Top 14 # Xem Nhiều Nhất Gà Chọi Hầm Sả Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

​Gà Chọi Ngon Nhất Là Hầm Sả

Từng đợt gió heo may thổi về lành lạnh, báo hiệu một mùa xuân mới sắp về. Không khí ấy làm ta nao nao nhớ về những kỷ niệm xưa, vui xuân với: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Và cả thú vui chọi gà!

Chọi gà hay đá gà là thú vui tiêu khiển có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Từ các làng quê hẻo lánh cho đến phố thị, trong những ngày lễ hội, tết… thì không thiếu trò tiêu khiển là chọi gà. Ngày nay do sự lan tràn của tệ nạn cờ bạc, những cuộc chọi gà đã biến tướng thành trò đỏ đen nên bị ngăn cấm.

Gà đòn, gà đá và gà nòi là ba tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Gà chọi là tên gọi chung cho loại gà nuôi dùng cho mục đích giải trí, có hai loại chính là gà đòn và gà cựa.

Trước kia, ở miền Tây Nam bộ có nhiều tỉnh thành có gà chọi nổi tiếng, nhất là gà Cao Lãnh. Ngày nay chỉ còn ba địa danh có gà chọi đáng gờm là Chợ Lách, Cao Lãnh và Thất Sơn.

Dù là hùng kê, thần kê hay là gì đi nữa… thì cuối cũng trở thành những con gà tử trên các sới gà và là món ngon trên bàn tiệc. Do được nuôi nhốt, cho ăn lúa cội, trùn hổ, dế cơm và thường xuyên thoa bóp nghệ, tuyệt đối không đổ mái, nên thịt gà đá rất săn chắc và sung mãn. Vì thế gà chọi khi đem chế biến thành món gì cũng ngon.

Nếu đem gà chọi đi nấu cháo, xé phay trộn gỏi, rôti, nấu cà ri hay kho gừng… như gà thả vườn thì sẽ rất phí. Ngon nhất là làm món gà chọi hầm sả!

Những con gà chọi sau khi bị loại khỏi các sới gà được nhổ lông làm sạch. Khéo tay chặt gà ra từng miếng cỡ ba ngón tay sao cho đủ ba thành phần là da, thịt và xương, sau đó để trong rổ thưa cho ráo nước.

Cho chừng một muỗng canh mỡ heo vào chảo, khử sả và tỏi cho thơm. Đổ thịt gà vào, xào chừng 10 phút vừa ráo chảo. Cho nước dừa tươi vào sao cho ngập thịt độ 15cm, kế đến đun lửa thật lớn để sôi già nước, sau đó chuyển sang đun lửa nhỏ để hầm.

Lúc gần chín cho thêm một ít đậu phộng sống, củ cải trắng xắt khoanh, kèm theo vài gốc sả đập giập và vài muỗng canh sả bằm nhuyễn. Sau cùng nêm nếm muối, nước mắm, bột ngọt, đường và một ít tiêu.

Hương thơm ngào ngạt của sả từ nồi lẩu bốc lên làm cho bạn ngất ngây và đói bụng cồn cào.

Có thể ăn lẩu gà đá hầm sả với bún, mì tươi, cùng các loại rau vườn như mồng tơi, cù nèo, cải xanh, tần ô… Thịt gà đá hầm sả sẽ rất tuyệt vời khi được chấm muối ớt hoặc nước mắm y với sả bằm.

Hợp với mọi người

Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, làm mạnh phổi. Có tác dụng chữa băng huyết, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.

Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.

Theo y học hiện đại, gà thuộc nhóm thịt trắng rất giàu chất đạm và ít béo, cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa. Chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, photpho và sắt.

Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều các acid amin thiếu yếu mà cơ thể không tổng hợp được như tryptophan, leucin, lysin, methionin… có tác động tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, stress cũng như cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Thịt gà còn có tác dụng tẩm bổ, công hiệu chữa bệnh đối với người già bị suy nhược cơ thể, người có chức năng tiêu hóa kém, gầy, mệt mỏi, tiểu nhiều, phụ nữ ít sữa sau sinh…

Sả là loại gia vị vừa tạo mùi thơm vừa có tính năng chữa bệnh. Rất nhiều món ăn Nam bộ dùng sả làm gia vị chủ đạo bên cạnh một số gia vị khác như tỏi, gừng, nghệ, ớt… Hương vị sả được người Nam bộ yêu thích và quen thuộc trong từng bữa ăn hằng ngày, được sử dụng trong tất cả các kiểu chế biến từ kho, hấp, xào, đến chiên, nướng và hầm.

Ngoài làm gia vị, sả còn có tính năng chữa bệnh như kích thích tiêu hóa, chống nôn, sát trùng, khử hôi miệng, tiêu đờm, giảm đau, thông kinh lạc, chữa cảm cúm, trúng hàn, chữa động kinh cho trẻ em. Lá sả xua đuổi được ruồi, muỗi, khử hết mùi xú uế.

Tuy cách nấu đơn giản nhưng món gà hầm sả có mùi thơm rất quyến rũ, nước xúp nóng ngọt lịm, thịt gà nòi ít mỡ săn chắc, cộng thêm hương vị của các loại rau cải tạo sự khoái cảm đặc biệt. Món ăn này bổ dưỡng, ngon, phù hợp với mọi người và nhiều loại bệnh khác nhau.

Quá Đã Gà Đá Hầm Sả

Quá đã gà đá hầm sả

(LV) – Món ăn gà hầm sả rất hợp với thời tiết se lạnh chuyển mùa sang đông. Mùi sả ấm cùng với hương vị thơm ngọt của gà mà đặc biệt là gà đá hầm nhừ thì quả là hấp dẫn.

Gà đá là những con gà trống nòi (hoặc lai nòi) được nuôi dưỡng tách biệt dùng để đá (chọi) trong các lễ hội truyền thống. Muốn ăn gà đá rất khó vì người ta chỉ nuôi để giải trí chứ không vì kinh tế lấy thịt. Vì vậy, chỉ khi những con gà thua cuộc hoặc dính cựa bị thương nặng thì chủ nhân của nó mới bán đi. So với gà công nghiệp và gà thả vườn được bày bán ngoài chợ thì gà đá có giá rất cao, từ 500 ngàn đồng đến hơn 2 triệu đồng, tùy gà có bề dày thành tích chiến thắng vẻ vang. Nhưng nếu thua cuộc, giá tuột thê thảm, có khi còn thua gà công nghiệp siêu thịt.

Gà đá được nuôi rất kỹ lưỡng, không cho giao phối, được ăn thịt bò, thoa nghệ, ngải… nên thịt rất ngọt, thơm. Tuy nhiên do thịt chúng săn chắc và có con tuổi đời khá già nên rất dai. Nếu nấu nướng bằng thời gian như gà thường thì khó mà nhai đứt. Vì vậy gà đá chỉ làm món hầm là ngon nhất. Đặc biệt là gà đá hầm sả.

Để làm món này, cần phải làm lông gà cho sạch, để ráo, chặt từng miếng vừa ăn rồi cho vào nồi to (nếu có nồi áp suất càng tốt vì hầm mau mềm). Sả vài củ to, cắt khúc lót dưới đáy nồi. Cho ngũ vị hương, sa tế, muối, đường, bột ngọt vào nồi cùng với một muỗng canh rượu vang đỏ để kéo nhanh độ mềm của thịt gà. Ướp nồi thịt gà đá độ 30 phút cho hương vị thấm đều. Cần nhớ không nên xốc nồi, sẽ làm cho sả không tỏa hương từ đáy nồi bay lên.

Bắc nồi thịt gà lên bếp, nấu lửa áp độ vài phút cho nồi nóng. Cho khoảng ba tô nước dừa vào và nấu. Đậy nắp kín, để lửa liu riu. Áng chừng 5 phút, cho đu đủ non cắt khúc hoặc cắt làm đôi vào nồi và tiếp tục hầm. Với chất mủ trong đu đủ non chảy ra, tác dụng vào thịt, sẽ làm thịt gà mềm và thơm hơn. Giờ thì để nồi thịt gà hầm đều chừng 30 phút nữa thì tắt bếp.

Thịt gà đá hầm càng lâu càng dẻo, mềm chứ không bở như thịt gà nuôi thông thường. Tuy nhiên, chỉ hầm vừa đủ thời gian để chất ngọt không bay hơi đi. Món này dùng với cơm, bún hoặc là ăn chơi đều được.

Nguyễn Thành Vũ

Cách Làm Lẩu Gà Nòi Hầm Sả

Sơ lược về món ăn

Lẩu gà hầm sả hay gà đá hầm sả một ăn rất quen thuộc ở Miền Tây với cách làm đơn giản. Các nguyên liệu làm món gà hầm sả rất đơn giản gồm củ cải trắng, đậu phọng và sả cây nguyên thân… quan trọng nhất phải mua được con gà trống cựa. Gà nấu ngon nhất là gà đá thịt săn chắc và có nhiều gân da thì giòn. Hoặc có thể thay thế bằng gà mái ta ăn cũng ngon.

Các loại rau ăn kèm với món gà hầm sả gồm: cải xanh, rau má, cải trời, mồng tơi,nấm rơm, mướp…

Gà hầm sả do sử dụng gà nòi nên quá trình nấu phải cỡ hơn 1 tiếng thịt mới bắt đầu mềm và thấm vị sả. Thịt gà lúc này rất thơm và không bị lạt đạm vị. Món gà hầm sả muốn nấu ngon thì nước phải trong có vị thanh ngọt và ít mỡ. Nhúng với mì gói hoặc bún tươi ăn thật là hợp húp miếng nước lẩu thanh ngọt. Ăn miếng thịt gà chín mềm chấm muối ớt một món ăn đơn giản mà nó ngon khó tả.

Cách làm lẩu gà nòi hầm sả

Món ăn này cũng là một món ăn khá thú vị cho những bữa tiệc tại nhà. Với những nguyên liệu tươi ngon kèm theo đó là những gia vị kết hợp lại thành một món ăn hoàn hảo. Những gì đầu bếp của chương trình nổi tiếng trên HTV “món ngon mỗi ngày” hướng dẫn tận tình và chi tiết Hoàng Gà Nòi tin rằng ai ai cũng thực hiện được món ăn này.

Nguyên liệu

Thành phần nguyên liệu cho 3 đến 4 người ăn

Thành phần nguyên liệu cho 5 người ăn trở lên

1 con gà nòi hoặc gà ta (con trống)

Nấm loại nào cũng được 250gr

Ớt cay hoặc không cay tùy chọn

Rau nhúng lẩu ăn kèm (rau mồng tơi, rau má, cải bẹ xanh)

Bột Nghệ hoặc Hạt Điều màu

Gia vị ướp gà: 1mc Muối, 1mc vun Đường, 1mc Bột nêm, 1/2mcf Bột Nghệ

Hành Tím, Gừng, Tỏi

Mướp, Cà rốt, Củ cải trắng

Muối ớt dùng để chấm ăn

Thui gà với lửa vừa để gà săn và chắc thịt lại.

Rửa gà: chà vào phần da gà nòi, để khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch và chặt miếng vừa ăn.

Ướp thịt gà với 1 thìa muối, 1 thìa đường, 1 ít hạt nêm, 1 ít nước nghệ và 1 ít sa tế trong 15 phút.

Nấm rơm: cắt chữ thập trên đầu, sả cây đập dập và cắt khúc ( Có thể băm tùy sở thích ).

Củ cải trắng cắt khúc chẻ làm 4.

Chuẩn bị rau ăn kèm: mướp cắt xéo, rau cải xanh, rau má, mồng tơi nhặt sạch và hành lá cắt khúc.

Đun nóng 1 thìa dầu ăn sau đó cho nấm vào xào cho thơm và trút ra để riêng.

Cho thêm 2 thìa dầu ăn vào nồi, cho hành tím, sả, và gừng sợi vào xào thơm và cho gà vào xào săn.

Thêm 1,5 lít nước, củ cải trắng, sả, nêm 1 thìa hạt nêm Aji-ngon®, ½ thìa muối, nấu nhỏ lửa, vớt bọt, đến khi gà vừa nềm thì cho nấm vào nấu 5 phút rồi tắt lửa.

Khi ăn đun nóng nước lẩu bạn nên vớt bỏ phần sả cây. Cho thêm mướp, mồng tơi, hành tùy vào sở thích của bạn.

Dùng chung với bún, hoặc mì gói. Tùy vào vị giác của mỗi người mà bạn nên chuẩn bị thêm 1 chén mắm ớt cho gia đình bạn.

Tuy nhiên nếu ăn với mì gói sẽ đúng điệu và ngon hơn nhiều

Mách nhỏ cách làm lẩu gà hầm sả

Với món lẩu gà nòi hầm sả thì vị của nó hơi ngọt. Bạn nên chọn loại rau có vị ngọt để tăng vị ngon của món ăn (mồng tơi, mướp, rau má…)

Bạn nên ướp thịt gà nòi với nước nghệ để thịt gà và nước lẩu có màu đẹp.Thế là bạn đã có ngay một nồi lẩu gà nòi hầm sả thơm phức và ấm cúng bên gia đình rồi

Đó là cách làm lẩu gà nòi hầm sả của Hoàng Gà Nòi. Các bạn không phải nhất mực làm theo công thức này. Mà có thể tùy chỉnh công thức theo ý muốn của mình sao cho hợp khẩu vị nhất.

Ngoài ra nếu bạn muốn thưởng thức thêm 1 số món về gà nòi. Thì Hoàng Gà Nòi là 1 trong những địa điểm cung cấp và chế biến món ngon đặc sản này.

Các món ăn khác tại Hoàng Gà Nòi

Thông tin quán ăn Hoàng Gà Nòi

Bài viết Cách làm lẩu gà nòi hầm sả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoàng Gà Nòi.

from Hoàng Gà Nòi https://ift.tt/2tX86CD via Lẩu Gà Nòi

Công Thức: Hấp Dẫn Gà Đá Hầm Sả

Gà đá hầm sả. Món gà đá hầm sả sẽ chính là món ăn tuyệt hảo trên mâm cơm của gia đình bạn dịp cuối tuần. Gà đá hầm sả Ngọc Tuyền- Khu Nam Long Cần Thơ. Gà hầm sả thơm ngon, đậm đà, rất thích hợp để ăn với cơm trắng.

Gà hầm mềm, gia vị vừa ăn, ăn cùng bún và các loại rau củ, vừa đủ chất, vừa thanh đạm. Gà hầm sả là một trong món ăn thích hợp và rất bổ dưỡng. Để nấu được gà hầm sả ngon, quan trọng nhất là phải cần đến nguyên liệu thịt gà tươi ngon. Hiện nay, ngoài thị trường gà được bán lan tràn ngoài chợ từ gà sống đến gà đã được làm sạch, không rõ xuất xứ, không có dấu kiểm dịch vì. Bạn có thể nấu ăn Gà đá hầm sả sử dụng 12 nguyên liệu và 6 bươc. Đây là các bước cho bạn như thế nào phục vụ này.

Nguyên liệu từ Gà đá hầm sả

Chuẩn bị 1 con từ gà đá 2kg.

Bạn cần 500 g từ củ cải trắng.

Bạn cần 2 củ từ tỏi.

Chuẩn bị 5 cây từ sả.

Bạn cần 400 g từ nắm rơm.

Chuẩn bị 5 quả từ ớt sừng.

Chuẩn bị từ Tất cả các rau ăn kèm rau cải xanh mùng tơi tầng ô rau muống.

Bạn cần 3 muỗng cà phê từ muối.

Chuẩn bị 2 muỗng cà phê từ bột ngọt.

Bạn cần 1 Muỗng canh từ hạt nêm.

Bạn cần 1 muỗng cà phê từ đường.

Chuẩn bị 1 quả từ dừa tươi lấy nước.

Gà đá hầm sả Từng bước

Gà đá mua về làm sạch rửa bằng muối pha loãng với ít gừng rửa thật sạch không còn mùi hoi nữa để gà ráo nước sau đó đem đi thui hoặc có thể nướng sơ cho gà săn lại, rồi đem gà rửa sạch lại một lần nữa.

Sau đó chặt gà thành miếng vừa ăn đừng chặt quá nhỏ hầm gà sẽ không được ngon,sau khi chặt gà đã xong chúng ta ướp gà qua một ít nước nắm ít hạt nêm và ít tỏi băm.

Sau khi ướp gà ta bắt nồi lên bếp lấy một cây sả cắt khúc nhỏ đập dập bỏ vào nồi phi cùng ít tỏi băm đến khi thơm và sả và tỏi chuyển sang màu vàng ta cho gà vào để xào.

Xào đến khi gà săn lại ta cho nước dừa tươi vào và cắt sả thành khúc đập dập sả cho vào nồi nước hầm gà.

Chờ đến khi nước sôi lên ta bỏ củ cải trắng cắt khúc vừa ăn vào và thêm nước để vừa ăn hơn sau khi nước sôi tim ta bắt đầu nem ném sau cho vừa khẩu vị lúc ấy mở lớn lửa để vớt bọt,khi nước đã sôi gà bắt đầu chính ta cho một củ tỏi hay nhiều hơn tùy thích và nắm rơm vào tầm 15 p là tắt bếp 👍.