Top 9 # Xem Nhiều Nhất Gà Kho Gừng Ăn Với Rau Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngayhoimuanhagiagoc.com

Trưa Nay Ăn Gì: Mâm Cơm Gà Kho Gừng, Nhiều Rau Củ Chỉ 30 Phút Chế Biến

Thịt trắng là nhóm các loại thịt có màu nhạt, chứa ít chất béo nhưng vẫn đảm bảo nguồn đạm cần thiết cho cơ thể (thịt gà cũng nằm trong nhóm này). Gà ta sẽ có nhiều chất bổ dưỡng hơn gà công nghiệp, vì được nuôi thả và ăn thức ăn tự nhiên. Nhờ giàu đạm, ít năng lượng, chúng thường được dùng trong thực đơn của người giảm cân hoặc gặp các vấn đề về tim mạch, chuyển hóa đạm.

Cải thảo tuy không có màu sắc bắt mắt nhưng lại là thực phẩm có chứa nhiều vitamin như A, B, C và K – những vitamin thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Người Hàn Quốc thường dùng cải thảo sống để làm kimchi hoặc dùng nhiều trong các món nấu, hầm, có lẽ bởi những giá trị dinh dưỡng này. Ngoài ra, cải thảo còn giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, ngừa mụn nhọt.

Su su là loại củ thuộc họ bầu, bí, dạng dây leo. Thịt củ mềm, mau chín, có vị ngọt dịu và thơm đặc trưng. Trong 100g su su cung cấp 19 calo, 1.7g chất xơ. Ăn su su cũng giúp bổ sung natri, kali, magie và đặc biệt là vitamin C tốt cho cơ thể. Đặc biệt, loại củ này còn chứa nhiều folate – chất giúp kích thích quá trình phân chia tế bào và các chất chống oxy hóa.

Mâm cơm gà kho gừng, canh cải thảo thịt bằm, su su cà rốt xào tỏi đảm bảo bữa ăn có nhiều chất xơ, vitamin mà lại rất ngon miệng nhờ sự kết hợp hài hòa các món ăn. Gà kho rất nhanh chín, chỉ cần kho trong khoảng 15 – 20 phút là hoàn thành. Trong thời gian đợi gà chín, bạn có thể tranh thủ nấu canh cải thảo. Món xào nên nấu cuối cùng, xào nhanh trong 7 – 10 phút để không làm mất các vitamin và màu sắc thực phẩm.

Yến Nhi

Với những bước hướng dẫn trên, mục Trưa nay ăn gì hy vọng sẽ mang đến những công thức và mâm cơm ngon trong bữa trưa cuối tuần cho gia đình bạn chỉ với giá chưa đến 100.000 đồng.

Cách Kho Thịt Gà Ngon Với Gừng Cực Đưa Cơm

Gà là món ăn mang nhiều chất dinh dưỡng và thường xuất hiện trong thực đơn ăn kiêng của nhiều bạn nữ. Hương vị đậm đà của gà kho gừng sẽ giúp cho thực đơn của các bạn hấp dẫn và phong phú hơn.

Vị ngọt của thịt gà kết hợp cùng vị cay nồng của gừng không những có tác dụng giữ ấm cơ thể bạn mà còn làm cho món ăn của bạn trở nên đậm đà hơn. Ngoài ra, gà kho gừng cũng cực kỳ hiệu quả trong việc giải cảm.

Gà kho gừng có thể ăn kèm với nhiều loại thực phẩm như bánh mì, cơm, cháo,… nhưng mọi người vẫn thường dùng gà kho gừng với cơm trắng trong các bữa cơm hoặc tiệc gia đình.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

500 gram thịt gà (Bạn nên lựa chọn phần thịt mềm như đùi, ức)

2 củ gừng (1 củ giã nhuyễn; 1 củ thái sợi nhỏ)

Hành, tỏi, ngò

Rượu trắng dùng cho thực phẩm

Nước mắm, mì chính, hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn, bột ngọt

Cách kho thịt gà ngon

Sơ chế thịt gà

Giã một củ gừng; dùng rượu trắng và gừng chà xát thịt gà để làm sạch và khử mùi hôi. Sau khi rửa sạch, dùng tăm châm trên khắp da gà, để thịt gà có thể dễ dàng thấm gia vị hơn.

Tiếp theo, chặt gà thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn, ướp với tất cả các gia vị đã chuẩn bị: 2 thìa nước mắm, ½ thìa cafe mì chính, ½ thìa cafe hạt nêm, 1 ít tiêu, ½ thìa cafe đường, ½ thìa bột ngọt và 1 thìa dầu ăn. Trộn đều tất cả và ướp trong vòng 30 phút.

Kho thịt gà

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào và đun nóng. Khi dầu đã nóng, cho hành và tỏi đã bằm nhuyễn vào phi cho thật thơm. Sau đó cho 1 bát nước nhỏ cùng phần đường còn lại vào. Để lửa riu riu, thắng đường sao cho chuyển sang màu nâu thì cho thịt gà vào.

Liên tục đảo đều thịt gà với nước màu cho đến khi thịt săn lại. Vặn nhỏ lửa và tiếp tục đảo đều trong 2 phút. Sau đó, cho ít gừng thái nhỏ vào và đảo cho đến khi thịt chín mềm hoặc nước kho vừa sít. Bạn có thể nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Trình bày

Gắp gà vào đĩa rồi cho phần nước kho gà lên trên bề mặt cho đẹp mắt. Bạn có thể thêm một ít tiêu và ngò lên trên để thêm chút xanh vào màu nâu mượt của đĩa gà. Món này ăn cùng cơm nóng sẽ rất ngon, đặc biệt là khi trời trở lạnh.

Lưu ý khi trong cách kho thịt gà ngon với gừng

Khi thắng đường, bạn nên để lửa nhỏ để tránh đường bị khét và làm nước kho gà bị đắng.

Khi kho gà,đừng nên để lửa quá to, thịt gà sẽ mất đi vị ngọt. Lượng mỡ trong gà cũng sẽ khiến món ăn trở nên kém hấp dẫn hơn.

Khi thịt gà đã săn lại, bạn nên hạn chế đảo thịt và đậy nắp lại để tránh tình trạng thịt bị rã, đồng thời giúp món ăn có hương vị thơm hơn.

Bạn có thể cho một ít rượu vào chung với gừng để món ăn đậm vị và thơm ngon hơn.

Cháo Gà Ác Nấu Với Rau Gì Ngon Cho Bé 6

Nguyên liệu để nấu cháo gà ác cho bé ăn dặm

Gà ác chính là một loại động vật có nhiều công dụng nhất trong việc chữa bệnh cũng như bồi bổ cho sức khỏe và cho người suy nhược. Đặc biệt là rất thích hợp cho bé yêu nhà bạn ăn dặm hay đối với chị em phụ nữ mang thai.

+ Gà ác: 1 con khoảng 400-500g.

+ Lá ngải cứu, lá dâu tằm non: một nắm.

+ Gừng tươi: 1 nhánh.

+ Hạt sen: 150g.

+ Đậu xanh đã cà mịn: 150g.

+ Gạo tẻ: 1 nắm.

+ Nấm rơm: 100g.

+ Hành lá, ngò rí, tiêu sọ tươi: 2 nhánh.

+ Gia vị: muối, bột ngọt, hành tím, hạt nêm, tiêu, hành tây, dầu ăn.

Cách nấu cháo gà ác cho bé ăn dặm từ 6-18 tháng tuổi

Để có được món cháo gà ác ngon và giàu dinh dưỡng nhất, khâu chuẩn bị nguyên liệu là rất quan trọng. Bạn cần chuẩn bị một con gà ác chừng 400g, sau đó bạn làm sạch rồi moi bụng cho sạch sẽ rồi ướp gừng cộng với một chút muối. Cụ thể mời bạn tham khảo các bước nấu món cháo gà ác cho bé ăn dặm như sau:

+ Bước 1: Lá ngải cứu và lá dâu tằm thì bạn cần rửa sạch rồi thái mịn. Gừng bạn cần gọt sạch vỏ rồi thái chỉ nhỏ. Đậu xanh và hạt sen thì bạn ngâm với nước ấm để cho các hạt này nở ra. Nấm rơm thì bạn cắt bỏ gốc rồi rửa sạch thái đôi.

+ Bước 2: Hành lá và ngò rí thì bạn nhặt sạch rồi thái mịn phần gốc còn phần đầu hành thì bạn cắt khúc chừng 3cm. Hành tây bạn có thể làm sạch rồi thái lát mỏng, hành khô thì bạn cũng làm như vậy, tiêu sọ thì bạn tách hạt rồi để riêng.

+ Bước 3: Bạn cho lá ngải cứu cùng với lá dâu tằm, thêm ½ hạt sen, cùng với ½ đậu xanh và ¼ muỗng muối, 1/2 muỗng bột ngọt, ½ tiêu sọ rồi nhồi tất cả vào bụng gà và lấy gim lại.

+ Bước 4: Sau đó bạn đun sôi một nồi nước chừng 1,2 lít nước, thả vào nồi một chút gừng. Cho đến khi nước sôi thì bạn có thể thả gà vào, rồi đun nhỏ lửa hầm gà chừng 20 phút thì bạn có thể thả thêm gạo tẻ, phần đậu xanh, nấm, hạt sen còn lại vào, rồi tiếp tục hầm chừng 45-60 phút.

+ Bước 5: Đến khi bạn thấy thịt gà trong nồi cháo nhừ, thì bạn nêm thêm 1 chút dầu ăn, cùng 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng bột ngọt sao cho vừa ăn.

+ Bước 6: Cuối cùng bạn tắt bếp, rồi rắc thêm hành lá, ngò rí, một chút tiêu sọ còn lại và thêm một ít tiêu xay vào nồi cháo là được rồi. Như vậy là bạn đã hoàn thành món gà ác thơm ngon đậm đà với cách nấu cháo gà ác với đậu xanh rồi đó. Món cháo gà ác chín nhừ thơm ngon với vị vừa ăn và không quá đặc cùng với những loại gia vị đặc trưng đã làm cho món cháo gà ác thơm ngon đúng điệu.

Tags: nấu cháo gà ác cho bé 9 tháng, cháo gà ác nấu với rau gì cho bé, cháo gà ác cho bé 10 tháng, gà ác hầm hạt sen cho bé

Gà Kho Gừng Ngon Ngất Ngây Với 7 Bước Thực Hiện Đơn Giản

1. Nguyên liệu làm món gà kho gừng

Để làm món gà kho gừng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

500 – 600gr hoặc 1/2 con gà (nên chọn gà kiến hoặc gà tam hoàng).

50 gr gừng (nên chọn loại hành vừa, không quá non mà cũng không quá già).

2 củ hành tím, tỏi, hành lá, 2 nhánh tiêu sọ, 50g rau mùi, 3 trái ớt sừng.

Gia vị: Dầu ăn, đường, nước mắm, bột ngọt, tiêu, muối, ớt bột, rượu trắng.

2. Cách làm món gà kho gừng

2.1. Sơ chế nguyên liệu

Làm sạch, băm nhuyễn hành khô.

Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ, 1/2 băm nhuyễn,1/2 thái sợi vừa.

Ớt sừng bỏ cuống, rửa sạch, thái lát.

Tiêu sọ tách hạt, rửa sạch, giã nhỏ.

Rau mùi cần nhặt, rửa sạch và để ráo.

Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

Thịt gà rửa với nước có pha một chút rượu trắng để thịt gà vừa trắng, thơm ngon hơn và giảm mùi hôi của thịt.

Chặt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp thịt gà với 1/2 phần hành khô, gừng băm nhuyễn, tiêu sọ giã nhỏ, 1/2 phần ớt thái lát, 1,5 thìa nước mắm, 1,5 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa tiêu bột, 1/2 thìa ớt bột, 1 thìa dầu ăn. Ướp trong 1 tiếng cho thịt gà ngấm đều gia vị để thơm ngon hơn.

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1

Nếu bạn muốn món gà kho gừng có màu sắc đẹp hơn thì có thể chưng đường để làm nước hàng. Bạn cho đường vào nồi đun nóng cho tới khi đường chuyển màu cánh gián. Thêm chút nước rồi khấy đều cho tan và tắt bếp.

Bước 2

Phi thơm hành băm nhuyễn với 2 thìa dầu ăn và 1/2 thìa ớt bột để món thịt gà kho gừng có màu sắc hấp dẫn hơn.

Bước 3

Cho thịt gà đã ướp gia vị (cùng toàn bộ nước ướp gà nữa). Đảo đều tay liên tục để thịt gà ngấm gia vị đều. Không nên để lửa to vì sẽ làm thịt gà nhanh cháy, làm giảm mùi thơm của món ăn và thịt gà sẽ bị khô không còn vị ngọt thanh vốn có của.

Bước 4

Cho phần gừng thái chỉ vào bên trên, rưới 1 chén nhỏ nước ấm vào xung quanh nồi thịt gà. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa để kho thịt gà trong 20 phút.

Bước 5

Cho phần nước hàng đã chuẩn bị vào và đun sôi, nếm lại gia vị cho món vừa ăn.

Bước 6

Tiếp tục đun nồi thịt gà kho gừng với lửa liu riu đến khi thấy nước kho vừa sít, món thịt gà kho gừng dậy mùi thơm hấp dẫn và có màu cánh gián nhạt vừa đặc trưng thì tắt bếp.

Bước 7

Bày thịt gà kho gừng ra đĩa, rưới nước kho lên toàn bộ đĩa thịt. Rắc lên bên bên một ít tiêu bột, phần ớt thái lát còn lại, rau mùi và cả hành lá đã cắt sẵn. Như vậy là bạn đã có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn này rồi đấy.

3. Yêu cầu về món ăn

Món thịt gà kho gừng có hình thức bắt mắt, hấp dẫn, màu sắc hài hòa, có mùi thơm đặc trưng.

Thịt gà săn chắc, ngấm đều gia vị, thơm ngon, hòa quyện vị cay nhẹ của gừng, ớt, tiêu sọ đã góp phần làm nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn.

Bạn có thể dùng kèm cơm nóng, bánh mì đều rất ngon miệng. Đây là một trong những món ngon từ thịt gà mà bạn có thể áp dụng.

Bạn nên ăn món ngon này ngay khi vừa chế biến để cảm nhận hết mùi vị thơm ngon đậm đà của nó. Khi nguội thì món ăn này sẽ bị giảm mùi thơm vốn có.

Lưu ý:

Bạn nên chọn gà có trọng lượng từ 1,2-1,6 kg, thịt sẽ dai, chắc hơn. Nên chọn thịt gà có màu vàng nhẹ tự nhiên chỉ đậm hơn ở những vùng đặc biệt như cánh và ức của gà. Thịt còn săn chắc có độ đàn hồi, thớ thịt đỏ hồng, lỗ chân lông của gà không bị to và da không quá dầy. Tuyệt đối không chọn thịt có mùi lạ, có vết bầm vì sẽ là gà bệnh, rất nguy hiểm.

Khi phi màu đường, bạn cần chú ý để lửa nhỏ. Nếu nước đường chuyển sang màu đen, không nên dùng. Vì nếu sử dụng nó, thịt gà sẽ không có màu đẹp, vị đắng.

Khi thịt gà đã đều nước màu và hơi săn lại, bạn có thể ngừng đảo thịt và đậy nắp lại. Thịt sẽ được chín bằng hơi và không bị rã.

Sau khi cho gừng, bạn có thể cho thêm một muỗng canh rượu gạo để vừa có nước dùng làm chín thịt vừa giúp món ăn dậy mùi.

4. Dinh dưỡng của món gà kho gừng

4.1.1. Dinh dưỡng trong gà

Protein có nhiều trong thịt gà. Nhóm chất này có chức năng chính là tạo thành cấu trúc của tế bào. Ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não của con người.

Ức gà có thể ngăn chặn và kiểm soát hàm lượng homoccysteine (tác nhân gây ra bệnh tim mạch).

Vitamin B6 trong thịt gà giúp cơ thể trao đổi chất một cách thuận lợi, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn cải thiện cân nặng và tăng cường sức đề kháng để chống lại các yếu tố gây hại.

Vitamin A trong thịt có tác dụng tăng cường thị lực, cho đôi mắt sáng trong và khỏe mạnh.

Canxi giúp xương và răng phát triển khỏe mạnh, ngừa tình trạng loãng xương cùng các bệnh về răng.

Thịt gà ít chất béo giúp dạ dày hoạt động hiệu quả và an toàn. Nhờ đó ngăn chặn được mọi nguy cơ gây bệnh ung thư nguy hiểm cho cơ thể.

4.1.2. Dinh dưỡng trong gừng

Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm. Thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.

Gừng tươi có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.

Năng lượng: 80 kJ (19 kcal).

Cacbohydrat: 17.77g.

Đường: 7 g.

Chất xơ thực phẩm: 2 g.

Chất béo: 0.75 g.

Chất đạm: 1.82 g.

Những trường hợp không nên sử dụng gừng

Người gặp chứng bệnh về gan: Nếu ăn gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử.

Người bị sỏi thận: Gừng cay nóng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Phụ nữ nửa kỳ cuối mang thai: Trong nửa cuối thai kỳ, nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong thời kỳ cho con bú, cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt: Không nên sử dụng cho người cao huyết áp, thân nhiệt cao vì nó có thể gây vỡ động mạch…

Chi Lê tổng hợp