Hiện nay có không ít thông tin hướng dẫn cách nuôi gà chọi đúng kỹ thuật, từ khâu chọn giống cho đến việc chăm sóc cũng được đề cập rất chi tiết. Tuy nhiên có không có ít người đã áp dụng theo những phương pháp này mà chú gà chọi của mình vẫn không quá xuất sắc. Trên thực tế thì không phải chú gà chọi nào cũng có thể trở thành một chiến binh dũng mãnh nếu không trãi qua thời kỳ huấn luyện khắc khe. Dù chú gà chọi của bạn có phẩm chất tốt thế nào đi chăng nữa, nếu chúng đá không đủ lực thì vẫn khó có thể mang lại chiến thắng ở các trận đấu. Để giải quyết vấn đề này các bạn cần phải biết cách nuôi gà đá có lực mới là điều tất yếu.
Hướng dẫn cách nuôi gà đá có lực
Dùng gà vần gà hay còn gọi là vần đòn, vần hơi: Dễ hiểu hơn là các bạn cho 2 chú gà chọi đã bịt mỏ và cựa rồi thả cho chúng ghè nhau, đây cũng là cách giúp chúng nâng cao kỹ thuật áp sát đối thủ.
Vần gà với người: Có không ít người gọi phương pháp này là tập bộ, đây là cách huấn luyện thủ thế và tấn công được thực hiện với người nuôi.
Gà chạy lồng: Được xem là cách thức luyện tập cho cơ đùi săn chắc hiệu quả nhất. Để giúp gà chọi luyện tập, các bạn sử dụng 2 lồng gà mắt thưa để chúng có thể thấy rõ đối thủ của mình.
Lưu ý: Các bạn cần chú ý đến các mốc thời gian giao đấu để điều chỉnh lại cường độ luyện tập phù hợp. Nếu như ngày thi đấu đã đến gần mà bạn vẫn cho gà chọi tập luyện với cường độ cao sẽ làm cho chúng không phát huy được phong độ cao nhất.
Khả năng chịu đòn giúp gà chọi của bạn chiếm ưu thế hơn trong khi thi đấu và điều này không phải do bẩm sinh mà phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật vô nghệ cho gà chọi. Trước khi vô nghệ cho gà các bạn cần nấu củ nghệ chung với phèn chua, muối và một số loại thuốc đặc dụng dùng riêng cho gà chọi ( Nấu đến khi nghệ sánh lại). Sau khi đã thực hiện xong việc trên thì bạn dùng cọ hay bàn chãi để thoa nghệ lên cơ thể gà chọi theo cách thức sau:
Nên thoa nghệ nhiều hơn ở những vị trí dễ dính đòn nhất như: mặt, đầu, cổ, lưng, cánh, vai, ngực, hốc nách,…. ngoài ra những nơi như mông và gầm bụng cũng cần được chú ý.
Đối với những bộ phận như đùi hay khoeo gối thì không nên thoa nghệ quá nhiều đề tránh tình trạng căng cứng khiến khiến chúng không đá được.
Đã vô thì chắc chắn sẽ có ra, sau khi thực hiện việc vô nghệ khoảng 6 giờ thì các bạn phải tiến hành công đoạn ra nghệ. Kỹ thuật ra nghệ có thể thực hiện đơn giản theo 3 bước sau:
Ra nghệ lần 1: Dùng nước chè phun đều lên những nơi có thoa nghệ, dùng tay xoa đều để cho nghệ phai bớt.
Ra nghệ lần 2: Sau bốn tiếng kể từ lần ra nghệ đầu tiên, các bạn tiếp tục phùn nước chè và xoa đều cho bớt nghệ.
Ra nghệ lần 3: Trước khi thực hiện ra qua trình ra nghệ lần 3 các bạn cần tiến hành tập quay thóc cho gà chọi, sau thi làm xong thì sử dụng cách om nước chè tươi và phun tắm với rượu hoặc nước đun sôi để nguội.
Ngoài việc vào nghệ cho gà chúng ta còn thể sử dụng biện pháp om chường, một kỹ thuật giúp tăng sức bền và khả năng chịu đòn cho gà chọi. Cách thức này còn giúp cơ thể gà chọi trở nên săn chắc và tăng lực đá cho chúng.
Để tiến hành quá trình om chườm cho gà chọi, bạn phải nấu nước sôi cùng với củ nghệ, cau khô, ngải cứu và muối. Khi đun sôi khoảng 10-15 phút thì chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện om chườm trên cơ thể gà chọi.
Chế độ dinh dưỡng giúp gà đá có lực
Gà chọi chỉ có đầy đủ sức khỏe và thể lực khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn cần thiết. Ngoài loại thực phẩm chính như thóc, lúa thì các bạn nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày của chúng một số thực phẩm khác như: dế, ếch, nhái, thạch súng,… Nếu các bạn có thể thiết kế khẩu phần ăn như vậy thì chắc chắn sẽ giúp chú gà chọi của bạn nâng cao sức bền, khả năng chịu đòn và lục đá cũng tăn cường.
*****