Top 10 # Xem Nhiều Nhất Gà Chọi Yếu Lực Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Cách Nuôi Gà Chọi Thiếu Thịt Gầy Gò Ốm Yếu Không Có Lực

Gà chọi thiếu thịt dẫn tới cơ thể gầy gò ốm yếu sẽ khiến gà trông rất là chán. Hơn nữa, khi đã thiếu thịt, thiếu trọng lượng thì không thể chinh chiến. Ngoài ra chúng cũng rất khó ghép cặp với những con gà chọi khác cùng trang lứa nhưng thể lực sung mãn. Tình trạng gà chọi thiếu thịt rất nhiều người gặp phải và đau đầu. Vậy cách nuôi gà chọi thiếu thịt như thế nào?

Gà chọi thiếu thịt là gì?

Hiểu đơn giản gà chọi thiếu thịt chính là những con gà chiến trong tình trạng gầy còm so với phần khung xương của chúng. Khi có một phần khung xương lớn nhưng phần cơ, thịt không đủ trông sẽ lộ rõ khung xương ra vẻ bề ngoài. Đây là tình trạng chung của khá nhiều chủ kê nuôi gà chọi hiện nay.

Nguyên nhân dẫn tới gà chọi bị thiếu thịt

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Và cũng từ nguyên nhân này tìm ra cách khắc phục một cách tốt nhất.

Gà bị ốm hoặc mới ốm dậy

Những con gà bị ốm hoặc mới ốm dậy đang có sức khoẻ kém. Bộ máy tiêu hoá ở gà đang bị mệt nên không thể hấp thu tốt được các loại thức ăn. Từ đó không chuyển hoá được chất dinh dưỡng tăng phần cơ bắp cho gà.

Gà đang bị giun sán

Một nguyên nhân chính dẫn tới gà chọi thiếu thịt đó là bị giun. Chúng sẽ hút hết thức ăn của gà và khiến chúng không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun sán còn khiến gà bị rối loạn tiêu hoá nữa đó.

Gà đang có vấn đề về tiêu hoá

Có thể gà chọi của chúng ta đang gặp trục trặc với tiêu hoá. Dẫn tới không thể xử lý được thức ăn. Những vấn đề về tiêu hoá như gà chọi ăn không tiêu, ỉa phân trắng hoặc đi ngoài.

Gà không được cho ăn uống đầy đủ

Chắc chắn là nguyên nhân này quá dễ để giải thích đúng không các bạn? Không cho ăn uống thì làm sao có đầy đủ thịt được.

Nhận biết gà chọi thiếu thịt như thế nào?

Trước khi tới với phần cách nuôi gà chọi thiếu thịt thì chúng ta cần nhận biết được gà chọi có như vậy hay không?

Trọng lượng nhẹ

Nếu như cân hoặc nhấc bổng gà chọi lên sẽ nhận thấy chúng quá nhẹ so với hình dung của chúng ta. Đây có thể là cách nhận biết khá hiệu quả.

Người trơ khung xương

Thân hình gà gầy trơ xương cũng là một biểu hiện của việc gà chọi thiếu thịt. Có thể nhận biết rõ qua hình dáng bên ngoài của gà chọi một cách dễ dàng.

Gà bị tụt cân so với ban đầu

Khi gà trưởng thành đã đạt tới một ngưỡng nhất định thì chúng có trọng lượng cố định ngưỡng này. Nếu thấy gà có trọng lượng tụt nhanh thì chắc chắn đang có vấn đề và có thể bị thiếu thịt.

Cách nuôi gà chọi thiếu thịt như thế nào?

Đối với những con gà đang bị thiếu thịt cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bài bản. Sốc lại tinh thần toàn bộ cơ thể gà và chủ nuôi. Tuy nhiên cần đánh giá đúng nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp.

Xác định nguyên nhân

Tuỳ từng nguyên nhân mà có cách xử lý cụ thể khác nhau

Gà bị ốm hoặc mới ốm dậy thì cần chữa trị dứt điểm. Kết hợp với thuốc và vitamin bổ xung. Ngoài ra chế độ ăn uống bổ xung chất thịt, tanh cần hết sức quan trọng.

Gà bị bệnh tiêu hoá thì bổ xung thêm các loại thuốc tiêu hoá, men tiêu hoá cho gà nhanh khỏi.

Gà đang bị giun thì nên tẩy giun sán định kỳ. Loại bỏ hoàn toàn giun sán ở gà.

Gà không được chăm sóc và cho ăn đầy đủ thì quá dễ để xử lý rồi.

Bổ xung chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi đã tìm được nguyên nhân thì chúng ta tiến tới quá trình bổ xung chế độ ăn uống. Nếu gặp phải các nguyên nhân bệnh lý thì không cần phải thay đổi chế độ ăn. Chúng ta chỉ cần bổ xung thêm chất và đồ để cơ thể gà mau khỏi mà thôi.

Còn nếu chế độ ăn vẫn được xem là ngon mà gà vẫn thiếu thịt, thiếu cơ thì cần có một cuộc cải tổ mạnh.

Cho gà ăn thêm các chất dinh dưỡng song song với chế độ ăn thông thường. Ví dụ nếu thông thường đang cho ăn 2 bữa thì có thể chuyển lên 3 bữa với một bữa nhẹ xen lẫn.

Bổ xung thêm thóc ngâm và các loại mồi chuyên dụng. Ví dụ như cách ngày có thể cho ăn thêm 1-3 miếng thịt bò, thịt lợn hoặc các chất tanh như lươn, cá hoặc trạch. Bổ xung các chất tanh từ bò sát như rắn hoặc thằn lằn cũng phù hợp.

Bổ xung các loại vitamin tăng lực cho gà như các loại vitamin A, B, E… Có thể tìm mua các loại vitamin này tại các hiệu thuốc gia cầm.

Bổ xung thêm các loại rau, quả để tăng chất sơ cho gà. Ví dụ như các loại bí đỏ, rau muống cũng đều rất tốt cho cơ thể gà.

Đo lường đánh giá kết quả

Sau khi đã biết cách nuôi gà chọi thiếu thịt thì công đoạn cuối cùng là đánh giá kết quả. Chúng ta áp dụng và cân đo đong đếm trong các mốc thời gian 3 ngày 1 và 1 tuần sau đó là 1 tháng. Nếu ở các mức thời gian này thể trạng của gà tăng lên thì chúng ta đang đi đúng hướng. Tiếp tục bổ xung và phục hồi gà thiếu thịt theo hướng này. Chú ý phơi gà dưới ánh nắng mặt trời để nâng cao quá trình trao đổi chất cho gà.

Nếu như không có biến chuyển hoặc biến chuyển chậm thì đánh giá phân tích lại gà nhằm đưa ra phương pháp phù hợp hơn.

Gà Chọi Bị Yếu Chân Chữa Như Thế Nào? Gà Yếu Chân

Triệu chứng gà chọi bị yếu chân

Dễ dàng nhận biết được các triệu chứng của gà bị yếu chân khi quán sát hình dáng của chúng. Từng bước đi, hành động đều phản ánh tình trạng bệnh của gà.

Gà đứng không vững, dễ lảo đảo trên từng bước đi. Khi cơ chân không đủ khỏe thì không thể nâng đỡ cơ thể hoặc hoạt động như ý muốn.

Gà đi bình thường nhưng khoảng vài bước lại đứng lại lảo đảo và có vẻ mệt mỏi.

Gà đi cà nhắc hoặc thập thễnh bước đi không đều nhau.

Gà đánh đấm không có lực, nhẹ phều không đủ gãi ngứa cho gà đối phương.

Tình trạng nặng hơn gà không thể đi lại hoặc lê lết 1 chân. Đây là lúc bệnh gà nặng nhất và có thể dẫn tới tình trạng bị liệt.

Gà đá hay bị ngã thường xuyên dẫn tới mất đi lợi thế trong trận chiến.

Nguyên nhân dẫn tới gà bị yếu chân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Tùy từng nguyên nhân mà cách chữa trị và hậu quả của nó sẽ khác nhau.

Gà bị đau chân do va đập hoặc do các trận đánh căng thẳng khốc liệt mà chưa khỏi.

Gà tơ chưa được vần đòn, vần hơi cẩn thận nên yếu chân.

Chất dinh dưỡng cung cấp cho gà không đủ để gà phát triển.

Do di truyền từ các thế hệ gà bố mẹ ông bà trước để lại.

Mỗi nguyên do đều có cách xử lý khác nhau. Vì thế khi gà bị té hoặc yếu chân thì nên tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị.

Cách chữa gà chọi bị yếu chân như thế nào?

Chúng ta cần xác định rõ tình trạng của gà, các triệu chứng bệnh và nguyên nhân sẽ tìm ra được cách chữa trị hiệu quả. Hạn chế cho việc gà bị yếu chân, hay ngã.

Gà bị yếu chân do bị ngã

Xác định được vết thương trên chân gà là như thế nào. Từ đó tìm cách vệ sinh vết thương và xử lý. Nếu gà gãy chân có thể bó bột cho gà. Tuy nhiên điều này chỉ nên áp dụng với những con gà chiến cực kỳ kết. Chi phí chụp X quang và bó bột cho gà chắc chỉ khoảng 500k. Ở người chụp X quang 50k/lần đối với tay chân chắc gà cũng tương tự.

Do gà chưa vần đòn còn yếu

Khi nhận thấy gà đá hay bị ngã thì có thể nó chưa được vần đòn vần hơi hợp lý. Hoặc cũng có thể do chúng bị mất gân dẫn tới tình trạng này. Vì thế mà chúng ta phải lên phương án tập luyện phù hợp nhất. Tùy thuộc vào chế độ ăn và thể chất của gà mà áp dụng vần đòn vần hơi hợp lý.

Chất dinh dưỡng gà chưa đảm bảo

Có thể nhận biết điều này qua thể trạng và hình dáng của gà. Nếu như gà vẫn béo tốt thì chúng sẽ không vấn đề gì cả và là một nguyên nhân khác. Tuy nhiên nếu gà gầy gò ốm yếu thì có thể do chế độ ăn chất dinh dưỡng. Đảm bảo khẩu phần ăn và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà phát triển. Ngoài ra chế độ nuôi nhốt cũng ảnh hưởng tới chúng khá nhiều.

Bổ xung thêm nhiều những thực phẩm cho gà như chất tanh, thịt bò, lươn trạch, trứng cút lộn. Những chất dinh dưỡng này bổ xung hợp lý đảm bảo chân gà khỏe hơn, đá có lực hơn và ít khi bị té gió.

Gà yếu chân do bị bệnh

Tình trạng gà yếu chân yếu gối do bệnh là điều không hiếm. Tuy nhiên cũng tùy từng loại bệnh mà cách xử lý khác nhau.

Gà bị lậu, kén ở bàn chân thì chúng ta kiểm tra xem kỹ. Nếu phát hiện thấy lậu đế thì tiến hành vệ sinh và loại bỏ phần đậu này. Sau đó hàng ngày tiến hành vệ sinh cho chúng. Khi gà lậu đế nên có các không gian sạch sẽ về phần nền cho chúng. Tránh trường hợp gà bị nhiễm trùng từ vết thương ở chân.

Gà bị gió dẫn tới yếu chân, liệt chân cũng sảy ra khá nhiều. Chúng ta có thể dùng dầu gió hoặc rượu ngâm để tác động lên vùng cơ đó. Làm chúng nóng lên và tăng khả năng hồi phục. Tuy nhiên cũng cần chú ý phân biệt gà bị liệt chân do té gió hay do bệnh virus Herpes. Nếu là virus này có thể chữa khỏi nếu như phát hiện sớm. Nếu phát hiện muộn thì không thể xử lý được.

Gà bị yếu gối

Bài tập cho gà chọi bị yếu chân

Tập chân và đầu gối khỏe

Bài tập này giúp nâng cao toàn diện cơ và chân gà. Ngoài ra toàn bộ cơ thể gà cũng trong tình trạng tập luyện tốt nhất. Các bộ phận sẽ phải tập như chân hoặc cánh.

Chúng ta tiến hành lấy tay luồn vào lườn gà và tung lên khoảng 20cm so với mặt đất. Sau đó để chúng tự rơi xuống và đứng thăng bằng bằng sức của chúng. Lần đầu tiên chúng ta chỉ nên tập khoảng 10-20 lần. Và nên chia ra làm 2-3 hiệp cho đảm bảo. Sau đó thì mỗi ngày tăng lên cường độ và độ cao hơn.

Biến thể của bài tập cho gà đá hay bị té này là để chúng giữ cân bằng. Chúng ta để cho gà đậu lên tay và tung lên sao cho chúng bám được trên tay và tự giữ cân bằng trên chúng. Khi đó toàn bộ hệ thống cơ đùi, cơ chân của gà được tập luyện đảm bảo. Và tiếp túc tăng cường độ tập luyện sau khi đã quen sau đó.

Chạy lồng chạy bộ

Nếu như bác nào thường xuyên nuôi gà thì chắc chắn biết được loại lồng chạy bộ này. Chúng bao gồm 2 lồng to và nhỏ được lồng vào nhau. Bên trong thả 2 con gà và không để chúng có thể đánh, cắn nhau được. Cứ như vậy chú gà bên ngoài sẽ chạy xung quanh lồng để tìm cách đánh gà bên trong. Sẽ giúp cho gà tăng được khả năng lực chân, các cơ bắp khác nhau. Khi mới bắt đầu thì chúng ta sẽ chỉ nên cho chạy mỗi ngày từ 10 phút thôi. Sau đó tăng cường độ lên vào những ngày sau.

Gà Chọi Bị Yếu Chân

Gà chọi bị yếu chân thì chắc chắn không thể đáp ứng đủ tiêu chí để tham gia vào các bài luyện tập chứ không nói gì đến thi đấu trên các đấu trường lớn nhỏ. Bởi đôi chân chính là vũ khí quan trọng nhất đối với cả gà đòn và gà cựa để hạ gục đối thủ. Chân gà mà bị mất gân, gân yếu, chân yếu hay đi tập tễnh mà không được xử lý thì không thể tung ra những đòn đá đủ mạnh để tác động đến cơ thể của gà đối phương. Mà còn không thể đứng vững khi đối thủ ra đòn. Làm thế nào để khắc phục các vấn đề gà bị yếu chân, yếu gân…

Gà chọi bị yếu chân nguyên nhân do đâu?

Khác với gà bị mất gân thì trường hợp chân gà yếu cũng là một trong các vấn đề thường thấy ở gà tơ là chủ yếu. Lý do khiến chân gà yếu, lực đá chưa mạnh là do:

Gà tơ chưa được tập luyện nhiều

Các cơ bắp chưa nở nang hoặc chân gà chưa thực sự được cứng cáp

Chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cơ thể gà

Do gà bị đau chân, sưng chân từ tác động bên ngoài gây nên

Do gà đá về bị đau chân vì không được thực hiện thao tác dành riêng cho gà sau khi đá

Do di truyền

Trong trường hợp gà chọi bị yếu chân do di truyền thì gần như không có cách khắc phục. Bởi thông thường loại gà này thường chỉ đá tốt trong những hồ đầu tiên, nhưng đến hồ tiếp theo thì chân gà gần như không thể đá được tiếp. Vì vậy đối với loại gà này thì cần được loại bỏ ngay chứ không nên dùng làm gà đá.

Còn trong trường hợp gà bị yếu chân do bị đau, sưng. Thì cần kiểm tra thật kỹ xem chân gà có xảy ra tình trạng gì không. Đặc biệt lưu ý đến phần đế chân bởi có nhiều khả năng là gà đá bị sưng chân ở dạng sưng cụm bàn chân hoặc mắc lậu đề…

Ngoài ra thể trạng gà chọi bị cứng gân sau khi đi đá về cũng xảy ra khá phổ biến. Đặc biệt là gà đá cựa sắt, nếu không được ngâm chân bằng nước lạnh trong 15 phút thì dễ xảy ra hiện tượng gà chọi bị cứng gân. Dẫn đến việc gà chọi bị đau chân đi tập tễnh, ảnh hưởng đến việc đá đòn.

Còn lại các nguyên nhân khác khiến cho gà chọi bị yếu chân, yếu gân. Thì phải cần phải thực hiện theo các phương pháp riêng biệt. Và tất nhiên phải thực hiện đầy đủ trong một thời gian. Thì chân gà mới trở lên khỏe mạnh, cứng cáp, các cơ nở năng, chắc chắn hơn

Gà bị lạnh chân là bệnh gì? Thì ngoài một số bệnh ảnh hưởng đến chân gà thì tình trạng gà bị té gió cũng là nguyên nhân khiến cho gà bị run chân làm cho gà đá hay bị té, bị ngã ảnh hưởng đến quá trình luyện tập và thi đấu của chiến kê.

Cách trị gà bị té gió hiệu quả nhất là dùng dầu gió hoặc rượu ngâm để om bóp chân gà. Việc om bóp sẽ được thực hiện liên tiếp 2 ngày nếu gà vẫn xảy ra tình trạng run chân thì có thể gà của bạn đang mắc bệnh khác chứ không phải té gió.

Cách chữa gà chọi bị đau gối, sưng gối

Nếu trong trường hợp chân gà yếu đi kèm với triệu chứng gà bị sưng chân ở phần gối. Thì nên sử dụng dầu gió xoa bóp cho gà từ 4-5 lần/ ngày. Hoặc dùng mật gấu để om bóp trong 1-2 ngày. Còn không để thuận tiện hơn thì cho gà uống Nhộng lao 1 liều 3 viên trong 4 ngày kết hợp với việc quan sát biến chuyển của bệnh.

Ngoài các loại thức ăn chính như thóc, lúa và các loại rau xanh thì gà cần được bổ sung một số loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Giúp cho cơ thể gà được phát triển nở nang và săn chắc hơn. Đồng thời còn giúp cho gà chắc xương chắc, chân cứng cáp hơn như:

Các loại thức ăn này lên được bổ sung 1 tuần từ 1 – 2 lần. Kết hợp với om bóp và luyện tập để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên gà đau chân thường hay biếng ăn vì thế thay bằng ăn mồi sống. Thì cách chữa gà không chịu ăn ở giai đoạn này nên nấu chín thức ăn. Nó gà không tự ăn thì bón cho gà là cách tốt nhất để gà không bị hao hụt về mặt trọng lượng trong suốt quá trình biệt dưỡng.

Hằng ngày lấy thuốc bóp xoa vào đùi cho gà kết hợp với massage nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc chiều tối trong thời gian là nửa tháng. Sau thời gian này thì cho kết hợp với các bài tập luyện gân gối cho gà.

Về công thức om bóp thì bạn có thể sử dụng bài thuốc bóp với rượu nghệ đã được ngâm trong một tháng. Hoặc các bài thuốc om bóp được làm từ các vị thuốc bắc đều được.

Tiếp theo là đến dầm cán, phương pháp này sẽ giúp cho chân gà được cứng cáp hơn. Để cho gà dầm cán, bạn sử dụng nước tiểu pha loãng cho vào xô rồ đặt gà ngâm trong 20 phút. Đảm bảo nước trong xô ngập chân gà là được. Thực hiện 1 tuần từ 2 – 3 lần trong 1 tháng.

Tiếp theo là đến giai đoạn quan trọng nhất trong cách chữa gà chọi yếu chân rèn luyện với các bài tập luyện gân và chạy lồng.

Bài tập 1: Cho tay phải đặt dưới lườn trước, tay trái đặt dưới lườn sau. Nâng gà lên độ cao khoảng 30cm so với mặt đất thì thả tay ra cho gà rơi tự do. Làm như vậy trong khoảng 10 lần trong 5 ngày đầu, sau đó tăng lên cho đến khi nào đạt 100 lần/ ngày

Bài tập 2: Tay phải đặt dưới lườn trước sau đó hất tay gà lên để gà hẫng rồi rơi tự do. Số lần cũng được thực hiện giống như bài tập ở trên

Kết hợp hai bài tập trên cho gà thực hiện mỗi ngày thì gà chọi bị yếu chân đến mấy cũng khỏe lên một cách rõ rệt. Bài tập này cũng áp dụng cho những chú gà bị yếu gối hoặc gà bị gió yếu chân đều mang lại kết quả rất tốt.

Cho gà chạy lồng là cách làm cho gà chọi khỏe gân mà lại vừa giúp cải thiện sức bền cho gà rất hiệu quả. Cách thực hiện phương pháp lồng tập lực gà đá như sau:

Chọn 2 gà cùng chạng với nhau và sử dụng 2 bội có độ lớn khác nhau. Gà chọi bị yếu chân cho ở ngoài. Một con ở trong được cách ly bởi 2 bội sao cho gà không thể chạm mỏ và chạm chân. Lúc này gà sẽ chạy quanh bội để tìm cách vào trong còn bên trong sẽ tìm cách ra ngoài để chiến đấu. Vì thế sẽ giúp chân gà được cải thiện mà sức bền lại tăng lên.

Gà chọi bị yếu chân cần được khắc phục từ từ thông qua những bài tập chân cho gà chọi hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng cho gà bị yếu chân để thể trạng gà nhanh chóng đạt được phong độ tốt nhât. Tuy nhiên, các bài tập ở trên chỉ có tác dụng với những con gà chiến không mang yếu tố bẩm sinh hoặc yếu tố yếu chân di truyền vì nó sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy trước khi chọn gà đá thì cần chọn gà chiến cho đôi chân khỏe mạnh và sức khỏe tốt nhất.

Làm Gì Khi Gà Chọi Bị Yếu Gối?

Gà chọi bị yếu gối xảy ra ở không ít cá thể gà. Nguyên nhân có thể là do sai lầm khi tập luyện. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách xử lý khi gà bị yếu gối.

Gà thế nào thị bj cho là yếu gối?

Rất dễ để chúng ta có thể nhận ra gà chọi có bị yếu gối hay là không. Khi yếu gối, chân gà yếu và đi hay té, bị thọt chân và tất nhiên không đá được. Nếu yếu nhẹ thì gà đá về sẽ đi tập tễnh.

Nguyên nhân làm cho gà chọi bị yếu gối

Gà chọi bị yếu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có rất nhiều lý do khiến cho gà bị yếu gối. Phổ biến nhất là do người nuôi vần vỗ và om chườm không đúng cách. Gà con non lại ép đòn quá tải… Vì thế gà bị mất gân và yếu gối là chắc chắn.

Đôi khi gà cũng có thể bị yếu chân do tiêm phòng, tiêm các loại thuốc bổ hoặc bị bệnh vào gân. Chữa bệnh bằng kháng sinh liều cao cũng có thể khiến gà yếu gối. Sư kê nào mà cho gà đạp mái quá nhiều trong lúc thay lông cũng sẽ bị.

Gen di truyền không tốt cũng có thể làm cho gà yếu gối

Một số trường hợp yếu là do gen di truyền của dòng gà. Có những dòng cứ thay lông vụ 1 tới vụ 2 xong là không thể nào chơi được.

Cách xử lý khi gà chọi bị yếu gối hiệu quả

Tách gà yếu gối ra khỏi bầy gà chiến

Sư kê cần ngay lập tức tách gà chọi bị yếu gân ra khỏi đàn. Cho gà ở riêng ra một nơi có không gian rộng rãi với cát đất và cây cỏ… Có thể thả gà chung với mấy con gà non để gà tung tăng bới đất.

Nên cách ly gà yếu gối ra khu vực riêng biệt

Tuyệt đối không cho ở chung với gà mái đẻ hay ở gần gà chiến chạy lồng. Điều đó sẽ khiến cho tình trạng mất gân yếu chân của gà thêm nặng.

Sử dụng thuốc bổ gân cho gà

Lấy rượu thuốc xoa bóp đùi cho gà kết hợp với các động tác massage buổi sáng hay chiều tối, thực hiện liên tục khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày đó thì tiến hành thêm các phương pháp luyện gân gối với phục hồi chức năng khác.

Gà chọi bị yếu gối nguyên nhân do đạp mái quá nhiều trong lúc thay lông thì tốt nhất là chẳng nên chữa lại vì tốn thời gian. Chữa xong gà cũng không chơi được vì sẽ tiếp tục thay lông vụ 3 thôi.

Tựu chung lại thì gà chọi bị yếu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và tùy theo nguyên nhân mà xử trí cho phù hợp. Mặc dù đây không phải vấn đề gì lớn song vẫn cần chăm sóc tỉ mỉ để gà phục hồi nhanh chóng.