Top 6 # Xem Nhiều Nhất Gà Chọi Kém Ăn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Cách Trị Bệnh Gà Ủ Rũ Kém Ăn Xệ Cánh Nhanh Khỏi

Gà ủ rũ kém ăn khiến cho cơ thể gà không thể phát triển bình thường. Nếu không được cách trị bệnh gà ủ rũ và nhanh chóng xử lý có thể gà gặp vấn đề về phát triển. Nặng hơn sẽ khiến gà con bị chết và lây lan ra những cá thể khác trong đàn. Hơn nữa căn bệnh gà ủ rũ xệ cánh kém ăn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế tối quan trọng chính là nhanh chóng nhận biết nguyên nhân gây bệnh và tiến hành chữa trị, cách ly cá thể gà đó.

Nguyên nhân gà bị bệnh ủ rũ kém ăn xệ cánh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gà ủ rũ kém ăn. Tuy nhiên nguyên nhân chính có thể là bệnh gà rù hay còn gọi là bệnh Newcaster. Căn bệnh này rất phổ biến trên gà đối với cả gà con và gà trưởng thành.

Ngoài ra cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như gà bị ốm, bị rét, tiêu chảy, phân trắng, dính phân ở lông đuôi…. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì cũng phải ngay lập tức cách ly gà bệnh da khỏi đàn nuôi. Nhằm tránh việc chúng có thể lây lan ra những cá thể khác ở trong đàn.

Triệu chứng bệnh gà ủ rũ kém ăn ở gà như thế nào?

Gà ủ rũ xù lông xệ cánh

Đây là triệu chứng dễ nhận biết ở gà con và gà trưởng thành. Gà thường xù lông xệ cánh và đứng yên 1 chỗ với vẻ mặt buồn bã, mệt mỏi. Toàn bộ hệ thống lông của chúng không còn mượt mà nữa mà được xù lên để bảo vệ cơ thể của gà. Khiến cho cảm tưởng chúng là 1 con gà với khối lông bồng bềnh rõ ràng. 2 cánh của gà có thể xệ xuống khi gà không còn sức để giữ chúng áp sát vào thân.

Gà kém ăn

Khi gà bị bệnh ủ rũ thì hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Khiến cho chúng kém ăn hoặc hầu như không ăn. Thức ăn đã được nạp vào trước đó có dấu hiệu không tiêu hóa được. Nếu sờ vào diều có cảm giác chúng vẫn đầy đặn, chướng diều và phình to lên.

Gà hoạt động chậm chạp

Giai đoạn đầu khi gà ủ rũ thì hoạt động khá chậm chạp và không còn linh hoạt như lúc đầu nữa. Sau đó khi bệnh tiến triển nặng hơn thì hầu như chúng không còn di chuyển nữa mà hầu như đứng yên. Thậm chí nếu có động vật, người đi gần vào chúng cũng không thể hoạt động chạy nữa.

Gà co giật

Đối với gà bị bệnh ủ rũ do bệnh Newcaster có thể khiến gà co giật, đi đứng không vững và mổ trượt thức ăn.

Phân gà loãng màu trắng xanh

Quan sát phân gà của cá thể gà ủ rũ chúng ta có thể thấy đa số là các dịch loãng kèm 2 màu xanh trắng. Kết hợp với những triệu chứng bên trên thì có thể kết luận gà bị bệnh ủ rũ hoặc còn gọi là bệnh tả, bệnh toi, bệnh Newcaster.

Gà bị bệnh ủ rũ có nguy hiểm hay không?

Như đã nói ở trên thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới gà ủ rũ kém ăn xù lông. Vì thế phải xác định nguyên nhân gây bệnh mới biết được nguy hiểm hay không? Nếu xác định đúng là bệnh Newcaster, gà toi, gà rù thì chúng sẽ đặc biệt nguy hiểm cho gà và cả đàn gà.

Tỉ lệ chết khi gà ủ rũ kém ăn do Newcaster khá cao khi lên tới 40-80% hoặc hơn.

Tỉ lệ lây lan nhanh chóng khi có thể lây lan ra toàn bộ cá thể trong đàn chỉ trong vài ngày.

Thời gian bệnh tiến triển nhanh chóng khi có thể gây tử vong trong khoảng từ 1-4 ngày.

Cách trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xù lông như thế nào?

Gà ủ rũ khô chân do khuẩn E.Coli

Với dạng bệnh này thì đơn giản hơn khi không quá nguy hiểm. Chỉ cần kết hợp 1 vài loại thuốc là có thể xử lý dứt điểm được.

Dùng kháng sinh

Trước hết cần dùng thuốc kháng sinh để tăng thêm sức đề kháng cho gà. Những loại thuốc kháng sinh được lựa chọn là loại Florfenicol 4% hoặc Trimothoprim + Sulphamethoxazol.

Trộn trực tiếp vào thức ăn và nước uống của gà. Tùy số lượng cá thể gà nhiễm bệnh mà pha với tỉ lệ phù hợp. Những hướng dẫn sử dụng này đều được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì.

Dùng kháng thể E.Coli

Khuẩn chúng tôi là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nên ngoài việc kết hợp kháng sinh thì sử dụng kháng thể chúng tôi là hợp lý. Áp dụng cho cả đàn gà những cá thể đã nhiễm bệnh và chưa nhiễm bệnh. Chúng ta nên cho gà chưa nhiễm bệnh uống trước sau đó tới gà ủ rũ kém ăn đã nhiễm bệnh. Việc này đề phòng những mầm bệnh có thể lây lan từ gà đã bị bệnh sang gà khỏe mạnh.

Sử dụng kháng thể chúng tôi với liều lượng 2 lần/ngày và áp dụng liên tiếp trong 3 ngày. Chúng ta nên cho chúng uống kháng thể vào sáng và tối. Đây là 2 mốc thời gian mát mẻ nhất trong ngày và không ảnh hưởng tới hoạt động của gà.

Chất điện giải vitamin

Nâng cao đề kháng sức khỏe cho gà bằng cách bổ xung các loại chất điện giải. Đây là việc nên làm ngay cả khi gà nhiễm bệnh. Vào những ngày nắng nóng thì việc cung cấp điện giải, vitamin cho gà sẽ giúp gà khỏe hơn.

Sử dụng Gluco-C và các vitamin ADE và sử dụng trong 2 tuần liên tiếp. Như vậy chúng ta có thể giúp gà khỏe hơn một cách khá dễ dàng.

Thuốc trị khò khè, khó thở

Nếu gà xuất hiện thêm triệu chứng khô chân kèm khò khè khó thở hoặc ăn không tiêu thì chúng ta sẽ xử lý như sau.

Sử dụng thuốc đặc trị hen xuyễn trên gia cầm gà vịt như Bromhexin.

Bổ xung thêm men tiêu hóa cho gà để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Tránh tình trạng gà ủ rũ chướng diều, ăn không tiêu.

Bổ xung thêm khoáng chất Premix, Vitamin B – Complex vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Gà ủ rũ kém ăn do Newcaster

Nếu xác định được bệnh gà ủ rũ kém ăn do gà rù, gà toi…thì hết sức nguy hiểm. Trước tiên cần nhanh chóng cách ly cá thể gà đó trước khi nghĩ tới việc chữa trị cho chúng. Nếu chậm có thể khiến cả đàn nhiễm bệnh và tử vong nhanh chóng.

Trước đây chúng ta tiêm vắc xin Newcaster vào cá thể gà chưa nhiễm bệnh. Nhưng cách này khá hên xui khi tỉ lệ chết cũng vẫn còn khá cao. Giờ đây chúng ta có thể áp dụng những cách xử lý theo từng triệu chứng cụ thể.

Tiêm vắc-xin

Sử dụng vaccine Medivac Clone 45 tiêm dưới da cổ theo liều lượng chỉ định. Nếu không tiêm được thì chúng ta cũng có thể cho gà chưa bị nhiễm bệnh uống với liều lượng gấp 1,5 -2 lần so với tiêm.

Điều trị triệu chứng

Hạ sốt: khi gà sốt cao thì chúng ta tìm cách giảm sốt, hạ nhiệt độ cơ thể gà tránh hiện tượng co giật. Sử dụng PARADISE liều 1g/1 lít nước cho tới khi hết sốt.

Long đờm nếu thấy gà hô hấp khó khăn, khò khè thì sử dụng thuốc long đờm để loại bỏ. Sử dụng BROMECIN liều 1g/2 lít nước cho tới khi đạt hiệu quả.

Giải độc sử dụng thuốc Lesthionin – V liều 1ml/1lít nước cho gà uống liên tục.

Kháng sinh

Sản sinh ra những chất ức chế tế bào gây bệnh. Từ đó giảm hiệu quả những triệu chứng cần thiết. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng trong việc giảm đau, hạ sốt cho gà.

Kháng sinh DOXYCLINE 150 với liều 1g/15kg. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3-5 ngày.

Kháng sinh MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước uống/ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3-5 ngày.

Tăng sức đề kháng

Sau khi đã điều trị được các triệu chứng ra bên ngoài thì chúng ta cũng cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể gà. Sử dụng các loại thuốc tăng cường điện giải pha với nước và thức ăn để gà khỏe mạnh hơn.

Phòng bệnh gà ủ rũ kém ăn chướng diều như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên đừng để tới khi gà bị bệnh rồi mới quay ra phòng hoặc tìm cách chữa. Hãy đảm bảo những điều kiện chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, an toàn cho gà, gia cầm phát triển tốt.

Phát hiện bệnh sớm

Triệu chứng gà ủ rũ có khá nhiều nguyên nhân. Có thể do gà tụ huyết trùng, gumboro, khuẩn chúng tôi hoặc Newcaster. Vì thế mà luôn theo dõi tình trạng gà và phát hiện ra bệnh một cách nhanh nhất, sớm nhất. Từ đó nhận định được bệnh là do nguyên nhân gì và tìm cách xử lý cụ thể.

Cách ly thật nhanh cá thể nhiễm bệnh

Muốn tìm cách trị gà con ủ rũ hiệu quả thì hãy nhanh chóng cách ly cá thể bị bệnh. Cho dù nguyên nhân gì đi nữa chúng cũng cần cách ly để xử lý và tránh lây nhiễm. Với các bệnh tụ huyết trùng ở gà hoặc Newcaster có tỉ lệ chết khá cao nên càng cách ly sớm càng tốt.

Tiêm vaccine

Vắc xin là cách tốt nhất để gà không bị các bệnh thường gặp. Đặc biệt là các bệnh tụ huyết trùng, newcaster hoặc bệnh gà ủ rũ, gà rù. Hãy nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà để đảm bảo cho gà những kháng thể cơ bản để phòng bệnh.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Loại bỏ những mầm bệnh có thể phát sinh bằng cách loại bỏ các chất thải từ gà. Đặc biệt là phân với lông. Đây là 2 nguồn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất trên gà, gia cầm. Vệ sinh định kỳ theo từng ngày hoặc 2-3 ngày/lần. Những chất này nên được đóng bao kín sau đó phủ vôi bột để đảm bảo.

Chuồng trại thông thoáng

Bổ xung vitamin, chất điện giải, thức ăn phù hợp

Tăng cường sức khỏe cho gà bằng những loại vitamin và chất điện giải hợp lý. Nhất là trong những ngày nóng bức mất nhiều năng lượng. Bên cạnh đó là những loại thức ăn thêm bổ xung cho gà từ rau xanh, đậu giá đỗ hoặc chuối tươi.

Thịt Gà Sao Bổ Tỳ Rất Tốt Với Ai Ăn Kém Tả Lỵ Lâu Ngày…

Gà sao thuộc loài chim hoan dã thuần chủng, được nhiều địa phương nuôi dưỡng có nơi phát triễn thành trang trại lớn. Thịt gà sao thuộc loại thực phẩm quý cao cấp thịt rất thơm ngon nhiều nạc có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng hổ trợ phòng trị nhiều bệnh hiệu quả.

Gà sao

Chữa chứng ty hư tiết tả, lỵ lâu ngày: Phép trị kiện tỳ, hòa trung, hóa thấp.

Dùng bài ” Thịt gà sao hầm lá ngải ” gồm thịt gà sao, rau ngải cứu, đậu xanh, gừng tiêu, hành, ngò, gia vị vừa đủ, hầm ăn tuần vài lần.

Chữa bệnh trĩ, cầu táo: Phép trị ích khí, bổ huyết, nhuận táo.

Dùng bài ” Thịt gà sao xào hoa lý ” gồm Thịt ức gà sao, hoa thiên lý, dầu mè, hành, ngò mắm muối, gia vị vừa đủ xào ăn.

Chữa mất ngủ, tâm tỳ hư: Phép trị bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần.

Dùng bài ” Thịt gà sao hầm củ sen ” gồm thịt gà sao, củ sen, cà rốt, khoai tây, gừng tiêu, hành, ngò, gia vị vừa đủ hầm ăn.

Chữa khí hư nhiều mồ hôi hay bị cảmlạnh: Phép trị ích khí cố biểu chỉ hãn.

Dùng bài ” Món súp gà sao” gồm thịt gà sao, cà rốt, hành tây, ngô non, lạc nhân, gừng, tiêu, nước dùng gà, hành, ngò gia vị vừa đủ, nấu súp ăn.

Chữa người mới ốm dây, phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Phép trị ích khí, bổ huyết.

Dùng bài ” Ca ri nấu thị gà sao ” gồm thịt gà sao, khoai tây, khoai lang, nghệ, sữa tươi, sả, bột ca ri, gia vị vừa đủ nấu ăn.

Chữa tỳ hư đi cầu phân sống: Phép trị kiện tỳ, hóa thấp, ích dương.

Dùng bài ” Cháo thịt gà sao” gồm thịt gà sao, gạo mới, giá đậu, rau ngò, gừng, tiêu, hành, ngò, gia vị vừa đủ nấu ăn.

Chữa trẻ em còi, người lớn khó lên cân: Phép trị ích khí, bổ huyết.

Dùng bài ” Thịt gà sao hầm rau củ” gồm thịt gà, cà rốt, khoai tây, bắp cải, mắm muối gia vị vừa đủ, nấu ăn.

Chữa phù thũng, suy dinh dưỡng: Phép trị kiện tỳ, dưỡng vị hóa thấp.

Dùng bài ” Canh thịt gà rau ngót ” gồm thịt gà sao, rau ngót, gừng, tiêu, mắm, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn.

Chữa nam nữ sinh lý yếu ăn ngủ kém. Phép trị bổ tỳ thận, khí huyết, an thần.

Dùng bài ” Gỏi thịt gà ngó sen” gồm thịt ức gà sao, ngó sen, hành tây, cà rốt, đậu phộng rang, rau mùi tau, chanh, tỏi, ớt, hành, ngò, gia vị vừa đủ làm gỏi ăn.

Chữa thiểu năng tuần hoàn não. Phép trị bổ thông khí huyết, ích tỳ thận.

Dùng bài ” Lẫu gà nấu nấm ” gồm thịt gà sao, xương gà, nấm rơm, nấm đông cô, nấm sò… gia vị rau ăn lẫu như rau muống, rau cải, hoa chuối, giá đậu, nước dùng gà gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn.

Báo KHDS số 136(3276)

chúng tôi

Tác giả Nguyễn Phan / KH&ĐS

Gà Chọi Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Tốt Cho Gà Chọi

Gà chọi ăn gì? Thức ăn nào là tốt nhất cho gà chọi? Là những điều mà chúng ta cần nắm rõ khi chăm sóc chiến kê, từ đó mới có thể đảm bảo các chú chiến kê có sức mạnh để chiến đấu.

Dân đá gà mạng hoặc giới chơi đá gà lâu năm của SV388 chắc chắn đã nằm lòng những kỹ thuật chăm sóc gà chiến, nhưng với những người mới bắt đầu thì điều này hẳn còn khá mới mẻ.

Nếu bạn là người đang tìm hiểu bộ môn thú vị này, hay đơn giản chỉ là tò mò về cách thức và phương pháp huấn luyện gà chiến, bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức đầy đủ nhất cho bạn. Hãy bắt đầu với những câu hỏi cơ bản: Gà chọi ăn gì? Loại thức ăn nào là tốt nhất cho gà chọi?

Các loại thức ăn tốt cho gà chọi

Thóc, lúa là thức ăn hàng ngày của gà nói chung, và gà chọi cũng không phải ngoại lệ. Các loại thóc lúa cung cấp một lượng lớn đạm và chất dinh dưỡng cho gà chọi.

Các sư kê nên chọn những loại thóc tốt nhất để cho gà ăn, tránh những loại thóc lúa đã bị nấm mốc. Ta không được nghĩ rằng chúng là gà chọi nên khỏe hơn gà thường, cho gà chọi ăn gì chẳng được. Đặc biệt các sư kê cần tránh thóc lúa bị ẩm, khi gà ăn có thể mọc mầm trong diều của gà, điều này hoàn toàn không tốt chút nào.

Rau xanh là loại thức ăn rất tốt cho gà chọi bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất, đặc biệt là các chất giải độc tự nhiên.

Cho gà ăn thêm rau xanh cũng sẽ giúp cho gà có thêm dinh dưỡng, chất xơ, hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn và đặc biệt là giúp gà giảm nhiệt cơ thể trong những ngày nhiệt độ nắng nóng.

Các loại rau tốt thì vô cùng đa dạng và ít giới hạn, tùy điều kiện của các sư kế mà cho gà chọi ăn gì. Có thể kể đến một số loại rau phổ biến như xà lách, rau muống, giá,…

Mồi là thức ăn quan trọng cho gà đá bởi nó cung cấp lượng lớn protein và chất dinh dưỡng để gà nhanh chóng tăng thể lực và tăng cơ, cũng như tăng độ sung sức trong trận đấu.

Sâu SuperWorm: thúc đẩy quá trình thay lông của gà chọi, giúp gà có lông mượt óng hơn; Tăng sự sung sức, hưng phấn khi thi đấu đá gà.

Lươn: bồi bổ máu cho gà chọi, đặc biệt thích hợp cho những con gà chọi bị tím mặt hoặc tím mồng.

Thịt bò: bổ máu và phát triển cơ bắp cho gà; với những con bị ốm yếu thì tăng sức đề kháng.

Tôm tép nhỏ: chứa nhiều canxi giúp chắc xương, lành các vết thương, thúc đẩy mọc cựa mới, cứng cáp hơn sau khi cắt tỉa cựa.

Cá chép con: giúp giảm mỡ, tăng cơ

Dế: là loài vật có tính nóng thích hợp cho gà ăn giữ ấm trong những ngày lạnh.

Ếch, nhái: giúp gà bổ sung đạm

Các loại mồi nói chung đều có công dụng là thúc đẩy quá trình hình thành cơ bắp của gà chọi. Tuy nhiên bạn cho gà chọi ăn gì thì cũng cần chú ý mức độ nhất định, ăn nhiều dễ khiến cho gà bị béo.

Trong các trường hợp gà bị bệnh hay chướng diều, hoặc bị tang sau trận đấu, các sư kê cũng không nên cho gà chọi ăn mồi ngay sẽ vì gây khó tiêu, mệt mỏi.

Một số phụ gia cũng thường được các sư kê dùng làm thức ăn cho gà chiến. Với các phụ gia khác nhau, cho gà chọi ăn gì và như thế nào là điều các sư kê cần lưu ý để có tác dụng tốt nhất.

Các phụ gia thường được cho ăn kèm với thức ăn chính giúp tăng quá trình trao đổi chất của chứ không nên cho ăn như một loại thức ăn.

Tỏi: là thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm chứng khó tiêu ở gà chọi. Với những con bị trúng gió, đây là thức ăn đặc biệt tốt

Gừng: giữ ấm cho gà vào những ngày lạnh.

Rượu: có tác dụng làm nóng, làm ấm, chỉ nên dùng vào buổi tối. Ngoài ra còn có thể phòng chống côn trùng, muỗi cho gà chọi.

Với việc kết hợp các loại thức ăn cho gà đá cựa sắt một cách hợp lý và phù hợp với thể trạng của gà chọi cũng như mục tiêu chiến đấu, các sư kê có thể giúp cho gà chọi của mình khỏe, bền bỉ, dai sức hơn và có thể hỗ trợ cho việc phòng chống một số bệnh thông thường ở gà chọi.

Một số lưu ý về nước uống cho gà chọi

Sau khi đã nắm được một số kiến thức về thức ăn dành cho gà chọi, phần này sẽ là một số lưu ý về lượng nước uống trong quá trình nuôi và chăm sóc gà chọi.

Nếu đã quan tâm về việc cho gà chọi ăn gì và ăn như thế nào, các sư kê cũng cần để tâm chất lượng nước uống. Nước cho gà không cần quá tinh khiết nhưng cũng nên đảm bảo tương đối sạch sẽ, không dùng nước thải, nước sinh hoạt dễ gây bệnh.

Lượng nước cho gà chọi uống cũng nên chia theo khẩu phần, bởi các loại thức ăn trên cũng đã chứa sẵn một hàm lượng nước nhất định, không cần bắt gà chọi uống quá nhiều nước

Điều chỉnh lượng nước theo thời gian

Nên cho gà chọi uống nhiều nước khi thời tiết oi nóng và giảm lượng nước uống khi trời lạnh. Để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ta nên cho gà uống vào buổi sáng nhiều hơn buổi tối.

Với những ai yêu thích bộ môn đá gà, đừng bỏ qua những trận đấu gà đáng xem nhất trên SV388 với hệ thống cá cược trực tuyến hiện đại và uy tín hàng đầu hiện nay.

Gà Chọi Ăn Không Tiêu

Nguyên nhân của việc gà chọi ăn không tiêu

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho gà chọi ăn không tiêu . Có thể do hệ tiêu hóa của gà gặp vấn đề, thức ăn khó tiêu hoặc gà bị ốm bệnh.

Gà ăn qua nhiều chất xơ (rơm, cỏ khô..) mà lại uống ít khiến thức ăn bị vón cục. hoặc cũng có thể do gà bị bội thực, bị ngẽn ruột và ké.

Hoặc có thể là do gà bị những bệnh về đường ruột…

Khi gà chọi ăn không tiêu thường có biểu hiện đi ngoài phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa, gà ủ rũ, mệt mỏi.Diều thường bị chướng vì thức ăn không được đẩy từ diều qua dạ dày, thức ăn tồn lại quá lâu trong diều của gà khiến gà mệt mỏi. Do đó, gà thường bị thiếu chất, ngoài ra còn bị chướng diều, nhiề lúc chướng rất to. Gà khó có thể đứng thăng bằng được, đầu cổ thường ngoặt ra sau, há mỏ. Nhiều lúc hành xử như kiểu bị hóc thứ gì đó và lắc đầu liên tục. Diều gà chướng sờ thấy cứng rắn hoặc đôi khi cũng rất mềm. Nếu như thức ăn tồn lâu trong diều gà. Sẽ thường ngửi thấy mùi khó ngửi từ miệng gà, nó bắt nguồn từ thức ăn trong diều gà đã bị lên men.

Cách chữa trị khi gà chọi ăn không tiêu

– Nếu diều gà đầy thức ăn( bóp diều gà thấy mềm mềm) Thì cho uống men tiêu hóa, điện giải với multivitamine. Sau 1-2 ngày gà sẽ khỏe.

– Nếu diều gà căng cứng, uống thuốc không khỏi được thì cần thông diều cho gà một cách kỹ lưỡng. Cho uống thêm men tiêu hóa và multivitamine. Kiểm soát bữa ăn của gà kỹ lưỡng. Khi cho ăn, lấy cám ngâm nước cho mềm rồi cho gà ăn thành nhiều bữa.

– Châm nước: dùng xi lanh nhẹ nhàng banh mỏ gà và di chuyển xi lanh dọc theo gốc lưỡi đến họng gà và bơm nước. Chú ý đảm bảo rằng bạn không bơm vào lỗ thở của gà.

– Xoa bóp diều:Khi bơm nước vào diều gà rồi, nhẹ nhàng xoa bóp. Giữ gà lật ngửa để thức ăn không trào ra.