1. Cách chọn giống gà chọi
Chọn giống gà chọi là điều kiện tiên quyết để có được những chú gà chọi chiến khỏe mạnh. Chỉ khi con giống của bạn thực sự khỏe mạnh và chất lượng thì quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc mới phát huy được hết giá trị của nó.
Cách chọn giống gà chọi có những yêu cầu rất khắt khe. Chọn lọc giống thông qua những chỉ số về trọng lượng cơ thể và ngoại hình của những con gà thuộc thế hệ ông bà. Những con gà xác định để làm giống cần thực sự khỏe mạnh, có thân hình cân đối, không bị khuyết tật, dị tật.
Giống gà chọi có 2 loại là gà đòn và gà cựa. Gà đòn là loại gà có tính gan lì cao, thân hình cao lớn, vạm vỡ, mắt sâu, cổ trụi, chân cao. Vùng chân của nó có màu vàng nghệ. Còn gà cựa lại mang đặc điểm chân nhỏ những cựa rất dài và nhọn, mắt rất tinh nhanh.
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách chọn gà chọi chiến khỏe mạnh
Để có được những chú gà máu chiến, khỏe mạnh phụ thuộc rất lớn vào việc chọn giống từ những con gà chọi con mới được 1 ngày tuổi. Các bước làm như sau:
– Sau khi gà con được ấp nở ra, cần xác đinh đâu là gà trống, đâu là gà mái rồi tách riêng chúng ra.
– Sau đó tiến hành cân 10% trong tổng số gà con đã nở để xác định được khối lượng trung bình của đàn gà.
– Lấy khối lượng ấy làm khối lượng chuẩn để chọn tiếp những con gà mới nở có trọng lượng tương đương để chăm sóc theo chế độ đặc biệt.
Những con gà con 1 ngày tuổi được chọn làm gà giống cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Thân hình cứng cáp, mỏ nhọn, chân linh hoạt, lông tơi xốp, không bị hở rốn, dáng đi nhanh nhẹn, thân hình cân đối, phần cơ ngực nhỏ và thon.
– Không mắc các dị tật như mắt kém, mỏ bị vẹo, cổ không thẳng, không có phao câu, cơ ngực không phát triển, dáng đi không bình thường
3. Chọn gà con để giống
Chọn gà con để nuôi gây giống bạn cần chọn cả gà trống và gà mái.
– Với gà trống cần có những ưu điểm sau: nhiều đòn hiểm, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, độ bền cao, chân đẹp, dáng đẹp
– Với gà mái cần có những đặc điểm sau: Các cụ xưa đã có câu “Chó giống cha/ Gà giống mẹ” cho nên việc lựa chọn gà mái để gây giống quyết định rất lớn đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng của gà chọi chiến. Nên chọn những con gà mái để làm giống khi chúng có thân hình thon nhỏ, mỏ cân bằng với đầu, đầu nhỏ và thuôn dài theo cổ, mũi to, cánh mũi lớn, long cánh dài, cánh úp dọc theo thân, nhanh nhẹn, không có dị tật về xương ngực, xương lưỡi hái…
– Kinh nghiệm 1: Xách gà lên ở cổ nếu đó là gà trống thì sẽ xuôi chân. Ngược lại đó là con gà mái sẽ co chân lên gạc.
– Kinh nghiệm 4: Xem lông cánh. Khi bạn bắt gà con lên, xòe phần lông ở cánh chúng ra, nếu đó là gà mái thì chỉ có 1 lớp. Nếu đó là con gà trống thì trên cánh có 2 lớp lông.
Để có những con chọi chiến khỏe, đá hăng, hiếu chiến thì khâu thiết kế chuồng trại cũng vô cùng quan trọng.
1. Xây chuồng gà đơn giản
Chuồng gà chọi chiến cần phải làm ở nơi rộng rãi, sáng sủa, cao ráo và thông thoáng và đạt những yêu câu sau
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách xem lông cánh để xác định trống mái
1.1 Cách xây chuồng trại đơn giản
– Chuồng gà được lớp bằng mái tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng khoảng 30 độ để dốc nước và phía trước nhô ra khoảng 30cm để không bị hắt nước vào gà khi trời mưa.
– Chuồng được xây bằng gạch, chia thành những ô nhỏ, mỗi ô có diện tích khoảng 4m2.
– Phía trước của chuồng làm bằng sọc sắt, 3 phía còn lại xây gạch kín để hạn chế bị gió lùa vừa đảm bảo thoáng cho gà. Nếu bạn nuôi nhiều và xây chuồng theo dãy thì giữa các ô dùng lưới để chắn.
– Nền chuồng gà nên dùng đất để đầm hoặc láng xi măng. Trên nền chuồng rải cát dày và mịn và dày khoảng 12-20cm để hạn chế tổn thương đến chân của gà
2. Dùng bội nuôi gà chiến
3. Dùng lồng úm nuôi gà chọi con
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách làm chuồng gà đơn giản
Dùng lồng úm để nuôi gà chọi con cũng đòi hỏi các yêu cầu:
– Sàn chuồng phải cao cách mặt đất ít nhất 0,5m để dễ dàng vệ sinh, không bị ẩm ướt, kích thước của lồng úm vào khoảng 2mx1mx0,5m để nuôi khoảng 100 chú gà con
– Bên trong sàn chuồng dùng vỏ trấu, rơm khô hoặc mùn cưa đã được phơi khô và khử trùng để giữ độ ấm cho chân và không gây tổn thương đến chân cả gà.
– Xung quanh lông úm có rèm che hoặc cót để tránh bị gió lùa và bóng đèn sưởi có công suất từ 60w đến 100w
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Các trang thiết bị nuôi gà chọi chiến cần thiết
– Máng ăn, máng uống: được bố trí cố định, hợp lý và phải vệ sinh thường xuyên.
– Bóng đèn sưởi: thường dùng đèn úm có công suất 60w đến 100w để giữ ấm cho gà, kích thích gà ăn nhiều mau lớn và khỏe mạnh.
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Thức ăn cho gà chọi con
Nguồn thức ăn đảm bảo cho gà chọi con quyết đinh đến vóc dáng, độ sung mãn của gà đá. Hơn nữa, gà chọi con hệ tiêu hóa chưa thật ổn định cho nên trong quá trình chăm sóc bạn càn chú ý thay đổi chế độ ăn cũng như điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Tuần thứ 2: Khi gà đã lớn hơn, hoạt bát hơn thì chế độ ăn cũng có sự thay đổi. Thức ăn của gà con lúc này là thóc xay đem nấu với rau xanh và thịt băm chín, chia thức ăn thành 3-4 bữa cho gà ăn.
Tuần 3: Lúc này gà con bắt đầu thay lông nên cần cung cấp dinh dưỡng đầu đủ. Thức ăn cho gà con ở độ tuổi này bên cạnh thóc, ngô, cám, rau xanh thì nên bổ sung thêm thịt, cá, lươn, ốc, ếch băm nhỏ, nấu chín… chia thành 3 bữa trong ngày.
Tuần 4 trở đi: Khi gà đã đủ cúng cáp, bạn thả chúng ra để tự kiếm ăn. Bên cạnh thức ăn cung cấp tinh bột thì nên bổ sung thêm thức ăn cung cấp đạm, dinh dưỡng như lòng đỏ trứng, cá, thịt, lươn… chia thành 2 bữa trong ngày là sáng và tối.
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Nước uống cho gà chọi con
– Nước uống rất quan trọng với gà con mới mở. Khi gà mới nở bạn cho uống dung dịch bao gồm với 5g đường glucoza + 1g vitamin C pha với 1 lit nước.
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Thức ăn cho gà chọi con
– Nước gà uống hàng ngày phải đảm bảo thật sạch, hợp vệ sinh, nhiệt độ nước dao động trong khoảng 25 – 28 độ C.
– Máng đựng nước cho gà uống cần vệ sinh ít nhất là 4 lần/ ngày để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại.
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách chăm sóc gà chọi chiến
1. Đối với gà chọi chiến mới nở
Để đảm bảo kỹ thuật nuôi gà chọi được đúng nhất. Gà chọi chiến mới bóc trứng là giai đoạn cần được chăm sóc kỹ lưỡng nhất để đảm bảo tiền đề cho gà phát triển về sau. Cần cho gà ăn và uống theo khoa học, đảm bảo nhiệt độ nước thích hợp, nuôi nhốt ở nơi thoáng nhưng hạn chế tối đa gió lùa. Dùng đèn úm để kích thích gà ăn nhiều và giữ ấm cho cơ thể gà con. Trong nước cho gà con uống cần pha thuốc cúm để phòng bệnh, nên bổ sung các loại cám công nghiệp hạt nhỏ dành cho gà con từ 1-15 ngày tuổi để ổn định đường ruột.
Thức ăn, bữa ăn dành cho gà chọi con mới nở cũng khác nhau theo từng tuần. Thức ăn bao gồm tinh bột, rau xanh và thực phẩm cung cấp đạm.
– Gà con khi nuôi được 10 – 15 ngày tuổi sẽ xảy ra tình trạng mổ nhau và bới thức ăn vì vậy người nuôi nên bấm mỏ. Khi bấm mỏ thì nên dùng dao kéo bằng sắt hơ nóng rồi bấm ½ mỏ tính từ ngoài vào. Hoặc người nuôi có thể dùng máy cắt mỏ chuyên nghiệp.
2. Đối với gà chọi 2 tháng tuổi, gà chọi 3 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình chăn nuôi gà chiến. Nó quyết định đến thể hình, thể trạng, sức dẻo dai của gà chọi. Lúc này, gà đã có sự phân biệt giới tính rõ ràng. Với gà trống bắt đầu tập gáy còn gà mái thì lông óng mượt thì phát triển buồng trứng. Gà mái giai đoạn này cần được chăm sóc kĩ lưỡng, đảm bảo nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và can xi cho quá trình sản sinh trứng. Bên cạnh tóc, ngô, gạo bạn nên bổ sung thêm rau xanh, thức ăn có chứa chất đạm như thịt, cá, ốc, ếch… Đến giai đoạn này rồi thì không nên cho gà ăn cám công nghiệp sẽ phá vỡ hình dáng, gà nhiều mỡ, gây cho gà tính lười, không muốn đào bới, kiếm thức ăn.
3. Đối với gà chọi 6 tháng tuổi trở lên
Lúc này gà chọi chiến đã hoàn thiện phát triển về form dáng, bắt đầu xuất hiện đòn thế vì vậy chế độ ăn vẫn giữ nguyên khi chúng được 2-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần quy định về giờ ăn và thức ăn cho từng giờ. Không nên cho gà ăn quá no để tránh sinh tính lười, mất đi khả năng chiến đấu, khả năng sinh tồn bản năng. Ngoài ra, bắt đầu cho gà tham gia luyện tập để phát triển đòn hiểm.
Lưu ý cách chăm sóc, phòng bệnh khi nuôi gà chọi chiến
– Tiêm phòng vacxin cho gà chọi con đầy đủ để tăng sức đề kháng như hen- bại liệt, đậu…
– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cấn thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Mỗi giai đoạn cần một thực đơn với lượng thức ăn phù hợp. Ngoài việc bổ sung thông qua thức ăn hàng ngày thì bạn có thể bổ sung thông qua các loại thuốc.
– Hình thành thời gian cho ăn hợp lý để giúp gà có thói quen ăn uống và tự kiếm mồi.
– Với gà trên 6 tháng tuổi bạn cần tỉa lông định kỳ, cắt tai và phơi nắng.
Kỹ thuật nuôi gà chọi – Các lưu ý khi nuôi gà chọi chiến