núi, bọ cạp đực là hung dữ nhất, hình dáng tuy nhỏ hơn con cái nhưng chất độc tiết ra lại khủng khiếp vô cùng, cực kì khó đối phó. Giờ là canh khuya, ba con gà trống vừa ăn đẫy bọ cạp con, tinh thần đều đã suy kiệt, lắc sọt thế nào cũng không chịu tỉnh.

Thấy tay người Miêu hoảng sợ, trán vã mồ hôi, Gà Gô bèn giữ lấy hắn, nói: “Hoảng gì chứ? Chỉ là một con bọ cạp thì làm được trò trống gì?”

Lúc này Hồng cô nương bỗng chỉ tay về phía gốc cây lay động đằng xa, khẽ gọi: “Mọi người xem có thứ gì trên cây thế kia?” Gà Gô và tay người Miêu nghe tiếng liền quay lại nhìn, dưới ánh trăng đêm trông rõ rành rành một con bọ cạp núi đen sì treo ngược trên cành cây cong, như một cây đàn tì bà cũ kĩ màu đen. Hễ con bò cạp khẽ cựa quậy những đốt vỏ như những chiếc lá sắt trên mình nó lại cọ vào nhau kêu ken két, dũng mãnh khác thường, không thua gì con rết sáu cánh trốn trong đơn cung.

Tay người Miêu sợ hãi nói: “Ối ông nội ơi, chính là Hắc tì bà thành tinh trong đàn bọ cạp núi Tương Tây…” Không đợi hắn nói hết câu, con Hắc Tì Bà đang treo ngược cành cây nhe nanh thò ra hai cái càng màu đỏ máu, thoăn thoắt từ trên cây bò xuống.

Bò cạp không phải loại vật tầm thường, chúng cực kì nóng nảy, lấy ví dụ một việc đòi hỏi sự cương quyết như tự sát, có người dám làm nhưng không phải ai ai cũng làm được, trong số các loại trùng độc thì chỉ có bọ cạp núi mới có khả năng tự sát. Nếu bắt một con bọ cạp nhốt vào bình thủy tinh, lấy kính núp chiếu thẳng vào nó dưới ánh mặt trời, bọ cạp đau đớn, lại không tài nào thoát khỏi chiếc bình, sẽ lập tực dùng đuối tự đâm mình rồi chết, từ đấy có thể thấy một phần bản tính tàn bạo của nó.

Con Hắc Tì Bà từ trên cây bò xuống, nhận thấy quanh cỗ áo quan có bọ cạp chết và gà trống thì bỗng trở nên điên cuồng, nỗi căm hận sục sôi khắp toàn thân, quay mòng mòng dưới gốc cây như một trận gió đen, cái cây mọc vẹo tức thì bị nó nhổ bật cả rễ, đổ rầm xuống đất. Hắc Tì Bà nhân đó liền chui tọt vào trong bụi cỏ, chỉ thấy đám cỏ xao động nhanh chóng xáp gần tới cỗ quách tử kim.

Gà Gô kêu lên: “Mày khá lắm!” Khẩu súng pạc hoọc chờ sẵn trong tay vãi ra một loạt đạn, làn mưa đạn bay rào rào khiến cả dải cỏ tốt um tùm rậm rạp, không thể biết con Hắc Tì Bà có trúng đạn hay không, hai mươi đầu đạn đã bắn sạch chỉ trong giây lát. Gà Gô dán chặt hai mắt vào đám cỏ đang xao động theo chuyển động của con bò cạp, tay thoăn thoắt thay băng đạn khác, đồng thời quát bảo gã người Miêu và Hồng cô nương mau mở sọt thả gà. Trong bụi cây có quá nhiều chướng ngại vật, đứng từ đằng xa khó lòng bắn trúng mục tiêu, chỉ có thả gà trống vây đánh trước mới là thượng sách.

Không đợi Gà Gô ra lệnh, Hồng cô nương và gã người Miêu đã tự động tung ba con gà trống đang say ngủ ra ngoài. Khổ nỗi chúng đã no nê, lại đang giữa đêm hôm khuya khoắt, dù tử địch ở ngay trước mắt vẫn không tài nào phấn chấn lao lên ra sức truy đuổi cho được. Gã người Miêu có lo cũng chỉ đành bó tay hết cách, mắt dán vào con Hắc Tì Bà đang từ trong bãi cỏ lao tới mỗi lúc một gần, chẳng kịp nghĩ ngợi gì nhiều, ôm cả ba con gà trống đang ngái ngủ, tung thẳng về phía con bọ cạp đực.

Gà Nộ Tinh bị tung lên cao đột ngột, lúc lơ lửng trên không mới choàng tỉnh dậy, cái mào đỏ chót lập tức dựng đứng, nộ khí bừng bừng, cất tiếng gáy vang, chao lượn trên không rồi đáp xuống bãi cỏ rậm, lập tức xông vào quần nhau với con Hắc Tì Bà. Gà trống không thể bay như chim, độ sải cánh và lực gân đều có hạn, duy chỉ cổ và chân là chắc chắn khỏe khác thường. Cặp móng vàng của gà Nộ Tinh quắp chặt lấy đuôi bọ cạp, dồn hết sức lực, kéo con Hắc Tì Bà xoay tròn trên đất.

Lúc này, hai con gà trống còn lại cũng lần lượt lao tới, thần thái không lẫm liệt như gà Nộ Tinh, vừa quần nhau với bọ cạp mẹ một trận đã mệt rã rời, giờ lại bỗng nhiên phải lâm trận, chúng không khỏi có chút mông lung. Một con còn chưa tỉnh hẳn liền bị Hắc Tì Bà hung bạo dùng càng cắt phăng mất đầu, đuôi bọ cạp vung lên, hất cái đầu gà máu me bay thẳng về phía tay người Miêu.

Gã ta đương khi hoảng sợ, thấy cái đầu gà đầy máu xé gió lao tới, chỉ nhìn thôi đã hoa cả mắt thì làm sao tránh nổi, may mà Gà Gô nhanh thay tinh mắt, kéo gã sang một bên, vừa hay cái đầu gà bay sượt qua mặt, suýt đâm mù mắt gã người Miêu. Chỉ nghe một tiếng “phập” vang lên, đầu gà đâm trúng vật gì đó phía sau.

Truyện Ma Ở Quê Em

1.1 Cái giếng.

Nhà ông T có một cái giếng nước ở bên phía trái cái vườn. Cái giếng này có từ lâu lắm rồi nhưng ko ai dùng nước ở đó vì nó luôn bốc mùi hôi thúi.

Bình thường có đứng ở thành giếng ngửi xuống cũng chẳng có mùi gì, nhưng chỉ cần cầm viên đá ném xuống thì mùi nó bốc lên thôi rồi. Trước đây khi ông T sửa nhà, ông tính lấp đi, ông đổ rất nhiều những đất đá dỡ ra từ nhà cũ xuống nhưng có đổ bao nhiêu cũng chẳng thấy đủ. Người ta lại bảo kiêng kị ko nên lấp giếng, nếu ko dùng nữa thì đậy lại ko thì để đó chứ đừng lấp. Với tính ông cũng chả quan tâm, nhưng đổ đất đá xuống mãi mà chẳng thấy nó đầy nên ông cũng ậm ờ rồi bỏ đó. Thế rồi năm tháng trôi qua, chẳng hiểu sao cái giếng cứ cạn dần rồi cuối cùng khô không khốc, để lại chỉ là cái hố sâu hoẵm, chắc cũng phải cỡ 5m. Rồi một hôm, thằng Q con trai ông T, lúc đó tầm 13, 14 tuổi, hôm đó cậu ngồi chém gió với đám bạn trong làng. Thằng thì khoe nhà có cái kiếm Nhật cổ được bố mua về để ở nhà làm cảnh. Thằng thì khoe có thứ này thứ nọ. Còn Q ngồi nghĩ mãi chẳng nhớ nhà mình có thứ gì cổ nên bỏ về. Cậu về nhà tìm kiếm xung quanh nhà xem có gì để khoe với bạn ko thì tìm mãi chẳng có, bỗng cậu nhớ ra rằng trên bàn thờ nhà cậu có một cái lư hương cũ bằng đồng, từ nhỏ cậu đã thấy rồi nhưng cứ để trên bàn thờ và bố mẹ cậu cũng chưa bao giờ đụng vào. Chỉ thấy mẹ bảo là cái này có từ thời ông cố, ông chỉ dặn mọi người trong gia đình là đặt trên bàn thờ và ko ai được đụng vào.

Nhưng Q giờ đây đang rất tò mò và muốn kiểm tra xem nó như thế nào để còn khoe với bạn bè. Thế rồi bản tính sửu nhi trong cậu bộc lên, Q lấy chiếc lư hương xuống, dù đã được đặt trên bàn thờ khá lâu nhưng chiếc lư hương ko hề bám bẩn, chỉ là có những vết ố vàng do để lâu theo thời gian. Chiếc lư làm bằng đồng, cao tầm 30cm. Trên chiếc lư còn có một miếng giấy màu vàng nhỏ có vài nét ngoằn ngèo dán vào cái nắp giống như người ta dán tem bảo đảm chưa ai bóc bây giờ. Chiếc lư khá nặng, cậu phải khúm núm mới nâng nó lên được. Cậu quan sát xong xuôi thì nâng lên đặt vào chỗ cũ. Nhưng ko may lúc đặt xuống rồi, cái tay cậu vướng vào cái nắp khiến nó quay ngược một phát làm tờ giấy được dán ở trên đó rách đôi ra.Sợ bố mẹ biết, cậu xoay nhẹ cái nắp cho 2 mảnh giấy khớp vào chỗ cũ. Khi cậu vừa thả tay ra thì bỗng cái lư lắc rất mạnh, nó lắc mạnh đến nỗi khiến mọi thứ trên bàn thờ rung theo. Có lúc nó nghiêng hẳn sang bên trái, có lúc nó nghiêng hẳn sang bên phải nhưng tuyệt nhiên ko đổ xuống. Q sợ quá nhảy vào nhà trong nấp và nhìn theo, đến khi nó đứng im thì cậu mới dám bước ra, nhưng xung quanh cậu là mùi thối, thối kinh khủng, khiến Q phải chạy ra vườn để nôn khan. Khi cậu bước vào thì mùi thối đó ko còn nữa. Mọi thứ lại trở lại bình thường.

Cậu sợ nhưng ko dám nói với bố mẹ vì sợ bị đánh, cậu cũng từ bỏ luôn cái ý định khoe cái lư hương của nhà mình.

Nhưng cậu ko biết rằng những việc cậu làm và chứng kiến hôm nay đã bắt đầu cho một chuỗi tai họa liên tiếp đến với cậu, gia đình cậu, thậm chí là bạn bè của cậu.1.2 Cái Giếng.Đêm hôm đó, khi cả nhà đang nằm ngủ, bỗng trong nhà rất nhiều mùi hương trầm, khiến cả nhà ai cũng tỉnh ngủ. Mùi hương nồng nàn đến khó chịu, không đơn giản là thoang thoảng như khi cúng bái mà là mùi của rất nhiều bó hương như kiểu thắp tập trung trên đền chùa. Nhưng tuyệt nhiên không có một chút khói nào.

2 vợ chồng ông T và bà V thì rất ngạc nhiên và thắc mắc vì điều đó. Còn cậu Q thì run sợ không dám đối diện với bố mẹ. Sau đó, liên tiếp 3 ngày, bà V liên tục mơ thấy một ông già nhìn rất phúc hậu, tay ông cầm một cái gậy, ông gọi tên bà và muốn bước về phía bà nhưng dường như ông ko thể, ông đứng xa bà hơn chục mét, mặt ông rất buồn, tay cứ với với rồi nói với bà: “V ơi ! Đại họa rồi con ơi, ta sắp ko chịu nổi rồi con ơi ! Cứu ta, cứu ta vớiiii..”. Rồi ông như bị một thứ gì đó hút đi mất, chỉ văng vẳng câu kêu cứu.

Bà V thấy rất lạ, dù bà là người cũng rất hay đi đền chùa, cũng gọi là mê tín nhưng bà chưa bao giờ mơ những giấc mơ kì lạ đến thế. 1 lần thì ko sao, nhưng 3 lần như vậy thì bà ko thể ko suy nghĩ đến. Bà thắp hương trên bàn thờ tổ rồi kể lại giấc mơ với ông T và con trai. Ông T gạt phăng đi, tay cầm điết thuốc rít vài hơi rồi nói:

– Mơ mộng lung tung. Bà hay đi mấy chỗ chùa chiền nên giờ mới mơ như thế thôi. Ko có gì đâu.

Bà V cũng buồn rầu nói:

– Chắc mấy hôm nay chuyện đồng áng lu bu quá nên chắc tôi mệt mỏi rồi mơ mộng vậy đó ông.

Vừa nhắm mắt thiu thiu ngủ thì cậu nghe thấy tiếng cào ken két vào cái cửa sổ bằng tôn, tiếng cào nghe đến chói tai. Rồi bỗng chốc cái cửa mở ra, một cái gì đó đen xì, cứ lấp lửng, lắc qua, lắc lại trong ko khí, cậu như bị thôi miên, mồm há hốc ra và cứ nhìn theo cái thứ đen kịt đó. Bỗng chốc cái thứ đó nó bay vèo một phát ép sát vào mặt cậu – một cái mặt nhợt nhạt chỉ da bọc xương, 2 cái mắt sâu hoẵm, đỏ lòm, ko có lỗ mũi, mồm thì chỉ toàn răng và có một thứ gì đó nhầy nhầy rớt ra trong miệng.

Lúc này, Q ko còn suy nghĩ được gì nữa, nẫy cậu đã muốn la lên nhưng xương hàm cậu như bị đóng băng, và giờ đây, cậu lấy hết sức bình sinh hét lên như chưa bao giờ được hét. Đến nỗi mấy nhà hàng xóm xung quanh cũng phải giật mình với tiếng hét của cậu, hét xong, cậu đứng hình trong vài giây, người đổ rất nhiều mồ hôi và ngất xỉu.

Mẹ cậu nghe con hét như vậy thì giật mình chạy vào thì thấy con đang nhắm mắt như đang ngủ, bà V lo lắng ngồi xuống lay lay Q. Cậu mở mắt ra nhìn mẹ cậu, một cái nhìn mà khiến bà V lạnh dọc sống lưng, bà bập bẹ hỏi con :

– Co…n chúng tôi th..ế. ?

Q ko trả lời mà trừng mắt lên nhìn bà, bà V lần đầu tiên đối diện với con trai mình mà chân tay bủn rủn như ko còn sức sống.

Ông T nằm ngoài nhà nói với vào :

– Chắc nó mơ thấy ác mộng thôi. Ra ngủ đi bà.

Ông rọi đèn pin nhìn thì thấy mới chỉ gần 12h đêm. Q nghe tiếng ông T thì nhắm mắt lại. Bà V chỉnh lại gối và dắt màn cho con rồi run rẩy bước ra, khi bà ra đến gần giường của mình thì bà nghe văng vẳng bên tai một tiếng cười the thé đến rùng mình vang lên bên tai.

1.3 Cái Giếng.

Bà V nằm lên giường nhưng bà ko khỏi suy nghĩ về ánh mắt và tiếng hét của đứa con duy nhất của bà. Chưa bao giờ mà ngay trong căn nhà của bà, bà lại cảm nhận được một cảm giác sợ hãi đến như vậy mà cảm giác đó chỉ là nhìn vào anh mắt con trai mình. Bà suy nghĩ mãi rồi mệt quá nên thiếp đi.

Còn ông T, ông cũng ko phải là người vô tâm đến mức khi nghe đứa con mình hét như vậy mà chẳng có cảm giác gì. Khi bà V vào phòng Q, ông cũng nhổm dậy định vào xem con mình bị cái gì, nhưng khi vừa đặt chân xuống đất, ông nghe tiếng động rất nhỏ phát ra trên phía bàn thờ. Ông nghe một giọng nhỏ nhưng lại phát ra ở một nơi nào đó xa xôi : T ơi ! Nó đến rồi ! Cứu ta… Cứu ta với !!!

Rõ ràng ông đang thức và đủ tỉnh táo để nhận biết rằng mình ko nghe lầm, ông ko tin vào truyện ma quỷ nhưng ông cũng chưa nói là trên đời này ko có ma. Ông nghĩ hay là do ông bà nào trong nhà đã khuất về trêu giỡn con cháu. Thấy vợ và con ko có thêm phản ứng gì nên ông đành quay lại giường và gọi vợ.

Đến sáng hôm sau, khi bà V dậy để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, khi bà mở cửa ra thì trời cũng đã sáng, bà thấy có bóng người đang ngồi trên cái miệng giếng. Bà hơi bất ngờ nhưng nhìn kĩ lại thì ra là cậu Q, bà vội vàng chạy ra túm tay lôi cậu xuống và nói : Cái thằng, trời mới sáng, sương xuống, cái giếng thì trơn ai bảo mày ngồi lên đó ? Lộn cổ xuống thì sao ?

Cậu Q đi theo mẹ mà mắt vẫn ko rời khỏi cái giếng. Bà V nói tiếp: Cái giếng hôi thối đó thì có gì mà nhìn, từ nay tao cấm mày lại gần nó. Nghe bà V nói vậy, Q đảo mắt nhìn bà T với một ánh mắt đầy căm phẫn.

Bà V lấy một bát xôi nếp đưa cho Q bảo ăn đi rồi đi học, Q ko nói gì lẳng lặng cầm bát cơm một lúc rồi đặt xuống chân giường. Khi bà V vào dọn bát đũa thì thấy một bát cơm thiu, cơm đã nhão nhoét, bốc mùi chua lên nồng nặc. Bà cầm cái bát lẩm bẩm: con với cái, ăn uống từ lúc nào ko đem ra ngoài, để nó bốc thành mùi thế này.

Từ hôm đó, Q ko bao giờ mở miệng nói một lời, cũng như ko bao giờ ra khỏi nhà ngoài giờ đến lớp, ko bao giờ ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, người thì càng ngày càng xanh xao hốc hác. Ông bà T cũng lo lắng lắm, sợ con mắc bệnh gì nhưng gặng hỏi thì Q ko trả lời, bảo đi khám thì cậu vùng vằng, ông T có dọa thế nào Q cũng cứ giữ nguyên thái độ. 2 người đành chịu và phải mời bác sĩ đến tận nhà để khám.

Bác sĩ tới khám xét một hồi thì ko thấy Q có biểu hiện bị bệnh lý gì. Ông chỉ kê vài đơn thuốc bổ và dặn 2 ông bà cần cho Q ăn uống ngủ nghỉ đều đặn hơn.

Đến tối, Q ko ăn cơm mà cứ nằm ru rú trong phòng, bà vào nói mãi cậu mới há mồm ăn vài thìa. Thấy con càng ngày càng xanh xao, bà lo lắm, bà lấy liều thuốc ông bác sĩ kê hôm chiều cho Q uống nhưng cậu ko há miệng ra, dù bà có dọa dẫm, nịnh nọt thế nào Q vẫn cắn chặt lấy môi ko chịu uống. Phần vì giận, phần thì thương con bà chẳng biết phải làm gì chỉ ngồi rưng rưng khóc.

– Q ơi ! Em có nhà ko ra đây chị hỏi cái này nè !

Bỗng một giọng nữ gọi vào từ ngoài ngõ khiến bà V phải lau nước mắt bước ra xem là ai gọi.

– Ai vậy ?

Bà V vừa chạy ra vừa hỏi.

– Cháu Vân đây ạ ! Thằng cu Q có nhà ko cô? Bọn trẻ nói thằng Lâm nhà cháu đi học về rồi nó với thằng Q dẫn nhau đi đâu mà tới giờ nó vẫn chưa về cô ạ.

– Chết thật ! Bà V chép miệng – Thằng Q nhà cô nó đang bệnh, mà nó đi học về cái ở nhà đến giờ chứ có đi đâu đâu cháu.

Cô gái đứng ngoài cổng có vẻ sốt ruột, đứng ko yên cứ ngó vào trong nhà nghĩ nó chơi trong này nhưng bà V trêu đùa. Cô nói :

– Thì cô cứ mở cửa cháu vào hỏi Q xem nó và Lâm nhà cháu đã đi đâu để cháu còn tìm nó về nữa ạ.

Bà V nhìn rõ sự sốt ruột trên mặt cô gái nên bà đành mở cửa cho cô vào. Vân vào phòng của Q. Bỗng cô rùng mình vi ko khí trong ngôi nhà, và cô còn hoảng sợ hơn khi nhìn vào khuôn mặt vô hồn của Q. Khi cảm nhận được sự xuất hiện của Vân, Q trừng mắt nhìn Vân, nó nở một nụ cười nhan hiểm, tiếng cười của nó ngay bên cạnh nhưng mà vân nghe như tận hư ko, len lỏi vào đầu cô. Quên cả việc mình đến đây để làm gì, Vân bủn rủn chân tay bám víu vào bờ tường lùi lại.

Bỗng dưng Q ngồi bật dậy cười ha hả ha hả, Vân giật mình ngã xuống đất và hét lên, ông T và bà V ngồi ở ngoài nghe tiếng hét của Vân thì vội vàng chạy vào thì thấy Vân đang co rúm người, ôm đầu nép vào bờ tường. Ông T lay lay Vân hỏi tại sao lại hành động kì lạ vậy, Vân ngẩng đầu lên nước mắt đầm đìa mếu máo chỉ lên trên giường Q :

– Cô chú ơi ! Cháu thấy một con quỷ gớm giếc đang nằm trên kia kìa. Huhu.

Bà V nhìn lên giường và thấy Q vẫn đang nằm ngủ ngon lành.

– Cô này ăn nói lung tung ! Con tôi đang nằm ngủ mà cô nỡ bảo nó là quỷ sao. Ác mồm vừa thôi chứ.

Ông T bực bội quát.

– Huhu ! Cháu nói thật mà cô chú. Cháu ko nói sai đâu. huhu.

– Cô nhìn xem, thằng con tôi nó đang nằm ngủ sờ sờ thế này mà cô bảo nó là quỷ à ? Ông T giận dữ nói tiếp.

– Hu hu ! Cháu nói thật. Cháu vừa vào định hỏi Q có biết em cháu đi đâu ko, thấy Q đang ngủ cháu định gọi thì Q thay đổi sắc mặt mà dần dần biết thành 1 con quỷ đen đúa, mặt gớm ghiếc. Trông gớm lắm cô chú ơi !

– Ý mày nói con trai tao là quỷ à ?

Lần này ông T bực thật sự. Nhưng vừa nói xong bỗng cả ông T và bà V nhìn nhau đứng hình trong vài giây. Bà V xoa xoa đầu Vân rồi bảo :

– Thôi ông ơi ! Chắc con bé lo lắng với tìm em nó cả ngày mệt rồi nên thần hồn nát thần tính vậy thôi. Ông đừng tức giận nữa làm cháu nó sợ.

Ông T nhìn Vân, cô vẫn chưa hết sợ, vẫn nép vào bà V thút thít, ông nói :

– Ừ thôi ! Cháu về đi, đừng ăn nói lung tung như vậy nữa.

Ông nói với Vân nhưng mắt thì nhìn vào cậu con trai đang ngủ ngon lành trên giường.

Bà V vỗ về Vân rồi nói :

– Thôi thôi ! Ko có gì đâu cháu ! Trong nhà điện sáng thế này ma quỷ nào dám vào hả cháu. Chắc cháu mệt rồi, thôi để cô dìu cháu về.

Vân nhìn bà V lo lắng rồi bặm môi gật đầu. Bà dìu cô đứng dậy để về. Vân liếc nhanh Q một cái rồi lại co rúm người nép vào bà T. Bà vừa dìu Vân đi vừa an ủi cô : ko sao ! Ko sao mà cháu..! Và cũng ko quên nhìn đứa con của mình bằng một ánh mắt nghi ngờ.

3 người , mỗi người một suy nghĩ, ông T trầm tư ngồi bên chiếc điếu cày nhìn vợ và cô gái đi ra cổng. Bấy giờ trong đầu ông đang sâu chuỗi lại một loạt truyện đang xảy ra từ lời nói của Vân, giấc mơ mấy ngày trước. Ông nghi ngờ những lời nói đó của Vân và nhìn lại những hành động, thái độ của con trai mình bất chợt ông giật mình vì có tiếng gọi đâu đây :

– T ơi ! T ơi !

1.4 Cái Giếng.

Bà V dìu Vân về đến nhà nhưng cô gái vẫn cảm thấy hoang mang. Vân leo lên giường ngồi co rúm lại vì sợ. Nhà Vân bây giờ chẳng còn ai ở nhà vì đã nháo nhác đi tìm thằng Lâm. Bà V nhìn Vân với con mắt ái ngại, bà định về nhưng sợ cô gái này bất ổn tinh thần rồi làm điều gì đó dại dột thì lại khổ thêm. 2 người ngồi cạnh nhau nhưng ko nói với nhau một lời nào cả. Khung cảnh tĩnh mịch ko tiếng động làm cho Vân càng sợ hơn, cô cứ khúm núm nép vào người bà V. Bỗng từ sân có tiếng người ồn ào phá tan sự yên lặng đó, thì ra đó là đoàn người đi tìm kiếm thằng Lâm.

Trên tay ông Long, bố thằng Lâm là con trai mình đang nằm dặt dẹo, mắt thì đảo liên tục, tay chân thì khuấy loạn lên, mồm thì chảy dãi, xung quanh mồm thì toàn đất và cỏ. Đằng sau là mẹ thằng Lâm đang nhìn con khóc sướt mướt cùng đám người hiếu kì đi xung quanh. Được thêm cô Vân đang sợ hãi chạy ra nhìn thấy em trai mình như vậy thì ngất xỉu luôn. Mọi người lại phải bế cả cô chị vào giường.

Đặt Lâm xuống giường, nó ko ngừng nhai móp mép thứ gì đó vô hình trong mồm, thỉnh thoảng nó lại ợ lên sồi cả bọt mép mắt thì cứ trợn ngược lên, mấy người lớn giữ tay chân nó mãi nó mới chịu ko khoa chân múa tay nữa.

Mọi người đang túm tụm ko biết làm gì thì ông Dũng – ông ngoại Lâm đi vào, ông lấy trong túi ra một đồng xu chinh đặt lên trán Lâm, ông ấn rất mạnh vào trán nó rồi day day và lẩm bẩm cái gì đó trong miệng. Thằng Lâm dãy lên đành đạch rồi lịm hẳn. Ông lấy đồng xu ra thì trán Lâm in hằn nguyên mặt sau của đồng xu đó. Ông ra hiệu cho mọi người tản ra để cho nó nằm nghỉ. Ông bảo mẹ thằng Lâm:

– Con xuống nhà vo gạo rồi lấy cái nước đầu tiên ấy bỏ vào trong cái bát đem lên đây cho bố – Rồi ông nhìn sang mấy người đang ngồi hỏi – Mấy người tìm thấy nó ở đâu ?

– Tôi thấy nó nằm trong đám cây dứa ở chỗ gần bãi tha ma ông ơi. Một người trả lời.

Ông lắc đầu uống một ngụm trà rồi nói :

– Thằng Lâm bị ma giấu đó.

Ai nấy nghe xong cũng giật mình. Mẹ thằng Lăm mang bát nước gạo lên. Ông bảo bà đổ vào mồm nó cho nó uống, mọi người chưa hiểu cái gì thì khi mẹ thằng Lâm đổ hết bát nước gạo vào mồm nó thì nó lên cơn co giật. Nó giật mạnh lắm, giữ mãi ko được. Nó cúi xuống đất nôn thốc nôn tháo ra ko chỉ mình bát nước gạo mà cả lá dứa, đất cát nữa. Rồi nó ho sặc sụa, nó nhìn mọi người xong nhìn vào bà V rồi vừa chỉ tay vào bà và khóc thét lên :

– Mẹ ơi ! Thằng Q nhà cô V là ma. Huhu.

Bà V đứng hình, còn mọi người thì xầm xì bàn tán. Ông ngoại Lâm ra dấu cho mọi người yên lặng rồi bảo Lâm kể lại sự việc tại sao nó lại bị như vậy. Nó kể : Sáng nay lúc tan học về, nó và đám bạn cùng nhau về thì nó thấy thằng Q cứ lủi thủi đi một mình, bình thường Q là một thằng nghịch ngợm vui vẻ nhưng vài ba hôm nay nó cứ như bị tự kỉ vậy. Thằng Lâm thấy vậy mới lùi lại đi cùng Q và hỏi nó bị bệnh hay sao mà lại như vậy. Nhưng Q ko trả lời, nó ms lấy cái bánh gạo trong túi ra cho thằng Q, thằng Q cầm cái bánh rồi nhìn thằng Lâm nói : Mày có ăn bánh gạo nữa ko ? Tao có nhiều lắm. Thằng Lâm nói lúc đó rõ ràng là thằng Q nhưng cái giọng nó nói ra khác lắm, nó ồm ồm như người lớn và đág sợ lắm. Nhưng thằng Lâm chẳng hiểu sao lại gật đầu vì cái bánh đó nó ko ăn nó mới cho Q, thằng Q dẫn nó đi vòng vòng ngoài đồng, đi đến một chỗ mà nó chưa bao giờ thấy, ở đó có rất nhiều bánh gạo và thằng Lâm cứ thế ngồi ăn ngấu nghiến dù nó vẫn ý thức được là nó ko muốn. Thằng Q thì cứ đứng nhìn nó cười the thé, giọng cười ko phải của thằng Q, nó ma mị, cứ văng vẳng bên tai thằng Lâm. Bỗng người đứng trước mặt nó ko phải thằng Lâm nữa mà nó biến thàn một con quỷ với mái tóc đen kịch, xù xì, mặt mũi hốc hác như ko có gì ở trong cả. Nó cứ lượn lờ xung quanh thằng Lâm và cái giọng the thé cứ vang lên: Ăn đi, ăn nhiều vào…he..he..he.

Ai cũng tỏ ra bất ngờ về câu truyện của Lâm. Bà V thì đứng ko vững, bà ko tin vào những gì Lâm kể mặc dù trong đầu bà đã nghi ngờ về điều đó. Bà ko nói gì kệ mọi người đang bàn tán xôn xao và bỏ về. Bà rảo bước thật nhanh về nhà, bà lo sợ nếu những lời nói kia là sự thật, bà lục lại trí nhớ về những gì đã trải qua và những biểu hiện của Q. Bà sợ rằng nó đã bị ma nhập. Bà vào trong nhà tìm kiếm thì bất ngờ ko thấy cả 2 bố con ở đâu, bà thất thần gọi ing ỏi nhưng ko có ai trả lời. Bỗng bà nhìn ra cái giếng và rùng mình, bà mò mẫm ra thì thấy ông T và cậu Q đang nằm một đống ở đó. Bà sợ hãi hét lên và gào thét tên chồng và con. Bỗng có một người đi từ phía sau tới chỗ bà. Bà giật mình nhìn lại thì ra đó là ông Dũng, ông ngoại thằng Lâm. Ông kiểm tra 2 người thì thấy vẫn còn thở và ra dấu cho bà im lặng và bảo dìu 2 người vào trong nhà.

Bà V vẫn còn còn nức nở và bỡ ngỡ vì sao ông Dũng lại có mặt ở đây thì ông đã nói :

– Khi ở nhà thằng Long(bố thằng Lâm, con rể ông), tôi đã cảm thấy người cô toát ra cả tâm khí và âm khí rất kì lạ, lại thêm chuyện của cháu tôi như vậy thì tôi đã nghi ngờ nhà bà có chuyện lạ kì rồi.

Bà V lo lắng nhìn 2 bố con ông T đang nằm bất động và nói :

– Cháu người trần mắt thịt ko rõ việc gì xảy ra mong ông giải thích cho cháu được rõ.

Ông Dũng rót một cốc nước trắng, bảo bà V lấy một ít muối bỏ vào, ông lấy trong túi ra một lá bùa, ông đốt một que hương rồi hơ lá bùa vào que hương cho đến lúc nó cháy bùng lên, ông bỏ vào cốc nước và lấy que hương quấy đều lên và bảo và V đổ vào mồm cho ông T uống.

Bà V vẫn đang còn thắc mắc nhưng vẫn nhất nhất làm theo. Uống xong cốc nước, ông T bỗng cười lên sằng sặc rồi lại ngất đi.

Ông Dũng chậm rãi vuốt chòm râu của mình và nói với bà V:

– Coi như mọi việc đã tạm ổn, cô nên đưa thằng bé tới bác sĩ đi, nó có vẻ suy nhược cơ thể trầm trọng lắm, nếu chậm nó ko qua khỏi đâu. Còn nữa, cô hãy nhờ ai đó qua đây chăm sóc chồng cô rồi cô sang nhà tôi, tôi có chuyện muốn nói với cô. Tại đây nói ko tiện cho lắm. Thế nhé, bây giờ tôi về đây.

Nói xong ông từ tốn đi về. Bà V thì vừa lo lắng, vừa sốt sắng, làm theo những lời ông Dũng dặn. Bà nhờ chú Hùng, em trai ông T qua nhà chở bà và cậu Q ra bệnh viện, nhờ cả mấy người hàng xóm sang trông chừng chăm sóc ông T.

Q vẫn bất tỉnh và nhịp tim khá yếu, bà lo lắm, khóc mãi và tự trách mình quá vô tâm, ko quan tâm đến con. Sau khi được truyền 1 chai nước hoa quả thì có vẻ sức khỏe Q tiến triển hơn. Bà nhờ chú Hùng về nhà chăm sóc ông T rồi ngủ thiếp bên giường của Q.

Sáng mai, Q đã tỉnh nhưng vẫn phải thở bình ôxy, bà lo lắm nhưng vẫn phải gọi cô Diễm vợ chú Hùng qua chăm sóc Q, còn bà thì về nhà xem ông T thế nào, tình trạng ông T thì vẫn vậy, bà nhớ lại điều ông Dũng nói liền vội vàng qua nhà ông.

Nhà ông Dũng khá rộng,nhưng xung quanh đều là vườn và một ngôi nhà nhỏ cấp 4 lọt thỏm cuối góc. Hiện tại ông đang ở một mình vì bà đã mất từ lâu.

Bà V vào đã thấy ông ngồi ở ghế đợi sẵn, bà V nhìn thấy ông đã ko kìm được sự sốt sắng, hỏi ông đã biết được chuyện gì xảy ra nhà bà.

Ông nhìn bà với khuôn mặt trầm tư và bắt đầu nói :

– Khi bước vào nhà cô tôi đã thấy được vẻ khác thường của ngôi nhà, ngoài vườn thì âm khí tràn trề, trong nhà thì lại có một luồng khí thanh tịnh của một loại bùa trấn yêu cổ nhưng xen lẫn vào đó là một luồng tà khí cực mãnh liệt nhưng lúc mạnh lúc yếu, có lúc lại ko thấy đâu. Ở dưới giếng nhà cô hẳn là đã có một con ma trú ngụ từ lâu à ko bây giờ thì phải nên gọi nó là quỷ mới phải. Nó đã nhập vào người con trai cô, vì loài ma quỷ chỉ ăn hương ăn hơi nên con cô mới bị suy nhượng vì ko được ăn uống gì.

– Chả trách trong nhà cháu mấy nay luôn xuất hiện những đồ ăn ôi thiu ko rõ nguyên nhân mà cháu ko để ý. Nghĩ trời oi bức nên bị vậy ông ạ.

Bà V áy náy xót xa nói chen vào.

– Đó là vì con quỷ này ăn hết phần hồn của thức ăn nên mới thế – Ông Dũng nói tiếp – Nhưng tôi thiết nghĩ rằng con quỷ này đang có một ý định gì đó mà cậu bé ko làm được cho nên khi tôi vào nhà cô lúc chồng con cô nằm ở vườn nó đã nhập vào chồng cô chứ ko phải con cô nữa.

– Hic – Bà V mếu máo khóc – Nhà con 3 đời làm ăn tử tế, con lại là người hay đi đền đi chùa mà tại sao lại rơi vào hoàn cảnh thế này hả ông.

Ông Dũng nhìn đi đâu đó vuốt vuốt bộ râu và nói :

– Chính vì cô hay đi đền chùa, trên người cô lại có chuỗi tràng hạt nên nó ko làm gì được cô. Con quỷ này đang tìm kiếm gì đó nhưng tôi thì ko biết được. Ngày xưa tôi cũng đã từng đi theo nghề đạo sĩ, cũng đã biết qua về các điều cơ bản nên mới biết vài điều chuyện nhà cô. Nhưng vì yêu bà ấy – Ông buồn buồn nhìn lên bàn thờ nơi thờ vợ ông – tôi đã bỏ nghề và về đây lấy vợ sinh con.

– Thế chuyện của nhà cháu ông có giúp được ko ạ. Cháu xin ông hãy giúp đỡ gđ cháu.

Bà V lo lắng.

– Chuyện nhà cô tôi chỉ giúp đến đây được thôi. Nếu cô tin tưởng, tôi sẽ gọi cho sư đệ của tôi đến giúp.

– Vâng, trăm sự nhờ ông ạ.

– Bây giờ con quỷ đó đang dần chế ngự linh hồn chồng cô, nhưng thứ nước tôi cho chồng cô uống hôm qua đó là một loại bùa để tạm thời chế ngự nó trong một thời gian ngắn. Trong hôm nay, cô hãy đi chuẩn bị vài thứ rồi tôi sẽ mời thầy đến giúp cô hóa giải ác linh trong nhà.

Ông Dũng dặn dò bà V mua những thứ gì rồi bảo bà đi về. Bà về đến nhà thì ông T cũng vừa tỉnh, khuôn mặt ông vẫn còn thất thần lắm, ông ngồi trên ghế, mấy người xung quanh đều hỏi ông hôm qua đã xảy ra những gì và tại sao hai bố con lại ngất ngoài cái giếng.

Ông nhớ lại, vuốt mặt mũi chậm rãi kể: Khi bà V và cô Vân vừa đi khỏi, ông cũng ngồi ở chiếc ghế này suy nghĩ về con trai ông thì ông nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình. Ông hỏi nhưng người đó ko trả lời, ông bực mìng đi ra ngoài xem ai gọi thì nghe tiếng gọi đó xuất phát từ ngoài vườn, ông cũng có phần hoảng sợ nhưng vẫn bình tĩnh bước ra, tiếng gọi ngày càng rõ hơn và nó lại phát ra từ phía cái giếng. Dù lúc đó ông thực sự nghĩ mông lung nhưng pha lẫn tò mò ông quyết định ra xem ma quỷ hay kẻ nào trêu mình. Ông nhìn xuống cái giếng thì thấy đen kịt một màu chẳng có gì, nhưng tiếng gọi biến mất mà thay vào đó là tiếng nói “sao mày lấp đất chôn tao” nó cứ văng vẳng bên tai ông, lúc này thì ông hoảng sợ thực sự, ông quay đầu định đi vào thì thấy cậu Q đang từ trong nhà bước ra, lúc này tay chân ông như bị trói chặt ko thể cử động, ông vẫn căng mắt nhìn Q, Q bước rất chậm về phía ông, trong ánh sáng, con ông như một cái xác vô hồn từ từ đi về phía cái giếng. Nhưng càng gần ông thi nó càng khác lạ, nó biến thành một thứ gì đó ko tay chân, tóc bù xù bay trên ko chứ ko phải đi nữa. Ông cố hết sức dãy dụa thoát ra nhưng tay chân ko vẫn ko nhúc nhích. Nó càng lúc càng gần và càng giống cái khuôn mặt gớm giếc mà V đã tả. Ông muốn hét lên thật to nhưng miệng ông ko thể mở. Cái mặt đó dí sát vào mặt ông, hơi thở nó thối ko khác gì mùi dưới cái giếng. Nó nói : “sao mày lấp đất chôn tao” và cười he hé và phả cái mùi thối tha, xú uế ấy vào mặt ông. Ông sợ hãi và ko chịu được cái mùi đó nữa nên đã ngất đi và ko nhớ gì nữa.

1.5 Cái Giếng.

Câu truyện của ông T kết thúc. Ai cũng im lặng với khuôn mặt trầm tư, kẻ thì bán tín bán nghi, người thì ái ngại cho ông vì một con người gan lỳ, ko tin vào truyện tâm linh mà có ngày lại có ngày bị nhát cho đến mức ngất tại chỗ như vậy.

Bà V xoa bóp tay chân ông mà lòng đau như cắt, ông ko biết rằng giờ đây trong cơ thể mình còn đang mang theo một con quỷ. Số đồ ông Dũng bảo bà mua bà đã chuẩn bị đầy đủ, bây giờ bà chỉ lo lắng ko biết ông T sẽ tỉnh táo được đến lúc nào để chờ đợi người sư đệ của ông Dũng đến trục xuất con quỷ trong người ông.

Những kẻ hiếu kì tò mò thì giờ cũng giải tán hết, chỉ còn lại bà V và vài người anh em trong nhà ngồi chờ đợi. Có vẻ ông T thấy mệt mỏi nên đã lên giường nằm ngủ, nhìn thấy chồng đang ngủ ngon lành bà lại rưng rưng khóc, khóc vì sự bất công đối với những chuyện xảy ra với gia đình bà, khóc vì nỗi đau xót khi thấy con trai và chồng mình bị dày vò như vậy.

Bỗng dưng ông T giật nảy người lên, ông cứ khoa chân múa tay trong không khí, bà V ko giật mình vì bà biết điều gì đến cũng đã đến nhưng ko ngờ nó lại đến nhanh như vậy. Bà sợ hãi vừa ôm ông vừa khóc, mấy người anh em thấy thế cũng lao vào giữ lấy ông, ban đầu còn giữ được nhưng càng ngày, ông T như được tiếp một luồng sức mạnh nào đó mà khiến 3 4 người cũng ko giữ ông nằm im được. Ông càng giãy càng khỏe, mắt ông trợn ngược lên, mồm thì sùi bọt mép, hét vang nhà : Tao giết, tao giết cả nhà mày.

Ông cứ vừa giãy vừa hét như vậy. Bà V thì cứ vừa khóc vừa gọi tên ông và niệm kinh nhưng mà có vẻ ko ăn thua, rồi cuối cùng mấy người cũng phải chịu thua ông T, ông hất văng từng người ra rồi đứng dậy cười ha hả. Mắt ông giờ đây đã thâm xì, miệng ông cũng thế khiến cho ko ai có thể nhận ra ông nữa. Ông đập phá mọi thứ trước mặt mình với thái độ sảng khoái, ai cũng sợ ko dám lại gần ông.

Nghe tiếng ồn ào tại nhà ông T nên những người hiếu kì tập trung đến kín cả sân, ông T cứ cười như điên dại và tiếp tục đập phá mọi thứ ông thấy trước mặt. Có những thanh niên cao to nhảy vào hòng giữ ông lại nhưng người thì sứt đầu mẻ chán, người thì đau đớn đi ra, chẳng có một ai làm gì được nên chỉ dám đứng từ sân nhìn vào. Bà V lúc này đã thực sự bị sock nặng, tim bà đập thình thịch rồi ngất khiến người dân phải trở bà đi cấp cứu, bây giờ gia đình bà, người thì ma nhập đập phá mọi đồ đạc trong nhà, người thì truyền nước, thở ô xi, người thì vì bị sốc trụy tim phải cấp cứu, tất cả đều đang trong tình trạng nguy kịch.

Ông T đập phá một hồi thì dừng lại, ông vẫn cứ cười he hé, giọng cười như từ cõi hư vô khiến ai nghe thấy cũng phải rùng mình vì sợ. Ông đi xung quanh cái bàn thờ, ông ko cười nữa mà nhìn chằm chằm vào đó, ông cứ nhảy xổ lên để lấy thứ gì trên đó nhưng cứ lại gần thì ông lại bị ngã ngửa ra, vài lần như vậy ông tức hét lên đau đớn. Ông đứng trân người và tru lên từng đợt khiến những kẻ yếu tim ko dám ở lại xem nữa, có vài người bàn nhau vào trói ông lại, họ lừa lúc ông ko cảnh giác đã dùng dây thừng trói chặt lấy ông rồi khiêng ông ra giữa sân. Ông dãy giụa nhưng ko được, ông nghiến răng, mắt đảo quanh mọi người đang có mặt gằn giọng :

– Tao sẽ giết, sẽ giết chết tụi bây.

Ko ai dám nhìn thẳng vào mắt ông. Ông lại bắt đầu cười, ông cười bằng cái giọng ma mị, bỗng có một người đi vào, tay cầm một cành cây dâu, anh ta quất rất mạnh vào người ông T, sau một lần quất là ông lại hét lên khiến ai nấy ko khỏi dựng tóc gáy, ông hét lên một cách đau đớn.

– Dừng lại, đánh nữa ông ta sẽ chết đấy.

Tiếng nói từ ngoài cổng vọng vào, đó là ông Dũng và sư đệ của ông – Pháp Sư Doãn bước vào.

Ông Doãn là một pháp sư rất nổi tiếng vào khoảng 20 năm trước, nhưng có lẽ giờ ông đã sống ẩn dật và hầu như ông ko xuất hiện cho đến bây giờ. Ông nói :

– Phần hồn người sống cũng giống như một đứa trẻ con, khi bị loài ma quỷ tồn tại lâu năm xâm nhập vào cơ thể thì có nghĩa là nó đang chèn ép phần hồn của người đó. Roi dâu là một trong những thứ kị ma quỷ, dùng nó đánh ông ta thì khi đó con quỷ kia ko những chiếm hẳn được thể xác của ông ta mà còn đánh bật linh hồn ông ta ra ngoài thì có khác gì giết người ? Và khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng ” quỷ nhập tràng ” mấy người biết ko ? Đến lúc đó ta e rằng chẳng có ai mà cứu nổi.

Ai nghe cũng giật mình, người đàn ông kia thì khi nghe xong liền vất cái roi đi, may cho anh ta thầy Doãn đến kịp lúc ko thì tấm lòng cứu người của anh ta đã trở thành giết người.

Ông Doãn tiến gần lại chỗ ông T, mà giờ xin phép gọi ” nó ” là con quỷ. Nó nhìn ông Doãn và cứ lè lè cái lưỡi ra thách thức. Ông cũng nhìn nó một cách lạnh lùng, ông đến đây ko mang gì nhiều vì bà V đã chuẩn bị đủ, ông chỉ mang một thanh kiếm gỗ, vài lá bùa và một cái chuông được bỏ trong cái túi. Bây giờ đã quá trưa, ông bảo mang những thứ đã chuẩn bị sẵn như là 1 con gà làm sạch lông nhưng chưa luộc, một bát hương, một bát cháo loãng, một bát muối và một số thứ khác đặt lên bàn. Con quỷ thì vẫn cứ nằm cười the thé ở sân, nhưng bắt đầu nó lại co giật, mắt nó trợn ngược lên, mồm thì cứ như muốn nôn ra thứ gì đấy, ông Doãn giật mình hét :

– Mau cởi trói ra, nó chuẩn bị nhập tràng rồi.

Chẳng ai hiểu gì nhưng buộc phải làm theo điều ông bảo. Vừa cởi trói ra thì con quỷ bắt đầu lăn lộn, nó có vẻ rất là đau đớn nhưng vẫn cười những tràng cười đến rợn người. Ông Doãn 1 tay cầm thanh kiếm, một tay cầm một lá bùa còn mồm thì niệm niệm gì đấy xong ông dính lá bùa vào đầu nó, con quỷ giật thêm vài cái rồi nằm im. Ai nấy vẫn những khuôn mặt ngơ ngác nhưng cũng thở phào nhẹ nhõm dù chẳng hiểu gì. Ông Doãn tiếp tục lẩm bẩm gì đó trong mồm, được một lúc thì mọi người đều nghe tiếng lạch cạch trong nhà trên cái bàn thờ. Ông bỗng mở mắt ra và nói :

– Đó ! Chính là nó, hãy mang nó ra đây.

Ông chỉ vào phía bàn thờ, ai cũng sợ ko dám vào, chỉ có ông Dũng là dám bước vào, ông vào thì thấy cái lư hương nó đang rung lên từng hồi, ông định nâng xuống nhưng có vẻ ko ổn nên đành phải nhờ thêm 2 người nữa vào. Mỗi người cầm một bên, dù nó ko nặng so với một người trưởng thành nhưng nó cứ lắc hết bên này sang bên nọ. Dù dùng hết sức để ép nhưng nó cứ đẩy sang bên này rồi bên kia, khiến khó khăn lắm mới đem nó ra ngoài được. Đặt ở giữa sân, nó vẫn tiếp tục lắc, và giường như đặt gần con quỷ thì nó càng lắc mạnh hơn, ông Doãn bước lại gần nó, ông lấy cái chuông ra vừa lắc cái chuông vừa lẩm nhẩm, được một hồi thì cái lư lắc nhẹ dần rồi dừng lại.

Những người chứng kiến thì vừa ngạc nhiên vừa hoảng sợ. Ông lắc đầu, ngồi tư thế thiền và nhắm mắt lại, bỗng ở ngoài cô Diễm, em dâu ông T chạy vào, cô hốt hoảng kể lại cho ông Doãn và mọi người nghe rằng cậu Q đã tỉnh và kể lại mọi truyện từ việc cậu nâng chiếc lư hương xuống, ngửi thấy mùi thối trong nhà rồi giấc mơ cả nhà cùng mơ đến việc thấy cái bóng ghê rợn dí sát mặt cậu và ko nhớ gì nữa. Câu truyện cô Diễm kể khiến mọi người rùng mình. Bất chợt ông Doản mở mắt vuốt chòm râu rồi cười lớn :

– Ha ha, thì ra là vậy, quả là một điều kì lạ và rất đáng cho chuyến hạ sơn lần này của ta.

Đến đây thì có vẻ mọi người cũng hiểu ra một vài điều nhưng vẫn im lặng theo dõi hành động của ông Doãn. Ông đứng lên mở chiếc lư ra, bên trong là một viên đất nung tròn vo được bọc bằng một lá bùa xanh lá, thứ mà ông Doãn gọi là bùa trấn yêu. Ông quan sát kĩ cái lư rồi bỗng giật mình nói :

– Đây chẳng phải là chiếc lư bát quái nổi tiếng một thời hay sao ?

Ai cũng ngơ ngác. Ông nói tiếp :

– Cái lư này là một đồ vật được coi như là pháp bảo của chùa Kim Thiền Tự bên Trung Quốc thời vua Càn Long. Chẳng hiểu vì lý do gì mà nó trôi dạt sang bên ta và được đặt tại chùa Xá Linh Tự, bỗng nó biến mất khiến ai cũng xôn xao nhưng ko ngờ bây giờ nó lại có mặt ở đây.

Ai nấy nghe xong đều ngạc nhiên vì họ ko ngờ cái lư hương này lại có lai lịch hoành tráng đến vậy. Ông Doãn đặt viên đất lên trên chiếc bàn và bắt đầu múa máy làm lễ, bỗng một mùi hôi thối bốc lên khiến ai cũng bịt mũi tản ra. Ông Doãn nghe tiếng bàn tán : ” Cái mùi thối này chắc lại từ cái giếng bốc lên rồi, trước còn nước đã thối rồi, ông T đổ đất lấp ko được giờ hết nước rồi sao vẫn thối thế ko biết.”

Ông Doãn chợt như nghĩ ra điều gì, ông bất chợt cầm bát muối đi về phía cái giếng, ông lẩm nhẩm rồi đổ cả bát muối xuống dưới giếng. Ông vừa đổ xuống thì con quỷ bỗng thét lên vô cùng đau đớn, nó tiếp tục giãy giụa một hồi rồi bật ngược dậy, nó giật lá bùa ra rồi lao về phía ông Doãn, mọi người thì nép về một hướng hồi hộp theo dõi, con quỷ thì vẫn cứ hung hăng lao tới, mặt nó nhăn lại thâm xì, nó gằn mặt lên với đôi mắt hoang dại nhìn ông căm phẫn rồi cứ lao vào ông như muốn ăn tươi nuốt sống ông, còn ông Doãn dù tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, ông né đc tất cả hành động con quỷ làm, ông dụ nó đến gần chiếc bàn, ông lấy chiếc chuông lên rồi vừa lắc vừa niệm gì đấy. Con quỷ nghe tiếng chuông thì quỵ xuống, ôm đầu la hét, một tay ông lấy ra tấm bùa, ông huơ huơ rồi đốt nó lên, ông bảo mọi người ra giữ chặt lại nó, con quỷ vẫn la hét giãy giụa nhưng có vẻ đã yếu, ông nhét cả lá bùa đang cháy vào mồm nó, ông lấy thêm một lá nữa dính vào người con gà, tiếp tục ông bỏ cái chuông ra, cầm cái kiếm múa múa rồi chọc vào con gà rồi hét lên :

– Hỡi linh hồn tội lỗi hãy trở về với cõi hư vô đi. XUẤT.

Con quỷ thét lên to hơn, còn con gà đang hồng hào thì bỗng dưng thâm tím rồi đen xì. Khuôn mặt ông T thì dần dần bình thường trở lại và lại lịm đi.

Mọi người lúc này bắt đầu bàn tán xôn xao, ông Doãn lấy bát cháo loảng cho vào mồm ông T, ông T ăn xong thì nấc nấc lên vài tiếng rồi lại nôn thốc nôn tháo ra. Nhưng ông nôn ra là một thứ bầy nhầy đen kịt và thối hoắc, lúc này ông T đã tỉnh và bắt đầu ngồi thở dốc.

Ông Doãn mỉm cười và bảo :

– Vậy là xong, tôi đã trục được con quỷ trong người anh ra, và tôi khuyên anh hãy lấp đầy cái giếng này lại.

Ông T vẫn còn yếu nhưng vẫn thều thào nói :

– Cám ơn ông. Nhưng ông có thể cho tôi biết điều gì đã xảy ra với gia đình tôi vậy ông ?

Ông mỉm cười, mọi người thì im lặng chờ đợi ông nói, ông đảo mắt rồi nói :

– Nhà ông đã có chướng khí từ rất lâu rồi và đó là do con quỷ này gây nên, thời đó các pháp sư nổi tiếng thường sử dụng phép ” Di Hồn ” để chế ngự ma quỷ nhằm ko gây hậu quả sau này cho con cháu. Nhưng họ ko biết rằng phép đó sẽ rất nguy hiểm nếu như ko dặn dò kĩ càng, chôn dấu những thứ đồ vật đã được ” chuyển hồn “, giống như việc của nhà anh. Khi chết đi linh hồn ko siêu thoát thường vất vưởng tại nơi mình chết, sau một thời gian sẽ tích tụ tà khí khiến linh hồn đó sẽ rơi vào trạng thái U Linh và dần dần sẽ trở thành quỷ. Khi trở thành Ma sẽ có 2 phần đó là Hồn được chia thành 3 phần và Phách được chia làm 7 phần. Con quỷ này có lẽ đã bị một pháp sư cao tay đánh bật phách ra khỏi linh hồn, chế ngự phần phách vào viên đất nung và dán bùa trấn yêu lên bỏ vào chiếc lư để cho hai phần này ko thể nhập lại thành một. Một phần hồn đã được hòa vào chiếc lư, một phần nằm dưới đáy giếng và một phần là ở trong nước giếng, vì thế nên giếng nhà ông mới bốc mùi hôi thối. Khi anh đổ đất xuống thì anh đã vô tình phá vỡ thần chú áp chế và 2 phần hồn này nhập lại với nhau điều này khiến nước trong giếng bốc hơi mất. Còn phần còn lại là do con trai anh đã làm rách lá bùa ở chiếc lư khiến nó cũng được giải thoát, 3 phần này nhập lại thành một và vào nhà anh để nhằm hợp nhất với phần phách. Nhưng do lá bùa trấn yêu này quá mạnh nên nó ko thể đụng vào được, tiếp đó nó gieo rắc vào đầu óc anh và gia đình anh những hình ảnh thân quen gợi nhớ đến chiếc lư để nhằm mượn tay gđ anh mở chiếc lư ra, nhưng nó ko biết rằng ma quỷ ko thể phân biệt được thời gian và những gì nó diễn đạt khiến ko ai hiểu được nên đã ko giúp được nó, bắt buộc nó phải dọa con anh mất vía có nghĩa là bật vía ra ngoài để nhập vào cơ thể con anh, nó phải ẩn trong cơ thể người để tích tụ nhân khí để có thể dễ dàng đụng vào chiếc lư. Nhưng con anh quá yếu và ko giúp được nên nó lại phải cần đến anh nhưng nó ko biết rằng lá bùa ấy chỉ cần có chướng khí là sẽ ko đụng vào được nên nó đã hành hạ anh để ép hồn anh ra khỏi cơ thể. Nhưng tôi đã trục được nó ra rồi nên mọi việc đã xong. Tôi khuyên anh nên thờ cúng chuyên cần hơn vì tôi nghi ngờ người pháp sư này với con quỷcó một mối quan hệ nào đó mới ko nỡ đánh tan hồn nó để nó tồn tại và biến thành quỷ – Ông chỉ vào viên đá nói tiếp – Tôi sẽ đem thứ này về thờ đường của mình để cảm hóa nó cầu mong nó siêu thoát. Còn anh và người nhà nên dọn dẹp mớ lộn xộn gây ra trong nhà đi. Ông nói xong, gói gém đồ đạc và viên đất bước đi. Mọi người cũng tản đi dần, sau này ông lấp cái giếng và đặt ở đó một cái bàn thờ nhỏ. Dù mọi truyện đã hết nhưng ai nấy vẫn còn thắc mắc những câu hỏi : ” Con quỷ đó từ đâu mà ra, vị đạo sĩ đã chế ngự nó là ai và họ có quan hệ gì ? Và chiếc lư hương cổ ấy sao lại có ở nhà ông T? ” ko ai có thể trả lời được.

( Ngoại Truyện )

Trước khi đến với phần II của ” Cái Giếng ” thì em xin gửi đến m.n một số câu truyện khác xảy ra trên quê em.

Truyện Thứ I. Con Ma Và Bà Bán Rau.

Ngày xưa, dân cư còn thưa thớt việc họp chợ ko dễ như bây giờ, những phiên chợ chỉ tụ lại một điểm và những người bán hàng phải dậy từ rất sớm để cho kịp.

Bà Bính năm nay đã hơn 70, bà đã già nhưng neo đơn ko có con cái hay người thân gì cả. Vì thế hàng ngày bà vẫn phải mò cua bắt ốc, trồng thêm vài vạt rau rồi đem ra chợ bán để kiếm tiền hay thậm chí là đổi một ít gạo hoặc sắn để ăn qua ngày. Nhà bà cách chợ khá xa, bình thường bà cứ phải dậy từ 3h sáng và đi bộ một quãng đường dài để kịp phiên chợ. Nhưng hôm đó ruộng rau cũng đến ngày thu hoạch nên bà cố gắng ngoài đồng muộn thêm tý nữa để thu hoạch nốt để về mai mang ra chợ bán, bà làm muộn nên dậy cũng muộn hơn mọi hôm, bà lật đật đội thúng rau ra đi. Đường lên chợ khá xa phần vì muốn giữ được chỗ tốt để buôn may bán đắt, phần vì sợ đến muộn bán ko hết rau bị héo lại ko ai mua nên bà quyết định đi đường tắt. Đó là một con đường nhỏ có 2 hướng, một là đi ra đồng, hai là đi sang làng Còng nơi diễn ra phiên họp chợ mỗi ngày, nhưng muốn tới chợ thì bà phải đi qua một cái bãi tha ma, ở đó có một cây cáo rất to.

Bình thường bà chẳng bao giờ đi đường đó vì người ta hay đồn đoán về chuyện ma quỷ, nhưng hôm nay vì miếng cơm manh áo nên bà đã quyết định đi bằng con đường đó. Trời đang sang đông, đã gần sáng nhưng vẫn tối đen như mực, sương sớm phủ xuống và tiết trời se se lạnh đã làm bà hơi sợ hãi nhưng vì miếng cơm manh áo bà vẫn bước đi. Càng đến gần cái bãi tha ma, người bà cứ rung lên từng hồi chẳng biết vì sợ hay vì lạnh. Bỗng bà thấy có một bóng đen đang ngồi ở gốc cây cáo, bà hơi hoảng nhưng vẫn cố nheo mắt lên để nhìn, vì tuổi cao với trời còn tối, bà nhìn mãi chẳng thấy gì ngoài cái bóng lù lù trước mắt. Bà chủ động lên tiếng dù trong ngực bà tiếng tim đang đập loạn xạ :

– Ai..! Ai.i.. đấy ? Ai đang ngồi ở gốc cây đấy ? Ma hay… là người ?

Cái bóng vẫn ngồi im ko lên tiếng, bà tiến lại gần hơn thì thấy có cái gì đó đang phe phẩy cạnh cái bóng, hơn một tí nữa thì bà có vẻ nhìn rõ hơn và thở phào nhẹ nhõm vì đó là một bà lão cũng tầm tuổi bà đang ngồi phe phẩy cái nón. Bà tưởng người dân đi làm đồng sớm nên tiếng :

– Ai đấy ? Sao mới giờ này đã ra đồng rồi à ?

Lúc này người kia mới nhìn bà rồi lên tiếng :

– Úi zồi ! Tôi chào bà ! Gớm, mới sáng ra mà bà đội gì đi đâu sớm thế ?

Lúc này bà Bính đã thấy an tâm hơn, bà trả lời :

– Tôi là người làng dưới, đang đi chợ Chùa thôi bà ạ. Thế bà người ở đâu, sao giờ đã ra đây ngồi rồi.

– Gớm ! Tôi ở làng Còng bà ạ ! Tôi xuống nhà đứa con gái lấy chồng ở Kim Sơn. Nó cho vài con lươn nên tôi về sớm để kịp nấu cháo cho ông nhà, nhưng ui dồi ! mệt quá phải ngồi nghỉ thôi bà ạ.

Bà Bính nghe vậy và vui mừng vì giờ đã có người đi cùng đường nên bắt chuyện tỏ ý đi cùng, suốt quãng đường 2 người nói rất rôm rả. Đi thêm một đoạn đến một cái cây thì bà kia lại nói :

– Bà ạ ! Lâu lắm rồi tôi ko đi bộ xa thế này nên chóng mệt quá, mà bà cũng vậy, đi suốt từ nãy đến giờ cũng ngồi nghỉ lấy sức tí thôi !!!

Bà Bính nghe cũng bùi tai nên cũng ngồi xuống nghỉ. Bà kia ngồi xuống để cái túi lươn xuống đất, bà Bính thấy thế nói :

– Ấy chết ! Nhỡ nó đứt dây lươn nó chạy đi thì hỏng.

Bà vừa nói rồi đặt cái túi lươn vào cái thúng của mình, bà kia thì chỉ nhìn bà mỉm cười rồi xõa tóc xuống vuốt vuốt, trời cũng tờ mờ sáng nên bà cũng nhìn hơi rõ và thấy tóc bà ta dù tuổi đã rất cao nhưng cực kì mượt mà khiến bà thốt lên vì ngạc nhiên :

– Tóc bà đẹp quá, già rồi mà vẫn bóng bẩy mượt mà quá.

– Cám ơn bà quá khen.

Bà kia nói và vẫn vuốt vuốt mái tóc của mình. Bà Bính tỏ ra ngạc nhiên nên cứ ngồi sờ sờ vào mái tóc của bà ta, bà chạm vào da đầu bà ta thì thấy ướt ướt, bà xoa tay thì thấy nó lại nhơm nhớp như nước dãi. Bà nghĩ chắc bà kia cầm túi lươn dính nước mà ko để ý vuốt tay lên đầu nên bị vậy nhưng bà cười và nói đùa :

– Sao tóc bà đẹp mà đầu bà nó lại nhớt nhát như đầu ma thế này.

Bà vừa dứt lời thì bà kia ngồi cười, càng cười to hơn, bà Bính vẫn đang ngơ ngác thì bỗng thấy bà ta cười mà mồm rách tới tận mang tai, ” nó ” quay ngoắt lại lộ rõ khuôn mặt gớm giếc và nói :

– Thì tao là ma đây. Ha ha ha.

Bà Bính giật mình nâng cái thúng lên và ù té chạy.

Bà chạy nhanh như có người đẩy đằng sau vậy, quên hết cả mệt mỏi. Tiếng cười của con ma vẫn văng vẳng cùng với câu nói ” May Mà Có Cây Chè Bi, Không Thì Tao Cõng Mày Đi Lâu Rồi”, tới chợ cũng vừa kịp lúc, bà chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp rồi thở hổn hển. Bà mở cái thúng ra thì thấy một cái túi, bà sực nhớ là túi ” lươn ” của con ma kia, bà mở ra và bỗng dưng thét lên và ngất xỉu. Mọi người xúm xụm lại dìu bà đến bệnh viện, còn trong cái túi là một đống giun đất đang ngóe ngoáy.

Cái Giếng II Chap 1

Anh Tú – từ nhỏ anh đã sinh ra và lớn lên ở Mỹ, anh là một doanh nhân thành đạt nhưng anh luôn mong mỏi được về quê hương để làm giàu trên chính mảnh đất dân tộc mình. Cho dù bố mẹ, anh chị em đã khuyên can nhưng anh vẫn quyết định rời xa nước Mỹ và trở về quê hương nơi đang bị chính Mỹ tàn phá.

Quê nội anh ở một miền nông thôn hẻo lánh tại tỉnh Thanh Hóa, khi anh bước về mảnh đất này anh đã cảm nhận được sự thanh bình của một làng quê nghèo đang bị tàn phá bởi chiến tranh. Anh dò hỏi nhà ông Ba, người anh gọi là bác để vào khấn vái tổ tiên. Khi thấy anh, ai cũng ngạc nhiên vì ở đâu xuất hiện một con người lịch thiệp và ăn nói lịch sự đến nhận tổ tông, sau một hồi trò chuyện thì gia đình bác anh rất bất ngờ và vui mừng khi biết vợ chồng em trai mình trước kia đã vượt biên lánh nạn và giờ đã sinh ra 1 cậu con trai lịch sự và thành đạt thế này. Sau một hồi hỏi thăm và trò chuyện, anh Tú đề cập đến việc ông bà có để lại cho bố mẹ anh một căn nhà và giờ anh muốn sống ở đấy. Khi nghe anh nói như vậy thì mọi người nhà ông Ba liếc nhìn nhau với những đôi mắt ái ngại, ông Ba rít một hơi thuốc lào và nói :

– Ngôi nhà đó từ khi bố mẹ cháu bỏ đi đã để ko cho đến bây giờ chẳng ai bén mảng tới hay cháu cứ ở lại đây rồi lên phố tìm một chỗ thích hợp với cháu hơn, chứ ở vùng quê nghèo khổ này cũng ko hợp với cháu đâu.

Anh Tú mỉm cười cầm tay bác mình và nói :

– Ước muốn của cháu là được trở về và sống trên mảnh đất quê hương mà bác. Cháu cũng mang về theo một chút tiền chắc cũng đủ để sửa sang lại ngôi nhà mà bác, dù gì đó cũng là nhà của cháu. Bác yên tâm cháu dễ lắm, ở đâu một thời gian là cháu quen và sống được hết.

Ông Ba thở dài lắc đầu và tiếp tục khuyên anh nhưng anh vẫn giữ nguyên ý định của mình nên ông đành miễn cưỡng dẫn anh đi, còn anh Tú thì rất háo hức khi sắp được biết về căn nhà của gia đình mình.

Ngôi nhà ở giữa làng, xung quanh ngôi nhà là bức tường rào bằng đá nhưng đã sạt lở gần hết, một cánh cửa bằng tre nhưng cũng đã mục nát, bên trong là một căn nhà cấp 4, lối ra vào đã bị cỏ và cây dại mọc lên phủ xanh rì, toàn bộ căn nhà đã bong gần hết lớp vôi ở ngoài và mái ngói cũng đã vỡ vụn hơn một nửa, cửa ra vào, của sổ thì cũng đã mục nát, bên trong có bộ bàn ghế, 1 cái giường và vài thứ khác thì cũng đã đều hư hỏng, sàn nhà bằng đất và hầu như cả nhà anh và đất xung quanh là một thảm cỏ.

Ngoài vườn có vài cây ăn trái, anh nhìn kỹ thì mới thấy một cái giếng nằm giữ đám cây hoang, xung quanh miệng giếng được phủ một lớp rêu, nước giếng rất trong, anh nhìn xuống thì có thể thấy được mình trong đấy.

Anh mỉm cười nhìn ông bác và nói :

– Tiếp đến sẽ là một

chuỗi ngày dài sửa sang và dọn dẹp đây bác nhỉ ?

Ông Ba nhìn thằng cháu thở dài và lắc đầu quay đi. Ngày mai, anh nhờ bác thuê vài người thợ và tiến hành dọn dẹp sửa sang lại ngôi nhà, với nguồn kinh tế của anh khi ấy đã có thể làm hẳn một ngôi nhà tầng nhưng anh muốn giữ nét truyền thống của ngôi nhà nên anh chỉ sửa sang lại, lát gạch vào nhà, sân, xung quanh cái giếng.

Khi bắt đầu công việc thì anh nhận ra rằng những người dân xung quanh đi qua nhà anh thường nhìn vào với những ánh mắt rất lạ, có những người thì xì xào bàn tán. Trong đầu amh thắc mắc 2 điều đó là vì họ thấy anh khác với mọi người và chưa biết rõ danh tính anh nên bàn tán hay là ngôi nhà này có điều gì lạ và cả thái độ anh nhận thấy ở ông Ba mỗi khi anh nói về ngôi nhà, họ đang dấu anh điều gì ở ngôi nhà này ? Anh suy nghĩ nhưng vì bận bịu vào ngôi nhà nên anh cũng ko nghĩ đến nữa.

Sau 1 tháng thì việc sửa sang lại ngôi nhà cũng đã hoàn thành, dù nó ko nguy nga như những nhà giàu trong làng nhưmg nó đã được khoác lên mình một lớp áo mới nên trông nó rất đẹp.

Bây giờ căn nhà trông thực sự sáng sủa và bắt mắt người nhìn chứ ko phải là nét hoang tàn, âm u như trước kia.

Anh tổ chức vài mâm cỗ để mời anh em họ hàng và bà con láng giềng cho gọi là cái lễ tân gia và mục đích của anh là được làm quen với những người xung quanh. Ban đầu chỉ có vài người trong nhà ông Ba và mấy người anh em đến, anh cũng thấy buồn, ông Ba vỗ vai cháu mình và nói :

– Ở cái quê nghèo này, để được ăn một bữa cỗ thế này quả thực là ko đơn giản đâu cháu ạ. Người ta lại ngại đến vì cháu là người đang còn lạ lẫm, với lại đến ăn cỗ tân gia mà ko mừng chủ nhà một hai đồng nó cũng khó coi.

Anh chép miệng :

– Thì ra là vậy, thế mà cháu ko nghĩ đến.

Thế rồi anh chạy sang từng nhà xung quanh mời lại thêm lần nữa và nói rằng đây là mâm cỗ ra mắt anh em, làng xóm láng giềng nên mọi người ko phải ngại gì hết. Ban đầu còn có vài người vẫn ko dám nhưng người này nói với người kia thì khi nghe đến đc ăn cỗ mà ko mất gì thế là mọi người rủ nhau kéo đến nhà anh.

Bữa tân gia diễn ra rất suôn sẻ và vui vẻ, ai cũng tấm tắc khen anh có con mắt tinh đời, sửa sang một chỗ hoang sơ, điêu tàn thành một chỗ đẹp đẽ thế này. Mọi người ăn uống vui vẻ là thế nhưng gần 6h tối là kéo nhau tạm biệt về hết, chỉ còn lại vài người thân dọn dẹp đống bát đĩa, và dọn xong xuôi ai cũng vội vàng đi về. Chỉ còn lại ông Ba đang ngồi uống nước chè. Anh thắc mắc hỏi ông ba sao m.n đang ăn uống vui vẻ lại bỏ về hết thì ông ba nói họ về nghỉ sớm để mai còn ra đồng. Ông ngồi trò truyện với anh Tú đến tầm 7h khi trời đã tối cũng đứng dậy đi về để mai đi đồng sớm.

Anh thấy mọi người rất lạ nhưng cũng tặc lưỡi và tắt đèn đi ngủ.

Hôm nay có vẻ Tú đã mệt vì tiếp đón bà con nên anh đụng lưng xuống giường là nằm ngủ luôn. Anh đang ngon giấc thì anh nghe thấy những tiếng cào ken két ở ngoài sân, dù rất nhỏ nhưng cũng đủ làm anh tỉnh giấc, tiếng động đó cứ lặp đi lặp lại, anh mở mắt ra xem đồng hồ thì thấy mới chỉ hơn 12 giờ, anh nghĩ chắc là mèo hoang tới tìm chuột thôi, anh lại nhắm mắt ngủ tiếp, vừa thiu thiu ngủ anh lại giật mình vì tiếng xoạt xoạt ở góc nhà, anh dậy bật điện lên và ra xem vì sợ lớp vôi mới mà bị bọn mèo hoang này cào thì hỏng mất vẻ đẹp của ngôi nhà. Anh chạy ra thì chẳng thấy gì ngoài một màn đêm đầy trăng sao. Anh nhìn ngó xung quanh ko thấy gì bất thường nên lại đi vào giường nằm, vừa nằm xuống anh lại nghe tiếng cào vào cửa, anh bực mình đập mạnh xuống giường thì ko nghe gì nữa. Anh chửi nhẹ : – Mẹ nó ! Chó với mèo, làm ồn ào ko thể ngủ được.

Nhưng bất ngờ anh nghĩ ” loài mèo chỉ thường tụ tập khi đến mùa sinh sản và tập trung tại nhà của một con mèo cái, mà nãy giờ anh chẳng nghe thấy tiếng con mèo nào kêu cả, mà dù có là mèo nó vào nhà anh thì nó cũng tìm chỗ có thức ăn chứ nó cũng đâu có rảnh mà ngồi cào cào vào cái cánh cửa nhà anh vậy, còn chó thì ko thể rồi. Thế tiếng động đó là gì ? Phát ra từ đâu ?” anh vẫn nằm thắc mắc rồi ngủ thiếp đi.

Sáng dậy, anh đi ra quán nước đầu làng của bà Lan ngồi thưởng thức ấm trà nóng vùng quê mà anh chưa một lần thử. Bà Lan cứ ngồi nhìn anh chằm chằm. Anh nhìn bà thì bà lại quay mặt đi chỗ khác, mấy lần như vậy anh cảm thấy rất lạ và nói đùa :

– Sao bà cứ nhìn con thế ạ ? Chắc bà chưa thấy ai đẹp trai như con phải ko ?

Bà Lan bật cười phe phẩy cái quạt và nói :

– Cái cậu này ! Tôi nhìn cậu vì thấy cậu lạ thôi ! Chứ cháu tôi đẹp trai gấp 10 lần cậu.

Anh Tú cũng cười rồi đặt cốc trà xuống nói tiếp :

– Con đùa thôi bà ơi ! Chứ con biết con đẹp trai sẵn rồi.

Bà Lan chép miệng cười rồi đột nhiên bà nghiêm mặt hỏi anh :

– Mà này ! Thế cậu ngủ ở ngôi nhà đó có thấy gì lạ ko ?

Anh Tú ngơ ngác hỏi lại :

– Ơ ! Lạ gì ạ ?

Bà Lan lại cười trừ rồi nói :

– À thì tôi thấy cậu ở xa về, bên đó chắc khác hẳn bên đây nên hỏi cậu xem ngủ có ngon giấc ko ấy mà.

– À ! Lúc chiều con tiếp khách mệt quá nên nằm ngủ ngon lắm bà ạ.

– Ờ ! Ờ ! Chắc dần dần rồi cậu sẽ quen thôi nhỉ ? Bà Lan cười cười rồi nói.

– Vâng ạ ! Thôi con chào bà ! Con xin phép đi thăm làng mình một chút bà ạ ! Chứ từ ngày về đến giờ bận bịu quá con chưa có dịp.

Bà Lan nhìn anh mỉm cười gật đầu, anh trả tiền nước rồi quay đi. Khi nghe bà bán nước hỏi thì anh cũng đã nhớ lại sự việc tối qua nhưng anh nghĩ từ khi a về anh toàn ngủ nhà bác Ba, hôm qua là ngày đầu anh ngủ tại căn nhà mình và vì mệt nên mới như vậy nên cũng ko muốn nói ra làm gì. Còn bà Lan thì nhìn anh bước đi với cái lắc đầu ngao ngán.

Anh đi vòng một hồi thì thấy một lũ trẻ đang ngồi túm tụm lại, anh tò mò lại gần xem thì ra là chúng nó đang ngồi quanh cái hộp có 2 con côn trùng đang đánh nhau. Anh hỏi thì mới biết là chúng nó đang đá dế, anh chợt nảy ra ý tưởng, anh ra quán tạp hóa mua đủ thứ nào là kẹo mấu, kẹo que, bánh đa, bánh trưng về chỗ lũ trẻ đang chơi và bảo chúng nó nếu dế đứa nào thắng thì sẽ được nhận một trong những thứ này. Thế là lũ trẻ háo hứng cổ vũ, gào thét ầm một góc làng, đây quả thực là một cách làm quen có hiệu quả. Chúng nó bám lấy anh, hướng dẫn anh những trò chơi dân gian như là ô ăn quan, đá ngựa, đánh cùi, đánh khẳng, đánh đáo, Tú rất vui vẻ và cảm thấy yêu lũ trẻ đồng quê ngây thơ và đáng yêu này. Đang nói chuyện vui vẻ thì bỗng thằng Cò hỏi anh :

– Anh Tú ơi ! Anh ở nhà đó 1 mình mà a ko sợ à ?

Anh Tú xoa đầu thằng bé vì câu hỏi ngây thơ và nói :

– Sao lại sợ hả em ? Đó là nhà của anh mà, việc gì anh phải sợ ?

Thằng Cò nghiêm mặt nói :

– Anh ơi ! Nhà đó có ma đấy !

Anh hơi giật mình nhưng vẫn cười nói :

– Em nói gì thế ? Ma làm gì có mà ma với mảnh hả em ?

– Thật đấy anh ạ ! Thằng cò nó nói đúng đấy anh. Đám trẻ xung quanh nói theo.

Tú giật mình nhìn lũ trẻ, thằng Cò nhìn anh rồi nói tiếp :

– Thật mà anh ! Mẹ em từng thấy nó rồi đó.

Anh mỉm cười vì sự ngây ngô của lũ trẻ, anh là một người được ăn học tử tế ở một môi trường hiện đại thì làm sao a có thể tin vào những lời nói này.

– Để em kể cho anh nghe nhé – Thằng Cò nói tiếp. Còn mấy đứa nhỏ thì co ro ngồi túm tụm lại. Nó kể :

– Hôm đó mẹ em đi đồng sớm, khi đi qua nhà anh thì mẹ em thấy một cái đèn dầu cứ sáng rồi lại tắt, mẹ em tưởng là ai đó mang đèn đi đồng sớm đánh rơi cơ, mẹ em mới cầm lên dụi cái dây đi rồi cầm dấu vào trong vạt áo ấy. Đi ra gần đồng thì mẹ em cảm thấy cái tay mình đang cầm cái gì đó mềm mềm, mẹ em nghĩ sao cái đèn dầu mà lại mềm thế này, rồi lấy tay ra để lên gần mắt xem thì mới thấy rõ ràng đó là một con chuột chết. Sợ quá nên mẹ em chạy đường vòng về và ko ra đồng nữa và dám đi qua cái nhà nó vào lúc trời đang còn tối luôn.

Tú thì chỉ mỉm cười. Bọn trẻ thì lại xì xào rồi thằng Đất nói chen vào :

– Thế vẫn chưa sợ bằng bà nội và mẹ tao đâu nhé !

– Bà mày và mẹ mày cũng gặp ma ở đó à ? Mày kể đi !

Lũ trẻ nhốn nháo nói.

– Thế này này – Thằng Đất kể – Hôm đó dì tao ở làng bên đầy năm cho thằng cu và bà tao sang bên đó ăn cỗ và dọn dẹp. Lúc về đã gần 10h đêm rồi, trời tối lắm, 2 người mới đi qua cái nhà đó thì bỗng mẹ tao thấy một cô gái mặc bộ quần áo trắng đứng ở góc tường ấy, mẹ tao bảo trời tối đen ấy như mà vẫn thấy rõ là một cô gái để tóc xõa và mặc bộ quần áo trắng lắm. Mẹ tao đi qua còn ngó lại nhìn xem là con cái nhà ai nhưng ko nhận ra, mẹ tao ms nói với bà nội là mẹ ơi, con bé kia là con cái nhà ai mà giờ này còn đứng ngoài đường thế ko biết, bà tao mới hỏi là con bé nào thì mẹ tao quay lại định chỉ vào cô gái đang đứng cạnh cái tường thì chẳng thấy gì, mẹ tao nắm cổ tay bà tao rồi nói con gặp ma rồi, thế là cả 2 người ko nói ko rằng chạy thẳng về nhà luôn.

– Thôi thôi đừng kể nữa tao sợ lắm.

Một thằng nhóc lên tiếng, rồi cả đám tản ra đi tìm gà chọi cỏ để chơi, còn Tú thì tạm biệt lũ trẻ và bước về. Anh vẫn ko để tâm đến những lời bọn trẻ nói vì a nghĩ rằng trước kia nhà a bị bỏ hoang và các bà, các mẹ bịa đặt ra những câu chuyện đó để dạy con cái mà thôi. (còn nữa)

Gã Ác Ma Của Thiên Sứ

Cô gái này đúng là đầu óc có vấn đề rồi, tự nhiên lại chủ động đòi làm bạn gái anh. Không phải chứ… Bọn họ mới chỉ gặp nhau có một lần thôi mà! Chỉ vì muốn ăn món ăn do anh nấu mà cô dám vứt bỏ cả hạnh phúc cả đời của mình? Hừ hừ! Anh nhất định sẽ cho cô gái không biết trời cao đất dày này biết, Làm bạn gái của “vua đầu bếp” Canh Dần này không phải dễ đâu, Mà thứ cô trước tiên phải đối mặt chính là “bài kiểm tra” cực kì “thú vị” của anh…

Nhà họ Hắc cực kì giàu có, nhưng một điều đáng tiếc là đàn ông họ Hắc đời này qua đời khác đều là con một,trong khi con gái thì cả một rổ, đến đời Hắc Thủ Thành cũng khó thoát khỏi số mệnh này.

Trong hoàn cảnh âm thịnh dương suy của nhà họ Hắc, đàn ông chính là bảo vật quý giá, nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ họ Hắc bị coi nhẹ. Tục ngữ nói rất hay, đoàn kết chính là sức mạnh, cho nên đàn ông họ Hắc không dám coi thường thế lực của phụ nữ trong nhà.

Người nhà họ Hắc rất đoàn kết, chỉ cần gặp phải một vấn đề khó khăn nào đó, bọn họ đều đoàn kết một lòng, đến cả câu nói “phụ nữ lấy chồng như bát nước đã hắt đi” cũng không có ý nghĩa gì với phụ nữ nhà họ, bởi vì dù cho họ đã kết hôn thì tấm lòng của họ vẫn nằm ở nhà họ Hắc.

Con gái nhà họ Hắc từ khi mới sinh ra đã được dạy dỗ phải thề chết bảo vệ gia tộc, bởi vì nhà họ đời này sang đời khác đều độc đinh, tổ tiên nhà họ Hắc sợ con cháu tuyệt hậu nên đã dạy dỗ con gái trong nhà phải có ý chí vươn lên, năm người con gái của Hắc La Ngân Nguyệt cũng không ngoại lệ.Cô con gái đầu Hắc Doãn Xuân, vừa ra đời đã được cả nhất mực cưng chiều nên được gọi là công chúa nhỏ.

Cô thứ hai Hắc Doãn Hạ, vừa sinh ra đã xinh đẹp như tiên nữ hạ phàm nên được gọi là tiểu mỹ nhân.

Cô thứ ba Hắc Doãn Thu, vừa sinh ra đã cực kì dễ thương, khiến người ta không nỡ rời tay nên được gọi là búp bê dễ thương.

Cô thứ tư Hắc Doãn Đông, vừa sinh ra đã cực kì nghịch ngợm khiến người khác đau hết cả đầu nên được gọi là quỷ nhỏ.

Cô thứ năm Hắc Doãn Tâm, vừa sinh ra đã nhoẻn miệng cười rạng rỡ nên được gọi là thiên sứ nhỏ.

Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó mà đã hơn hai mươi năm, những câu chuyện thuộc về các cô giờ mới bắt đầu.

Tìm Hiểu Về Giống Gà Tiến Vua Tại Buôn Ma Thuột

Ban Quản Trị

Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ làm giàu từ chăn nuôi gà chỉ với 2 triệu đồng chưa? Nếu chỉ nghe thôi chỉ chắc hẳn khó tin, nhưng nếu nói làm giàu từ gà TIẾN VUA thì có lẽ nhiều người sẽ tin vì gần đây giá trị của gà tiến vua được biết đến như một giống gà quý và đắt đỏ. Chỉ cần sở hữu một vài con là có cả một gia tài vài chục triệu đồng.

Gà tiến vua hay là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái).

Thực tế thì Gà tiến vua có nguồn gốc từ Hưng Yên từ xưa đã được biết đến như một giống gà quý hiếm dùng để cúng tế hội hè hoặc tiến Vua, nhưng chỉ vài năm gần đây, khi được ngày càng nhièu người dân biết đến, giống gà này mới bắt đầu được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, mang lại thu nhập cao cho người dân nhiều địa phương. Điển hình là đã có những cặp gà có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của Việt Nam, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà tiến vua thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà tiến vua trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.Gà tiến vua hiện được nhiều người dân ưa chuộng đang săn lùng mua về làm giống. Giá gà giống cũng rất đa dạng.

Giải thích vì sao giá gà giống còn cao như vậy, một số bà con cho biết, ngày bình thường, gà thịt tiến vua có giá từ 300- 400.000 đồng/kg, nhưng vào dịp Lễ Tết thì giá gà thịt có thể lên tời 800.000 – 1.000.000 đồng/kg. Gà tiến vua đắt vì ngoài mã đẹp, thịt ngon, một phần là do tỷ lệ sinh nở tự nhiên ở giống gà này thấp, trung bình 2 đến 3 tháng một con gà mái mới đẻ khoảng 9 đến 10 quả trứng và tỷ lệ nở chỉ đạt 40 đến 50%. Vì vậy, trứng và gà con cũng được bán với giá rất cao. Hiện, một quả trứng gà tiến vua có giá 90.000 đồng, gà con mới nở giá 120.000 đồng, gà giống từ 20 ngày đến 1 tuổi tháng cũng được bán với giá 250-300.000 đồng/con. Có thời điểm, một quả trứng gà tiến vua được bán tới 200.000 đồng nhưng cũng không đủ hàng để bán.Gà Tiến vua là quà biếu tết được săn đón nhiều nhất Người Việt Nam ta có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” nên việc lựa chọn được món quà biếu độc đáo và quý hiếm, đối với nhiều khách hàng, giá cả không còn quá quan trọng. Hầu như những người mua gà quen thì tết năm nào cũng đặt hàng để mua gà về chơi tết hoặc để biếu. Một khách hàng quen đã nhiều năm mua gà ở đây cho biết: “Tôi lựa gà tiến vua vì đây là giống gà đặc sản, rất phù hợp trong ngày Tết. Giống gà này lớn hơn và ngon hơn các giống khác… Tôi không quan tâm đến giá, đắt hay rẻ miễn nó ngon và làm quà biếu”.

Chuyên thu mua: GÀ ĐÔNG TẢO THUẦN CHỦNG thịt, GÀ 9 CỰA thịt giá cao.

Bà con nông dân có nhu cầu tìm hiểu thêm về Loại gà tiến vua quý hiếm này xin liên hệ điện thoại:

Điện thoại: 0500.360.1954 – 099.562.7.562 gặp Anh Luận

XEM PHIM HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Tin, ảnh: Sưu tầm và tổng hợp (Thông tin chỉ mang tính tham khảo)

GIỐNG GÀ 9 CỰA – LỄ VẬT THÁCH CƯỚI CỦA VUA HÙNG

Là người Việt Nam, hẳn trong tiềm thức ai vẫn nhớ, trong truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” lễ vật thách cưới được Vua Hùng đưa ra là “Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao”. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử “Voi 9 ngà”, “Ngựa 9 hồng mao” chỉ là những loài vật trong truyền thuyết, duy có “Gà 9 cựa” là có thật và tồn tại đến ngày nay. “Gà 9 cựa” có nguồn gốc ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ – Quê hương đất tổ Hùng Vương.

Ngày xưa, “Gà 9 cựa” chuyên dùng để tiến Vua, Chúa, … Nay do biến đổi khí hậu và môi trường, giống “Gà 9 cựa” cũng phần nào mai một, những con gà có 8, 9 cựa quả là rất hiếm, những con có 6 – 7 cựa là nhiều. Do vậy, nhân dân nơi đây còn gọi giống “Gà 9 cựa” là “Gà nhiều cựa”.

Hiện nay, do kinh tế thị trường phát triển, nhiều nơi cũng đã sưu tầm nuôi giống “Gà 9 cựa” này, nhưng so về giá trị thương phẩm thì chỉ có “Gà 9 cựa” ở bản Cỏi mới là hảo hạng, thịt gà dai, vừa ngọt vừa thơm. Đặc biệt về ý nghĩa tâm linh, có lẽ chỉ giống “Gà 9 cựa” ở bản Cỏi thì Tổ tiên mới cảm nhận được sự linh thiêng, cũng như hương vị ngọt ngào của nó. Vì vậy, trong các dịp lễ tết, ngày mừng thọ, báo hiếu ông bà cha mẹ, làm quà biếu, … “Gà 9 cựa” ở bản Cỏi luôn là vật phẩm đầy trang trọng.Để đáp ứng với nhu cầu đó, hiện nay chúng tôi đại lý chuyên cung cấp giống “Gà 9 cựa” ở bản Cỏi cho bà con nông dân ở khu vực Tây nguyên và các tỉnh phía Nam.

Gà 9 CỰA đã được chúng tôi đưa về chăn nuôi và phát triển tại Đắk Lắk, qua quá trình theo dõi Những chú gà đặc sản này tỏ ra thích nghi rất tốt với khí hậu của các tỉnh Tây Nguyên.

Bà con nông dân có nhu cầu tìm hiểu thêm về Loại gà 9 Cựa quý hiếm này xin liên hệ điện thoại:

Điện thoại: 0500.360.1954 – 099.562.7.562 gặp Anh Luận

3/1A Giải Phóng – Phường Tân Thành – Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk (Ngay sau nhà nghỉ 555)